1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4586 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113446 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thằng TQ đang sốt với tin này và đang gom vàng ...theo Phương xa thì thằng TQ sắp bị bồi thêm cú nốc ao lớn vào dầu năm 2012 khi Mỹ công bố chính thức sản xuất được vàng giá rẻ cũng giống như kim cương nhân tạo cần sắp xếp cấu trúc hợp lý và độ tinh khiết thì vàng sản xuất khó hơn đôi chút do cần tách hoặc thêm hạt vào nhân từ những nguyên tố rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên có đồng vị gần giống vàng , còn việc sử lý phóng xạ thì cần thời gian , với kỹ thuật ngày nay thì thời gian cũng được rút ngắn xuống nhiều ...(họ đã tạo được cú Big Bang thì khả năng này rất lớn )


    Trung Quốc "phát sốt" về khả năng Mỹ tung ra QE3



    [​IMG]
    Nếu Fed tung ra QE3, giá hàng hóa sẽ tăng cao. Lạm phát tại Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn.

    Trung Quốc đang chờ đợi xem liệu Fed có tung ra gói kích thích mới cho kinh tế Mỹ. Gói kích thích này nếu có sẽ tác động xấu đến Trung Quốc bởi nó đẩy cao giá hàng hóa.

    Ông Yu Bin, chuyên gia kinh tế tại trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Nội các Trung Quốc, nhận xét: “Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng kém hơn so với kỳ vọng.” Ông còn cho rằng chính phủ Trung Quốc cần đánh giá nghiêm túc về rủi ro khi nắm giữ quá nhiều nợ Mỹ.

    Ông nói: “Triển vọng của kinh tế Mỹ thật đáng lo ngại.” Ông đưa ra những tuyên bố này trong buổi họp do chính phủ tổ chức. Chính phủ Trung Quốc thường dùng những buổi họp này để giải thích về quan điểm, thế nhưng các nghiên cứu viên không thể nói thay phát ngôn viên của chính phủ.

    Ông thể hiện sự lo lắng khả năng Fed đưa ra chương trình mua trái phiếu mới (QE). Ông khẳng định chương trình QE này tác động xấu đến Trung Quốc bởi khiến giá trị đồng USD giảm và đẩy cao giá hàng hóa, Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều hàng hóa. Hàng hóa được định giá bằng USD.

    Ông Yu cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sát sao liệu Mỹ có đưa ra QE3 bởi chúng tôi tin nó sẽ gây ra ảnh hưởng lớn lên kinh tế Trung Quốc. Nếu Mỹ tung ra QE3, giá hàng hóa sẽ tăng và gây ra tác động xấu lên lạm phát, tăng trưởng kinh tế và cuộc sống của người Trung Quốc. Chương trình đó cũng sẽ tác động lớn lên kinh tế Mỹ. Vì thế tôi nghĩ người Mỹ phải cẩn trọng.”

    Tính đến cuối tháng 4/2011, Trung Quốc nắm khoảng 1,15 nghìn tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

    Lãnh đạo Trung Quốc đã liên tiếp kêu gọi Mỹ tránh đưa ra các biện pháp có thể khiến giá trị đồng USD và lượng tài sản Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ sụt giảm về giá trị.

    Ông cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách tái cơ cấu lại danh mục dự trữ và tài sản, dù không đưa ra chi tiết nào. Trong dài hạn, Trung Quốc sẽ giữ dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý.

    Ngọc Diệp
    Theo AP



  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thầy bói sờ voi có bao giờ tin được sự thật ?
    Chú tin hay không tin , với tôi chả nghĩa lý gì !

    Vì có kể ra những chuyện tôi từng trải qua , chú cũng đâu có tin !
    Cho nên tôi chỉ nói qua để các bác khác biết mà thôi :
    Nước xác người tôi đã uống qua rồi ! Có lần , sau cả buổi hành quân truy lùng tàn quân Khmer đỏ giữa mùa khô , đơn vị tôi đến bên bờ một con suối nhỏ chảy vào sông Sê Rê Pok , mọi người uống no nước suối , lấy nước cho vào bi đông mang theo ... sau đó tiếp tục men theo dòng suối ngược lên phía trên tìm chổ cạn để vượt qua bờ bên kia thì chỉ cách chổ chúng tôi uống nước có 30 m thôi , sau một khúc quanh cánh chỏ và tấp vào một bụi cây là một xác lính Khmẻ đỏ đang phân huỷ ! Cả đơn vị tôi ai cũng ói ra mật xanh mật vàng .
    Còn mùa mưa , khi khiêng tử sĩ từ mặt trận về hậu cứ , người đi trước khi băng qua suối xong , bước lên bờ trước , đầu võng cáng tử thi sẽ được nâng lên cao hơn , người đi sau còn đang ở dưới lòng suối , đương nhiên lãnh đủ dòng nước mưa pha lẫn nước tử thi từ võng chảy xuống cả vai và người mình mà phải cắn răng chịu đựng , vì người nằm trong võng chỉ vài ngày trước còn ăn chung mâm với mình , chia nhau từng điếu thuốc từ nhà gửi sang , thậm chí cùng đọc chung thư tình và mơ ngày chiến thắng khải hoàn để trở về với người yêu đang đợi ở quê nhà .
    Khi mới sang , đơn vị tôi đóng ở tỉnh Ratanakiri , tôi ở đơn vị cảnh vệ trực tiếp bảo vệ bộ tư lệnh F315 ( không phải F319 ! :)) ) , đóng ở Bunglung , sau đó từng đi khắp vùng đông bắc KPC , tham gia chiến dịch giải phóng Prek Vihia là ngôi đền mà KPC và Thái đang tranh cãi ì xèo đấy !
    F315 được thành lập trên cơ sở Lữ đoàn 173 thuộc tỉnh đội QNĐN . Tôi là một trong ba người được phân công làm công vụ bảo vệ bộ tư lệnh F315 vừa được thành lập gồm thượng tá Trương Đức Chữ tư lệnh , thượng tá Trương Trung Thắng chính uỷ , trung tá Trương Hồng Anh , tư lệnh phó ( 31 tuổi ! Sau về làm tư lệnh F2 lúc mới 32 tuổi , xem thêm về vị chỉ huy trẻ đầy tài năng này tại http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/75/43/4/39/39/49547/Default.aspxhttp://www.vnmilitaryhistory.net )/index.php?topic=4154.555;wap2 )

    Đại tá Trương Đức Chữ hiện nay đã nghĩ hưu tại phường Bình Thuận Đà Nẵng , ông là tư lệnh đầu tiên của F315 . Ngày kỷ niệm thành lập F đúng 30 năm , ông đã gặp vị tư lệnh F315 đương chức là ... chính con trai ông !
    Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé qua thăm thủ trưởng cũ , ông vẫn minh mẫn tráng kiện dầu đã quá 80 , chỉ tiếc là ông không uống được bia rượu , vui với đồng chí cũ , ông chỉ nấp chén trà cùng ôn lại kỷ niệm chiến trường thôi .
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tên lửa Đông Phong TQ là nhái theo mẫu ăn cắp của Nga SS-18 , tên lửa dạng này thuộc liên xô cũ , Việt Nam có thể mua và cải tiến để tầm bay thấp và sơn phủ để tránh sóng ra đa ....với tên lửa này thì tàu sân bay vechai TQ mau chóng thành tàu bay giấy


    Tên lửa hủy diệt kinh hoàng nhất thế giới
    Cập nhật lúc 14/07/2011 03:55:18 PM (GMT+7)
    SS-18 Satan là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới có diện tích sát thương rộng, độ chính xác cao và có thể đánh trúng nhiều mục tiêu cùng một lúc.
    TIN BÀI KHÁC

    Doãn Tuấn - Thu Hằng chụp nhầm ảnh 'phòng the'?
    Kỳ lạ gà chỉ có một chân
    Hát nhép sẽ bị cấm biểu diễn?
    Quần lót diệt khuẩn giúp... phụ nữ ngừa thai, quý ông sung mãn (?)



    SS-18 được trang bị cho lực lượng quân đội của Liên Xô từ năm 1979. SS-18 được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân và tầm bắn lên tới gần 1.000-16000 km. Tên lửa này có chiều dài khoảng 11 m, nặng 35,5 tấn và chạy bằng nhiên liệu lỏng.

    Các chuyên gia cho rằng đây là loại tên lửa đạn đạo có sức công phá lớn nhất trên thế giới. Được biết, sức mạnh hủy diệt của riêng 1 tên lửa SS-18 Satan đã lớn gấp 500 lần so với một quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

    Theo ước tính, Nga có khoảng từ 59 đến 88 bệ phóng tên lửa SS-18 trên toàn lãnh thổ. Chúng có khả năng chịu đựng bất kỳ cuộc tấn công nào, trừ tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hầu hết loại tên lửa này đã quá già cỗi, gần hết tuổi thọ sử dụng.

    Sau đây là đoạn clip:





    (Theo VnMedia/RA)
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đúng đấy chứ bác ! Chỉ tại hình như bác đọc nhầm trí thành tri thôi !
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bọn lãnh đạo mấy đài truyền hình này chắc có ăn chia với bên phát hành phim của TQ rồi ! [r37)]
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chó xông lại cắn chứ ? :)):)):))
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Biển Đông: Mặt trận không tiếng súng




    Bài viết của tiến sĩ Lê Hồng Nhật – đại học Quốc gia TP HCM tiếp cận từ góc nhìn sâu rộng hơn về những xung đột lợi ích và các động thái chính sách của các bên liên quan tới Biển Đông. Theo tác giả, đây là bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không đại diện cho nơi tác giả làm việc.



    Chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này.

    [​IMG]
    Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang theo cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ/Sài Gòn tiếp thị. Theo tôi, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo. Xu thế chính sẽ là việc Trung Quốc sử dụng sự vượt trội về sức mạnh mềm và kinh tế để chèn ép (holdup) từng nước nhỏ trong quan hệ song phương, nhằm thiết lập dần chủ quyền trên thực tế (de facto control righs) của mình tại các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia khác. Nhờ đó, tạo nên sự “trỗi dậy hoà bình” thực sự, mà không tốn một phát súng. Nếu vậy, sẽ khó có một cơ chế an ninh hay tuyên bố chung nào giữa Trung Quốc và các nước Asean, như Nguyên tắc ứng xử Biển Đông (COC), có thể làm đảo ngược được xu thế đã, đang và sẽ diễn ra này. Mặt khác, xu thế đó sẽ dễ làm bùng nổ một cuộc xung đột quân sự song phương, leo thang thành xung đột khu vực, mà không được tiên liệu trước bởi bất cứ bên nào. Một khi xung đột khu vực đã nổ ra thì sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả Trung Quốc.
    Một cơ chế an ninh quốc tế, có tính đa phương, lồng trong khuôn khổ quan hệ chủ quyền có tính song phương, là giải pháp duy nhất để ngăn chặn nguy cơ nói trên, vì sự ổn định, thịnh vượng của khu vực và trật tự quốc tế.
    Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ phân chia quyền về lãnh hải của từng quốc gia trên Biển Đông, thì chủ quyền biển của từng quốc gia và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982). Vậy tại sao Trung Quốc lại ngang nhiên đưa ra đường lưỡi bò “liếm trọn” Biển Đông – điều mà chỉ có thể xảy ra, nếu bánh xe lịch sử bị quay ngược trở lại trước thế chiến thứ hai, khi Việt Nam, Philippines và các nước quanh Biển Đông chưa được công nhận là các quốc gia độc lập, khi dân tộc Việt Nam, Philipines và các dân tộc khác chưa có quyền được hưởng tự do và độc lập?
    Hiểu chủ quyền quốc gia theo nghĩa nào?
    Nói như vậy để thấy rằng, chủ quyền của một quốc gia (sovereignty) phải được hiểu theo cả hai nghĩa: (1) Theo sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và đi kèm theo đó là các công ước quốc tế về chủ quyền. (2) Theo khả năng của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mà cơ bản nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng; bảo vệ quyền của người dân khai thác tài nguyên và sinh sống trên nơi mà cha ông họ đã sinh sống qua ngàn đời, dù là trên đất liền, hay trên biển đảo.
    Khi áp dụng cách hiểu này về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia vào vấn đề bảo đảm trật tự hàng hải quốc tế, thì các cường quốc như Mỹ, Nhật, phải đóng vai trò “siêu nhà nước”. Họ đảm bảo quyền tự do lưu thông và an ninh trên vùng biển quốc tế. Nói khác đi, họ cung cấp các hàng hoá công có tính quốc tế này. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, như việc chống nạn cướp biển tại Somalia, sự hợp tác giữa nhiều quốc gia lớn nhằm đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế cũng là một giải pháp.
    Nếu tại một quốc gia, chi phí cho sự đảm bảo an ninh chủ quyền biển được tài trợ thông qua thuế thì vai trò đảm bảo an ninh và trật tự quốc tế về biển của các siêu cường được tài trợ bởi lợi ích có được từ tự do lưu thông hàng hải và mậu dịch quốc tế và hợp tác khai thác tài nguyên biển như dầu lửa, nguồn đánh bắt cá, với sự đồng thuận của quốc gia sở tại, có chủ quyền.
    Như vậy, nhìn theo quan điểm quốc tế, chủ quyền về khai thác tài nguyên biển (dầu lửa, đánh bắt cá) trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia là một dạng hàng hoá tư, thuộc quyền sở hữu quốc gia, được công ước quốc tế công nhận, và được làm cho có hiệu lực bởi vai trò bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của nhà nước của quốc gia đó.
    An toàn và tự do lưu thông trên đường hàng hải quốc tế, mặt khác, lại là hàng hoá công, vì việc tàu bè của một nước được đi lại tự do và được bảo vệ an toàn trên đường biển quốc tế không loại trừ tàu bè của nước khác cũng được hưởng quyền và dịch vụ như vậy. Điều này rõ ràng là khác với quyền đánh bắt cá và khai thác dầu trên thềm lục địa của một quốc gia độc lập, theo nghĩa, một quốc gia khác, dù lớn mạnh đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm nguồn tài nguyên thuộc đặc quyền kinh tế của quốc gia có chủ quyền, cho dù quốc gia đó có thể nhỏ và yếu hơn họ nhiều lần.
    Tính loại trừ sự xâm lấn hay tính chủ quyền thiêng liêng này, như đã nói, là chuẩn mực được cả cộng đồng thế giới công nhận; nhưng nó cũng cần phải được bảo vệ bởi chính nhà nước có chủ quyền. Ngược lại, một quốc gia lớn, dùng sức mạnh, dù là quyền lực mềm hay cứng, để xâm phạm chủ quyền của một nước nhỏ, thì sự chiếm đoạt đó không bao giờ có thể làm nền tảng cho chủ quyền dưới tên gọi của quốc gia đi xâm chiếm đó, như lịch sử đã nhiều lần chứng minh.

    Xung đột chủ quyền Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực và quốc tế

    Như vậy, chủ quyền quốc gia không phải là một khái niệm biệt lập. Với sự bất cân xứng vốn có về sức mạnh kinh tế và quân sự giữa các quốc gia có chủ quyền thì các quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa các quốc gia lớn và nhỏ, chia sẻ cùng một lợi ích chiến lược phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế sẽ tạo ra khối liên minh chính thức hay phi chính thức. Sức mạnh của liên minh tạo ra một sự răn đe hữu hiệu đối với sự xâm lấn dưới tên của bất kỳ quốc gia lớn hơn nào với một dân tộc có chủ quyền, nhưng yếu hơn về kinh tế và quân sự. Một khi liên minh bị suy yếu đi, thì sự cân bằng về trật tự quốc tế và khu vực bị thay đổi, do xuất hiện những vùng trống về quyền lực. Tuy nhiên, sự thay đổi về trật tự thế giới đó (và sự trỗi dậy của “người” bảo hộ cho trật tự mới đang hình thành) có trở thành một xu thế toàn cầu hay không, phụ thuộc rất nhiều vào tính chính nghĩa của tiến trình như vậy. Một khi tính phi nghĩa lấn át, mà cực điểm là chủ nghĩa phát xít, thì sớm hay muộn, tham vọng phi nghĩa đó sẽ bị diệt vong.
    Những năm 2008 – 2010 chứng kiến cuộc khủng hoảng toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ, lan dần sang các nước Tây Âu. Điều đó kéo theo hai hệ luỵ: thứ nhất, nước Mỹ, do áp lực nợ chồng chất sau hai cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan và khủng hoảng kinh tế, đã bị yếu đi rất nhiều về khả năng triển khai sức mạnh cứng để duy trì trật tự quốc tế tại các vùng biển có tính chiến lược, nhưng sẽ quá tốn kém, nếu xung đột thực sự xảy ra. Vụ tàu Trung Quốc khiêu khích tàu USNS Impeccable trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa là một ví dụ. Thứ hai, sự suy yếu của kinh tế Mỹ sau khủng hoảng, cộng với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi các dòng thương mại, vốn đầu tư quốc tế theo hướng biến các nước thuộc vùng ngoại biên (periphery) xích lại gần hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh đồng tiền và quyền lực mềm của Trung Quốc. Nói khác đi, các liên minh hiện hữu bị yếu đi. Cùng với nó là khả năng bảo vệ chủ quyền của các quốc gia thành viên thuộc liên minh hay khối hợp tác như Apec hay Asean bị suy giảm.
    Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đứng trước hai lựa chọn: thứ nhất, phối hợp với các cường quốc trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, cung cấp hàng hoá công cho việc duy trì trật tự quốc tế, sự ổn định và phát triển phồn thịnh dựa trên hợp tác và thương mại toàn cầu. Thứ hai, thay thế Mỹ và các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật, thiết lập trật tự thế giới mới và lập liên minh quân sự mới do Trung Quốc đứng đầu nhằm cưỡng chế sự tuân thủ trật tự mới đó (theo Unirule).
    Trên thực tế, Trung Quốc đã lựa chọn con đường thứ hai. Tiến trình này bắt đầu bằng việc chà đạp lên công ước về phân chia lãnh hải trên Biển Đông (theo UNCLOS 1982), nhằm biến nó thành vùng biển thuộc Trung Quốc. Tham vọng này của Trung Quốc hoàn toàn không dễ dàng thực hiện được,vì rằng: (i) Nó xóa bỏ trên thực tế chủ quyền của các quốc gia quanh Biển Đông, đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại về phong trào giành quyền độc lập cho các dân tộc, sau khi chủ nghĩa phátxít bị đánh bại. (ii) Về dài hạn, nó tạo tiền lệ cho việc chiếm đoạt quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế. Thay vào đó, các quốc gia khác (ngoài Trung Quốc) sẽ phải nộp phí, chịu phạt, hoặc bị cấm không được sử dụng các tuyến đường biển và đường không quốc tế, nay do Trung Quốc kiểm soát.
    Điểm cốt lõi ở đây là có sự khác biệt rất rõ ràng giữa tuyến hàng hải quốc tế với tuyến hàng hải thuộc địa phận Trung Quốc. Khi nảy sinh mâu thuẫn chính trị hay xung đột về lợi ích, Trung Quốc có thể dùng quyền kiểm soát để cấm quốc gia có liên quan thông thương trên vùng Biển Đông, mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc cam kết duy trì tự do lưu thông.
    Sự chèn ép ở quy mô quốc tế này không thể xảy ra, nếu Trung Quốc không thể áp đặt được quyền kiểm soát trên thực tế về vùng biển bị bao quanh bởi đường lưỡi bò.
    Như vậy, xung đột chủ quyền tại Biển Đông hiện nay không phải chỉ là vấn đề song phương mà là vấn đề về an ninh khu vực và quốc tế. Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó và Trung Quốc hiểu rằng Mỹ, Nhật, Tây Âu và các cường quốc khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ cũng hiểu là Trung Quốc đang toan tính gì. Cuộc chơi chèn ép trên bình diện quốc tế này thể hiện tính phiêu lưu trong chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi. Việc phân tích kỹ ván bài đó sẽ tạo nên sự đồng thuận quốc tế nhằm giải quyết xung đột, được Trung Quốc tô điểm thành xung đột song phương về chủ quyền “không thể tranh cãi”, mà Trung Quốc là bên bị xâm hại.




    TS Lê Hồng Nhật/Sài Gòn tiếp thị
  8. kinoko

    kinoko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    0
    phe ta mà sơ xuất thì chỉ nghiêm túc kiểm điểm nội bộ thôi hả bác =))=))=))=))
  9. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thế chú ủng hộ Mr.Miss hả? Anh em với nhau mà. Thế ai nói hơi khác các chú là các chú chụp mũ người ta là tàu, là phủn đụng, người khác chụp mũ các chú thì các chú chửi.
    Còn chuyện đả kích bộ ctr làm tay sai cho khựa, gọi bác tr là thằng choá thì chắc là không đáng lên án à? Trong bụng đã chất chứa từ lâu nên lợi dụng lúc rối ren mới phọt ra. Như vậy là ai chia rẽ. Dám chụp mũ cả những người đứng đầu là tay sai thì tôi^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    Các chú of ở ngoài rồi lên đây phỉ báng bộ ctr, phỉ báng đ... thì có đáng gọi là lợi dụng không? Còn tôi cơ hội đếch gì ở cái diễn đàn ảo này, có ai trả tiền để tôi lên đây cơ hội không? chủ yếu lên đây giảm stress sau những lúc làm lụng vất vả ,chứ không như các chú coi cái diễn đàn là cuộc sống, gần như online 24/24 xem có ai khác ý là cãi nhau, coi sự cãi cọ là lương thực thực phẩm hàng ngày.
    Tôi xin phép được chụp mũ nha, những người hầu như online 24/24 ở cái top này là những dạng sau: Tay sai của tàu khựa, phửn đụng, mod, bên an ninh và thất nghiệp . Còn tôi, tới giờ đi làm rồi, phải đi kiếm tiền lo cho gia đình trong lúc vật giá leo thang hàng ngày, không có nhiều thời gian như các chú.
    Lấy cái hư danh trên diễn đàn không phải mục tiêu của tôi nhá, tôi nhường các chú.
  10. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Hôm qua (14/7), Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết, tại cuộc họp với lãnh đạo các nước khác để thảo luận về vấn đề an ninh khu vực, ASEAN sẽ đề cập tới tình hình căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.

    Ông Pitsuwan tuyên bố, ASEAN không can thiệp vào tranh chấp giữa các bên, song sẽ mở diễn đàn để thảo luận công khai về các vấn đề Biển Đông. Cuộc thảo luận sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ bên nào muốn đàm phán song phương với Trung Quốc.

    [​IMG]



    Trước đó, ông Pitsuwan đã kêu gọi các bên cố gắng giải quyết tranh chấp vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Theo ông, mọi trì hoãn sẽ gây hại đến quyền lợi kinh tế của khu vực.

    Cũng trong ngày 14/7, nguồn tin ngoại giao từ ASEAN cho biết, Indonesia đã đề xuất các nguyên tắc chỉ đạo để thực thi hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cùng có tuyên bố gây tranh cãi về chủ quyền trên Biển Đông.

    Nguồn tin cho hay các nguyên tắc chỉ đạo nói trên, được Indonesia đề xuất hôm 12/7, cung cấp nhiều nội dung chi tiết hơn so với một bản dự thảo mà ASEAN và Trung Quốc thảo luận gần đây.

    Các nguyên tắc này sẽ được đem ra thảo luận trong hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này