Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7776 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 14:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113130 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Có thật không hả bác? Cho xin cái link nào chính thống đi. Em chỉ tin báo chí VN thôi
  2. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    ===================================


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  3. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Australia lo sợ thời điểm chiến tranh đang đến gần là hoàn toàn có cơ sở khi Tung của đang cố gắng lấy số má,ảo tưởng mình sẽ là cường quốc số 1 thế giới + tâm địa phát xít,bành trướng của giới lãnh đạo BK.
    E rằng CT thế giới lần 3 đang đến rất gần,mọi người chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cầm súng cùng nhân loại yêu hòa bình xóa sổ bọn phát xít bành trướng BK khỏi bản đồ thế giới.[r37)][r37)][r37)]
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Singapore: Tình hình Biển Đông sẽ không có thay đổi căn bản

    Thứ năm, 14 Tháng 7 2011 14:34 dinh tuan anh


    Theo tờ "Liên hợp Buổi sáng" của Xinh-ga-po ngày 12/7, nhiều năm nay, vấn đề Biển Đông luôn “quấy rầy” Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin. Một tháng qua, Mỹ lần lượt tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với Philíppin, Nhật Bản… ở khu vực gần Biển Đông. Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang được cả thế giới quan tâm chú ý. Cùng với sự can dự của Mỹ, tình hình xem ra ngày càng nan giải.


    Tuy nhiên, theo Giáo sư-Tiến sĩ Hoàng Tịnh - thuộc Học viện Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Xinhgapo - cho dù các bên lớn tiếng tuyên bố và tỏ thái độ cứng rắn, nhưng tranh cãi vẫn chỉ là tranh cãi và không có nhiều khả năng xảy ra xung đột lớn vì xung đột quyết liệt chưa hẳn phù hợp với lợi ích của bất cứ nước nào. Giáo sư Hoàng Tịnh cũng tin rằng tình hình Biển Đông cuối cùng sẽ không có bất cứ sự thay đổi căn bản nào và trước mắt sẽ chưa được làm sáng tỏ.
    Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Diễn đàn Toàn cầu Tương lai Trung Quốc tổ chức ở Xinhgapo ngày 11/7, Giáo sư Hoàng Tịnh - cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á và Toàn cầu hóa - nói rằng nếu muốn tình hình Biển Đông có sự thay đổi căn bản thì phải có ba điều kiện: Thứ nhất, Trung Quốc bất ngờ suy yếu, không thể không đưa ra một thỏa hiệp nào đó. Thứ hai, các nước Đông Nam Á có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc đoàn kết nhất trí chống lại Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ cứng rắn can dự, đứng về một phía, khiến Trung Quốc không thể không thỏa hiệp. Tuy nhiên, xem xét sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và việc các nước Đông Nam Á tồn tại không ít bất đồng, khả năng xuất hiện ba điều kiện trên là rất thấp.
    Giáo sư Hoàng Tịnh chỉ rõ Mỹ tuy rất muốn cân bằng sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng đối với Mỹ, Biển Đông phần nhiều là quân bài để mặc cả. Là hai nước lớn toàn cầu, khi xử lý quan hệ song phương, Mỹ và Trung Quốc nhất định sẽ hướng tới toàn cầu, tuyệt đối không đặt toàn bộ các quân bài ở Biển Đông, vì Biển Đông mà đối địch với nhau. Việc này được thể hiện qua các phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell. Tháng trước, hai nhân vật này đã lần lượt bày tỏ rằng Mỹ chỉ muốn Biển Đông hòa bình, tình hình ổn định và không muốn ủng hộ bất cứ bên nào.
    Xuất phát từ quan điểm “dĩ hòa vi quý” và “tình hình Biển Đông sẽ không có thay đổi căn bản”, Giáo sư Hoàng Tịnh tin rằng việc các bên đàm phán hòa bình là con đường duy nhất và tốt nhất để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Tịnh cũng tin rằng lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông “sẽ không có bất cứ sự lùi bước nào” và vấn đề Biển Đông cũng “không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một hai ngày, qua một hai hội nghị”.

    Theo Liên hợp buổi sáng
  5. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Đức: Trung Quốc tự tin quá mức ở Biển Đông

    Thứ ba, 12 Tháng 7 2011 11:18



    Bài viết của Till Fähnders đăng trên Thời báo Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 11/7 bình luận về thái độ trịnh thượng, ngang ngược quá mức của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Và theo tác giả, thái độ như vậy của Trung Quốc là rất đáng lo ngại vì nó tạo xu hướng đối đầu thay vì giải quyết căng thẳng hiện nay.

    [​IMG]
    Nếu một nhà ngoại giao bị nước chủ nhà cho là “có thái độ bất lịch sự” chắc phải làm một việc gì đó nghiêm trọng. Người ta chỉ phỏng đoán như vậy vì không biết là ông Li, Bí thư thứ nhất ĐSQ TQ ở Manila nói gì và nói với thái độ như thế nào với người tiếp chuyện ở BNG/PLP. Chỉ biết câu chuyện xung quanh những vụ gây hấn của TQ ở vùng biển mà cả TQ và PLP đều yêu cầu chủ quyền và sau buổi gặp đó BNG/PLP đã có công hàm phản đối và đưa Li vào diện không được hoan nghênh ở các buổi gặp gỡ song phương tại BNG/PLP.
    Câu chuyện cho thấy những căng thẳng gần đây ở Biển đông, nơi mà ngày càng nhiều những vụ xung đột giữa tầu TQ với các tầu của VN và các nước lân cận. Các nước phản ứng về thái độ hiếu chiến của các tầu ngư chính và tuần dương của TQ. Ngày 8/7, NT/PLP đã sang Bắc Kinh trao đổi về việc này cũng như để chuẩn bị cho chuyến thăm TQ của TTh Aquino.
    Những yêu sách chủ quyền của TQ không chỉ nhằm vào Việt Nam hay PLP mà còn cả với Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng như với NB và nhiều nước khác. Ở khu vực CÁ - TBD việc này còn thách thức sức mạnh của siêu cường của Mỹ vốn đã được khẳng định ở khu vực này.
    Thực ra những tranh chấp này đã có từ nhiều thập kỷ nhưng nay TQ thực thi nó với thế mạnh mới với tư cách là một cường quốc kinh tế đang lên. TQ cần dầu lửa và khí đốt, cần đường giao thương hàng hải. Yêu cầu của TQ thì các nước đều đã biết, nhưng thái độ trịch thượng như những ngày qua làm nhiều nước lo ngại, vì liên tục xẩy ra các cuộc tấn công của TQ nhằm vào tầu các nước lân cận. Tầu TQ đã bắn vào tầu PLP đang thăm dò địa chấn cũng như đang đánh bắt cá; trong trường hợp khác TQ còn sử dụng cả máy bay trực thăng vũ trang. Với Việt Nam thì TQ không chỉ tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa mà cả ở Hoàng Sa. Tầu ngư chính TQ bắt giữ tầu cá và ngư phủ Việt Nam, cản trở hoạt động của tầu thăm dò nghiên cứu của Việt Nam, cắt cáp. Những hành động này đã gây nên làn sóng phản đối TQ ở Việt Nam. Việt Nam và Mỹ đã có một việc làm không bình thường là ra tuyên bố chung phản đối việc sử dụng bạo lực cũng như ủng hộ việc thông thương hàng hải ở Biển Đông.
    Nguyên nhân những căng thẳng ở khu vực này nằm ở quy chế pháp lý không rõ ràng của khu vực Biển Đông. Theo Công ước Luật biển 1982 thì các nước ven biển có quyền đối với khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, nhiều nước đã đăng ký tại LHQ yêu sách của mình vượt ra ngoài phạm vi này. TQ cũng đưa ra yêu sách của mình nhưng không có giải thích gì cụ thể về khu vực rộng lớn mà họ coi là thuộc khu vực ảnh hưởng của họ. Sau đó họ thông báo với Mỹ trong một cuộc tiếp xúc ở Bắc Kinh đó là “lợi ích cốt lõi” của TQ; đến nay lợi ích cốt lõi của TQ chỉ mới bao hàm vấn đề ĐL và Tây Tạng. Đáp lại phía Mỹ tuyên bố trong chuyến thăm và tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội của NT Clinton là phía Mỹ coi tự do giao thương hàng hải ở khu vực này nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Sau tuyên bố này của bà Clinton, NT/TQ đã giận dữ rời khỏi Hội nghị. Bắc Kinh đặc biệt bực mình vì Mỹ và các nước láng giềng muốn “quốc tế hóa” vấn đề này, trong khi họ chỉ muốn giải quyết song phương. Nhưng dần dần giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận ra là thái độ trịch thượng quá mức như vừa qua cũng không phục vụ cho lợi ích của họ vì các nước láng giềng vì lo ngại trước thái độ này của Bắc Kinh đã tìm đến sự bảo trợ mạnh mẽ hơn của Mỹ. Cũng chính vì những phản ứng từ bên ngoài nên ngay chính giới TQ cũng không nhắc lại đến “lợi ích cốt lõi” của họ ở Biển Đông nữa, quân đội TQ cử các đoàn sang các nước láng giềng; BTQP/TQ có bài phát biểu quan trọng ở Singapore. Mới đây nhất dường như nước này lại cho thấy muốn giải quyết vấn đề bằng các biện pháp cứng rắn. Đối với một cường quốc khu vực và tương lai là một sức mạnh đáng kể ở châu Á thì dường như thái độ và cách ứng xử này rất đáng lo ngại vì nó không chỉ không giải quyết được căng thẳng hiện nay mà còn tạo cơ hội cho xu hướng đối đầu ở châu Á.

    Theo Thời báo Frankfurt (FAZ)
  7. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay TTK ASEAN thằng cha người Thái Lan tuyên bố ASEAN sẽ không can thiệp vào Biển Đông (Dân trí)
    Thế có chết không? Dường như các nước trong khối vẫn chưa ý thức được vai trò của Việt nam và mối đe dọa của Trung quốc.
  8. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Đã cống hiến thì cống hiến đến cùng. Kêu ca làm gì.

    Biet thế thì cầm súng làm gì để lại nổi khổ cho gia đình, cho quê hương và cả những nguoi lưu vong.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mục đích cuộc tập trận chung trên Biển Đông giữa Nhật-Mỹ-Ôxtrâylia

    Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 16:27 dinh tuan anh


    Theo tờ “Sankei” (Nhật Bản), nhân dịp tham gia một cuộc thao diễn quốc tế ở Brunây, tàu khu trục của Shimakaze của MSDF cùng một tàu khu trục của Hải quân Mỹ và một tàu tuần tra của Hải quân Ôxtrâylia tiến hành huấn luyện một số nội dung như tác chiến thông tin và vận động chiến thuật tại vùng biển nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.



    Trong phiên họp Ngoại giao-Quốc phòng (2+2) cấp Bộ trưởng giữa Nhật Bản và Mỹ hồi tháng 6/2011, hai bên đã thống nhất mục tiêu chiến lược chung, trong đó khẳng định sẽ duy trì hợp tác an ninh trên biển và tăng cường hợp tác quốc phòng với Ôxtrâylia. Trước đây bộ ba Nhật-Mỹ-Ôxtrâylia vẫn thường tiến hành tập trận hải quân tại các vùng biển phía Tây Kyushu hoặc gần Okinawa, miền Tây Nam của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên ba nước tiến hành tập trận trên biển Đông, nơi hiện xảy ra các cuộc tranh cãi gay gắt về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á. Do vậy, tuy cuộc tập trận lần này có quy mô không lớn nhưng nó được đánh giá cao vì là bước đi cụ thể hóa nội dung nói trên một cách nhanh chóng.
    Hiện nay, với tham vọng tiến ra biển, Trung Quốc không chỉ tăng cường hoạt động hải quân tại biển Hoa Đông - nơi có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp - bằng các hoạt động khảo sát tại vùng biển Miyako của Nhật Bản mà còn “nhăm nhe” tiến ra Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc đã lợi dụng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1992 để đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông và phần lớn chủ quyền trên biển Đông. Do vậy, các căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như một số nước ASEAN về vấn đề này ngày càng căng thẳng.
    Cuộc tập trận hải quân lần này được coi là một động thái nhằm răn đe và kiềm chế Trung Quốc từ bỏ các tham vọng quá lớn của nước này. Việc lấy quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ làm trung tâm trong quá trình hợp tác với Ôxtrâylia, Ấn Độ và các nước ASEAN nhằm kiềm chế và yêu cầu Bắc Kinh hành xử có trách nhiệm là một hướng đi đúng đắn của cả ba nước. Riêng với Mỹ, cùng với các cuộc tập trận liên tiếp trong thời gian gần đây với một số nước ASEAN, cuộc tập trận lần này cũng là động thái nhằm thể hiện sự hiện diện quân sự và ý đồ kiềm chế Trung Quốc theo phương thức “đa tầng” của quân đội Mỹ.
    Tuy Nhật Bản và Ôxtrâylia không phải đồng minh nhưng hai nước ngày càng tăng cường hợp tác quốc phòng mang tính chiến lược kể từ Tuyên bố chung về hợp tác an ninh giữa hai nước năm 2007. Trong năm 2010, hai nước cũng đã ký kết Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ tương hỗ (ACSA) nhằm cung cấp, chia sẻ cho nhau thực phẩm, nhiên liệu, hợp tác hỗ trợ hậu cần, y tế trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (PKO) cũng như hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế. Một số chuyên gia phân tích Nhật Bản cho rằng Chính quyền Thủ tướng Kan cần tiếp tục tăng cường hợp tác đa phương như các cuộc tập trận chung, trong đó lấy quan hệ đồng minh với Mỹ là trụ cột, để đối phó với tham vọng hải dương ngày càng trỗi dậy của nước láng giềng Trung Quốc. Chỉ có cách như vậy mới có thể nâng cao quyền lợi cũng như bảo đảm an ninh cho chính nước Nhật. Do vậy, việc tham gia cuộc tập trận lần này dường như cũng thể hiện những nhận thức trên của Chính phủ Nhật Bản về nguy cơ Trung Quốc và việc Tôkiô cần tăng cường các nỗ lực như vậy.

    Theo Sankei
  10. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Thôi đi mấy ông rối. Mấy ông ko thấy cả 2 đã ra thông cáo chung về BĐ rồi à? Các ông chưa được định hướng à?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này