1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5352 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113433 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Đây, tàu nó bảo đàm phán song phương đây, rồi thành lập tổ biển Đông, lập trường họ có thay đổi gì đâu.
    VN kiên trì ...
    TQ khăng khăng giải pháp song phương cho Biển Đông
    Cập nhật lúc 15/07/2011 08:18:00 AM (GMT+7)
    Trung Quốc tuyên bố rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết theo con đường song phương giữa lúc các giải pháp đa phương được nhiều quan chức Đông Nam Á thúc đẩy. Các quan chức này sẽ tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ở Bali, Indonesia vào cuối tuần này.
    Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, quan điểm của chính phủ nước này về Biển Đông “là rõ ràng và nhất quán”.

    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: ibtimes

    “Trung Quốc luôn luôn duy trì quan điểm, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan trực tiếp”, ông Hồng nói trong cuộc họp báo mà nội dung được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Vị phát ngôn này đưa ra tuyên bố trên nhằm phản ứng với đề xuất của Philippines để đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.
    Trong cuộc họp báo ở Manila sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, ông đã đưa ra đề xuất liên quan tới quần đảo Trường Sa với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh khi hai bên gặp nhau. "Tôi đề xuất cần đi tới Tòa án Quốc tế về Luật biển", ông Del Rosario nói.
    "Philippines đã chuẩn bị để bảo vệ quan điểm của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, của Công ước LHQ về Luật Biển và chúng ta đã yêu cầu họ nếu họ sẵn sàng làm như vậy”.
    Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương hơn là đa phương, một chiến lược mà các nhà phê bình mô tả là cách thức “chia để trị”.
    "Tôi không nghĩ rằng quan điểm của họ đã thay đổi”, ông del Rosario nhấn mạnh. "Trung Quốc duy trì cách tiếp cận song phương. Họ muốn vấn đề được thảo luận chỉ giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không phải ở một diễn đàn quốc tế”.

    Hồi đầu tháng này, báo chí Philippines đã đưa tin, Mỹ và Philippines sẽ thúc giục ARF giải quyết những căng thẳng hiện tại xung quanh vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi diễn đàn khai mạc.
    Là một diễn đàn an ninh quan trọng, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ có thể là chủ đề chính tại ARF", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói. Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas cũng nhất trí rằng, ARF “là cơ hội tuyệt vời để giải quyết xung đột ở Biển Đông”.
    Từ 16-18/7, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia, sẽ là nơi tập trung ngoại trưởng của 27 nước gồm các nước thành viên ASEAN và những đối tác khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Diễn đàn nhằm mục đích tăng cường sự tham gia khu vực "thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa".
    Các quan chức tham dự diễn đàn sẽ không chỉ đề cập tới tranh chấp Biển Đông mà còn nói tới những nguy cơ đe dọa an ninh khu vực như khủng bố, cướp biển, buôn người, an ninh hàng hải…



    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/30511/tq-khang-khang-giai-phap-song-phuong-cho-bien-dong.html


    Bác SInh Tu, Hoa Sim tự đọc mà luận
  2. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa chính trị và địa kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới.

    Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa đã là của người Việt, lịch sử các triều đại cùng hoạt động của người Việt hàng trăm năm trước liên tục đến nay trên hai quần đảo này căn cứ theo tập quá và luật pháp quốc tế có đầy đủ cơ sở để khẳng định điều đó.
    Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

    [​IMG]

    Rùa biển trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam, chụp trong cuộc khảo sát năm 1938
    Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.
    Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15º45’00’’Bắc - 17º15’00’’Bắc và kinh độ 111º00’00’’Đông - 113º00’00’’Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km², cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của mình. Quần đảo Hoàng sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi…”.

    [​IMG]
    Trụ sở hành chính của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (Pattle) trước năm 1945.
    Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km², từ vĩ độ 6º Bắc - 12º Bắc và kinh độ 111º Đông - 117º Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km², chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.
    Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Về địa hình đáy biển, quần đảo Hoàng Sa nằm sát với thềm lục địa của Việt Nam. Toàn thể khu vực quần đảo Hoàng Sa nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó. Nền đất toàn quần đảo này được nối thẳng vào thềm lục địa Việt Nam như là qua một cái cửa ngõ thông vào vùng Cù lao Ré và bờ biển Quảng Ngãi. Hành lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung Quốc, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu. Tiến sĩ Krempf, giám đốc Hải học viện Đông Dương là người đầu tiên đã đo đạc kỹ lưỡng độ sâu đáy biển Hoàng Sa và thấy rằng quần đảo này là một cái bình nguyên ngoài biển, được nối dài ra từ rặng núi Trường Sơn của miền Trung Việt Nam. Trong tờ tường trình kết quả khảo sát năm 1925, ông kết luận: “Về phương-diện địa-chất, như vậy, những đảo Hoàng Sa là một phần của Việt-Nam” (Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam).
    Về địa hình đáy biển, quần đảo Trường Sa cũng rõ rệt nối liền với Việt Nam hơn bất cứ một quốc gia nào khác bao quanh Biển Đông. Bờ biển miền Nam Việt Nam chạy thoai thoải tới tận bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa. Trong thời Băng Hà, sông Cửu Long cùng những con sông nhỏ khác trên đồng bằng Sunda đã đưa phù sa theo dòng nước chảy ra vùng biển Trường Sa. Nhìn trên hải đồ có biểu diễn các đường đo độ sâu, người ta thấy quần đảo Trường Sa cách biệt hẳn với thềm lục địa Trung Quốc/Đài Loan bằng rãnh biển sâu 3000m về phía Bắc và phía Đông Bắc. Quần đảo Trường Sa cũng ngăn cách với Philippines, Brunei và Malaysia bằng rãnh biển East Palawan Trough. Bản đồ chiều sâu đáy biển chứng minh quần đảo Trường Sa là phần nối dài của lục địa Việt Nam. Về thành phần cấu tạo, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang đặc tính Việt Nam rõ rệt. Các đảo đều là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của Việt Nam. Khí hậu ôn đới của Trung Quốc không cho phép sự cấu tạo các quần đảo san hô rộng lớn như vậy.

    [​IMG]
    Ảnh đảo Hoàng Sa (Pattle) với các cơ sở hành chính, trạm khí tượng, đài radio…năm 1968.
    Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa biển, đồi mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như Cù lao Ré. Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt đới. Rùa đẻ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt độ cao mới nở được. Đối với người Trung Quốc thời cổ sống nơi vùng ôn đới thì những con rùa to lớn xuất xứ từ vùng Biển Đông xem ra rất lạ lùng với họ. Sử sách Trung Quốc từng ghi nhận chứng cứ đó. Câu truyện “Cống rùa thần” được chép trong sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường và sách Thông Chí của Trịnh Tiều, theo đó đời vua Đường-Nghiêu bên Tàu (2357-2258 trước CN), họ Việt Thường có đến chầu và cống con rùa thần, sống tới cả ngàn năm, lưng có mang chữ viết ghi việc từ khi trời đất mới mở mang. Vua Nghiêu sai người chép lại gọi là lịch rùa. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở Cù lao Ré. Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Nhiều hải sinh vật trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng nhiệt đới, rất quen thuộc với người Việt Nam nhưng xa lạ với người Trung Quốc. Linh mục Henry Fontaine và giáo sư Lê Văn Hội đã có nhiều nghiên cứu và xác định: “Không có loại thảo mộc nào là tại chỗ cả, tất cả từ vùng đất liền du nhập đến bằng nhiều cách ... Mọi thảo mộc hiện có ở Hoàng Sa đều tìm thấy ở Việt Nam, nhất là miền Trung Việt Nam (Góp thêm vào sự tìm hiểu tộc đoàn thảo mộc trên quần đảo Hoàng Sa - báo Khảo cứu Niên san Khoa học Đại học đường Sài Gòn 1957).
    Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới, Biển Đông và vùng đất lân cận có tới hai vụ gió mùa trong một năm, nên hoàn cảnh rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và hàng hải. Vì Biển Đông có hai vụ gió mùa nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi. Hàng hải phát triển kéo theo sự bành trướng thương mại. Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật.Charles F. Keyes viết trong sách “The Golden Peninsula” (New York, 1977) rằng Việt Nam là nơi phát khởi nền văn minh Hoà Bình trải rộng khắp Đông Nam Á. Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những người bị nạn, điều đó cũng chính là sự khởi đầu cho sự giao lưu hàng hải tiến tới giao lưu thương mại và văn hóa.Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Không trích từ các trang web hải ngoại như trước đây là tốt rồi
    Chú cứ tự mà thể hiện quan điểm của mình
  4. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Ngư dân kể chuyện kì dị ở Trường Sa

    Cập nhật lúc 10/07/2011 11:45:00 AM (GMT+7)
    Huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi có 3 làng câu mực trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Dù nhiều ngư dân ở đây đi biển không về nhưng những người khác vẫn tiếp tục ra khơi.

    Với hơn 100 chiếc tàu và 3.000 ngư dân, xã Bình Chánh là trung tâm của nghề câu mực biển Trường Sa ở Bình Sơn - Quảng Ngãi. Bay giờ tàu được đóng to hơn, ngư dân đánh bắt xa nhà dài ngày hơn. Hồi trước chỉ đi trong lộng, giờ tàu câu mực tiến ra tới đảo Kiều Ngựa, chóp ngoài quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Sinh nghề, tử nghiệp

    Nghề câu mực khơi ai cũng biết là nguy hiểm. Mỗi tàu chở theo khoảng 30 chiếc thúng. Cứ khoảng 17 giờ, nếu trời yên, biển lặng thì những chiếc thúng tủa ra biển. Một đêm phiêu dạt, sáng hôm sau tàu mẹ vớt về, nếu thiếu một thúng hoặc chỉ thấy thúng không nghĩa là đã mất một ngư dân.
    Trước đây, dân câu mực dưới thúng luôn gặp nguy hiểm do thiếu thiết bị liên lạc. Bây giờ đã có máy thông tin rồi mà sao đầu năm tới nay vẫn có tới 5 ngư dân thiệt mạng?”.
    Nghe tôi thắc mắc, ông Dậu, thuyền trưởng tàu câu mực trên 400 CV ở Bình Chánh, giải thích: “Nhiều ngư dân biến mất mà không để lại dấu vết gì, anh em trên tàu chỉ biết rắc gạo xuống nước tạ từ”.
    Giáp Tết 2011, cả làng chài ở Bình Chánh nhốn nháo bởi ngư dân Đào Văn Hải (45 tuổi) chết mất xác. Ông Hải là một ngư dân lão luyện của Bình Chánh.
    Ông Thanh, một ngư dân đi cùng với ông Hải, kể lại: “Bữa đó biển Trường Sa yên lắm. Anh em điện qua lại nói chuyện. Anh Hải nói câu được nhiều mực, vậy mà lát sau gió tới thì mất liên lạc…”. Khoảng 5 giờ sáng, một cơn dông bất ngờ ập đến, thúng trôi tứ phía. Tàu mẹ lao đi tìm từng thúng nhưng chiếc của ông Hải biến mất.
    Cụ Bùi Thị Hường (84 tuổi) đôi mắt như nhòa đi vì khóc con. Cuộc đời của cụ vậy là mất 2 người con trai. Năm 1996, ngư dân Đoàn Luật, con trai lớn của cụ, bị trôi thúng mất tích.
    Mẹ chồng phải dựa lưng với nàng dâu và 5 đứa cháu. Giờ lại đến ngư dân Đào Văn Hải. Ông Hải chết, cụ lại gánh thêm 2 đứa cháu nội. Tất cả 7 đứa cháu đều phải học hành dở dang vì mất cha…
    Ngày 18/2, sau 6 ngày tìm kiếm tuyệt vọng, ngư dân ngoài biển điện vào bờ báo cho gia đình lập bàn thờ gọi hồn cho ông Hải. Bà Huỳnh Thị Nam, vợ ông, trở thành hòn vọng phu ngóng ra biển.
    [​IMG]Cụ Bùi Thị Hường và cháu nội thẫn thờ trước cái chết của ngư dân Đào Văn Hải


    Từ khi báo tin bị nạn, dân làng câu mực Bình Chánh có 21 ngày để ngóng chờ. Đó là những ngày sầu thảm nhất đời của những thân nhân người gặp nạn trên biển. Sau 21 ngày, bàn thờ ngư dân Đào Văn Hải được lập cạnh mép biển rồi nặn hình nhân gọi người gặp nạn trở về. Một thầy cúng được mời đến làm hình nhân.
    Đất sét tại lò gạch đã nhào trộn, căn cứ vào hình dáng của ngư dân Đào Văn Hải, một bức tượng như thật được nặn ra. Xương cốt được làm từ cành dâu, ruột bằng lòng đỏ trứng gà, lòng trắng trứng rải khắp tượng thay cho huyết tương…

    Tại bàn thờ được lập trên bãi biển, bà Nam và 2 người con quỳ gối khấn nguyện hồn chồng. Gieo hai đồng tiền xin keo, bà Nam hét vọng ra biển: “Chư thần chiếu thả chồng con về không?”. Nhoài người lên bàn thờ, người đàn bà nước mắt lưng tròng ôm linh vị chồng lao về nhà đặt lên chiếc quan tài trống không…

    Năm nào làng câu mực Bình Chánh cũng có những đám tang hình nhân. Người thân mất xác, việc làm hình nhân trở thành niềm an ủi rất lớn đối với cha mẹ, vợ con của các ngư dân chết vì câu mực ở Trường Sa. Nghĩa địa làng biển Bình Chánh đầy rẫy những ngôi mộ gió của dân câu mực. Trong những ngôi mộ đó là những hình nhân bằng đất sét.
    Ở đảo Lý Sơn, mộ gió bao giờ cũng để trống mặt trên, nếu gia sự bất an thì người ta đào mộ lên và chỉnh sửa lại hình nhân. Còn ở làng biển Bình Chánh, hình nhân vĩnh viễn yên nghỉ dưới trảng cát cháy nắng.

    Ngư dân Ngô Văn Đại ở Bình Chánh đúc kết: “Dân câu mực khi gặp nạn thì chết đủ kiểu: Gió úp thúng, ngủ gục rớt xuống biển, bị tàu “lạ” nhấn chìm nhưng mà sinh nghề, tử nghiệp cũng là chuyện thường”.

    Hiểm nguy chực chờ

    Giữa biển Trường Sa, nửa đêm rạng sáng, anh em câu mực hay gặp chuyện kỳ dị lắm” - ngư dân Bùi Quang ở Bình Chánh tiết lộ. Có một lần, khi vừa xem đồng hồ thấy kim chỉ 2 giờ sáng, Quang tính rít một điếu thuốc cho đỡ buồn ngủ thì tai nạn ập đến.
    Xào... xào... phừng! Âm thanh từ nhẹ nhàng, mơ hồ rồi trỗi dậy như một cơn cuồng phong. Trong đêm đen, sóng biển dựng lên một bức tường nước mờ mờ ảo ảo. “Cứu tôi với!” - anh la to, chồm người ra ôm lấy be thúng. Chiếc thúng bị đưa lên cao rồi đáp xuống trong tư thế lật nghiêng, đổ Quang xuống biển.

    Lúc đó, tôi tin chắc là mình sẽ chết thôi” - Quang nhớ lại. Sải tay bơi cật lực trong những lượn sóng kỳ dị, anh đưa tay vồ được chiếc thúng nửa nổi nửa chìm. Lên thúng, Quang nằm ngửa để hoàn hồn. “Mạng sống vậy là còn giữ được”- anh thở phào.

    Theo ngư dân câu mực Bình Chánh, ở Trường Sa, nhiều khi đang ngồi câu, bất chợt một con sóng như trên trời trút xuống, nếu ngư dân sơ ý là văng xuống biển tiêu mạng; còn nằm trên thúng thì ra tay tát nước cật lực để thúng nổi.
    [​IMG]Hai con của anh Tùng còn quá nhỏ, chưa hiểu được chuyện sinh tử, ly biệt…

    Sợ nhất là cá mập vây thúng, lượn lờ như sóng ma. Gặp hoàn cảnh đó, ngư dân phải khấn thầm: “Tội mà, tôi làm ăn, ông đi đi cho tôi nhờ”.
    Đôi khi, có con cá to như gốc cổ thụ quật đuôi vào thúng, vậy là ngư dân bổ nhào xuống nước. Có khi bầy cá mập đi qua, không ít ngư dân trở thành miếng mồi ngon cho những hung thần khát máu của đại dương.
    Trong chuyến biển tháng 3/2011, ngư dân Nguyễn Văn Thi (23 tuổi) ở Bình Chánh vừa vào đến bờ vội vàng bán thúng, giã từ nghề câu mực, chuyển sang đi lưới mành gần bờ.
    Thi cứ lắc đầu khi người thân hỏi nguyên nhân. Gặng hỏi mãi, cuối cùng anh mới hé lộ chuyện lúc mờ sáng mà mình gặp ở giữa biển Trường Sa. “Tôi không dám kể vì sợ dân câu mực mất tinh thần”- anh giải thích.
    Hôm đó, Thi đang câu mực cách thúng bạn khá xa. Biển tối đen như hũ nút. Trên thúng le lói chiếc đèn dầu và âm thanh khọt khẹt của chiếc máy Icom 3 băng.
    Bỗng nhiên, chiếc thúng của Thi bị một con sóng đưa lên thật cao rồi lại dìm xuống nhiều lần. “Tôi cứ tưởng mình xuống âm ti rồi. Hồn vía không còn, chỉ đến khi tôi cầu khấn trời đất, ông bà xin tha mạng thì con sóng kia mới chịu rút đi”- Thi nhớ lại.
    Mới đây, tai vạ đã ập xuống gia đình ngư dân Ngô Phường (47 tuổi). Chiều 1/6, ông xuống thúng câu đi câu mực trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Nửa đêm, ông vẫn còn lên máy Icom hớn hở thông báo về đất liền một chuyến biển trúng đậm mực. Vậy mà không lâu sau đó, một ngư dân trên tàu nghe một âm thanh mơ hồ giống như tiếng gào… Sáng ra, tàu mẹ lượn một vòng để tìm thúng. Thúng ông Phường rỗng không, các ngư dân lạnh toát cả người.

    Đám tang với hình nhân đất sét của ông Phường được cả làng đến tiễn đưa. Người dân thương cảm vì ông có hoàn cảnh đặc biệt: Vợ bị u não ngồi một chỗ, con chưa đứa nào trưởng thành.
    Là một đảng viên gần 30 tuổi Đảng, ở địa phương, ông là một người sống gương mẫu, tuy gia cảnh luôn nghèo khó. Hai em Ngô Thị Tiền và Ngô Thanh Tiến, con ông, là học sinh giỏi nhưng đều phải bỏ học nửa chừng.



  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/29757/ngu-dan-ke-chuyen-ki-di-o-truong-sa.htmlÁm ảnh tàu “lạ”

    Ngày 1/1, tàu QNg 95104 TS của ông Nguyễn Hạnh ở Bình Chánh thả ngư dân xuống thúng đi câu mực. Ngư dân Lê Văn Sơn câu gần với thúng của ngư dân Hồ Đông Tùng. Trời vừa sập tối, Sơn nghe tiếng anh Tùng la to trên máy Icom: “Có tàu lạ đi vô vòng thúng câu mực, anh em coi chừng!”. “Vô tới đâu, nó gần tới chưa?”- các ngư dân còn lại gào vào máy Icom rồi ngước nhìn về phía chiếc thúng của anh Tùng. Chiếc thúng này vẫn le lói ngọn đèn. Bất chợt, bóng một con tàu khổng lồ hiện trên nền trời, cắt ngang chiếc thúng nhỏ nhoi. Ánh đèn của chiếc thúng vụt tắt. Các ngư dân gào lên, chèo lại gần thì anh Tùng và chiếc thúng đã bị chiếc tàu “lạ” nhấn chìm trong xoáy nước cuồn cuộn.

    Bỏ công sức tìm kiếm cả ngày lẫn đêm, các ngư dân chỉ thấy những mảnh thúng vô hồn trôi dập dềnh trên sóng nước.

    Bình Chánh xáo động bởi tai nạn của ngư dân Hồ Đông Tùng. Tùng xuất thân từ một gia đình đi biển lão luyện. Kinh nghiệm câu mực gần 20 năm của anh khiến nhiều người phải kiêng nể. Khi Tùng bị nạn, cha và anh của Tùng vẫn đang cầm lái chở ngư dân đi câu mực khơi ở Trường Sa. Chị Phạm Thị Hà, vợ Tùng, mới ngoài 30 tuổi đã trở thành góa phụ, một nách gánh 2 con nhỏ.

    Cầm tấm ảnh cha trong đám tang, cháu Hồ Ngọc Hân, 7 tuổi, nói với em: “Ba Tùng đó. Ba Tùng đi biển chưa về”. Cháu Hồ Ngọc Hiếu, đứa em mới 24 tháng của Hân, chưa hiểu được chuyện sinh tử, ly biệt. Đặt ngón tay nhỏ nhắn lên tấm ảnh, đứa bé cứ ấn mạnh vào mặt ba Tùng, miệng bi bô nói không thành câu…


    (Theo Người lao động)
  7. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    PN&HĐ: Kế ly gián của Tào A Man và cuộc tranh cãi vô bổ

    Tác giả: Huỳnh Phan
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

    • Recomend
    • +5
    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)






    Chiêu cắt xén, xuyên tạc...gây nghi ngờ, chia rẽ của một số báo chí Trung Quốc; chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt gom hàng nông sản Việt Nam và vụ tranh cãi kịch liệt giữa phe đạo diễn và phe biên kịch quanh một giải thưởng nhà nước là những lát cát của Phát ngôn - Hành động tuần này.
    Kế ly gián của hậu duệ Tào A Man
    Phát ngôn & Hành động tuần này xin được bắt đầu bằng việc nhắc lại bài phỏng vấn của ông Nguyễn Thế Sự đăng trên báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, mà đồng nghiệp Kỳ Duyên đã đề cập từ tuần trước. Mọi chỉ trích và ngợi khen ông Sự mọi người đã nói rồi, người viết không cần phải nhắc lại.
    Trong bài này, người viết muốn lưu ý tới ngón nghề "bổn cũ soạn lại" mà các hậu duệ của Tào A Man đã sử dụng để ly gián đối thủ của mình. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây thôi cũng khối ví dụ khiến người ta giật mình.
    Còn nhớ cách đây gần một năm, nguyên trưởng phân xã của Tân Hoa Xã tại Việt Nam Lăng Đức Quyền cũng đã có một bài viết nhằm chia rẽ không chỉ quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, mà còn chia rẽ cả cộng đồng người Việt ở trong nước Việt Nam với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
    Tuy nhiên, quan điểm tuy thiển cận và "võ đoán" của người phóng viên có mặt ở Việt Nam từ trước ngày 30.4.1975, chỉ làm hại đến thanh danh của riêng ông ta, trong con mắt của những người bạn, đồng nghiệp Việt Nam, quen biết ông ta suốt gần 40 năm qua.
    Nhưng với những kẻ như tác giả của bài phỏng vấn ông Nguyễn Thế Sự trên báo Hoàn Cầu là một sự xuyên tạc trắng trợn, kiểu "ngậm máu phun người", mà ngay cả cơ quan chức năng Việt Nam cũng nên cạch mặt. Họ coi thường quá đáng lòng yêu nước đã giúp cho dân tộc này thoát khỏi một ngàn năm Bắc thuộc, và một ngàn năm tiếp theo cố gắng giữ vững nền độc lập mà vừa năm ngoái thôi dân tộc này vừa mới kỷ niệm.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thế Sự và phóng viên Tề Lỗ văn báo Và những kiểu cắt xén, thêm bớt như vậy trên truyền thông Trung Quốc đếm không xuể, chỉ ở mức độ tinh vi hơn thôi. Người viết chỉ điểm ra đây những ví dụ mà không phải chỉ những người Việt Nam tinh tường mới nhận ra, mà cả ông giáo Thayer từ Úc Châu cũng dễ dàng nhìn thấy.
    Giáo sư Thayer đã từng nhận xét trên Tuần Việt Nam: "Việt Nam có tổ chức những cuộc họp nội bộ về Biển Đông, nhưng rất ít thông tin được công bố cho đông đảo người dân được biết. Đây là những vấn đề rất phức tạp, và nếu chính phủ không giải thích rõ những chính sách của mình cho công chúng, có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam. "
    Chẳng hạn, tờ China Daily vào ngày 4.6.12011 vừa rồi về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Sangri-La 2011 Tờ này viết: "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói hôm Thứ Sáu rằng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào".
    Tờ báo này cũng đã từng đưa tin rằng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khi tường thuật cuộc gặp song phương giữa ông và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17.
    Hay Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã từng phải giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân rằng quan điểm của ông cũng bị hiểu lầm khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng ông vui mừng trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong khi thuật ngữ ông dùng là "khả năng quốc phòng".
    Riêng về câu chuyện Shangri-La, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga có nêu lại quan điểm của phía Chính phủ Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp cho từng trường hợp, trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra một tuần sau đó. Đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương giữa các nước liên quan trực tiếp: Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa). Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì giải quyết giữa các bên liên quan đó. Đối với những vấn đề không chỉ liên quan đến các nước ven biển Đông, mà còn liên quan đến các nước ngoài khu vực, như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông v.v... thì phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan.
    Tuy nhiên, về phương diện truyền thông chính thống, phía Việt Nam đã để phía Trung Quốc "cướp loa" suốt một tuần lễ.
    Hay mới đây nhất là sự "úp úp, mở mở", "đánh lận con đen" về quan điểm của đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, liên quan đến bức công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    Tất cả đều nhằm một mục đích chia rẽ Việt Nam với cộng đồng ASEAN, chia rẽ giới lãnh đạo với người dân Việt Nam, và chia rẽ người Việt Nam trong nước bất kể địa vị xã hội với người Việt ở nước ngoài.
    Cần phải lưu ý rằng những kẻ hiếu chiến và tham lam trong giới lãnh đạo Trung Quốc vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc gây chia rẽ, kể cả trong nội bộ. Người dân Trung Quốc đã chẳng phải trả giá lớn trong cuộc Đại Cách mạng Văn hoá, hay trong sự kiện Thiên An Môn rồi đó sao.
    Chắc không chỉ những người như ông Nguyễn Thế Sự, hay trước đó là ông Nguyễn Huy Quý, mới cảm thấy cần cảnh giác. (Cũng cần có một lời khen xứng đáng cho sự bài bản của TS Vũ Cao Phan, người chắc chắn sẽ tiếp nối nhà ngoại giao Dương Danh Dy xuất hiện dài dài trên truyền thông Việt Nam trong những vụ việc có liên quan tới Trung Quốc.)
    Điều người viết cảm thấy hơi lạ là tại sao Việt Nam có những "vũ khí" rất sắc bén trong việc đấu tranh chống các "thế lực thù địch" mà vẫn giấu kỹ thế trong trận chiến này? Trong khi những những thứ vũ khí thực sự cần giấu thì lại thấy "show" như người đẹp "show hàng" trên báo.
    Cần nhớ rằng trong cuộc tranh chấp này, cuộc chiến quyền lực mềm mới là ưu tiên hàng đầu, để người Việt Nam và thế giới, kể cả dư luận Trung Quốc và ASEAN, hiểu người Việt Nam hơn, thế giới. Chứ còn đua tranh quyền lực cứng chỉ là hạ sách, khi một dân tộc đã trải qua nhiều mất mát vì chiến tranh như dân tộc Việt Nam không còn đủ kiên nhẫn để nhân nhượng nữa.
    Những cây bút sắc sảo này đi đâu rồi nhỉ? Trong khi những "thế lực thù địch" thật sự vẫn đang khua môi múa bút trong việc ly gián nội bộ chúng ta, hòng đục nước béo cò. Độc giả, trong đó có người viết thấy nhớ họ quá.
    Khi nông dân có quyền... nhờ Trung Quốc
    Một sự kiện đáng chú ý trong tuần qua là việc giới truyền thông và giới chuyên gia đồng loạt lên tiếng về xu hướng thu mua hàng nông sản ngày một nhiều của thương lại Trung Quốc.
    [​IMG]
    Nông dân ồ ạt thu gom nông sản bán sang Trung Quốc Ngay cả giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến, cũng được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.
    TS Trần Minh Quân trong bài viết mới đây trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, sau khi nói rằng, trong khi các loại hàng hóa khác đang được điều chỉnh lên xuống theo giá thị trường, thì giá các loại nông sản như rau, củ, quả, lúa, gạo, ... thường do thương lái và các nhà phân phối định giá, đã chua chát nhận xét: "Trong thời gian qua, với sự xuất hiện ồ ạt của thương nhân Trung Quốc trên đất nước Việt Nam, người nông dân lần đầu tiên mới có cơ hội được "làm giá" các sản phẩm do mình làm ra mà ít chịu sự o ép về chất lượng như trước đây khi bán cho các thương lái Việt Nam."
    Giải thích nguyên nhân của xu hướng thương lái Trung Quốc tập trung thu gom hàng nông sản Việt Nam một cách bất thường, Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần nói: "Một là có thể đang vào thời điểm phía Trung Quốc khó khăn về nguồn cung sản phẩm, bởi hiện họ thiếu rất nhiều thứ, kể cả gạo, thịt và nhiều sản phẩm khác. Mỗi khi thiếu như vậy sẽ có tác động rất lớn vì thị trường của họ tới hơn 1,3 tỷ dân, nên cần khối lượng lớn."
    Theo Cục Số liệu Quốc gia Trung Quốc, trong tháng 5.2011, giá tiêu dùng đã tăng 5,5%, cao nhất trong vòng 34 tháng qua. Trong đó, giá lương thực tăng 11,7%.
    "Các nhà nghiên cứu nông nghiệp, nhất là lịch sử kinh tế nông nghiệp trên thế giới thường nói rằng "hạt gạo không phải hạt làm giàu, nhưng là hạt chống chiến tranh, chống bạo loạn".
    Củng cố cho nhận định nói trên là một phát hiện đáng chú ý của giới chuyên gia nước ngoài, khi họ chỉ ra rằng sự kiện Thiên An Môn cách đây 22 năm đã diễn ra trong bối cảnh lạm phát ở Trung Quốc lên tới mức 5,5% sau nhiều năm.
    [​IMG]
    Ông Tần còn đi xa hơn nữa, khi lưu ý tới một khả năng khác, mà Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ. "Đó là nếu Trung Quốc cố tình làm như thế, họ sẽ gây khó khăn lớn đối với nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo các sản phẩm thực phẩm sạch cung cấp cho người dân trong nước và cả xuất khẩu", ông nhắc nhở.
    Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, áp lực nói trên đều tác động lên lạm phát của Việt Nam vô cùng lớn. Bởi nó được "điều phối" vào các thời điểm rất nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam.
    Thử hình dung khi người Việt Nam bắt đầu có chút hân hoan, dù hơi sớm, về việc tốc độ tăng lạm phát tháng giảm bớt trong tháng 6, thì tín hiệu của nửa đầu tháng 7 vừa qua là gì? Và ai dám chắc nó sẽ không tiếp tục trong các tháng sắp tới, bất chấp nỗ lực kìm hãm lạm phát của Chính phủ ở mức 17% trong quý 3, và quý 4.
    Đó là chưa nói nó sẽ vô hiệu hoá ngay quyết định nâng lương tối thiểu cho người lao động trong khu vực hành chính và doanh nghiệp, ngay khi nó chưa kịp có hiệu lực.
    Chưa nói tới khuyến cáo của các chuyên gia về "bài học Trung Quốc", khi nông sản, hay nguyên liệu của Việt Nam đã phụ thuộc vào duy nhất một thị trường của họ, thì họ trở mặt, gây khó dễ để ép giá, ngay việc họ chơi đàng hoàng cũng gây bao khốn đốn cho Việt Nam vào thời điểm này. Từ việc phá vỡ cơ cấu vùng sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, đến tình trạng "đói dài" của các cơ sở chế biến của Việt Nam, dẫn đến thất nghiệp hàng loạt.
    Nguy hiểm hơn nữa, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Việt Nam không nhất thiết bằng đồng tiền quốc tế, như USD, mà có thể bằng chính tiền VND. Không ai có thể loại bỏ thực tế là các thương nhân Trung Quốc vùng biên mậu giáp Việt Nam có thể tích trữ một lượng lớn dự trữ tiền VND, có được từ thặng dư thương mại phi chính thức.
    [​IMG]
    Theo một nguồn tin từ tháng 3.2011, số lượng tiền đồng đó có thể là 200 ngàn tỷ VND, tương đương với 10 tỷ USD. Và thương nhân Trung Quốc hoàn toàn có thể sẵn sàng sử dụng số tiền đó, nếu quả thực là nó đang nằm trong dự trữ cho thương mại để trả lại vào nền kinh tế Việt Nam. Nếu đúng vậy, đây là một cú sốc tăng cung tiền lớn.
    Với các giải pháp tình thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cách đây hai hôm đã phải có cuộc họp khẩn cấp nhằm đánh giá tình hình. Chính phủ và Quốc hội sắp tới cũng khó có thể không bàn tới nguy cơ cấp bách này. Các chuyên gia cũng sẽ còn phân tích dài dài. Trước mắt, khó có thể nói về một nhóm giải pháp khả thi nào đó.
    Nhưng về lâu dài, đó là một câu chuyện rất đáng quan tâm, nếu không nói là thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Và trước hết phải đánh giá lại vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế nói chung.
    Một phần tư thế kỷ qua, có lẽ ngoài chuyện người nông dân được cởi trói, nông nghiệp chưa hề nhận được sự đầu tư đáng kể nào. Đó là chưa nói tới việc bị chèn ép, tước đoạt nguồn lực bởi các khu vực kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ, hay bất động sản. Mặc dù, hơn 20 năm qua nó đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế.
    Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực, và đóng góp cho xuất khẩu, nền nông nghiệp giá rẻ đã giúp duy trì lợi thế cạnh tranh hàng đầu về nhân công giá rẻ của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
    Nói như Giáo sư Peter Timmer, chuyên gia hàng đầu về lịch sử nông nghiệp: "Thật vô lý khi một đất nước có truyền thống và lợi thế về nông nghiệp lại cứ mải chạy theo xu hướng công nghiệp ở trình độ thấp, và nông dân ở một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lại đa phần sống ở mức nghèo khổ."
    Và điều quan trọng hơn là phải cấu trúc lại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, khi thặng dư nông sản giá trị thấp với anh bạn láng giềng này, trong khi đó lại thâm hụt hàng công nghiệp tiêu dùng, và tiến tới cả hàng hóa tư bản, ở mức độ ngày càng lớn - điều mà giờ đây Việt Nam đang phải chịu đựng.
    Có một điều trớ trêu là với giá mà thương lái Việt Nam trả trước đây, người nông dân Việt Nam chắc chỉ dám xài hàng Tàu chất lượng thấp, nhưng giá bèo. Chắc chỉ với cách bán nông sản cho đám thương lái Trung Quốc như bây giờ, những người nông dân Việt Nam mới có đủ tiền để hưởng ứng lời kêu gọi "dùng hàng Việt Nam là yêu nước".
    Một cái kết thúc gợi nhớ lại truyện ngắn nổi tiếng "Món quà của các nhà hiền triết". Chỉ có khác là "tự nhiên muốn ... ứa nước mắt".
    Tranh cãi cá nhân trong vụ giải thưởng nhà nước
    Chiều 6/7, nhà biên kịch Phan Thanh Tú đã gửi kiến nghị lên Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về kết quả xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với cụm công trình của đạo diễn Nguyễn Thước gồm Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân @, Chất xám, với sự đồng thuận của đồng nghiệp Phan Huyền Thư.
    Nếu hai nhà biên kịch này chỉ phê phán là đạo diễn Nguyễn Thước chưa xứng đáng đưa 3 tác phẩm này để được xét phong tặng Giải thưởng Nhà nước, như lời nhận xét với báo chí sau đó, có lẽ câu chuyện không ồn ào vào đi xa như vậy. Bởi, xét cho cùng, tuy có một bộ phim là phim Sự nhọc nhằn của cát đoạt giải Bông sen Bạc, nhưng bản thân nhà đạo diễn lại chưa giành được giải cá nhân nào.
    [​IMG]
    Thế nhưng, hai nữ biên kịch đã khẳng định, Nguyễn Thước xin xét phong tặng Giải thưởng Nhà nước cho các bộ phim trên với tư cách tác giả là không đúng, vì tác giả kịch bản và lời bình mới thật sự là tác giả sáng tác của lĩnh vực văn học nghệ thuật. Và họ mới là người đoạt giải cá nhân, Phan Thanh Tú đoạt giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc với phim Sự nhọc nhằn của cát, còn Phan Huyền Thư đã nhận giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc với phim Chất xám.
    Cũng chính do cái nhầm về tiêu chí của hai nhà biên kịch này, khi từ năm 2005, đạo diễn cũng được tham gia, đã khiến đạo diễn Nguyễn Thước bức xúc. Sau khi dẫn chứng rằng đạo diễn Bùi Đình Hạc nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005, và đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007, ông đạo diễn bị "khiếu kiện" đã "phản pháo":
    "Việc các chị ấy nói tôi không phải người sáng tạo với phim là sai, vì người ta xem phim, có ai đọc kịch bản đâu. Đặc biệt là phim tài liệu, làm phim là quá trình thay đổi nhiều lần, thậm chí là nhận thức lại kịch bản. Đáng lẽ, khi nhận được giải thưởng dành cho biên kịch..., họ cũng nên cảm ơn tôi mới phải".
    Đạo diễn Nguyễn Thước còn đi xa hơn, khi bóng gió rằng kịch bản nhiều khi cũng chỉ là những ý tưởng phác thảo thôi, còn đạo diễn phải phát triển nhiều lắm.
    Người viết tìm đến nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập, người được một đồng nghiệp khác, đồng thời cũng là một đạo diễn, là bà Nguyễn Thị Việt Nga nhắc đến như một "kẻ thiệt thòi" trong câu chuyện Giải thưởng Nhà nước của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, khi vị nữ tiến sĩ này gia nhập phe "biên kịch" chống lại phe "đạo diễn".
    Ông Nguyễn Quang Lập trả lời qua điện thoại từ TP HCM:
    "Theo tôi, không nên quan niệm ai là người có vai trò số một cả. Trong quan hệ giữa biên kịch và đạo diễn trong phim nên có quan hệ bình đẳng, như mối quan hệ của biên kịch và đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu. Trên sân khấu, không ai nói vở kịch của ông đạo diễn cả, trong khi trong phim ảnh người ta luôn nói phim là của ông đạo diễn.
    Còn nói cho nhanh, ông biên kịch là ông thiết kế, còn ông đạo diễn là tổng công trình sư. Ông tổng công trình sư vất vả lắm đấy, nhưng sáng tạo của ông là trên cơ sở bản thiết kế có sẵn. Ông tổng công trình sư cũng không thể nói "ngôi nhà" là của ông, mà chủ nhà, tức là nhà sản xuất, mới có quyền nói là nhà của ông ta.
    [​IMG]
    Đạo diễn Nguyễn Thước và nhà biên kịch Phan Huyền Thư Phim là của nhà sản xuất, còn ông đạo diễn và biên kịch chỉ là những ông làm thuê, và phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.
    Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhấn mạnh tới sự vất vả, bao quát, và dấu ấn rõ nét nhất của đạo diễn, để ông ta có thể để tên mình đứng cạnh một bộ phim. Mặc dù, về bản chất, đó là tác phẩm của cả một tập thể."
    Theo thiển nghĩ của người viết, chung qui cũng là do cái bộ (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) đã ra Thông tư qui định chi tiết về tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (ra ngày 27.5.2010) chẳng rõ ràng, khiến cho các nhà đạo diễn, biên kịch đáng kính nói trên lại mang nhau ra làm khổ.
    Trong thông tư này, điều 2 (giải thích từ ngữ) có viết:
    5. Tác giả là người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình.
    6. Đồng tác giả là nhiều người bằng lao động của mình cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình.
    Thông tư đã qui định rõ như vậy về "tác giả" và "đồng tác giả", thế mà cái bộ ra thông tư này lại vẫn cho phép đạo diễn Nguyễn Thước một mình mang những tác phẩm mà mình chỉ là một trong các đồng tác giả đi nộp để được xét trao giải thưởng. Cả ba cùng mang đi có phải vui hơn, đoàn kết hơn không? Mặc dù, về giá trị vật chất, cái size chắc không hoành tráng bằng.
    Để không có cái nuối tiếc rằng "một số người trong giới còn ngạc nhiên vì từ hàng chục năm trước, đạo diễn Nguyễn Thước - biên kịch Phan Huyền Thư đã được xem là một cặp bài trùng, và kịch bản của Phan Huyền Thư dường như là cảm hứng bất tận để vị đạo diễn này làm nên những bộ phim gây tiếng vang.
    Thế nhưng, trong trường hợp này, lại có cái rắc rối khác. Nhà biên kịch Phan Thanh Tú đã nhận xét rằng "với những giải thưởng khiêm tốn như thế thật khó có thể trao giải thưởng Nhà nước cho cụm công trình này, chưa kể lại trao cho đạo diễn Nguyễn Thước".
    Thảo nào, đạo diễn Nguyễn Thước đã lẳng lặng làm hồ sơ cho riêng mình, mà không muốn gây "liên luỵ" cho hai đồng nghiệp. Kể cũng tội cái thân ông, làm phúc mang tội!
    Qua chuyện này, cũng hiểu thêm tại sao "Bọ Lập" (tên bạn bè gọi Nguyễn Quang Lập một cách thân mật) đã quyết chẳng "dây dưa" vào câu chuyện giải thưởng với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Chắc "Bọ" nghĩ trong cuộc đời này có nhiều cái đáng làm hơn là cái việc tranh cãi vô bổ, tốn hơi sức, giấy mực đó.
    Như theo dõi chặt chẽ những động thái gây hấn của Trung Quốc, và viết những bình luận, cảnh báo trên blog của mình, chẳng hạn.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giờ anh cả mới lên tiếng :

    Phát triển quan hệ với Việt Nam là ưu tiên của Nga

    Thứ sáu, 15/07/2011 10:22
    [​IMG]

    Tổng thống Nga nói việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại.

    Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh tình hữu nghị Nga-Việt ngày càng trở nên bền chặt, khẳng định việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

    Tại buổi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn sau lễ trình thư ủy nhiệm ngày 14/7, Tổng thống Medvedev nói Nga đánh giá cao vị trí và vai trò của Việt Nam ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

    Ông cũng bày tỏ hài lòng về sự hợp tác toàn diện giữa Nga và Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, an ninh.

    Tổng thống Medvedev nhờ Đại sứ Phạm Xuân Sơn chuyển tới các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam lời chào và lời chúc thành công trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

    Trước đó, Đại sứ Phạm Xuân Sơn đã trân trọng chuyển tới Tổng thống Medvedev và các nhà lãnh đạo LB Nga lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ************* ***************** và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam.

    Đại sứ bày tỏ vinh dự được nhận nhiệm vụ đầy trọng trách tại LB Nga đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời khẳng định quyết tâm làm hết sức mình để góp phần đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt, tin cậy giữa Việt Nam và Nga tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    Nguồn TTXVN/Vietnam+

  9. ThieuGiaSaigon

    ThieuGiaSaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Chuyện buồn ở nhà chị Út Tịch: Ăn nhờ ở đậu... trên quê hương
    (Dân Việt) - 36 năm sau giải phóng, Lâm Thanh Hiển và em trai Lâm Thanh Hùng vẫn sống tại quê nhà. Thế nhưng cả hai đều được coi là ở “lậu” bởi có nhà nhưng không có đất.
    >> Chuyện buồn ở nhà chị Út Tịch: Gặp lại “thằng Hiển ngọng”
    Dù đất mà hai người con chị Út Tịch ở ổn định, không ai tranh chấp đã hàng chục năm qua nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ…
    Đôi mắt u buồn, anh Hiển hồi tưởng: “Hồi đó má tui như mèo tha con đi gởi khắp nơi. Mấy chị em tui cứ sống lăn lóc như củ khoai lang thả dưới đất. Tôi không nhớ nổi mình có bao nhiêu bà nội, bà ngoại mà mình từng chịu ơn vì đã cưu mang chị em tui”.

    Anh Hiển và các con thắp hương cho chị Út Tịch.
    Tuổi thơ dữ dội
    Cùng hoàn cảnh như Hiển, Hùng cũng được gửi và phải bú nhờ hàng chục bà mẹ khác nhau cho tới lúc biết ăn giặm, ăn độn. “Tui thì được đưa đi hết nhà này tới nhà khác, nửa đêm thức dậy có người đưa xuống xuồng đi nơi khác. Một lần đang ở nhà má Năm tận Kiên Giang, ba tui ghé thăm, bồng ôm một cái, ba khóc rồi đi. Tui hỏi má Năm tại sao anh bộ đội khóc? Tui không biết đó là ba mình” - anh Hùng chùng giọng, kể.
    Chỉ tay ra dòng sông Cầu Kè đang chảy lững lờ, anh Hiển bồi hồi nhớ lại: “Ba hay bốn tuổi gì đó tui đã biết đeo cứng má “như băng đạn trên thắt lưng”, má vắng nhà là tui nhớ chịu không nổi. Lần đó, hai má con ngủ chung đến nửa đêm, má lén dậy hun tui một cái rồi nhẹ nhàng lấy đai thắt lưng, cắp súng nhảy xuống vỏ lãi.
    Tôi tỉnh dậy, chạy băng băng theo bờ kinh đón đầu. Đến cây cầu khỉ, tui nắm hai tay vào thanh cầu, thả người thòng xuống kinh. Khi vỏ lãi vừa lướt tới, tui buông tay rớt cái bịch xuống sàn vỏ lãi.
    Hai má con ôm nhau khóc suốt, rồi má dỗ dành, năn nỉ con ngủ để má đi đánh giặc, mấy hôm lại về. Ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng, mẹ ra đi vĩnh viễn không bao giờ về nữa…” - kể đến đây, đôi mắt của Hiển đỏ hoe.
    Sau khi mẹ hy sinh, anh em Hiển được gửi nhờ khắp nơi, không ai gặp mặt ai. Năm 1970, Hiển và Kim Anh được Quân khu 9 bí mật đưa ra Hà Nội. Do hai chị em đều được tổ chức đưa đi riêng rẽ nên mãi đến khi tập trung tại Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), hai người mới gặp nhau.
    Ngày 14.5.1974, Huyện đội phó Cầu Kè - anh Lâm Văn Tịch hy sinh tại quê nhà. Hiển và Kim Anh đang học ở Liên Xô không hay tin cha mất. Các người con khác ở quê nhà, gởi tứ tán các cơ sở nuôi nên cũng không biết tin cha hy sinh…
    Ở “lậu” trên quê hương
    Tháng 9.1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về. Mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.
    Năm 1977, Hiển và Hùng tiếp tục học Trường Thiếu sinh quân Quân khu 9. Rời trường, Hiển về quân khu, rồi chuyển về làm Thuế vụ tỉnh Cửu Long (cũ). Ở cơ quan này không bao lâu, Hiển chuyển tiếp về Phòng Chính trị Tỉnh đội Trà Vinh, sau đó về làm Phó ******* thị trấn Cầu Kè. Năm 2000, sau một tai nạn suýt chết, Hiển nằm viện hơn hai tháng rồi nghỉ việc.
    Tháng 9.1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về. Mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.
    Dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn rộng khoảng 2.000m2 đất ngay trước Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè (thị trấn Cầu Kè), anh Hiển kể: “Má và ba tui đều yên nghỉ nơi đây, ngày nào tui cũng có thể nhang khói. Miếng đất này, tui xin ở từ thời còn công tác ở Tỉnh đội, cất nhà ở khoảng năm 1988. Nhưng nhiều năm nay, tui vác đơn đi khắp nơi xin được cấp giấy đỏ nhưng cho đến nay không một ai trả lời, thành ra tôi coi như đang ở “lậu” trên mảnh đất này”.
    Thì ra căn nhà mà anh Hiển đang ở chỉ là nhà tạm vì đất không có chủ quyền. Thương anh túng thiếu, những người thân trong gia đình giúp vốn để anh mở 5 phòng trọ bình dân. Dãy phòng trọ này cũng là cất lậu vì đất không có giấy!
    Còn anh Lâm Thanh Hùng khoảng năm 1987 cũng về lại quê mẹ ở Tam Ngãi cất nhà sinh sống. Năm 1988, ngân sách địa phương hỗ trợ cất nhà làm nơi thờ cúng chị Út Tịch, anh Hùng là con trai út nên được các chị và anh trai “ưu tiên” cho ở căn nhà này. Cho đến nay, anh Hùng đã ở ổn định tại đây suốt 23 năm nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ.
    “Tui là người ăn nhờ ở đậu trên chính ngôi nhà của mình, vì làm đơn xin hợp thức hóa giấy tờ đất nhiều lần mà không được” - anh Hùng chua chát.
    Trao đổi với Dân Việt, ông Huỳnh Văn Giàu - Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi cho biết, đất mà anh Hùng đang ở đủ điều kiện cấp giấy, địa phương đã kiến nghị hợp thức hóa và đang chờ cấp trên xem xét. Trường hợp đất ở của anh Hiển, ông Lưu Văn Nhanh - Chánh Văn phòng UBND huyện Cầu Kè cho biết vẫn chưa thể trả lời chính xác là đất này có hợp thức hóa được hay không.
    “Vừa qua, chúng tôi đã cho thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát từng trường hợp xem ai đủ điều kiện thì hợp thức hóa. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về việc này” - ông Nhanh nói.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thương chó thì chó liếm mặt , khi nó điên dại thì cắn bậy cả chủ là chuyện thường tình ...

    Quan chức quân đội Trung Quốc cáo buộc Mỹ có tư tưởng đế quốc

    Thứ sáu, 15/07/2011 12:35
    [​IMG] Tàu sân bay USS George Washington. Ảnh: US Navy.

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cáo buộc cách hành xử của Mỹ "không khác gì của chủ nghĩa đế quốc".

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, trong một cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin, đã cáo buộc Washington có tư tưởng chủ nghĩa đế quốc.

    “Lấy tư cách là một siêu cường, Mỹ nói này nói nọ với các quốc gia khác, nhưng Washington lại không bao giờ chịu lắng nghe quan điểm của bất cứ nước nào”, ông Trần nói.

    Ngoài ra, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc còn cáo buộc “nhiều hành động và cử chỉ của giới chức Mỹ không khác gì của chủ nghĩa đế quốc”.

    Ông Trần cho rằng Hàn Quốc “chắc hẳn cũng có suy nghĩ như vậy” dù là đồng minh của Mỹ và khẳng định “hiểu rõ điều khó nói của Seoul đối với Washington”.

    Không chỉ có vậy, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc còn than phiền chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen khi cho rằng, Washington và Bắc Kinh quá câu nệ vấn đề hình thức.

    “Những sự chuẩn bị quá kỹ càng như vậy chỉ càng minh chứng cho mối quan hệ chẳng tốt đẹp gì giữa hai nước. Tôi không nghĩ Seoul và Washington sẽ phải đắn đo, suy tư nhiều vì mấy nghi thức ngoại giao như chúng tôi phải làm vừa qua nếu ông Mike Mullen đến Hàn Quốc”, ông Trần quả quyết.

    Theo Chosunilbo, những lời lẽ châm chọc của ông Trần Bỉnh Đức rõ ràng là đẩy phía Hàn Quốc rơi vào tình trạng khó xử và khiến Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin không tiện lên tiếng chỉ trích mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

    Cuối cùng, ông Kim đành phải phá vỡ bầu không khí căng thẳng bằng đề xuất Seoul và Bắc Kinh “tăng cường các cuộc tiếp xúc quân sự và đẩy mạnh hợp tác song phương”, một giới chức quốc phòng cho biết.

    Trọng Thân
    Theo Chosunilbo
  11. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc đem cái này ra dọa Mỹ , thử hỏi sau khi khai hỏa TQ còn lại cái nào không nhuể ?

    “Vệ tinh Trung Quốc có thể hỗ trợ tấn công tàu chiến Mỹ”
    (Dân trí) - Các hệ thống vệ tinh tối tân của Trung Quốc có thể giúp điều khiển các tên lửa đạn đạo bắn chìm các tàu sân bay của Mỹ ở tầm xa, trong trường hợp xảy ra chiến sự - một báo cáo, do tạp chí quân sự Anh đăng tải, khẳng định.

    [​IMG]
    Một vụ phóng vệ tinh do thám của Trung Quốc.

    Thông tin trên, sẽ được công bố trên tạp chí Journal of Strategic Studies (Nghiên cứu chiến lược) số ra tháng 10, được đưa ra vào lúc Trung Quốc chuẩn bị cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.​
    Theo báo cáo này, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc đang chuyển từ việc thu thập thông tin chiến lược sang một khả năng mới, đó là yểm trợ các chiến dịch quân sự, cụ thể là dò tìm và chấm toạ độ mục tiêu cho các tên lửa đạn đạo đối hạm.
    “Đó là ứng dụng về chiến thuật gây lo ngại nhất và lập tức nhất - dò tìm và chấm toạ độ mục tiêu cho các tên lửa đạn đạo đối hạm mà có thể nhằm vào các nhóm tàu sân bay của Mỹ”, báo cáo viết.
    “Khả năng do thám của hệ thống vệ tinh quân sự Trung Quốc đến nay gần như đã ngang bằng với hệ thống của Mỹ về khả năng chụp tọa độ tĩnh, và có thể qua mặt Mỹ trong hai năm tới”.
    Báo cáo trên Journal of Strategic Studies cũng khẳng định trong những năm gần đây, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đầu tư rất nhiều để hiện đại hóa - ngoài tàu sân bay, còn phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J20 và tên lửa Đông Phương -21D khiến Mỹ lo ngại.
    Có tin Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm tên lửa đạn đạo Đông Phương-21 D có tầm bắn 2.700 km để tấn công các mục tiêu di động, trong đó có các tàu sân bay hoạt động trên biển. Mỹ cho rằng mục tiêu của loại tên lửa này chính là các tàu sân bay Mỹ.
    Từ mấy năm qua, Trung Quốc đã cố trấn an thế giới về cái gọi là “ sự trỗi dậy hòa bình” và về chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhưng gần đây Bắc Kinh lại khiến các nước láng giêng trên Biển Đông và biển Hoa Đông lo ngại.
    Hà Khoa
    Theo Global Security Newswire, Telegraph
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này