Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6396 người đang online, trong đó có 630 thành viên. 21:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112638 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đúng đấy chứ bác ! Chỉ tại hình như bác đọc nhầm trí thành tri thôi !
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bọn lãnh đạo mấy đài truyền hình này chắc có ăn chia với bên phát hành phim của TQ rồi ! [r37)]
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chó xông lại cắn chứ ? :)):)):))
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Biển Đông: Mặt trận không tiếng súng




    Bài viết của tiến sĩ Lê Hồng Nhật – đại học Quốc gia TP HCM tiếp cận từ góc nhìn sâu rộng hơn về những xung đột lợi ích và các động thái chính sách của các bên liên quan tới Biển Đông. Theo tác giả, đây là bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không đại diện cho nơi tác giả làm việc.



    Chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này.

    [​IMG]
    Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang theo cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ/Sài Gòn tiếp thị. Theo tôi, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo. Xu thế chính sẽ là việc Trung Quốc sử dụng sự vượt trội về sức mạnh mềm và kinh tế để chèn ép (holdup) từng nước nhỏ trong quan hệ song phương, nhằm thiết lập dần chủ quyền trên thực tế (de facto control righs) của mình tại các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia khác. Nhờ đó, tạo nên sự “trỗi dậy hoà bình” thực sự, mà không tốn một phát súng. Nếu vậy, sẽ khó có một cơ chế an ninh hay tuyên bố chung nào giữa Trung Quốc và các nước Asean, như Nguyên tắc ứng xử Biển Đông (COC), có thể làm đảo ngược được xu thế đã, đang và sẽ diễn ra này. Mặt khác, xu thế đó sẽ dễ làm bùng nổ một cuộc xung đột quân sự song phương, leo thang thành xung đột khu vực, mà không được tiên liệu trước bởi bất cứ bên nào. Một khi xung đột khu vực đã nổ ra thì sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả Trung Quốc.
    Một cơ chế an ninh quốc tế, có tính đa phương, lồng trong khuôn khổ quan hệ chủ quyền có tính song phương, là giải pháp duy nhất để ngăn chặn nguy cơ nói trên, vì sự ổn định, thịnh vượng của khu vực và trật tự quốc tế.
    Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ phân chia quyền về lãnh hải của từng quốc gia trên Biển Đông, thì chủ quyền biển của từng quốc gia và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982). Vậy tại sao Trung Quốc lại ngang nhiên đưa ra đường lưỡi bò “liếm trọn” Biển Đông – điều mà chỉ có thể xảy ra, nếu bánh xe lịch sử bị quay ngược trở lại trước thế chiến thứ hai, khi Việt Nam, Philippines và các nước quanh Biển Đông chưa được công nhận là các quốc gia độc lập, khi dân tộc Việt Nam, Philipines và các dân tộc khác chưa có quyền được hưởng tự do và độc lập?
    Hiểu chủ quyền quốc gia theo nghĩa nào?
    Nói như vậy để thấy rằng, chủ quyền của một quốc gia (sovereignty) phải được hiểu theo cả hai nghĩa: (1) Theo sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và đi kèm theo đó là các công ước quốc tế về chủ quyền. (2) Theo khả năng của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mà cơ bản nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng; bảo vệ quyền của người dân khai thác tài nguyên và sinh sống trên nơi mà cha ông họ đã sinh sống qua ngàn đời, dù là trên đất liền, hay trên biển đảo.
    Khi áp dụng cách hiểu này về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia vào vấn đề bảo đảm trật tự hàng hải quốc tế, thì các cường quốc như Mỹ, Nhật, phải đóng vai trò “siêu nhà nước”. Họ đảm bảo quyền tự do lưu thông và an ninh trên vùng biển quốc tế. Nói khác đi, họ cung cấp các hàng hoá công có tính quốc tế này. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, như việc chống nạn cướp biển tại Somalia, sự hợp tác giữa nhiều quốc gia lớn nhằm đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế cũng là một giải pháp.
    Nếu tại một quốc gia, chi phí cho sự đảm bảo an ninh chủ quyền biển được tài trợ thông qua thuế thì vai trò đảm bảo an ninh và trật tự quốc tế về biển của các siêu cường được tài trợ bởi lợi ích có được từ tự do lưu thông hàng hải và mậu dịch quốc tế và hợp tác khai thác tài nguyên biển như dầu lửa, nguồn đánh bắt cá, với sự đồng thuận của quốc gia sở tại, có chủ quyền.
    Như vậy, nhìn theo quan điểm quốc tế, chủ quyền về khai thác tài nguyên biển (dầu lửa, đánh bắt cá) trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia là một dạng hàng hoá tư, thuộc quyền sở hữu quốc gia, được công ước quốc tế công nhận, và được làm cho có hiệu lực bởi vai trò bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của nhà nước của quốc gia đó.
    An toàn và tự do lưu thông trên đường hàng hải quốc tế, mặt khác, lại là hàng hoá công, vì việc tàu bè của một nước được đi lại tự do và được bảo vệ an toàn trên đường biển quốc tế không loại trừ tàu bè của nước khác cũng được hưởng quyền và dịch vụ như vậy. Điều này rõ ràng là khác với quyền đánh bắt cá và khai thác dầu trên thềm lục địa của một quốc gia độc lập, theo nghĩa, một quốc gia khác, dù lớn mạnh đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm nguồn tài nguyên thuộc đặc quyền kinh tế của quốc gia có chủ quyền, cho dù quốc gia đó có thể nhỏ và yếu hơn họ nhiều lần.
    Tính loại trừ sự xâm lấn hay tính chủ quyền thiêng liêng này, như đã nói, là chuẩn mực được cả cộng đồng thế giới công nhận; nhưng nó cũng cần phải được bảo vệ bởi chính nhà nước có chủ quyền. Ngược lại, một quốc gia lớn, dùng sức mạnh, dù là quyền lực mềm hay cứng, để xâm phạm chủ quyền của một nước nhỏ, thì sự chiếm đoạt đó không bao giờ có thể làm nền tảng cho chủ quyền dưới tên gọi của quốc gia đi xâm chiếm đó, như lịch sử đã nhiều lần chứng minh.

    Xung đột chủ quyền Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực và quốc tế

    Như vậy, chủ quyền quốc gia không phải là một khái niệm biệt lập. Với sự bất cân xứng vốn có về sức mạnh kinh tế và quân sự giữa các quốc gia có chủ quyền thì các quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa các quốc gia lớn và nhỏ, chia sẻ cùng một lợi ích chiến lược phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế sẽ tạo ra khối liên minh chính thức hay phi chính thức. Sức mạnh của liên minh tạo ra một sự răn đe hữu hiệu đối với sự xâm lấn dưới tên của bất kỳ quốc gia lớn hơn nào với một dân tộc có chủ quyền, nhưng yếu hơn về kinh tế và quân sự. Một khi liên minh bị suy yếu đi, thì sự cân bằng về trật tự quốc tế và khu vực bị thay đổi, do xuất hiện những vùng trống về quyền lực. Tuy nhiên, sự thay đổi về trật tự thế giới đó (và sự trỗi dậy của “người” bảo hộ cho trật tự mới đang hình thành) có trở thành một xu thế toàn cầu hay không, phụ thuộc rất nhiều vào tính chính nghĩa của tiến trình như vậy. Một khi tính phi nghĩa lấn át, mà cực điểm là chủ nghĩa phát xít, thì sớm hay muộn, tham vọng phi nghĩa đó sẽ bị diệt vong.
    Những năm 2008 – 2010 chứng kiến cuộc khủng hoảng toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ, lan dần sang các nước Tây Âu. Điều đó kéo theo hai hệ luỵ: thứ nhất, nước Mỹ, do áp lực nợ chồng chất sau hai cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan và khủng hoảng kinh tế, đã bị yếu đi rất nhiều về khả năng triển khai sức mạnh cứng để duy trì trật tự quốc tế tại các vùng biển có tính chiến lược, nhưng sẽ quá tốn kém, nếu xung đột thực sự xảy ra. Vụ tàu Trung Quốc khiêu khích tàu USNS Impeccable trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa là một ví dụ. Thứ hai, sự suy yếu của kinh tế Mỹ sau khủng hoảng, cộng với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi các dòng thương mại, vốn đầu tư quốc tế theo hướng biến các nước thuộc vùng ngoại biên (periphery) xích lại gần hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh đồng tiền và quyền lực mềm của Trung Quốc. Nói khác đi, các liên minh hiện hữu bị yếu đi. Cùng với nó là khả năng bảo vệ chủ quyền của các quốc gia thành viên thuộc liên minh hay khối hợp tác như Apec hay Asean bị suy giảm.
    Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đứng trước hai lựa chọn: thứ nhất, phối hợp với các cường quốc trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, cung cấp hàng hoá công cho việc duy trì trật tự quốc tế, sự ổn định và phát triển phồn thịnh dựa trên hợp tác và thương mại toàn cầu. Thứ hai, thay thế Mỹ và các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật, thiết lập trật tự thế giới mới và lập liên minh quân sự mới do Trung Quốc đứng đầu nhằm cưỡng chế sự tuân thủ trật tự mới đó (theo Unirule).
    Trên thực tế, Trung Quốc đã lựa chọn con đường thứ hai. Tiến trình này bắt đầu bằng việc chà đạp lên công ước về phân chia lãnh hải trên Biển Đông (theo UNCLOS 1982), nhằm biến nó thành vùng biển thuộc Trung Quốc. Tham vọng này của Trung Quốc hoàn toàn không dễ dàng thực hiện được,vì rằng: (i) Nó xóa bỏ trên thực tế chủ quyền của các quốc gia quanh Biển Đông, đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại về phong trào giành quyền độc lập cho các dân tộc, sau khi chủ nghĩa phátxít bị đánh bại. (ii) Về dài hạn, nó tạo tiền lệ cho việc chiếm đoạt quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế. Thay vào đó, các quốc gia khác (ngoài Trung Quốc) sẽ phải nộp phí, chịu phạt, hoặc bị cấm không được sử dụng các tuyến đường biển và đường không quốc tế, nay do Trung Quốc kiểm soát.
    Điểm cốt lõi ở đây là có sự khác biệt rất rõ ràng giữa tuyến hàng hải quốc tế với tuyến hàng hải thuộc địa phận Trung Quốc. Khi nảy sinh mâu thuẫn chính trị hay xung đột về lợi ích, Trung Quốc có thể dùng quyền kiểm soát để cấm quốc gia có liên quan thông thương trên vùng Biển Đông, mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc cam kết duy trì tự do lưu thông.
    Sự chèn ép ở quy mô quốc tế này không thể xảy ra, nếu Trung Quốc không thể áp đặt được quyền kiểm soát trên thực tế về vùng biển bị bao quanh bởi đường lưỡi bò.
    Như vậy, xung đột chủ quyền tại Biển Đông hiện nay không phải chỉ là vấn đề song phương mà là vấn đề về an ninh khu vực và quốc tế. Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó và Trung Quốc hiểu rằng Mỹ, Nhật, Tây Âu và các cường quốc khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ cũng hiểu là Trung Quốc đang toan tính gì. Cuộc chơi chèn ép trên bình diện quốc tế này thể hiện tính phiêu lưu trong chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi. Việc phân tích kỹ ván bài đó sẽ tạo nên sự đồng thuận quốc tế nhằm giải quyết xung đột, được Trung Quốc tô điểm thành xung đột song phương về chủ quyền “không thể tranh cãi”, mà Trung Quốc là bên bị xâm hại.




    TS Lê Hồng Nhật/Sài Gòn tiếp thị
  5. kinoko

    kinoko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    0
    phe ta mà sơ xuất thì chỉ nghiêm túc kiểm điểm nội bộ thôi hả bác =))=))=))=))
  6. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thế chú ủng hộ Mr.Miss hả? Anh em với nhau mà. Thế ai nói hơi khác các chú là các chú chụp mũ người ta là tàu, là phủn đụng, người khác chụp mũ các chú thì các chú chửi.
    Còn chuyện đả kích bộ ctr làm tay sai cho khựa, gọi bác tr là thằng choá thì chắc là không đáng lên án à? Trong bụng đã chất chứa từ lâu nên lợi dụng lúc rối ren mới phọt ra. Như vậy là ai chia rẽ. Dám chụp mũ cả những người đứng đầu là tay sai thì tôi^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    Các chú of ở ngoài rồi lên đây phỉ báng bộ ctr, phỉ báng đ... thì có đáng gọi là lợi dụng không? Còn tôi cơ hội đếch gì ở cái diễn đàn ảo này, có ai trả tiền để tôi lên đây cơ hội không? chủ yếu lên đây giảm stress sau những lúc làm lụng vất vả ,chứ không như các chú coi cái diễn đàn là cuộc sống, gần như online 24/24 xem có ai khác ý là cãi nhau, coi sự cãi cọ là lương thực thực phẩm hàng ngày.
    Tôi xin phép được chụp mũ nha, những người hầu như online 24/24 ở cái top này là những dạng sau: Tay sai của tàu khựa, phửn đụng, mod, bên an ninh và thất nghiệp . Còn tôi, tới giờ đi làm rồi, phải đi kiếm tiền lo cho gia đình trong lúc vật giá leo thang hàng ngày, không có nhiều thời gian như các chú.
    Lấy cái hư danh trên diễn đàn không phải mục tiêu của tôi nhá, tôi nhường các chú.
  7. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Hôm qua (14/7), Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết, tại cuộc họp với lãnh đạo các nước khác để thảo luận về vấn đề an ninh khu vực, ASEAN sẽ đề cập tới tình hình căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.

    Ông Pitsuwan tuyên bố, ASEAN không can thiệp vào tranh chấp giữa các bên, song sẽ mở diễn đàn để thảo luận công khai về các vấn đề Biển Đông. Cuộc thảo luận sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ bên nào muốn đàm phán song phương với Trung Quốc.

    [​IMG]



    Trước đó, ông Pitsuwan đã kêu gọi các bên cố gắng giải quyết tranh chấp vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Theo ông, mọi trì hoãn sẽ gây hại đến quyền lợi kinh tế của khu vực.

    Cũng trong ngày 14/7, nguồn tin ngoại giao từ ASEAN cho biết, Indonesia đã đề xuất các nguyên tắc chỉ đạo để thực thi hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cùng có tuyên bố gây tranh cãi về chủ quyền trên Biển Đông.

    Nguồn tin cho hay các nguyên tắc chỉ đạo nói trên, được Indonesia đề xuất hôm 12/7, cung cấp nhiều nội dung chi tiết hơn so với một bản dự thảo mà ASEAN và Trung Quốc thảo luận gần đây.

    Các nguyên tắc này sẽ được đem ra thảo luận trong hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Lễ diễu hành đường phố kỷ niệm 30 năm thành lập LD Vietsovpetro

    Ngày 14/7, tại TP Vũng Tàu, LD Vietsovpetro đã giao cho Đoàn thanh niên tổ chức Lễ diễu hành đường phố.

    Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi những sự kiện nhằm kỷ niệm 30 năm Ngày ký hiệp định Liên chính phủ Việt – Xô về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (19/06/1981 – 19/06/2011), 30 năm ngày truyền thống của Vietsovpetro (19/11/1981 – 19/11/2011) và 25 năm Ngày Vietsovpetro khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ thềm lục địa Việt Nam (26/06/1986 – 26/06/2011).
    Lễ diễu hành còn nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về quá trình xây dựng, phát triển và những thành tựu nổi bật của Liên doanh Vietsovpetro trong 30 năm. Giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền thống Vietsovpetro, đơn vị hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác của Nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga.
    Đoàn diễu hành được tổ chức gồm 10 chiếc xe hoa mang những mô hình biểu tượng của Vietsovpetro qua 30 năm lao động và trưởng thành. Trong đoàn đi cũng có đông đảo nhưng thanh niên, đoàn viên của LD Vietsovpetro. Đoàn đi xuất phát từ Khu vực tiểu khu II Tập thể 5 tầng Vietsovpetro, qua các tuyến phố chính của TP. Vũng Tàu như: Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Hoàng Diệu, đường Quang Trung, đường Trương Công Định, đường Hoàng Hoa Thám và kết thúc ở trụ sở LD Vietsovpetro.
    Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Lễ diễu hành:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đoàn xe phân khối lớn đi cùng đoàn diễu hành
    [​IMG]
    Đoàn diễu hành mang theo hình ảnh Bác Hồ (Ảnh: Mạnh Thắng – Thành Huy).

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đoàn đi bắt đầu xuất phát từ Khu vực tiểu khu II Tập thể 5 tầng Vietsovpetro

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Minh Tiến



  9. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1

    đọc cái văn của chú mà anh phải bịt mũi

    nói thẳng nhé: trình độ chưa đến lớp 9!

    đi làm công nhân ở mấy nhà máy TQ!

    nhà tuềnh toàng vài manh chiếu rách,

    đời chỉ nhìn mấy mẩu bánh mỳ thì nghĩ éo gì lòng yêu nước=))=))=))=))

    còn nhục con ạ=))=))=))=))=))
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ tung gói QE3 Trung Quốc khả năng nội loạn rất cao

    gói QE3 khiến usd mất giá , lạm phát tăng cao nhu cầu tiêu thụ hàng hóa công nghiệp giảm sút mạnh trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào hàng trăm triệu lao động trung quốc có nguy cơ mất việc , ngược lại nhu cầu thực phẩm lại tăng cao do vậy đề nghị chính phủ cấp thiết phải mua thực phẩm dư trữ trong nước cũng như cấp thiết lập hàng rào thuế ngăn chặn bớt cũng như để bảo an ninh lương thực trong nước là việc làm cấp bách ... qua đấy cũng tăng nguồn thu cho ngân sách



    Làm gì để chống thương lái Trung Quốc tự do gom hàng trên đất Việt?


    Thứ hai, 11/07/2011 14:44
    [​IMG]

    Việc thương lái Trung Quốc tự do và ráo riết gom hàng ở nước ta đang gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống nhân dân.

    Trước tình trạng thương nhân Trung Quốc đang ráo riết thu gom các loại nông sản, thực phẩm như vải thiều Lục Ngạn, thủy hải sản, sắn, trứng vịt… với giá cao hơn giá thị trường, cao hơn giá thu mua của các thương nhân Việt Nam trong thời gian qua đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào (tại cửa khẩu Lạng Sơn, mỗi ngày có hàng ngàn tấn nông sản, thực phẩm được xuất sang Trung Quốc).

    Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã trao đổi với phóng viên DVT về vấn đề này.

    Bà có quan điểm như thế nào về tình hình thương nhân Trung Quốc đã và đang ráo riết đổ xô gom các mặt hàng nông sản, thủy sản ở Việt Nam?

    Tất cả các thương nhân Trung Quốc khi vào Việt Nam mua bán giao dịch các mặt hàng trên đều sang theo hình thức tự do hoặc du lịch và không có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, cũng như không thuộc tổ chức kinh doanh nào, điều này khiến chính quyền và các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát được khi họ kinh doanh trên địa bàn đồng thời không thể thu được một đồng thuế nào.

    Về câu chuyện vải Lục Ngạn ở Bắc Giang thì nó đã xảy ra từ vài năm nay, đến mùa là các thương lái Trung Quốc lại tập trung đến đấy, tự đứng ra thu gom hàng, quyết định giá cả bao nhiêu… Và một khi họ đứng mua thì không ai tranh mua nổi với họ nữa (nhờ giá mua của họ tốt hơn).

    Việc các thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua với giá cao hơn là vì họ không hề mất một đồng thuế nào, đồng thời không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào như doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn làm là liên kết 3 nhà, 4 nhà, ứng trước tiền, hỗ trợ kỹ thuật…cho người nuôi đồng thời hỗ trợ xăng dầu, phương tiện để người dân nuôi trồng và đánh bắt .

    Thêm vào đó, gần đây nông dân có phong trào đua nhau đi phá rừng keo để cung cấp gỗ cho các thương lái Trung Quốc làm dăm gỗ sản xuất giấy, ván ép, đồng thời phá những vùng đất để trồng sắn (khoai mì) cung cấp cho thị trường Trung Quốc.

    Vậy tình trạng đó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam?

    Một phần nó làm đảo lộn thị trường của Việt Nam, kể cả thị trường bình thường, thí dụ làm giảm mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Các công ty thủy sản hiện nay đều kêu rất dữ dội là họ đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn nguyên liệu trở nên rất bấp bênh, giá cũng đắt lên vì họ phải cạnh tranh với những thương lái Trung Quốc. Đồng thời làm méo mó một số quy hoạch, thí dụ như khi thương nhân Trung Quốc vào thuê đất, mua gỗ, mua sắn thì người dân bỏ hết các thứ khác để trồng cho họ. Đất một khi đã trồng sắn rồi thì sau đó sẽ bạc đi rất nhanh, muốn trồng lại các thứ khác thì không trồng được cây khác nữa.

    Đối với bà con khu vực nghèo, như Quảng Trị chẳng hạn, việc trồng cây keo, củ sắn để bán cho thương nhân Trung Quốc , thì trước mắt là có lợi, nhưng khi họ đột ngột dừng không mua nữa hoặc hạ giá, trả giá xuống thấp như đã từng xảy ra thì số phận của những người nông dân này sẽ ra sao? Và đến lúc họ gặp khó khăn thì Nhà nước mình lại là người phải đứng ra để gánh chịu, lo cứu trợ…

    Vậy ngành quản lý thị trường ở đâu khi người nước ngoài tự do vào lãnh thổ Việt Nam kinh doanh như vậy?

    Điều bất hợp lý nhất đó là để cho những thương lái của nước ngoài vào Việt Nam hoàn toàn không có giấy phép kinh doanh, không biết người ta là ai, tuy nhiên họ lại khống chế thị trường, quyết định giá cả và nhà nước hoàn toàn không kiểm soát được họ, đồng thời không thu được một đồng thuế nào. Trong khi đó bất cứ một doanh nghiệp, một thương lái hay bất cứ hộ gia đình nào ở Việt Nam nếu đến Bắc Giang hay bất cứ địa bàn nào giao dịch kinh doanh đều phải đăng ký với nhà nước và nộp thuế.

    “Ông vào nước tôi kinh doanh, mỗi ngày ông mua 100 tấn vải, trị giá 100 tấn vải là bao nhiêu thì tương ứng với thuế mà tôi đánh trên các doanh nghiệp của tôi thì tôi cũng có quyền thu của ông như thế”. Nếu không ở đây sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa người công dân kinh doanh Việt Nam và một anh từ nước ngoài vào.

    Trong thời gian tới cần có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?

    Tôi nghĩ Bộ Công thương, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ ******* cần đưa ra một khuôn khổ pháp lý, đưa ra quy chế về quản lý kinh doanh, hướng dẫn địa phương trong việc kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nêu trên. Đồng thời chính quyền các địa phương phải có trách nhiệm kiểm soát địa bàn. Những mặt hàng mang tính chất mùa vụ như vải, thì một năm chỉ tập trung dồn dập một vài tuần ở địa phương, thì chính quyền địa phương không thể không biết được. Chính quyền địa phương là người đâu tiên phải có trách nhiệm giám sát đối với những người kinh doanh để đảm bảo tất cả những người kinh doanh đến đấy là người kinh doanh có đăng ký, có nộp thuế kinh doanh và có tất cả những địa chỉ cần thiết để khi có tranh chấp gì giữa người bán và người mua thì chính quyền còn có thể đứng ra giải quyết được.


    Trung Kiên thực hiện
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này