1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5451 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 20:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 113396 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
  2. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chào bác giai
    Hôm trước do không pm được cho bác nên nhờ bác HS nhắn dùm. Đến nay vẫn còn áy náy trong lòng vì sơ sót của mình
    Mong bác bỏ qua cho..
  4. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221

    hihi, có gì đâu pák Sinh Tu. Như vậy cuộc sống mới thú vị chứ.

    Chúc pák khỏe [};-[};-[};-
  5. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Thanks pák đã quan tâm đến [};-[};-[};-


    Tàu cá, ngư dân Việt Nam bị giữ trên biển Brunei


    Theo thông tin của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei cho biết phía Brunei thông báo vào lúc 12 giờ 00 ngày 13/7/2011, Hải quân Brunei đã bắt giữ tàu PY 90368 TS (Phú Yên) do ông Võ Văn Tú làm thuyền trưởng và 8 thuyền viên khi đang hành nghề đánh cá tại vùng biển của Brunei và hiện đã đưa tàu và thuyền viên về cảng Muara (Brunei).

    Facebook Tàu cá, ngư dân Việt Nam bị giữ trên biển BruneiTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Ngay khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã cử cán bộ xuống cảng Muara làm việc với cơ quan chức năng sở tại, gặp gỡ, động viên các thuyền viên.
    Tình hình sức khỏe các thuyền viên ổn định.
    Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Brunei thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân, khẩn trương giải quyết vụ việc./. http://www.baomoi.com/Tau-ca-ngu-dan-Viet-Nam-bi-giu-tren-bien-Brunei/144/6638412.epi
  6. doreamon_oc

    doreamon_oc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Đây đích thị là một tên hán gian hoa­c là Việt gian san sàng bán cái gì mà nó có. Mat dày kinh.
  7. suvk

    suvk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P2)

    Tác giả: TS. Sheo Nandan Pandey - GS. Hem Kusum
    Bài đã được xuất bản.: 16/07/2011 05:00 GMT+7
    Với việc một số nhân tố cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc có bước phát triển nhanh trong khi cơ cấu thể chế tồn tại từ thời xa xưa của nhà nước phản ứng dưới mức hiệu quả trong việc giải quyết những mâu thuẫn ngày một tăng, nguy cơ Trung Quốc sử dụng các công cụ quân sự để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và/hoặc để giải quyết các tranh chấp với các nước láng giềng về mặt lý thuyết là có thực.
    >> Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc (P1)
    Những kẽ hở trong hình thái chiến lược tấn công
    Những thay đổi về cách thức tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực học thuyết diễn ra song song với những thay đổi mạnh mẽ trong khả năng tổ chức và tiềm lực tác chiến của các cỗ máy chiến tranh của Trung Quốc. Tất cả những điều này đã xảy ra đồng thời với một sự thay đổi trong nhận thức về mối đe doạ của Trung Quốc. Sự tan rã của Liên Xô đã làm giảm nguy cơ của một cuộc chiến tranh tổng lực xuống còn bằng không. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hàng loạt những điểm nóng. Tình hình đó buộc các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc phải tính toán đến nguy cơ không thể tránh khỏi của "các cuộc chiến tranh cục bộ". Tuy vậy, tốc độ và tính chất ác liệt của cuộc Chiến tranh vùng Vịnh buộc các nhà chiến lược Trung Quốc phải suy tính "những cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong những điều kiện hiện đại".
    Trong khi việc thay đổi hình thái chiến lược của Trung Quốc là một thực tế tất yếu, quyết định lựa chọn giải pháp quân sự "tiến công" - "phòng ngự" đặc biệt khi liên quan đến các nước ở khu vực ngoại biên bao gồm cả Ấn Độ không phải là điều dễ dàng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.
    Những đề xuất của "học thuyết tấn công-phòng ngự" (ODT) trong khía cạnh chính trị quân sự, nhất là của Stephen Van Evera, Geroge H. Quester, Thomas J. Christensen, Keir A. Lieber và Jack Snyder, là những phát kiến có giá trị, cho dù có những phương pháp tiếp cận khác nhau về mối quan hệ giữa công nghệ và chiến lược, và giữa các tham biến độc lập và phụ thuộc. Họ quan niệm Cán cân Tiến công-Phòng ngự (ODB) là yếu tố quyết định hàng đầu.
    Trong số các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đương đại, Xu Jin và Tang Shiping có xu hướng tán thành vai trò nổi bật của nhân tố ODB trong các quyết định chiến lược trên chiến trường - tiến công hoặc phòng ngự.
    Mặc dù khả năng dự báo của học thuyết này không phải là tuyệt đối, những thay đổi trong ODB của Trung Quốc đối với nước láng giềng này hay nước láng giềng khác kể cả Ấn Độ có thể là một dấu hiệu của hình thái chiến lược phòng ngự và/hoặc tiến công của Trung Quốc.
    Căn cứ vào những yếu tố của "chủ thuyết phòng ngự", người ta khó có thể hình dung rằng giới lãnh đạo và các nhà chỉ huy quân sự Trung Quốc sẽ lựa chọn hình thái chiến lược tiến công cho dù ODB nghiêng về việc bảo vệ các lợi ích quốc gia. Tấn công phủ đầu như là một phần của hình thái chiến lược tiến công sẽ làm hao tổn các nguồn lực quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc mà không đem lại kết quả cụ thể nào.
    [​IMG]Ảnh THX Có thể là tốt hơn nếu Trung Quốc giấu mình sau tấm màn chính trị quân sự của một cường quốc quân sự lớn cho đến tận lúc những tiến bộ về công nghệ đủ khả năng tạo ra những lợi thế tiến công cho nước này. Đây là một điềm báo rằng những tông đồ của "học thuyết tiến công" của John J. Mearsheimer trong nhóm các học giả Trung Quốc không giành được thế thượng phong.
    Công nghệ quân sự và chiến lược quân sự lần lượt là những tham biến độc lập và phụ thuộc của ODB trong ODT. Trong quá trình ra quyết định, lợi thế chiến thuật và chiến lược trước mỗi quốc gia và/hoặc nhóm quốc gia sẽ chỉ được viện dẫn sau cùng để phòng khi lợi thế đó có thể có những tác dụng ngược. Lẽ dĩ nhiên, một lợi thế nào đó không thể là tuyệt đối ở mọi thời điểm và trước mọi đối thủ.
    Công nghệ quân sự về bản chất vừa mang tính phòng ngự vừa mang tính tiến công. Bởi vậy những thiếu sót sẽ là tiền đề dẫn đến những rủi ro sau này.
    Từ lâu, năng lực đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân thường được hiểu là dấu hiệu cho thấy khả năng vượt trội của phòng ngự trong cán cân tiến công-phòng ngự, đặc biệt là để đảm bảo an ninh cho nước sở hữu năng lực đó. Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực phấn đấu để đạt được khả năng đó. Tuy nhiên, nước này vẫn còn phải vượt qua một số dấu mốc trong hình thái chiến lược tiến công. Kỷ nguyên chiến tranh thông tin đã đến để biến tất cả các lợi thế của Trung Quốc thành hiện thực. Binh pháp Tôn Tử thể hiện quan điểm "chiến thắng mà không cần đến chiến tranh". Giới lãnh đạo và các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc có thể tận dụng tất cả các điểm dừng cho hình thái chiến lược tiến công chỉ khi mà "lợi thế chiến lược và hình thái chiến lược" trước đối phương tỏ ra phát huy tác dụng.
    Những nguy cơ mà Trung Quốc có thể phải đối mặt và biện pháp đối phó
    ODB của Trung Quốc phát huy tác dụng tích cực trước hầu hết các nước láng giềng. Ngoài tác dụng làm vô hiệu hoá các nhân tố ODB phái sinh, khả năng Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự giải quyết các vấn đề liên quan đến các lợi ích chính là rất cao. Với việc một số nhân tố cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia (zonghe guoli) của Trung Quốc có bước phát triển nhanh trong khi cơ cấu thể chế tồn tại từ thời xa xưa của nhà nước phản ứng dưới mức hiệu quả trong việc giải quyết những mâu thuẫn ngày một tăng trong cái mà người dân Trung Quốc gọi là quản lý xã hội (shehui guanli), nguy cơ Trung Quốc sử dụng các công cụ quân sự để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và/hoặc để giải quyết các tranh chấp với các nước láng giềng với ODB tương đối thấp về mặt lý thuyết là có thực.
    Điệp khúc của Chen Xiangyang và những đồng nghiệp khác của ông ta phát trên các phương tiện truyền thông để cổ vũ cho Trung Quốc áp dụng hình thái chiến lược tấn công trong trường hợp đối mặt với tình trạng bất ổn của các nước láng giềng có thể trở thành sự thật để đáp ứng các mục đích thực tế trong thời gian sắp tới.
    Những tác động xấu của các cuộc khủng hoảng diễn ra vào tháng 4/2010 ở Kyrgyzstan đến các phong trào chính trị ở Khu vực tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (XUAR) có lẽ khiến Trung Quốc phải quan ngại. Thủ phủ Ô Lỗ Mục Tề (Ulumuqi) của khu tự trị Tân Cương chỉ cách tỉnh Osh (nơi diễn ra các cuộc bạo loạn) ở miền Nam Kyrgyzstan một giờ bay. Như chủ bút của tờ Global Times nhận định, Trung Quốc lo sợ một cuộc khủng hoảng giống như đã diễn ra ở khu vực Ban Căng làm phương hại đến các lợi ích chiến lược của nước này.
    Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc trong đó có Xu Xiaotian, một chuyên gia về Trung Á làm việc ở Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR) và Dong Manyuan, một chuyên gia về khống khủng bố tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) tỏ ra quan ngại với tính hiệu quả của các biện pháp an ninh khu vực nhằm chặn đứng những diễn biến bất lợi. Nhân tố Nga gián tiếp ngáng đường giới lãnh đạo và các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc, buộc họ phải tính toán đến các biện pháp quân sự chung cuộc cho tương lai.
    Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan, tổng cộng có hơn 60 triệu người thuộc các sắc tộc Kazakh, Tajik, Uzbek, và Turkmen. Họ có thể cảm thông với khát vọng chính trị của những người anh em của họ và có thể chờ đợi một số phận khác biệt hơn một chút.
    Theo quan điểm chung của Chen Xiangyang và các đồng nghiệp của ông, các nước ở khu vực ngoại biên mà ở trong tình trạng bất ổn về chính trị thì cũng sẽ rơi vào tầm ngắm của hình thái chiến lược tấn công của Trung Quốc. Ở Nam Á, ngoài Ápganítxtan và Ấn Độ, hình thái chiến lược này cũng áp dụng với đồng minh thân thiết Pakistan. Ở Đông Nam Á, là Thái Lan và Myanmar, và ở khu vực Đông Bắc Á, là Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên. Mặc dù hơi gò ép, các nhà chiến lược Trung Quốc buộc phải áp dụng thế chiến lược tấn công với trường hợp Nhật Bản.
    Chen Xiangyang và các đồng nghiệp của ông cũng nhận thức được gót chân Asin của Trung Quốc. Trong khi cảnh báo về "hiệu ứng đôminô" ở khu vực láng giềng bất ổn, và đề xuất tính cấp thiết của việc áp dụng hình thái chiến lược tiến công, họ cũng kêu gọi phải cẩn trọng tránh liều lĩnh mù quáng và phải biết phân biệt giữa hiện tượng bất ổn chính trị diễn ra theo những chu kỳ nhất định ở những nền dân chủ lớn với tình trạng gần như vô chính phủ ở những quốc gia có nền dân chủ giả tạo. Ấn Độ, Hàn Quốc và Pakítxtan thuộc về nhóm thứ nhất trong khi đó Ápganítxtan, Pakítxtan, Myanmar, và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) thuộc vào nhóm thứ hai.
    Kết quả nghiên cứu từ những phát triển gần đây cho thấy cần phải chú ý đến những động thái của Trung Quốc trong việc hậu thuẫn cho các cỗ máy chiến tranh, nhất là việc cung cấp hậu cần. Christina Lin đề cập đến vùng "hiểm hoạ Trung Hoa", nơi mà những mạng lưới đường sắt hiện có và/hoặc sắp được xây dựng hứa hẹn giúp triển khai quân nhanh. Sự quan ngoại của bà đã nhận được sự chia sẻ của nhiều nhà phân tích, đáng chú ý có Konstantin Syroyezhkin đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược của Kazakhstan. Một số lần di chuyển quân của PLA gần đây, tiến hành thông qua mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, được đánh giá như là một cuộc thử nghiệm vô thưởng vô phạt.
    Đầu tháng 9/2010, Trung Quốc tiến hành di chuyển trên quy mô lớn một lực lượng của PLA, bao gồm hơn 1.000 sĩ quan lục quân và binh lính, một đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo hậu cần và một đơn vị tác chiến đường không đến Kazakhstan bằng đường tàu hoả. Hai tháng sau, vào tháng 11/2010, PLA lại di chuyển một lực lượng lớn từ địa điểm tổ chức Hội chợ World Expo ở Thượng Hải về các đơn vị ở Nam Kinh.
    Những sự kiện này là phép thử đối với khả năng tung phóng lực lượng của Trung Quốc. Trung Quốc đã cho xây dựng các tuyến đường sắt đến Tây Tạng, và sắp tới nước này sẽ có tuyến đường sắt kết nối với Nepal. Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đến Lào, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Iran, Afghanistan, và Tajikistan đã đồng ý hợp tác với Trung Quốc để xây dựng một tuyến đường sắt Trung Quốc-Iran chạy từ Tân Cương qua Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, và điểm cuối là Iran. Như là một phần của Tuyến đường sắt xuyên Á do Liên Hợp quốc tài trợ, tuyến đường sắt này sẽ mở rộng theo hướng tây đến Irắc, Xêri, Thổ Nhĩ Kỳ, và kết nối với châu Âu. Phụ thuộc vào nhiều tham biến phụ thuộc và bổ sung, hình thái chiến lược tiến công của Trung Quốc do đó về mặt giả thiết có thể tác động đến tất cả những quốc gia này.
    Các biện pháp đối phó với hình thái chiến lược tiến công của Trung Quốc phải đa chiều. Chúng có thể tạm gọi với cái tên quy tắc ngón tay cái. Trong khuôn khổ của ODT, các nước ngoại biên sẽ phải thiết lập một hàng rào hợp tác tập thể, đồng thời củng cố sức mạnh cứng và mềm của ODB để đối phó với hình thái chiến lược tiến công của Trung Quốc.

    Red


    (Đọc thêm TRONG MỤC NÀY)

    * Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Quân đội Philippines nhận lệnh cảnh giác cao độ ở Biển Đông
    Cập nhật lúc 16/07/2011 04:14:00 PM (GMT+7)
    Tổng thống Aquino lệnh cho quân đội ở biển Tây Philippines (Biển Đông) cảnh giác cao độ và tiếp tục bảo vệ các vùng lãnh thổ, lãnh hải của đất nước.


    [​IMG]
    Tổng thống Aquino gặp gỡ lực lượng hải quân Philippines. Ảnh: navy.mil.ph
    Ngày 16/7, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Oban cho biết Tổng thống Aquino tuyên bố quân đội Philippines phải sẵn sàng cho dù Trung Quốc bảo đảm rằng họ sẽ không thâm nhập vùng biển Philippines.
    Tổng thống Philippines cũng chỉ thị cho lực lượng quân đội phải tăng cường khả năng trong việc bảo vệ các đường biên giới biển, trong đó có kế hoạch thành lập một hệ thống giám sát bờ biển để theo dõi mọi hoạt động đi lại của tàu thuyền trong các vùng biển ngoài khơi Palawan.

    Theo ông Oban, quân đội Philippines vẫn tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại vùng biển Tây Philippines để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình, thực thi các đạo luật về môi trường và hàng hải.

    "Việc không có các vụ thâm nhập mới không có nghĩa là mức độ đe dọa ở vùng biển này đã giảm", ông Oban nói.

    Trước đó, ngày 15/7, Tổng thống Philippines tuyên bố trong chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới, ông sẽ hối thúc Trung Quốc xem xét lại đề nghị của Philippines về việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa giàu tiềm năng dầu mỏ trên Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc.

    Tại cuộc gặp với báo giới, Tổng thống Aquino nói rằng Philippines không trông cậy được vào đâu, ngoại trừ việc nhờ đến Tòa án Quốc tế về Luật biển để khẳng định chủ quyền của mình.

    Theo Vietnam+
  10. Hehehehe1234

    Hehehehe1234 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay quá...VN có cơ thu hồi HS đây này:


    Mỹ, Trung: ai sụp đổ trước?

    6/8/2011 10:51:00 AM | Lượt xem: 23357 Đại Việt
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Hiện nay, một ý kiến rất phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ sụp đổ, nếu như không phải là trong 2-3 tới thì cũng chắc chắn sau 5-10 năm.
    LTS: Bài viết có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.

    Quả thực, Mỹ có những vấn đề to lớn: nợ nhà nước khổng lồ, kinh tế trì trệ, nạn thất nghiệp, các đối thủ cạnh tranh thế giới mạnh lên, mất vị thế bá chủ toàn cầu, khả năng đồng đô la mất vị thế đồng tiền thế giới… Nhưng trong thập niên 1930, Mỹ cũng đã có những vấn đề lớn: cuộc đại suy thoái (1929-1939), trong nước thậm chí đã xảy ra một thứ “nạn đói” mà nay người ta không thích nhớ lại. Thế chiến II đã thay đổi tất cả, Mỹ từ vị thế một trong các đại cường đã trở thành một siêu cường. Kịch bản này cũng có thể lặp lại, đúng hơn là người ta đã đang cố lặp lại.

    Trung Quốc trong hai thập niên qua đã trỗi dậy nhanh, nhưng trong sự phát triển nhanh chóng này ẩn tàng mối đe dọa khủng khiếp về sự sụp đổ và suy vong cũng nhanh chóng như thế. Bắc Kinh hiện nay đang cuống cuồng tìm kiếm những con đường giải quyết những vấn đề lớn như:

    - Dân cư quá đông ở các tỉnh có khí hậu thuận hòa và hạ tầng phát triển. Đó là khu vực thủ đô và các tỉnh duyên hải, trong khi đó tồn tại những sa mạc và vùng đất bỏ hoang mênh mông rộng lớn. Để làm việc đó, chính phủ Trung Quốc với tốc độ đẩy nhanh đang khai phát khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, và Mãn Châu Lý (các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh). Bằng cách đó, họ đang cố gắng giải quyết vấn đề không gian sống.
    [​IMG]
    Mật độ dân số Trung Quốc năm 2005
    - Vấn đề dân tộc. Trong hình dung của nhiều người, Trung Quốc có sự đơn nhất về chủng tộc, nhưng thực ra sinh sống ở đó là gần 55 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có các phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ riêng. Bởi vậy, trong khi tiến hành thực dân hóa mạnh mẽ các khu vực Tây Tạng, Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, Mãn Châu Lý, Bắc Kinh đồng thời muốn ngăn chặn khả năng chia rẽ đất nước theo dấu hiệu dân tộc. Các cơ quan đặc vụ Anglo-Saxon và các tổ chức tư nhân đang biết khôn khéo chơi “lá bài dân tộc”. Các phần tử cực đoan Hồi giáo, các phần tử ly khai Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ có thể trở thành công cụ đắc lực để chia rẽ Trung Quốc khi xảy ra tình trạng bất ổn kinh tế-xã hội Trung Quốc.
    - Phe Anglo-Saxon có thể chơi “con bài dân chủ hóa” Trung Quốc, bởi lẽ các thế hệ trẻ dân thành thị Trung Quốc đã say mê với “những thú vui cuộc sống”. Về nguyên tắc, ở Trung Quốc đã và đang diễn ra các quá trình làm quen với “giá trị dân chủ” - năm 1997, ******** đồng giới đã không còn bị coi là tội phạm hình sự, năm 2001, nó không còn là sự lệch lạc tâm lý, năm 2009 ở Thượng hải đã diễn ra festival đầu tiên của các thiểu số ******** đồng giới.

    Ở Trung Quốc đã hồi phục hủ tục gọi là “chim hoàng yến vàng” đã có hơn 2.000 năm tuổi. Tập quán này có cái tên đó là vì “các ông chủ” nâng niu, chăm chút những bồ nhí, nuôi dưỡng họ trong các ổ tò vò rồi đưa đi chơi bời. Nó liên quan tới sự tăng trưởng kinh tế và nạn tham nhũng trong giới quan chức, “chim hoàng yến vàng” đã trở thành dấu hiệu đặc trưng phải có đối với các nhà hoạt động đảng, quan chức và doanh nhân, tượng trưng cho địa vị của họ. Và điều đó xảy ra khi hàng triệu đàn ông trẻ không kiếm đâu ra vợ. Nếu như cuộc cách mạng ******** bao trùm nước Nga vào đầu thập niên 1990, thì Trung Quốc bị nó tràn ngập vào những năm 2000. Và có vô số dấu hiệu như vậy.
    Kịch bản thì đã được kiểm nghiệm rất tốt ở Liên Xô: “cải tổ”, “công khai” và “trình diễn chủ quyền”.
    - Vấn đề “kẻ thù tứ phía”, Mỹ trong mưu toan gây mất ổn định và làm tan vỡ Trung Quốc đang sẵn lòng ủng hộ đa số các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ cũng vui lòng hậu thuẫn cho các quá trình này. Họ cần một nước Trung Quốc yếu ớt, bị xâu xé bởi những mâu thuẫn. Tốt hơn nữa là xảy ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc để có thể trông cậy vào ông tướng hay tỉnh trưởng “của mình”.
    Như vậy, Mỹ có thể giải quyết các khó khăn của mình bằng cách gây rắc rối ở Trung Quốc. Thế giới sẽ bị rung chuyển bởi thảm họa ở Trung Quốc và tất cả sẽ kiếm được lợi cho mình, sẽ giải quyết được các vấn đề của mình là các phần tử Hồi giáo, ly khai, dân tộc chủ nghieax, Tokyo, Đài Loan, Việt Nam (có thể giành lại quần đảo Hoàng Sa), Ấn Độ, Mỹ. Đài Loan nói chung có thể sử dụng làm “con ngựa thành T’roa" sau khi khôi phục được Quốc dân đảng toàn Trung Hoa.
    Kịch bản phát động các quá trình hủy diệt ở Trung Quốc có thể là “sự sụp đổ của đồng đô la”, đồng tiền này sẽ vẫn bị kiểm soát hoàn toàn, nhưng Mỹ sẽ chuyển sang đồng amero, còn Trung Quốc sẽ bị tẽn tò với lượng dự trữ đô la khổng lồ nhất thế giới (khoảng 3.000 tỷ USD). Bắc Kinh hiểu rõ điều này nên trong những năm gần đây đang cố gắng thoát khỏi đồng đô la bằng cách đầu tư đô la vào các dự án hạ tầng trong nước, ở châu Phi, Mỹ Latinh, các nước Arab và thậm chỉ cả châu Âu.
    Đây chỉ là một kịch bản. Washington đã khởi động “làn sóng” ở châu Phi, các nước thế giới Arab, Pakistan cũng lĩnh đòn. Thêm một cuộc chiến tranh thế giới đang cận kề. Kết quả của nó phe Anglo-Saxon có thể trở thành dự án thống trị trên toàn cầu.

    • Nguồn: Aleksandr Samsonov / TW, 6.6.11.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này