Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6618 người đang online, trong đó có 826 thành viên. 16:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113140 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Nhật: Trung Quốc chuẩn bị thâu tóm Biển Đông

    Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 09:40 dinh tuan anh


    Theo báo "Yomiuri" (Nhật), với việc đưa tàu sân bay vào sử dụng, Trung Quốc đang định thâu tóm hoàn toàn quyền khống chế trên Biển Đông, tiến hành phong tỏa và thâm nhập sâu vào vùng biển này. Đây là mối nguy hiểm không chỉ đối với biển Đông mà còn đối với cả biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku của Nhật Bản.



    Báo "Yomiuri" cho biết ngày 8/7, báo "Thanh niên Trung Quốc" của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc - cơ sở chính trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - đã đăng bài xã luận với tựa đề “Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc trong tương lai sẽ như thế nào” của một đại tá hải quân, chuyên gia của Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân, trong đó nêu rõ: Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc hải dương, cần phải có tàu sân bay hạng trung trở lên. Nếu theo đúng qui tắc, Trung Quốc phải có ít nhất 3 tàu sân bay. Theo báo "Yomiuri", tuyên bố trên ám chỉ việc Trung Quốc sẽ đóng thêm 2 tàu sân bay nữa, ngoài tàu sân bay Varyak mua của Ucraina. Tàu sân bay do Trung Quốc bắt đầu tự đóng trong năm nay sẽ được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lý Biển Đông. Nếu hai đội tàu chiến có tàu sân bay được triển khai ở Biển Đông, một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, còn đội kia có thể tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện. Các đội tàu chiến có tàu sân bay của Trung Quốc - với sức mạnh chiến đấu áp đảo - sẽ thường trú ở Biển Đông và các nước như Philíppin sẽ không thể “động chân, động tay” được nữa. Như vậy, trên thực tế, Biển Đông sẽ trở thành “biển của Trung Quốc”.
    Nhật Bản, nước đang đối đầu với Trung Quốc về các lợi ích ở biển Hoa Đông, cũng sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Một nguồn tin nắm rõ mối quan hệ Nhật-Trung bày tỏ lo ngại rằng “khi va chạm xảy ra ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, có thể tàu sân bay của Trung Quốc sẽ xuất hiện ở khu vực này. Đây là mối đe dọa lớn”.
    Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay và tích lũy kinh nghiệm vận hành còn được cho là nhằm răn đe Mỹ trong tương lai vì Mỹ đang tăng cường can dự vào tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng “cho dù tàu sân bay của Trung Quốc được hoàn thành, trước mắt nó vẫn chưa trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ vì Trung Quốc thiếu kinh nghiệm vận hành". Báo "Sankei" của Nhật Bản dẫn lời giáo sư trường đại học quốc phòng Mỹ Bernard Cole, người có kinh nghiệm 30 năm làm sĩ quan hải quân Mỹ và là hạm trưởng tàu khu trục ở Thái Bình Dương, cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc quá yếu trước sức tấn công của quân Mỹ khi xảy ra chiến sự và sẽ trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Hải quân Trung Quốc chưa đủ tàu tiếp nhiên liệu và tàu vận tải để hỗ trợ tàu sân bay. Bản thân tàu sân bay của Trung Quốc không có khả năng phòng ngự và tấn công như tàu sân bay của Mỹ. Ngoài ra, nếu Trung Quốc đóng nhiều tàu sân bay, nguồn tài nguyên để đóng các tàu chiến khác sẽ giảm đi.
    Các chuyên gia quân sự khác của Mỹ cũng chỉ rõ rằng tàu sân bay Varyak của Trung Quốc không có rađa giống như rađa E2 và cũng không có loại máy EA phòng chống rađa địch như của Mỹ. Máy bay “Tiêm kích J-15” của Trung Quốc cũng không thể so với máy bay Mỹ về tốc độ, cự ly bay và vũ khí được trang bị, trong khi các tàu hộ tống và tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Varyak cũng yếu hơn.
    Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia Mỹ nhấn mạnh đến uy lực trong thời bình của tàu sân bay Trung Quốc. Một chuyên gia về Trung Quốc từng là quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng năng lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc đối phó với tàu sân bay Trung Quốc khi xảy ra chiến sự là rất cao, nhưng để tấn công và vô hiệu hóa tàu sân bay của Trung Quốc thì không phải dễ mà phải triển khai trước một lực lượng chiến đấu đặc biệt tại những vị trí xác định. Ngoài ra, tàu sân bay vào thời bình có hiệu quả vô cùng lớn trong việc phô trương sức mạnh và uy tín với người dân. Do đó, cần coi trọng sức mạnh mà tàu sân bay tạo ra cho toàn bộ chiến lược hải dương của Trung Quốc. Một chuyên gia cảnh báo: "Tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa thực sự sau 10-20 năm nữa”. Với việc triển khai tàu sân bay, hải quân Trung Quốc còn nhằm tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang hợp tác với Mianma, Xri Lanca, Pakixtan và bắt đầu xây dựng các cảng quân sự.

    Theo Yomiuri


    Mỹ Anh (gt)
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chỉ lệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

    Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 09:11 dinh tuan anh


    Tình hình tranh chấp Biển Đông đã đặt các quyết sách cấp cao của Trung Quốc trước cuộc khảo nghiệm mới kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông” do Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đệ trình.



    1. Tăng cường công tác trên các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.
    2. Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.
    3. Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước.
    4. Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.
    Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạp chí "Tranh Minh" cho biết vào ngày 10/6 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó *************, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình làm tổ trưởng; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm tổ phó. Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên - nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - và ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc biệt. Tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông nằm dưới quyền phụ trách trực tiếp của Thường vụ Bộ Chính trị, với các chức trách và nhiệm vụ như sau:
    1. Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ.
    2. Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.
    3. Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.
    4. Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông.



    Theo “Tranh Minh” Hồng Kông số tháng 7/2011

    Mỹ Anh (gt)
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o
  4. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Thật không hổ danh "Ngôi sao hạm đội 7". Mỗi cái là chi phí tốn kém.
  5. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0

    Chiến lược của Tàu hiện nay chính là chúng đang thực hiện theo kế sách "tằm ăn dâu" của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cụ nói không sợ giặc đến ào ào như lửa, giặc đến từ từ, mưa dầm thấm lâu mới là nguy cơ thua nhất.
    Cho nên có thể nói chiến lược của Tàu với Việt nam hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, không thể thờ ơ thêm chút nào nữa.
    Cứ nhìn lại quá trình gặm nhấm Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong suốt 60 năm qua thì thấy đó là một chiến lược thống nhất và cực kỳ có tính toán. Điều nguy hiểm hơn là rất nhiều người Việt vẫn còn "mơ màng" vào cái gọi là 16 chữ vàng, 4 tốt... hay "hữu nghị". Tức là không thấy được bản chất của kẻ thù của dân tộc.
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Ước gì Việt Nam mình có vài chiếc nhỉ. Đẹp quá đi.:((
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên
    Cập nhật lúc :2:45 PM, 15/07/2011
    50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.

    Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

    Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

    Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

    Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

    Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

    Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

    Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.
    [​IMG]Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?
    Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

    Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

    Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

    Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

    Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

    Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

    Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

    Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

    Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

    Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

    Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

    Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

    Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

    Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

    Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Miệng thì nói 16 chử vàng gì đó đó.......Tâm địa nham hiểm khôn lường. Nó cân đo đong đếm mối lợi từ Triều Tiên. Chó Khựa bẩn thỉu.
  10. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    "...Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả!..."
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này