Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6588 người đang online, trong đó có 728 thành viên. 17:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112617 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chuyện của người về từ Trường Sa
    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/446772/Chuyen-cua-nguoi-ve-tu-Truong-Sa.html

    TT - Nhiều bạn trẻ sau khi nghe câu chuyện của một người về từ Trường Sa chợt nhận ra cuộc sống của mình còn đôi điều ích kỷ.

    [​IMG]
    Anh Cao Văn Giáp (phải) nhận máy tính cho xã đảo Sinh Tồn - Ảnh: Nguyễn Nam Trách nhiệm với Tổ quốc và ý nghĩ về sự cho đi mà không hề tính đến việc nhận lại dấy lên mạnh mẽ trong họ.
    Trách nhiệm và tình người

    Sáng 15-7, Đoàn khối Bộ Xây dựng đã tổng kết chương trình vận động đóng góp cho Trường Sa với số tiền hơn 75 triệu đồng. 20 triệu đồng đã được đơn vị này đóng góp cho chương trình “Vì Trường Sa thân yêu” do Thành đoàn TP.HCM vận động. Qua phó chủ tịch xã Sinh Tồn Cao Văn Giáp, Đoàn khối Bộ Xây dựng đã tặng nơi đây một máy tính xách tay, 21 triệu đồng cho bảy thanh niên tình nguyện ở đảo đang gặp khó khăn.
    Cao Văn Giáp (quê xã Ninh Sim, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), phó chủ tịch xã đảo Sinh Tồn, là nhân vật chính được mọi người chờ đợi mở đầu câu chuyện. Hàng loạt câu hỏi thăm về đời sống quân dân trên đảo cất lên. Chàng trai có dáng người nhỏ thó, nước da ngăm đen bởi nắng gió Trường Sa trả lời rất dí dỏm, dứt khoát và mạnh mẽ. Anh Cao Văn Giáp tình nguyện ra công tác ở đảo Sinh Tồn từ năm 2008, lúc đó anh mới 24 tuổi. Trước đó, Giáp đã có một năm rưỡi tình nguyện đến công tác tại các vùng sâu của tỉnh Khánh Hòa. Những ngày đầu sống ở đảo Giáp khóc vì nhớ đất liền, nhưng theo thời gian Sinh Tồn lại trở thành mảnh đất thân thương của Giáp. “Ở đây mọi người sống với nhau rất tình cảm, không có sự đố kỵ, ghen ghét. Quen cuộc sống như vậy nên khi về đất liền tôi thấy nhớ đảo vô cùng” - Giáp thổ lộ.
    Nhờ sự quan tâm từ đất liền nên hiện nay trên đảo đã có điện mặt trời, điện gió, sóng điện thoại nhưng những khó khăn vẫn còn rất nhiều. Khó khăn nhất hiện nay của người dân là thiếu nước ngọt và rau. Mùa nắng hiếm nước, mỗi người chỉ được tiêu chuẩn 3 lít nước để tắm, và nước tắm được dùng lại cho việc trồng rau, chăn nuôi. Chúng tôi có ghi chú rằng hãy tiết kiệm nước vì nước là máu của mình. Rau thì được trồng trong các khay nhựa cho dễ chuyển vào khi thời tiết xấu. Trồng rau cơ động như vậy nhưng nhiều khi qua đêm, thức dậy thấy rau mình trồng cao gần gang tay bị chết do thời tiết thay đổi, ai cũng đau đứt ruột.
    "Dù gian khổ nhưng người dân vẫn quyết sống trên đảo là để khẳng định chủ quyền và phát triển kinh tế biển” - anh Giáp nói.
    Nhắn nhủ với Trường Sa
    Hơn 50 người yên lặng nghe anh Giáp kể câu chuyện của anh, như trả lời cho nhiều câu hỏi của mọi người. Anh Nguyễn Xuân Ngọc - bí thư Đoàn khối Bộ Xây dựng - cho hay trong lúc nhiều thanh niên đua đòi ăn chơi như một mốt thời thượng thì câu chuyện của chàng trai sinh năm 1984 Cao Văn Giáp thật sự làm người ta phải suy nghĩ, nhìn nhận lại mình.
    Bạn Đặng Thị Hy Hòa chia sẻ: “Dự buổi nói chuyện này tôi định không nói gì, nhưng thấy xúc động quá nên phải nói. Nhìn lại thấy mình sống trong điều kiện tốt quá, không thấy được những khó khăn như ở Trường Sa. Câu chuyện của anh Giáp làm tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn với Trường Sa”.
    NGUYỄN NAM
  2. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Thử hình dung thế giới sẽ ra sao nếu con chó Tàu Khựa nó " biến cái lưỡi chó của nó ở biển Đông" thành hiện thực?

    Thế giới 1 chủ, 1 vua? 1 cực? 1 nước?
  3. saigonchunhat

    saigonchunhat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Cứ mua 5 qua bom nguyên tử, bố bảo bọn tàu dám ngo ngoe
  4. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Các bro cho em hỏi, nếu các bro ngồi vào ghế lãnh đạo của bọn đại Hán, thì các bro sẽ sợ cái gì nhất!?

    Cá nhân em thử đặt tình huống đó với mình thì em thấy là em sợ mất thế chiến lược ở phía nam nhất. Mà mất thì mất thế nào? Mất vào tay thằng nào? Giữ thì phải giữ thế nào? Vấn để mấu chố để giữ là gì? Mong các bro tận tình chỉ giáo, xin đa tạ.
  5. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Ai bán cho mà mua??
  6. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Em tuyên bố hay bố em tuyên ?

    Nói chữ hay nhỉ ? Chú học chính trị đến đâu rồi ? Hay chỉ xem trên mạng ? Hay từ Cali post bài ? [:D][:D][:D]
  7. zingzing

    zingzing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ yên tâm,TQ nó coi VN mình là ao nhà,nếu nó nhìn đường lưỡi bò trong quá khứ cứ đươc nhắc đến là của nó thì chẳng phải VN mình bị 1000 năm đô hộ hiển nhiên là thuộc nước nó luôn rồi.
  8. ThienAnh-HH

    ThienAnh-HH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    289
    “Đường lưỡi bò” phi lý và tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông (16/07/2011)


    Tháng 5-2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ được bao chiếm bởi "đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đó đến nay mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ được cơ sở pháp lý của các đòi hỏi này nhưng hành động của họ thì lại ngày càng gia tăng gây hấn, xâm phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia trong khu vực làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng.


    [​IMG]
    Tàu Viking 2 của Việt Nam

    Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách "đường lưỡi bò” và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi bò” với toàn thế giới. Trước đó, mặc dù "đường lưỡi bò” đã được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước, nhưng Chính phủ của họ chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào trước cộng đồng quốc tế. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của Nhà nước Trung Quốc về các vùng biển như các Tuyên bố về Lãnh hải năm 1958, về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, về Đường cơ sở năm 1996, và về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998... "đường lưỡi bò” cũng không hề được nhắc tới. Theo các học giả Trung Quốc, "đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Cộng hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của "đường lưỡi bò” xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng "đường lưỡi bò” do một người tên Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12-1947 một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận: "Không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không?”. "Đường lưỡi bò” khởi thủy có 11 đoạn vẽ bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa chiếm hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1953, đường 11 đoạn được điều chỉnh lại thành 9 đoạn như ngày nay, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Đáng lưu ý là đến nay không có bất kỳ tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của "đường lưỡi bò”. Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của "đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó” (Yann Huei Song). Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”.

    [​IMG]
    Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) Trung Quốc
    gửi kèm công hàm lên Liên hợp quốc năm 2009
    phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
    của Việt Nam và Malaysia
    Biên giới và chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, hệ trọng từ rất lâu trong lịch sử của mọi dân tộc. Các cơ sở pháp lý quốc tế đều coi trọng việc bảo vệ đường biên giới ổn định của các quốc gia. Do vậy, đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà trong vấn đề "đường lưỡi bò” ngay đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường yêu sách này, còn chưa biết nó được xác định cụ thể như thế nào thì làm sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được.
    Theo TS Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội), với Công hàm ngày 7-5-2009 kèm theo bản đồ "đường lưỡi bò”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất lịch sử của "đường lưỡi bò” và mặc nhiên coi Biển Đông là vùng biển lịch sử của Trung Quốc. Về lâu dài, sự nhập nhằng sẽ khiến đường này được ngộ nhận là đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Họ cũng khéo léo kết hợp đường này với các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Trường Sa. Như vậy, toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành "ao nhà” của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là vùng có tính chất lịch sử, phải thoả mãn ít nhất hai điều kiện: Phải thực thi chủ quyền thật sự liên tục, hoà bình và lâu dài; Phải có sự chấp nhận công khai hoặc im lặng không phản đối của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng và có lợi ích liên quan. Trung Quốc đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà bình và lâu dài. Không có một bằng chứng nào trong cổ sử Trung Quốc cho thấy Biển Đông là "ao nhà” của họ. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc không hề thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải của nhà Nguyễn (Việt Nam). Ngược lại, còn có những ghi nhận về sự thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động của hải đội Hoàng Sa như trường hợp năm 1774, quan huyện Văn Xương (Trung Quốc) giúp các dân binh Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc trở về nguyên quán. Trung Quốc cũng chưa bao giờ công bố công khai yêu sách "đường lưỡi bò” một cách chính thức trước cộng đồng quốc tế. Mặc dù các học giả Trung Quốc cho rằng "đường lưỡi bò” tồn tại từ lâu không bị ai phản đối, thế nhưng "đường lưỡi bò” trước đây chỉ xuất hiện trong một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ý kiến. Hơn nữa, Hội nghị San Francisco 1951 cũng đã bác bỏ đề nghị về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận. "Đường lưỡi bò” còn mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4-6-1958 về các vùng biển Trung Quốc. Trong Tuyên bố này rõ ràng Trung Quốc công nhận rằng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải bởi các vùng nước lịch sử. Trong Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ nêu đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền và vùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứ không hề xác định "vùng nước lịch sử”. Ngày 15-6-1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và ban hành "Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải”, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và cũng là sự vi phạm các quy định của UNCLOS về vạch đường cơ sở.

    [​IMG]
    2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc
    đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam,
    lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động
    của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011
    Chủ quyền lãnh thổ không thể có được từ sự suy diễn dựa trên những dẫn chứng thiếu căn cứ. Do vậy, "đường lưỡi bò” không được xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn toạ độ địa lý, đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế. Cộng đồng thế giới chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách chiếm cứ hầu hết toàn bộ Biển Đông như vậy và sẽ không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn, con đường hàng hải quốc tế quan trọng vào loại nhất nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một quốc gia như yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tọa độ tàu Trung Quốc vào lãnh hải Việt Nam
    cắt cáp của tàu Bình Minh 02

    Trung Quốc luôn tuyên bố muốn có hòa bình, ổn định và chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông một cách êm thấm. Thế nhưng, gần đây Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” chiếm gần trọn diện tích Biển Đông bất chấp quyền lợi của các nước trong khu vực cũng như chính các điều luật quốc tế mà họ đã công nhận và ký kết. Vào ngày 26-5 và 9-6-2011, tàu Trung Quốc đã hai lần xâm nhập cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam hoạt động trong vùng biển chủ quyền Việt Nam. Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và quyền chủ quyền của Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày hôm sau, Trung Quốc đáp lại rằng những gì họ làm là "thực thi luật biển và các hoạt động giám sát là hoàn toàn bình thường trong vùng biển thẩm quyền của Trung Quốc”. Ngày 29-5-2011, Việt Nam tiếp tục phản đối hành động trên của Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng các tàu Việt Nam đã thực hiện việc thăm dò hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của mình, phù hợp với UNCLOS. Đây không phải là một khu vực tranh chấp mà cũng không nằm trong "vùng quản lý của Trung Quốc”. Trung Quốc đã cố ý đánh lừa dư luận rằng đây là vùng tranh chấp. Hai ngày sau, Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố rằng hành động thực thi luật pháp của các tàu hải giám Trung Quốc chống lại việc các tàu Việt Nam vận hành bất hợp pháp là hoàn toàn chính đáng. Họ còn thúc giục Việt Nam phải "ngay lập tức chấm dứt những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới”. Nhưng, theo các nhà bình luận quốc tế, thêm một lần nữa Trung Quốc đã không đặt tuyên bố của họ vào khuôn khổ của các vùng nước UNCLOS. Và Trung Quốc cũng không đưa ra ranh giới cụ thể cho yêu sách của họ cũng như trích dẫn ra bất kỳ điều luật quốc tế nào để có thể biện minh cho lập luận và hành động của họ.

    [​IMG]
    Tàu ngư chính 311 tham gia giải cứu cho tàu cá Trung Quốc
    trong vụ cắt cáp tàu Viking 2 ngày 9-6-2011
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) phân tích: Biển Đông giàu có tài nguyên trở nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là "lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Có thể khẳng định trong thời gian tới, vấn đề Biển Đông sẽ là nơi Trung Quốc không những giữ nguyên những tham vọng vốn có mà nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước nhiều lần và càng bất chấp thiên hạ hơn”. Theo ông Dy, hơn lúc nào hết, Việt Nam và các bên liên quan phải cảnh giác cao độ trước âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều trước tiên là phải làm cho toàn thể người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước thấy rõ sự đe dọa trực tiếp của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Từ đó, phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, khôn khéo, sáng tạo trong đường lối, chính sách đối ngoại bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền trên Biển Đông của nước ta.
    Nhóm PV Biển Đông

  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chính phủ cấp thiết phải thành lập trạm kiểm soát nguồn hàng ra Việt Nam xuất phát từ công ty nào , Tiền Việt Nam đem từ TQ vào ( tiền giả tinh vi ) hay nguồn tiền Việt nam có sẵn trong bank , tránh để họ tự phát ( dễ bề phát tán tiền giả trình độ cao vào VN )




    Thứ hai, 11/07/2011 14:44
    [​IMG]

    Việc thương lái Trung Quốc tự do và ráo riết gom hàng ở nước ta đang gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống nhân dân.

    Trước tình trạng thương nhân Trung Quốc đang ráo riết thu gom các loại nông sản, thực phẩm như vải thiều Lục Ngạn, thủy hải sản, sắn, trứng vịt… với giá cao hơn giá thị trường, cao hơn giá thu mua của các thương nhân Việt Nam trong thời gian qua đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào (tại cửa khẩu Lạng Sơn, mỗi ngày có hàng ngàn tấn nông sản, thực phẩm được xuất sang Trung Quốc).

    Bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã trao đổi với phóng viên DVT về vấn đề này.

    Bà có quan điểm như thế nào về tình hình thương nhân Trung Quốc đã và đang ráo riết đổ xô gom các mặt hàng nông sản, thủy sản ở Việt Nam?

    Tất cả các thương nhân Trung Quốc khi vào Việt Nam mua bán giao dịch các mặt hàng trên đều sang theo hình thức tự do hoặc du lịch và không có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, cũng như không thuộc tổ chức kinh doanh nào, điều này khiến chính quyền và các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát được khi họ kinh doanh trên địa bàn đồng thời không thể thu được một đồng thuế nào.

    Về câu chuyện vải Lục Ngạn ở Bắc Giang thì nó đã xảy ra từ vài năm nay, đến mùa là các thương lái Trung Quốc lại tập trung đến đấy, tự đứng ra thu gom hàng, quyết định giá cả bao nhiêu… Và một khi họ đứng mua thì không ai tranh mua nổi với họ nữa (nhờ giá mua của họ tốt hơn).

    Việc các thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua với giá cao hơn là vì họ không hề mất một đồng thuế nào, đồng thời không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào như doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn làm là liên kết 3 nhà, 4 nhà, ứng trước tiền, hỗ trợ kỹ thuật…cho người nuôi đồng thời hỗ trợ xăng dầu, phương tiện để người dân nuôi trồng và đánh bắt .

    Thêm vào đó, gần đây nông dân có phong trào đua nhau đi phá rừng keo để cung cấp gỗ cho các thương lái Trung Quốc làm dăm gỗ sản xuất giấy, ván ép, đồng thời phá những vùng đất để trồng sắn (khoai mì) cung cấp cho thị trường Trung Quốc.

    Vậy tình trạng đó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam?

    Một phần nó làm đảo lộn thị trường của Việt Nam, kể cả thị trường bình thường, thí dụ làm giảm mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Các công ty thủy sản hiện nay đều kêu rất dữ dội là họ đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn nguyên liệu trở nên rất bấp bênh, giá cũng đắt lên vì họ phải cạnh tranh với những thương lái Trung Quốc. Đồng thời làm méo mó một số quy hoạch, thí dụ như khi thương nhân Trung Quốc vào thuê đất, mua gỗ, mua sắn thì người dân bỏ hết các thứ khác để trồng cho họ. Đất một khi đã trồng sắn rồi thì sau đó sẽ bạc đi rất nhanh, muốn trồng lại các thứ khác thì không trồng được cây khác nữa.

    Đối với bà con khu vực nghèo, như Quảng Trị chẳng hạn, việc trồng cây keo, củ sắn để bán cho thương nhân Trung Quốc , thì trước mắt là có lợi, nhưng khi họ đột ngột dừng không mua nữa hoặc hạ giá, trả giá xuống thấp như đã từng xảy ra thì số phận của những người nông dân này sẽ ra sao? Và đến lúc họ gặp khó khăn thì Nhà nước mình lại là người phải đứng ra để gánh chịu, lo cứu trợ…

    Vậy ngành quản lý thị trường ở đâu khi người nước ngoài tự do vào lãnh thổ Việt Nam kinh doanh như vậy?

    Điều bất hợp lý nhất đó là để cho những thương lái của nước ngoài vào Việt Nam hoàn toàn không có giấy phép kinh doanh, không biết người ta là ai, tuy nhiên họ lại khống chế thị trường, quyết định giá cả và nhà nước hoàn toàn không kiểm soát được họ, đồng thời không thu được một đồng thuế nào. Trong khi đó bất cứ một doanh nghiệp, một thương lái hay bất cứ hộ gia đình nào ở Việt Nam nếu đến Bắc Giang hay bất cứ địa bàn nào giao dịch kinh doanh đều phải đăng ký với nhà nước và nộp thuế.

    “Ông vào nước tôi kinh doanh, mỗi ngày ông mua 100 tấn vải, trị giá 100 tấn vải là bao nhiêu thì tương ứng với thuế mà tôi đánh trên các doanh nghiệp của tôi thì tôi cũng có quyền thu của ông như thế”. Nếu không ở đây sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa người công dân kinh doanh Việt Nam và một anh từ nước ngoài vào.

    Trong thời gian tới cần có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?

    Tôi nghĩ Bộ Công thương, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ ******* cần đưa ra một khuôn khổ pháp lý, đưa ra quy chế về quản lý kinh doanh, hướng dẫn địa phương trong việc kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nêu trên. Đồng thời chính quyền các địa phương phải có trách nhiệm kiểm soát địa bàn. Những mặt hàng mang tính chất mùa vụ như vải, thì một năm chỉ tập trung dồn dập một vài tuần ở địa phương, thì chính quyền địa phương không thể không biết được. Chính quyền địa phương là người đâu tiên phải có trách nhiệm giám sát đối với những người kinh doanh để đảm bảo tất cả những người kinh doanh đến đấy là người kinh doanh có đăng ký, có nộp thuế kinh doanh và có tất cả những địa chỉ cần thiết để khi có tranh chấp gì giữa người bán và người mua thì chính quyền còn có thể đứng ra giải quyết được.



    Trung Kiên thực hiện
    [/QUOTE]
  10. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Thai_Duong: Trước nay vẫn thấy cụ bảo ở SG mà :-o

    Mấy ngày qua rộ lên nhiều thông tin về hoạt động quân sự, tình báo của Trung Quốc trong bối cảnh nước này ngày càng tạo ra nhiều quan ngại trong khu vực.

    Truyền thông phương Tây gần đây dẫn nhiều nguồn tin về việc Trung Quốc đang tăng cường thu thập thông tin tình báo, phát triển khí tài quân sự. Những thông tin này xuất hiện giữa lúc Bắc Kinh đang thu hút sự chú ý và cả lo ngại sâu sắc từ giới quan sát và dư luận vì những động thái và tuyên bố đơn phương, gây căng thẳng ở biển Đông vừa qua. Ngoại trừ việc chính thức xác nhận đang phát triển tàu sân bay và tên lửa DF-21D, Trung Quốc vẫn im lặng trước những thông tin nói trên.

    Ra sức phát triển tình báo
    Tờ Daily Telegraph mới đây dẫn lời Giám đốc Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) là Jonathan Evans nhận định Trung Quốc đang ra sức tìm kiếm những công nghệ quân sự nhạy cảm của Anh và các nước phương Tây khác. Ông Evans cảnh báo những doanh nhân, quan chức nước ngoài thường ở các khách sạn sang trọng tại Bắc Kinh, Thượng Hải rất có khả năng bị nghe trộm, theo dõi và lục soát tư trang. Giám đốc MI5 còn cho biết cách đây 3 năm, một trợ lý của Thủ tướng Anh khi đó là Gordon Brown đã bị một cô gái Trung Quốc lấy cắp chiếc điện thoại BlackBerry, dĩ nhiên không phải vì ham của.
    Cũng theo tình báo Anh, ngoài Học viện Tình báo bán quân sự đầu tiên được thành lập ở Đại học Thanh Hoa vào năm 2008, Trung Quốc đã lập thêm học viện tình báo thứ hai tại Quảng Châu vào năm ngoái. Sau đó, tốc độ xây dựng các trường đào tạo gián điệp được đẩy nhanh đột biến. Chỉ từ năm ngoái đến nay đã có thêm nhiều cơ sở tại các trường đại học lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thanh Đảo, Cáp Nhĩ Tân và Hồ Nam. Những học viện này ước tính đào tạo được từ 300 - 500 gián điệp.
    Chưa hết, tạp chí an ninh quốc phòng Journal of Strategic Studies của Anh có bài viết cho rằng Trung Quốc đang nghiên cứu vệ tinh tối tân có thể giúp ngăn chặn tàu sân bay của Mỹ. Vệ tinh do thám sẽ cho phép tăng cường khả năng theo dõi và hỗ trợ đắc lực trong việc hướng dẫn lộ trình cho tên lửa đạn đạo. Đây được đánh giá là một mối nguy cho các tàu sân bay của Mỹ nếu vệ tinh do thám được kết hợp với tên lửa chống tàu DF-21D.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái của Trung Quốc - Ảnh: Chinamil.com.cn

    Máy bay không người lái và tàu sân bay
    Theo website Flight Global của Anh ngày 12.7, trong cuộc diễn tập ở biển Đông hồi tháng trước, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên triển khai máy bay không người lái UAV Ưng Bạc Silver Eagle để hỗ trợ thông tin từ xa, “chống can thiệp”. Máy bay này được thiết kế có đuôi kép, kiểu dáng tương tự mô hình máy bay không người lái ASN-209 UAV từng được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010.
    Trong quá trình bay 3 giờ đồng hồ, nhân viên dưới mặt đất điều khiển Ưng Bạc bằng máy tính. Sau khi máy bay tới vị trí theo kế hoạch, nó duy trì tốc độ 134 km/giờ ở độ cao 3.000m. Ưng Bạc có khả năng can thiệp vào đường truyền thông tin của đối phương, gây nhiễu hoặc và lấy cắp dữ liệu.
    Cũng tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2010, Trung Quốc trưng bày mười mấy loại máy bay không người lái. Trong một tờ ******* quảng cáo tại triển lãm này ghi “máy bay không người lái WJ-600 thay mặt cho đơn vị tên lửa ven biển Trung Quốc gửi lời chào tới tàu sân bay của Mỹ”.
    Bên cạnh đó, trang tin Huffington Post (Mỹ) vào ngày 11.7 cũng đề cập chuyện Trung Quốc đang chuẩn bị chạy thử tàu sân bay và chiến lược tàu sân bay của nước này. Trang tin này dẫn lời một số chuyên gia dự đoán rằng 10 năm sau, số tàu sân bay của TQ có thể sẽ tăng lên, ảnh hưởng cân bằng ở khu vực Thái Bình Dương. Một số nguồn tin khác thì ước đoán tới năm 2020, TQ sẽ đóng tới 4 tàu sân bay. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích hiện nay cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc còn lâu mới có thể hoạt động tác chiến thật sự vì nước này còn thiếu công nghệ và nhân lực để vận hành loại tàu này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa kết thúc hôm 13.7, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen nhận định: “Có được tàu sân bay là một chuyện, còn việc sử dụng tàu sân bay lại hoàn toàn là một việc khác”.



    TC2 và TCAN, TB của Việt nam không biết có trị được bọn này không?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này