1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5220 người đang online, trong đó có 442 thành viên. 09:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113423 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. superstock

    superstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thằng Nga này mà tin tưởng cái gì, nó cũng toan tính vì lợi ích cho chính nó thôi. Năm 88 chó khựa đánh mình cuớp đảo ở Trường Sa, Hạm đội nó đóng ở Cam Ranh có ra giúp mình không, lúc đó giữa 2 nước lại có cả hiệp ước liên minh quân sự thế mà nó đứng nhìn mình bị đập te tua, 64 chiến sĩ hy sinh & mất tích. Thằng này cũng ba phải, không chơi được. Hãy xem thằng Mỹ, đồng minh nó bị đánh là nó cùng mấy nước đồng minh khác nhảy vào đập tới bến. Những quốc gia mà chúng ta hay rêu rao là đế quốc, là tư bản lại là những quốc gia tôn trọng tình hữu nghị & luật pháp quốc tế. còn những quốc gia mà chúng ta gọi là anh cả, láng giềng tốt, thằng thì cắn trộm, thằng thì chỉ biết có mình, bỏ mặc em út. Toàn bọn chóa [r23)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn về ngoại giao?

    Thứ sáu, 08 Tháng 7 2011 00:00 dinh tuan anh


    Tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông đăng bài của nhà nghiên cứu Hồ Lập cho rằng trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời" đã không còn đủ khả năng để ứng phó với các mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc.


    Dẫn lời của Giáo sư Vương Kiện Vĩ, Chủ nhiệm khoa Chính quyền và Hành chính thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ma Cao, tác giả dự đoán lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Vì thế, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Với những gì diễn ra vừa qua có thể các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn.
    Vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo: Điều chỉnh sách lược ngoại giao như thế nào
    Sách lược "giấu mình chờ thời" được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược "giấu mình chờ thời".
    Giáo sư Vương Kiện Vĩ chỉ rõ: Sách lược "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình đã giúp Trung Quốc thành công trong việc gia nhập cộng đồng quốc tế do phương Tây làm chủ đạo, đồng thời dọn đường cho Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng. Sách lược ngoại giao thời Hồ Cẩm Đào tuy có thêm một số khái niệm mới như “thế giới hài hòa”, nhưng về tổng thể, mang tính kế thừa nhiều hơn là thay đổi và ít có tính tạo lập về mặt lý luận.
    Tuy nhiên, trong một số vấn đề cụ thể, Hồ Cẩm Đào vẫn có những nét khác so với thời Giang Trạch Dân. Ví dụ: Hồ Cẩm Đào đã tương đối thành công trong chính sách đối với Đài Loan, thay đổi được cách làm cứng rắn, muốn thành công nhanh, thiên về cái lợi gần và định rõ thời gian biểu trước đây; trong quan hệ với Nhật Bản, nếu thời Giang Trạch Dân nhấn mạnh nhiều hơn tới vấn đề lịch sử, thời Hồ Cẩm Đào lại nhấn mạnh nhiều hơn tới sự vỗ về, hướng về phía trước và không đặt hy vọng vào việc giáo huấn Nhật Bản. Ngoài ra, trong việc ứng phó với vấn đề Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), Trung Quốc cũng đã thực thi các biện pháp khác nhau. Tất cả cho thấy đã có một số thay đổi xảy ra (trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc).
    Cho dù về đại thể Hồ Cẩm Đào vẫn tuân thủ phương châm "giấu mình chờ thời", nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc lại là một sự thực rõ ràng và qua sự miêu tả của phương Tây, ba luận thuyết về sách lược ngoại giao của Trung Quốc đã xuất hiện, gồm “thuyết Trung Quốc cứng rắn”, “thuyết Trung Quốc ngạo mạn” và “thuyết Trung Quốc tất thắng”. Liên quan tới vấn đề này, trong buổi họp báo thuộc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng tới bất cứ quốc gia nào, cho dù trở thành nước phát triển, Trung Quốc cũng vẫn không xưng bá.
    Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, ba luận thuyết nêu trên ngoài việc phục vụ cho mục đích tuyên truyền của phương Tây, cũng phản ánh thực tế là trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, Trung Quốc cần phải có tư tưởng chiến lược mới và khung lý luận mới về ngoại giao. Cục diện và môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã quá khác nhau, nên việc Trung Quốc điều chỉnh sách lược ngoại giao thế nào là một vấn đề mới phải đối mặt. Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục "giấu mình chờ thời" hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.
    "Giấu mình chờ thời" đã không còn hợp thời
    Sự xuất hiện của ba luận thuyết trên đều có liên quan tới những động thái mạnh mẽ của Trung Quốc trong các vấn đề như Mỹ - Hàn diễn tập quân sự ở Hoàng Hải, biến đổi khí hậu, đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) cũng như việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, thử nghiệm tiêu diệt vệ tinh bằng tên lửa… Có lẽ vì thế, Giáo sư Vương Kiện Vĩ đã thẳng thắn nói rằng lý luận và hành vi ngoại giao của Trung Quốc đang tách rời nhau, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ thế giới bên ngoài. Sau khi phản ứng này dội tới Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ phải xem xét lại những gì đã xảy ra và có sự điều chỉnh. Do đó, ngoại giao Trung Quốc hiện đang trong trạng thái “chưa thay đổi, nhưng sắp thay đổi”. Một số thay đổi cụ thể của Hồ Cẩm Đào về cách làm ngoại giao cho thấy chiến lược dưới thời của Tập Cận Bình sẽ là “kiên trì giấu mình chờ thời, tích cực đóng góp”, trong đó hai chữ “tích cực” thể hiện sự chuyển biến theo thời cuộc.
    Sở dĩ Trung Quốc nhiều năm kiên trì "giấu mình chờ thời" là do Trung Quốc theo đuổi trỗi dậy hòa bình. Nhưng thế giới bên ngoài có lúc cho rằng việc Trung Quốc "giấu mình chờ thời" thực ra chỉ là kế sách tạm thời, thậm chí còn nói đó là “mối nguy hiểm tiềm tàng”. Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, "giấu mình chờ thời" đã không có nhiều tác dụng tích cực đối với việc Trung Quốc tuyên bố thực thi chính sách ngoại giao hòa bình. Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng thực lực của một quốc gia sẽ quyết định chính sách của nước ấy. Khi Trung Quốc còn yếu, việc thực thi sách lược "giấu mình chờ thời" còn có thể lý giải được, nhưng khi thực lực của Trung Quốc đã đạt tới trình độ nhất định thì việc tiếp tục duy trì sách lược "giấu mình chờ thời" là lỗi thời. Có thể nói sách lược "giấu mình chờ thời" cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
    Vì vậy, nếu như sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục được tăng cường, sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ không thể né tránh việc đưa ra quan niệm ngoại giao mới. Vì cùng với sự trỗi dậy, phạm vi lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi sẽ không ngừng mở rộng và sẽ bao phủ toàn cầu. Nếu Tập Cận Bình giống như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào hoạt động trong khung (sách lược "giấu mình chờ thời") của Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo này sẽ gặp nhiều khó khăn.
    Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Rốt cuộc, cùng với sự nâng lên về địa vị quốc tế của Trung Quốc, kỳ vọng của nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đối với đất nước sẽ tăng theo, đồng thời những lời kêu gọi Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế lớn hơn cũng sẽ không ngừng tăng lên.
    Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho biết so với 20 năm, 30 năm trước, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, nhưng ngoại giao của Trung Quốc lại dường như không trở nên chủ động hơn, ngược lại có ngày càng bị động và khó khăn. Do đó, việc Trung Quốc phải làm thế nào để chuyển hóa sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thành sức ảnh hưởng về ngoại giao, quyền phát ngôn trong quan hệ với thế giới và năng lực hình thành luật chơi quốc tế, là vấn đề cần phải suy nghĩ.
    Giáo sư Vương Kiện Vĩ dự đoán sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Điều chỉnh này sẽ như thế nào? Xem xét những gì diễn ra vừa qua, có thể nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn, thái độ của nhà lãnh đạo mới đối với các vấn đề như phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ rõ ràng hơn so với thế hệ lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào.

    Theo Tạp chí Tham khảo Nước ngoài

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Điều gì đang thực sự xảy ra trên Biển Đông?

    Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 09:28



    Tờ Japan Times số ra gần đây đăng bài viết “South China Sea: making sense of nonsense” của Mark Valencia, chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu nghiên cứu sinh cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây về tranh chấp Biển Đông. Bài viết tìm hiểu và phân tích những lý do vì sao nội bộ Trung Quốc hiện nay lại có những tín hiệu, hành động mâu thuẫn và thiếu nhất quán trong vấn đề Biển Đông.

    [​IMG]
    Sau một loạt các vụ gây hấn liên quan tới các tàu tuần tra của Trung Quốc và các tuyên bố chính thức sau đó, nhiều nhà phân tích đang cố gắng luận giải điều gì đang thực sự diễn ra ở Biển Đông.
    Các câu hỏi cụ thể hơn là: Vì sao các phái khác nhau trong Chính phủ Trung Quốc lại phát đi các tín hiệu khác nhau và gây rắc rối cho các nhà lãnh đạo của họ, làm suy yếu nỗ lực “tấn công lôi kéo” được xây dựng một cách thận trọng và tương đối thành công của Trung Quốc đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tạo thuận lợi cho chiến lược của Mỹ nhằm thuyết phục các nước ASEAN rằng họ cần sự bảo vệ của Mỹ trước một Trung Quốc đang bắt nạt các nước này. Ở Trung Quốc, liệu “con tàu chính trị” đã rời ga và vì vậy, có phải các quốc gia ASEAN chỉ đang thay đổi ghế hoặc toa tàu trên chuyến tàu này hay không?
    Chúng ta không chỉ đề cập ở đây về hành vi vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đã được nhất trí một cách chính thức mà còn về hành vi mâu thuẫn với những lời nói của các nhà lãnh đạo thông qua các hành động được lập trình sai thời điểm. Khi Tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Xinhgapo ngày 3/6 rằng “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông” và rằng “Trung Quốc tuân thủ DOC”, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin vào ngày 26/5, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trên thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã bị một tàu tuần tra của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn.
    Ngay sau sự cố đó, Trung Quốc đã cử hai phó chủ tịch của Quân ủy Trung ương tới Đông Nam Á để cố gắng tái khẳng định với các nước tuyên bố chủ quyền khác của ASEAN. Tuy nhiên, sự cố tương tự thứ hai đã xảy ra vào ngày 9/6, chỉ 2 tuần sau đó.
    Trước đó, ngày 4/3, Philíppin đã phản đối sự cố ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong), theo đó hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã dọa đâm thủng một tàu thăm dò của Philíppin.
    Sau chuyến thăm của Tướng Lương tới Manila , các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã quấy rối các binh sĩ của Lực lượng Vũ trang Philíppin gần các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.
    Trung Quốc đã đáp lại sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và Philíppin rằng bất cứ hoạt động thăm dò nào ở khu vực Trường Sa mà không có sự đồng ý của nước này đều vi phạm quyền thực thi pháp lý và chủ quyền của nước này. Mối liên hệ thực sự giữa quan điểm cứng nhắc và có ảnh hưởng lớn của Trung Quốc với sự thi hành pháp lý của nước này đã gây lo lắng cho các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền ở khu vực này và thu hút sự chú ý của Mỹ. Các tranh chấp này và các sự cố như vậy không có gì mới nhưng vì sao chúng lại đang xảy ra tại thời điểm hiện nay và vì sao Trung Quốc lại đang phát đi các tín hiệu rất mâu thuẫn?
    Bất chấp những tuyên bố hoa mỹ của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN thực sự đang cảnh giác và hướng tới Mỹ để tìm sự ủng hộ và hỗ trợ. Mỹ, nước đang đối đầu với Trung Quốc và can dự vào vấn đề này thông qua phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội tháng 7/2010, rất vui lòng để giúp đỡ, ít nhất là bằng lời nói và các tín hiệu mà các lực lượng quân sự hiểu được.
    Điều trớ trêu lớn nhất đó là những lời nói và tín hiệu này không cần cho Trung Quốc. Vấn đề của nước này với Mỹ và ngược lại liên quan tới các hoạt động thu thập tin tức tình báo của các tàu và máy bay quân sự Mỹ như EP-3, Impeccable, Victorious và Bowditch ở khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình chứ không phải các tuyên bố chủ quyền đầy mâu thuẫn đối với các hòn đảo hay không gian trên biển. Những điều này chỉ có thể được kết nối trong kịch bản xấu nhất đó là: Trung Quốc đã quyết định rằng nước này không nhất trí với nhiều nội dung trong Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển mà nước này đã phê chuẩn, và với luật pháp quốc tế mà các cường quốc phương Tây xây dựng và áp đặt lên Trung Quốc khi nước này còn yếu, và rằng hiện nay, nước này sẽ chỉnh sửa lại hệ thống luật pháp quốc tế.
    Nói cách khác, Trung Quốc thực sự nghiêm túc về tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với tất cả vùng biển và tài nguyên của Biển Đông và nước này sẽ quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ được áp đặt tại đó.
    Đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫn tới chiến tranh. Mặt khác, Trung Quốc có thể tuyên bố phần lớn những gì nước này muốn bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế hiện hành và Công ước của LHQ về Luật biển. Nước này có thể đòi hỏi các đặc tính này và đối với các hòn đảo hợp pháp, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý cho mỗi hòn đảo này. Tất nhiên, nước này sẽ phải thương lượng về biên giới với các nước tuyên bố chủ quyền khác.
    Tuy nhiên, đó là tình hình hiện nay và vị thế pháp lý của Trung Quốc hiện rất yếu. Khu vực được tuyên bố chủ quyền sẽ gần giống với khu vực nằm trong đường 9 đoạn và luận cứ này sẽ là hợp pháp – được ủng hộ bởi công ước trên.
    Liên quan tới các vấn đề hàng hải với Mỹ, Oasinhtơn vẫn chưa phê chuẩn công ước trên và có rất ít tính hợp pháp trong việc tranh luận hoặc diễn giải trên cơ sở công ước này. Mỹ sẽ bị nhiều người coi là “kẻ bắt nạt” nếu nước này cố gắng áp đặt cách hiểu của mình đối với thế giới.
    Vấn đề hóc búa đó là Trung Quốc có các chuyên gia am hiểu Luật biển, những người hiểu rõ về cơ hội này, nhưng có vẻ như Trung Quốc vẫn tránh sử dụng phương án đó.
    Có thể chiến lược và chiến thuật của Mỹ khiến một phần ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc tức giận. Có thể họ đã kết luận trên cơ sở cái mà họ cho là chính sách “kiềm chế” của Mỹ và các hoạt động thu thập thông tin tích cực và không ngừng của các tàu và máy bay tình báo công nghệ cao của Mỹ rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi. Trong kịch bản này, Trung Quốc cảm thấy nước này cần phải bảo vệ điểm yếu của mình và mở rộng “khu vực” phòng vệ của nước này càng xa về phía Nam và theo hướng biển càng tốt.
    Tất nhiên, đây là hành động “rút phép thông công” đối với Mỹ, nhất là hải quân nước này. Trong trường hợp này, DOC hay thậm chí là một công ước có rất ít tác dụng. Chúng ta hãy cùng hy vọng rằng cách giải thích chính xác sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Một khả năng đó là sự rối loạn và thiếu sự phối hợp giữa các quan chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại và quân đội, nhất là Lực lượng Hải quân của PLA. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc chính sách ngoại giao của Trung Quốc về vấn đề này đang bị xáo trộn hoặc bị thay đổi và Hải quân PLA đang nổi lên như một đối tượng xác định xu hướng và người phát ngôn chính thức.
    Cần nhớ rằng khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc hồi tháng 1/2011, quân đội nước này đã thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình và có vẻ như ban lãnh đạo dân sự của nước này đã bị bất ngờ trước hành động trên.
    Nếu quân đội thỉnh thoảng hành động một cách độc lập với ban lãnh đạo dân sự, điều này có thể lý giải cho sự khác biệt trong lời nói của các quan chức Trung Quốc và các hành động của Hải quân PLA. Tuy nhiên, điều này sẽ thực sự gây lo ngại.
    Trong bất cứ trường hợp nào, tình hình có thể sẽ xấu đi trước khi có thể cải thiện trở lại. Có thêm nhiều cuộc điều tra và khoan thăm dò được lên kế hoạch ở các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Việt Nam tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật và kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề này. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hiếm thấy đã nổ ra ở Hà Nội và Manila . Tại thời điểm này, tất cả những gì có thể nói đó là cần sẵn sàng cho một sự bất ngờ có thể xảy ra.

    Theo Japan Times
  4. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Có thật không hả bác? Cho xin cái link nào chính thống đi. Em chỉ tin báo chí VN thôi
  5. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    ===================================


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  6. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Australia lo sợ thời điểm chiến tranh đang đến gần là hoàn toàn có cơ sở khi Tung của đang cố gắng lấy số má,ảo tưởng mình sẽ là cường quốc số 1 thế giới + tâm địa phát xít,bành trướng của giới lãnh đạo BK.
    E rằng CT thế giới lần 3 đang đến rất gần,mọi người chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cầm súng cùng nhân loại yêu hòa bình xóa sổ bọn phát xít bành trướng BK khỏi bản đồ thế giới.[r37)][r37)][r37)]
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Singapore: Tình hình Biển Đông sẽ không có thay đổi căn bản

    Thứ năm, 14 Tháng 7 2011 14:34 dinh tuan anh


    Theo tờ "Liên hợp Buổi sáng" của Xinh-ga-po ngày 12/7, nhiều năm nay, vấn đề Biển Đông luôn “quấy rầy” Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin. Một tháng qua, Mỹ lần lượt tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với Philíppin, Nhật Bản… ở khu vực gần Biển Đông. Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang được cả thế giới quan tâm chú ý. Cùng với sự can dự của Mỹ, tình hình xem ra ngày càng nan giải.


    Tuy nhiên, theo Giáo sư-Tiến sĩ Hoàng Tịnh - thuộc Học viện Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Xinhgapo - cho dù các bên lớn tiếng tuyên bố và tỏ thái độ cứng rắn, nhưng tranh cãi vẫn chỉ là tranh cãi và không có nhiều khả năng xảy ra xung đột lớn vì xung đột quyết liệt chưa hẳn phù hợp với lợi ích của bất cứ nước nào. Giáo sư Hoàng Tịnh cũng tin rằng tình hình Biển Đông cuối cùng sẽ không có bất cứ sự thay đổi căn bản nào và trước mắt sẽ chưa được làm sáng tỏ.
    Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Diễn đàn Toàn cầu Tương lai Trung Quốc tổ chức ở Xinhgapo ngày 11/7, Giáo sư Hoàng Tịnh - cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á và Toàn cầu hóa - nói rằng nếu muốn tình hình Biển Đông có sự thay đổi căn bản thì phải có ba điều kiện: Thứ nhất, Trung Quốc bất ngờ suy yếu, không thể không đưa ra một thỏa hiệp nào đó. Thứ hai, các nước Đông Nam Á có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc đoàn kết nhất trí chống lại Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ cứng rắn can dự, đứng về một phía, khiến Trung Quốc không thể không thỏa hiệp. Tuy nhiên, xem xét sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và việc các nước Đông Nam Á tồn tại không ít bất đồng, khả năng xuất hiện ba điều kiện trên là rất thấp.
    Giáo sư Hoàng Tịnh chỉ rõ Mỹ tuy rất muốn cân bằng sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng đối với Mỹ, Biển Đông phần nhiều là quân bài để mặc cả. Là hai nước lớn toàn cầu, khi xử lý quan hệ song phương, Mỹ và Trung Quốc nhất định sẽ hướng tới toàn cầu, tuyệt đối không đặt toàn bộ các quân bài ở Biển Đông, vì Biển Đông mà đối địch với nhau. Việc này được thể hiện qua các phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell. Tháng trước, hai nhân vật này đã lần lượt bày tỏ rằng Mỹ chỉ muốn Biển Đông hòa bình, tình hình ổn định và không muốn ủng hộ bất cứ bên nào.
    Xuất phát từ quan điểm “dĩ hòa vi quý” và “tình hình Biển Đông sẽ không có thay đổi căn bản”, Giáo sư Hoàng Tịnh tin rằng việc các bên đàm phán hòa bình là con đường duy nhất và tốt nhất để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Tịnh cũng tin rằng lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông “sẽ không có bất cứ sự lùi bước nào” và vấn đề Biển Đông cũng “không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một hai ngày, qua một hai hội nghị”.

    Theo Liên hợp buổi sáng
  8. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Đức: Trung Quốc tự tin quá mức ở Biển Đông

    Thứ ba, 12 Tháng 7 2011 11:18



    Bài viết của Till Fähnders đăng trên Thời báo Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 11/7 bình luận về thái độ trịnh thượng, ngang ngược quá mức của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Và theo tác giả, thái độ như vậy của Trung Quốc là rất đáng lo ngại vì nó tạo xu hướng đối đầu thay vì giải quyết căng thẳng hiện nay.

    [​IMG]
    Nếu một nhà ngoại giao bị nước chủ nhà cho là “có thái độ bất lịch sự” chắc phải làm một việc gì đó nghiêm trọng. Người ta chỉ phỏng đoán như vậy vì không biết là ông Li, Bí thư thứ nhất ĐSQ TQ ở Manila nói gì và nói với thái độ như thế nào với người tiếp chuyện ở BNG/PLP. Chỉ biết câu chuyện xung quanh những vụ gây hấn của TQ ở vùng biển mà cả TQ và PLP đều yêu cầu chủ quyền và sau buổi gặp đó BNG/PLP đã có công hàm phản đối và đưa Li vào diện không được hoan nghênh ở các buổi gặp gỡ song phương tại BNG/PLP.
    Câu chuyện cho thấy những căng thẳng gần đây ở Biển đông, nơi mà ngày càng nhiều những vụ xung đột giữa tầu TQ với các tầu của VN và các nước lân cận. Các nước phản ứng về thái độ hiếu chiến của các tầu ngư chính và tuần dương của TQ. Ngày 8/7, NT/PLP đã sang Bắc Kinh trao đổi về việc này cũng như để chuẩn bị cho chuyến thăm TQ của TTh Aquino.
    Những yêu sách chủ quyền của TQ không chỉ nhằm vào Việt Nam hay PLP mà còn cả với Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng như với NB và nhiều nước khác. Ở khu vực CÁ - TBD việc này còn thách thức sức mạnh của siêu cường của Mỹ vốn đã được khẳng định ở khu vực này.
    Thực ra những tranh chấp này đã có từ nhiều thập kỷ nhưng nay TQ thực thi nó với thế mạnh mới với tư cách là một cường quốc kinh tế đang lên. TQ cần dầu lửa và khí đốt, cần đường giao thương hàng hải. Yêu cầu của TQ thì các nước đều đã biết, nhưng thái độ trịch thượng như những ngày qua làm nhiều nước lo ngại, vì liên tục xẩy ra các cuộc tấn công của TQ nhằm vào tầu các nước lân cận. Tầu TQ đã bắn vào tầu PLP đang thăm dò địa chấn cũng như đang đánh bắt cá; trong trường hợp khác TQ còn sử dụng cả máy bay trực thăng vũ trang. Với Việt Nam thì TQ không chỉ tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa mà cả ở Hoàng Sa. Tầu ngư chính TQ bắt giữ tầu cá và ngư phủ Việt Nam, cản trở hoạt động của tầu thăm dò nghiên cứu của Việt Nam, cắt cáp. Những hành động này đã gây nên làn sóng phản đối TQ ở Việt Nam. Việt Nam và Mỹ đã có một việc làm không bình thường là ra tuyên bố chung phản đối việc sử dụng bạo lực cũng như ủng hộ việc thông thương hàng hải ở Biển Đông.
    Nguyên nhân những căng thẳng ở khu vực này nằm ở quy chế pháp lý không rõ ràng của khu vực Biển Đông. Theo Công ước Luật biển 1982 thì các nước ven biển có quyền đối với khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, nhiều nước đã đăng ký tại LHQ yêu sách của mình vượt ra ngoài phạm vi này. TQ cũng đưa ra yêu sách của mình nhưng không có giải thích gì cụ thể về khu vực rộng lớn mà họ coi là thuộc khu vực ảnh hưởng của họ. Sau đó họ thông báo với Mỹ trong một cuộc tiếp xúc ở Bắc Kinh đó là “lợi ích cốt lõi” của TQ; đến nay lợi ích cốt lõi của TQ chỉ mới bao hàm vấn đề ĐL và Tây Tạng. Đáp lại phía Mỹ tuyên bố trong chuyến thăm và tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội của NT Clinton là phía Mỹ coi tự do giao thương hàng hải ở khu vực này nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Sau tuyên bố này của bà Clinton, NT/TQ đã giận dữ rời khỏi Hội nghị. Bắc Kinh đặc biệt bực mình vì Mỹ và các nước láng giềng muốn “quốc tế hóa” vấn đề này, trong khi họ chỉ muốn giải quyết song phương. Nhưng dần dần giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận ra là thái độ trịch thượng quá mức như vừa qua cũng không phục vụ cho lợi ích của họ vì các nước láng giềng vì lo ngại trước thái độ này của Bắc Kinh đã tìm đến sự bảo trợ mạnh mẽ hơn của Mỹ. Cũng chính vì những phản ứng từ bên ngoài nên ngay chính giới TQ cũng không nhắc lại đến “lợi ích cốt lõi” của họ ở Biển Đông nữa, quân đội TQ cử các đoàn sang các nước láng giềng; BTQP/TQ có bài phát biểu quan trọng ở Singapore. Mới đây nhất dường như nước này lại cho thấy muốn giải quyết vấn đề bằng các biện pháp cứng rắn. Đối với một cường quốc khu vực và tương lai là một sức mạnh đáng kể ở châu Á thì dường như thái độ và cách ứng xử này rất đáng lo ngại vì nó không chỉ không giải quyết được căng thẳng hiện nay mà còn tạo cơ hội cho xu hướng đối đầu ở châu Á.

    Theo Thời báo Frankfurt (FAZ)
  10. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay TTK ASEAN thằng cha người Thái Lan tuyên bố ASEAN sẽ không can thiệp vào Biển Đông (Dân trí)
    Thế có chết không? Dường như các nước trong khối vẫn chưa ý thức được vai trò của Việt nam và mối đe dọa của Trung quốc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này