1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3852 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 05:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113416 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    :-j:-j:-j
  2. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    VIỆT NAM -
    Bài đăng : Thứ sáu 15 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 15 Tháng Bẩy 2011

    Giới trí thức Việt Nam đòi thực hiện dân chủ để bảo vệ và phát triển đất nước

    [​IMG]Biểu tình tại Hà Nội ngày 3/7/11 phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters




    Thanh Phương
    Ngày 13/7 vừa qua, giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gởi lên Quốc hội và Bộ Chính trị một bản kiến nghị đề ngày 10/7 tựa đề « Về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay ». Bản kiến nghị này có chữ ký đầu tiên của 20 nhân sĩ, trí thức tên tuổi.

    Các nhân sĩ đã ký vào bản kiến nghị là: ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, TS Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An. Một địa chỉ đã được lập ra ( kiennghi1007@gmail.com ) để thu thập chữ ký cho bản kiến nghị này.
    Điều đáng chú ý là là bản kiến nghị không chỉ được công bố trên một số trang thông tin độc lập như Bauxite Việt Nam, mà thông tin về bản kiến nghị còn được đăng tải trên một tờ báo điện tử chính thức là VietnamNet, tuy là một số đoạn quan trọng bị cắt bỏ.
    Không chỉ nêu lên nguy cơ Trung Quốc và những vấn đề nóng bỏng trong nước, các nhân sĩ trí thức nói trên còn đề nghị 5 điểm, trong đó có việc thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của người dân.
    Trước hết, về tình hình Biển Đông và quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, bản kiến nghị của các nhân sĩ trí thức nhấn mạnh rằng « Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng ». Về kinh tế, điều này được thể hiện qua nhập siêu từ Trung Quốc tăng rất nhanh, qua việc 90% công trình kinh tế quan trọng lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc, việc Trung Quốc vơ vét nguyên liệu, nông sản, khoáng sản. Về chính trị, theo bản kiến nghị, « Hiện tượng thâm nhập của Trung Quốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi : Phía Trung Quốc đã làm gì, bàn tay quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu ? »
    Theo các tác giả bản kiến nghị, lãnh đạo Việt Nam đã quá dè dặt, không công khai minh bạch về quan hệ Việt-Trung, đặc biệt là qua bản Thông tin báo chí chung Việt Nam – Trung Quốc, được công bố ngày 26/6 sau chuyến đi Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. Theo bản kiến nghị, bản thông tin báo chí chung này có những điều « mập mờ, khó hiểu, gây lo lắng trong dư luận. »
    Trong khi đó, theo các nhân sĩ, trí thức, tình hình trong nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn. Trước hết là kinh tế Việt Nam vẫn ở trong tình trạng « phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả và lâm vào khủng hoảng kéo dài". Thứ hai là thực trạng văn hóa-xã hội « có nhiều mặt xuống cấp, đặc biệt là nền giáo dục lạc hậu so với phần đông các nước trong khu vực, hiện tượng giả dối và tình trạng tha hóa trong lối sống và đạo đức xã hội. »
    Căn nguyên của những vấn đề nói trên, theo các tác giả bản kiến nghị, chính là do « chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước », đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn quan liêu tham nhũng, tình trạng tha hóa phẩm chất, đạo đức ngày càng tăng trong đội ngũ cán bộ công chức. Bản kiến nghị cho rằng, « trong những việc đã làm có quá nhiều cái phô diễn, mang tính hình thức, giả dối. Trong đời sống thực tế, nhiều quyền dân chủ của dân tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng. Việc ứng cử, bầu cử các cơ quan quyền lực chưa bảo đảm dân chủ thực chất. Nhiều quyền công dân đã được Hiến pháp quy định nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình... ». Cho nên, các nhân sĩ trí thức đề nghị phải cải cách hệ thống chính trị để xóa bỏ mọi trở ngại.
    Nhưng những phân tích về kinh tế và chính trị nói trên đã không được tờ VietnamNet đề cập đến khi tường thuật về bản kiến nghị của các nhân sĩ trí thức. Cũng như tờ báo này đã cắt mất đoạn « Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc ».
    Đây là yêu cầu cụ thể trong điểm kiến nghị đầu tiên về việc Quốc hội và Bộ Chính trị phải công bố về thực trạng quan hệ Việt- Trung. Điểm thứ hai, các nhân sĩ trí thức yêu cầu phải trình bày rõ với toàn dân về thực trạng đất nước hiện nay và thực hiện những cải cách, mà đầu tiên là cải cách chính trị. Nhưng muốn như thế, theo các nhân sĩ trí thức phải thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định ; đặc biệt là quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, quyền biểu tình , quyền lập hội. . .. Điểm thứ tư, họ đề nghị chính quyền ra lời kêu gọi người Việt trong và ngoài nước cùng nhau thực hòa hợp hòa giải dân tộc để bảo vệ và phát triển đất nước. Nhưng trong điểm cuối cùng, bản kiến nghị mong muốn là lãnh đạo **********************, với tư cách đảng độc quyền lãnh đạo phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.








    .
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thôi đi thằng Tàu thối !
    Mở mồm ra nghe toàn mùi tàu xì và trứng bắc thảo , là mùi am mô ni ắc đậm đặc ấy !
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Một trong những biện pháp hữu hiệu chống nạn nhân mãn .
    Dân Tàu chúng nó giết nhau như thế thì Việt Nam mình nó kể gì !

    :-":-":-"
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Topic này là nơi trăm hoa đua nở ! :-"
    Không biết thực ra thâm ý BQT F319 và an ninh mạng ra sao , hay để từ từ đầy vó rồi sẽ cất một mẽ ? :)):)):))

    Xem lại thời kỳ " Trăm hoa đua nở " mà Mao tiến hành ở TQ mà rùng mình vì sự nham hiểm của Tàu !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tui dân Đà Nẵng , và hiện đang ở Đà Nẵng đây ! :)>-
  7. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    TS Nguyễn Xuân Diện nói về biểu tình ở HN


    Media Player

    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác



    TS Nguyễn Xuân Diện cho BBC Việt ngữ hay ông tin tưởng sẽ tiếp tục diễn ra biểu tình chống TQ vào ngày Chủ Nhật 13/7 tới đây, trong lúc có tin TQ vừa tấn công 'ngư dân' VN ở khu vực Quảng Ngãi và vùng biển gần khu vực tranh chấp Hoàng Sa trên Biển Đông.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110716/Sap-cau-lien-tiep-o-Trung-Quoc.aspx


    Sập cầu liên tiếp ở Trung Quốc
    16/07/2011 1:03
    [​IMG]

    Hiện trường vụ sập cầu ở Phúc Kiến - Ảnh: News.cn
    Một đoạn của cây cầu số 3, bắc qua sông Tiền Đường ở thủ phủ Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, bất ngờ gãy đổ vào rạng sáng 15.7 khiến một xe tải chở thép lọt xuống lỗ thủng dài 20m, rộng 1m.
    Theo Tân Hoa xã, đoạn bị sập là khúc cầu cạn, dẫn lên cầu qua sông nên xe tải không rơi xuống nước và tài xế kịp thời nhảy ra ngoài, chỉ bị thương nhẹ. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
    Trước đó, ít nhất 1 người chết và 22 người bị thương trong vụ sập cầu ngày 14.7 ở thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến. Cầu Công Quang, được đưa vào sử dụng từ năm 1999, đổ sập gần phân nửa vào lúc 8 giờ 30 phút sáng (giờ địa phương) khiến chiếc xe buýt chở 23 người lao thẳng xuống đất, theo Tân Hoa xã.
    Lê Loan






    90% dự án xây dựng tại VN do TQ trúng thầu , trong đó chiếm tỉ lệ không nhỏ là cầu cống đường giao thông , nhà ở ...
    :-w

    Liệu nhà thầu TQ sẽ xây cầu cho VN tốt hơn trên quê hương của họ ? :-??
    Các bác mua nhà xây sẵn hãy cẩn thận coi chừng dính phải nhà do TQ xây , coi chừng đang ăn trưa thì nguyên cái trần nhà được dọn lên mâm , đang nằm với vợ tự nhiên cả hai hạ cánh không an toàn xuống nhà anh hàng xóm ở tầng dưới ! :p:p:p
  9. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Ngư dân Quảng Ngãi lại bị TQ tịch thu tài sản


    [​IMG]

    Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi lại vừa bị tàu Trung Quốc tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh (PLTP) trích nguồn lực lượng biên phòng Quảng Ngãi cho hay sự kiện xảy ra từ hôm 05/07.
    Hãng thông tấn AP văn phòng Hà Nội cũng dẫn nguồn quan chức tỉnh xác nhận tin này.
    Bản tin của báo PLTP cho hay vào khoảng 10 giờ sáng ngày 05/07, thuyền cá mang số hiệu QNg-98868 TS do ông Nguyễn Thừa ( xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ) làm chủ đang hoạt động tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
    "Các ngư dân đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo."
    PLTP nói chiếc tàu Trung Quốc đã thả một canô chở 10 lính có trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng, lục soát và thu giữ khoảng một tấn cá.
    "Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này."
    Đã nhiều lần ngư dân Quảng Ngãi khi đánh bắt gần Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc ngăn chặn và hành xử thô bạo.
    Trước sự việc ngày 05/07, được biết tàu cá số QNg 66074 (của ông Trần Hiền, trú ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 45012 có trang bị vũ khí tịch thu ngư cụ và tài sản khi tàu của ông Hiền đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi gần Hoàng Sa.
    'Hướng dẫn dư luận'

    Cho tới nay, chưa thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về các trường hợp trên.
    Việt Nam cũng chưa có phản ứng gì trước việc Trung Quốc mới đây điều tàu ngư chính tới Trường Sa.
    Hôm 11/07, Trung Quốc đã làm lễ tiễn tàu ngư chính 46012 lên đường đi tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, thay cho tàu 301.
    Tân Hoa Xã cho hay tàu ngư chính 46012 với thủy thủ đoàn 22 người sẽ hoạt động ở khu vực đảo Vành Khăn trong thời gian 50 ngày, thông qua đó "thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa. Hồi tháng Tư, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều tàu ngư chính tới Trường Sa, nói đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
    Tuy nhiên hoạt động mới nhất này chưa gặp phản ứng tương tự.
    Mới đây, trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và người tương nhiệm Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25/06, hai bên đã thống nhất "tăng cường định hướng dư luận nhằm tránh có những lời lẽ và hành động vốn có thể gây phương hại tới quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau giữa nhân dân hai nước".
    Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sau đó đã gặp sự ngăn cản mạnh mẽ từ phía chính quyền.
    Hiện đang có kêu gọi người dân tiếp tục hoạt động biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ nhật 17/07 tới.
  10. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Tin nổi bật

    Theo hãng tin AP, phát biểu hôm 15/7, Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, tuyên bố trong chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới, ông sẽ hối thúc Trung Quốc xem xét lại đề nghị của Philippines về việc đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc.

    Tổng thống Aquino nói rằng, Philippines không trông cậy được vào đâu, ngoại trừ việc nhờ đến toà án quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc để khẳng định chủ quyền của mình. Trước đó, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này của phía Philippines.

    [​IMG]
    Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III.

    Hãng tin AP cho biết, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Aquino nhiều khả năng diễn ra vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.

    Trong một diễn biến khác có liên quan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tới Bali (Indonesia) vào ngày 22/7 để tham dự hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các đối tác (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF 18).

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm 15/7 nói rằng, nước này “sẽ duy trì vai trò tiên phong” trong các biến chuyển của khu vực Đông Nam Á, nơi mà nước này “có quyền lợi lớn”.

    Việc Ngoại trưởng Clinton tham dự nhiều hội nghị lần này là bằng chứng về cam kết lâu dài nhằm tăng cường hợp tác chiến lược của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt là với ASEAN.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này