1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7539 người đang online, trong đó có 985 thành viên. 10:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113380 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Diễn đàn ASEAN: Ngoại giao cho tranh chấp hàng hải Cập nhật lúc 17/07/2011 08:02:00 AM (GMT+7)
    Theo báo Nikkei, tuyên bố của Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đưa ra tuần tới có thể kêu gọi áp dụng biện pháp ngoại giao phòng ngừa để ngăn chặn leo thang các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

    [​IMG]
    Ảnh: TTXVN

    Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Mỹ… dự kiến tuần tới sẽ gặp nhau tại Bali để thảo luận về các vấn đề an ninh ở châu Á. Trung Quốc đã phản đối việc đưa các tranh cãi hàng hải ra diễn đàn, trong khi một số nước thành viên ASEAN có liên quan tới tranh chấp Biển Đông lại muốn giải quyết vấn đề trên cơ sở hợp tác đa phương.
    Tuyên bố của chủ tịch ARF dự kiến sẽ đưa ra ngày 23/7 có vẻ sẽ nhấn mạnh, ARF nên đóng một vai trò quan trọng trong ổn định khu vực, trong một nỗ lực nhằm mở rộng vai trò của diễn đàn. Tuyên bố cũng có thể kêu gọi sự tập trung vào ngoại giao phòng ngừa, góp phần giúp các quốc gia cân nhắc những bước đi để tránh tranh chấp.
    Liên quan tới vấn đề tranh chấp, tuyên bố có thể đề cập cụ thể tới Trung Quốc khi nói rằng, một môi trường hòa bình, hữu nghị và hòa hợp là điều cần thiết giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuyên bố cũng sẽ kêu gọi việc theo đuổi hòa bình và ổn định khu vực, phát triển kinh tế và thịnh vượng.
    Về việc tổ chức sự kiện được coi là cuộc họp an ninh lớn nhất khu vực tại Bali, Indonesia, quan chức Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết ước tính sẽ có hơn 1.000 đại biểu từ 27 quốc gia tham gia hội nghị.
    ARF nhằm mục tiêu công khai đề cập tới các vấn đề an ninh hiện nay của khu vực, những biện pháp thúc đẩy, phát triển hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
    ARF ngoài 10 nước ASEAN còn có 10 đối tác đối thoại của ASEAN (Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ), một thành viên quan sát (Papua New Guinea), cũng như Bangladesh, Đông Timor, Mông Cổ, Triều Tiên, Pakistan và Sri Lanka.
    Trước đó, ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN cho hay, ASEAN sẽ bàn tới diễn biến căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á - khi nhóm này cùng thảo luận với lãnh đạo các nước khác về những vấn đề an ninh khu vực.
    Ông Pitsuwan nói với báo chí rằng, ASEAN không can thiệp và tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nhưng "sẽ cung cấp diễn đàn, nơi các vấn đề về Biển Đông có thể được thảo luận cởi mở và thẳng thắn".


    Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM44) và Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF18) sẽ diễn ra từ ngày 19-23/7 tại Bali, Indonesia.

    Tại AMM44, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có việc thành lập Viện nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN và việc thực thi Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC), cùng nhiều vấn đề chung khác của khối.

    Tại các hội nghị bộ trưởng mở rộng, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN sẽ trao đổi với những người đồng cấp đến từ các đối tác đối thoại là Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ theo hình thức ASEAN+1.

    Cũng sẽ có các cuộc gặp cấp bộ trưởng giữa ASEAN và các đối tác như giữa các nước tiểu vùng sông Mekong và Nhật Bản, các nước hạ lưu sông Mekong với Mỹ và nhiều cuộc gặp hai bên và ba bên khác.

    Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18, diễn ra ngày 23/7, bao gồm nhiều chủ đề trải rộng trên nhiều lĩnh vực an ninh, song chắc chắn các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc vẫn là điểm nóng thu hút nhiều sự chú ý nhất.
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự tham dự AMM44 và ARF18. Chung Hoàng (từ Bali
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tại sao báo chí hải ngoại nhanh chân thế? Phải chăng họ quá yêu nước!
    Nhưng tại sao họ lại luôn muốn đưa mặt trái của vấn đề?
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thế giới


    Cập nhật lúc : 11:55 AM, 17/07/2011

    Mưa lũ tại Triều Tiên và Trung Quốc




    (VOV) - 2,3 triệu người đã phải đi sơ tán tại Trung Quốc, còn tại Triều Tiên, hơn 20.000 ha đất nông nghiệp bị nhấn chìm
    Mưa lớn cuối tuần qua đã gây lũ lụt trên khắp CHDCND Triều Tiên. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết, lũ lụt đã cuốn trôi nhà cửa, đường xá, phá hủy đất nông nghiệp tại nhiều khu vực ở nước này. Trong khi đó, thiệt hại về người sau đợt lũ lụt này chưa được thống kê rõ ràng.
    Nguồn tin cho biết, mưa lớn kéo dài từ ngày 12-15/7 vừa qua, phá hủy và nhấn chìm 20.000 ha đất nông nghiệp của Triều Tiên.
    Tại vùng phía Tây và Đông Bắc Triều Tiên là Hwanghae và South Hamgyong bị thiệt hại nặng nề nhất, với lượng mưa tăng cao lịch sử là 250mm ở một số khu vực.
    Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên, tháng 6 vừa qua, nước này cũng phải hứng chịu trận bão tồi tệ, làm nhiều người thiệt mạng và hàng nghìn hécta đất nông nghiệp bị phá hủy.
    **Tại Trung Quốc, nhà chức trách nước này hôm qua công bố thống kê cho biết, mưa lũ kéo dài từ tháng 6 vừa qua đã gây ra lũ lụt và lở đất nghiêm trọng làm 460 người thiệt mạng và mất tích. Theo thống kê của Bộ Dân sự Trung Quốc, bão lũ hoành thành tạo khu vực Tây Bắc nước này, buộc nhà chức trách địa phương phải sơ tán khẩn cấp hơn 2,3 triệu người dân.
    Một trong những vụ lở đất nghiêm trọng nhất đã xảy ra đầu tháng này tại tỉnh Thiểm Tây, làm 18 người thiệt mạng và chôn vùi nhiều căn nhà.
    Cơ quan Khí tượng Trung Quốc hôm nay (17/7) đã cảnh báo mưa lớn còn hoành hành trên diện rộng tại Trung Quốc trong những ngày tới./.
    Hoàng Lê (Theo AFP)
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc với võ mồm


    writeTime('2011/07/13 07:37:46')Thứ Tư, 13/07/2011, 07:37 (GMT+7)
    Trung Quốc “khoe” tàu, tên lửa
    TT - Ngày 11-7, tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Trần Bính Đức đã chính thức khẳng định Trung Quốc đang đóng thêm ít nhất một tàu sân bay nội địa và trong tương lai sẽ đóng thêm nhiều tàu nữa.
    >> Read this on Tuoitrenews.vn


























    [​IMG]Tên lửa Dongfeng-21C, thế hệ của tên lửa đạn đạo Dongfeng-21D, đang được Trung Quốc cho thử nghiệm - Ảnh: Sina

    “Tôi không có gì để nói về những tàu sân bay của Trung Quốc bởi các hãng truyền thông đã nói về chúng quá nhiều. Người Mỹ cũng đã biết chúng tôi mua tàu Thi Lang (Varyag) của Ukraine. Con tàu này rất có giá trị để chúng tôi nghiên cứu cho việc đóng tàu mới” - Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời ông Trần Bính Đức.
    Xác nhận của Bắc Kinh như một thách thức với Washington và các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc trong lúc đô đốc hải quân Mỹ Mike Mullen đang có mặt ở Bắc Kinh. Trước khi mua xác tàu Varyag, từ năm 1970 Trung Quốc từng mua ba xác tàu sân bay cũ để nghiên cứu công nghệ đóng tàu, hai trong số đó là chiếc Minsk và Kiev của Nga.
    Song ông Trần cũng thừa nhận Mỹ là một nước mạnh trên thế giới khi sở hữu đến 11 tàu sân bay, trong khi kỹ thuật quân sự mà Trung Quốc đang sử dụng tương đương với kỹ thuật của Mỹ 20-30 năm trước.

    Ngày 12-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Philippines là cùng đưa vấn đề biển Đông lên Tòa án Liên Hiệp Quốc phân xử. “Trung Quốc luôn giữ vững quan điểm rằng vấn đề tranh chấp trên biển Đông nên giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nước có liên quan” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố.

    Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc có vẻ e dè về hiệu quả của tàu sân bay Varyag cũng như dự án đóng tàu mới của nước này. Ông Hồng Nguyên, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định sẽ còn rất lâu trước khi chiếc Varyag có thể hoạt động hiệu quả.
    Nhật Báo Trung Quốc cũng cay đắng so sánh: Varyag - Thi Lang của Trung Quốc có tải trọng 65.000 tấn, nhỏ hơn đến 35.000 tấn so với tàu sân bay George Washington của Mỹ. “Sẽ rất phức tạp để đóng một tàu sân bay hoàn toàn mới”- tạp chí quốc phòng Kanwa Asian dẫn lời nguồn tin giấu tên từ ngành công nghiệp quốc phòng ở Đại Liên (Liêu Ninh).
    Xung quanh việc thử nghiệm tàu Thi Lang đang có nhiều thông tin trái chiều, lúc Trung Quốc công bố vào cuối tháng 8-2011, lúc lại nói đến cuối năm nay mới có thể đưa vào chạy thử. Trong khi đó lại có tin đồn tàu sân bay do Trung Quốc sản xuất đang được đóng tại một xưởng tàu ở Thượng Hải. Trước đó, Nhật Báo Thương Mại của Hong Kong dẫn lời ông Trần Bính Đức úp mở trong chuyến viếng thăm Mỹ rằng: “Trung Quốc đang đóng ít nhất một tàu sân bay mới nhưng chưa hoàn tất”.
    Trong tuyên bố ngày 11-7, ông Trần lại không cho biết Trung Quốc đang định đóng bao nhiêu tàu, song ông thừa nhận Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo Dongfeng-21D có tầm bắn xa 2.700km và có khả năng tấn công các mục tiêu di động, kể cả các tàu sân bay ngoài biển. “Tên lửa đang trong quá trình thử nghiệm và được sử dụng như vũ khí phòng vệ” - ông Trần xác nhận.
    Phản ứng trước thông tin này, ngày 12-7 Đài Loan cho biết tuần tới họ sẽ thực hiện tập trận chống chiến tranh mô phỏng trên máy tính nhằm kiểm tra khả năng chống trả của mình trước tàu sân bay và sự phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Các chuyên gia Đài Loan cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc là mối đe dọa tiềm ẩn gấp đôi đối với lãnh thổ này.
    Tướng Hau I-chih thuộc Cơ quan quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh lãnh thổ này sẽ đánh giá khả năng quốc phòng của họ trước những cuộc tấn công bất ngờ từ Trung Quốc. “Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có khả năng sẽ hoạt động vào năm tới, nó đánh dấu sự thay đổi tình trạng chiến tranh tiềm ẩn trong khu vực. Cuộc tập trận mô phỏng từ ngày 18 đến 22-7, Đài Loan sẽ tập trung vào khả năng chiến đấu không cân xứng trên biển trong lúc đối mặt với sự vượt trội quân sự từ Trung Quốc”- ông Hau nhấn mạnh.
    MỸ LOAN
  5. lengoctram

    lengoctram Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ người Việt ở trong nước hay ở hải ngoại đều là những người yêu nước cả (yêu nước và yêu chế độ là 2 phạm trù khác nhau).
    Còn việc báo chí hải ngoại họ đưa mặt trái của vấn đề cũng tốt chứ sao, điều đó làm chúng ta có một cái nhìn đa chiều về 1 vấn đề.
  6. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Cách đây 1 năm, tôi còn cười ruồi Phil trong vụ bắt cóc con tin HK họ xử lý rất vụng...Nhưng đến giờ tôi lại phải nể phục họ ở cái cách họ đang làm mình lớn lên, đang làm cho mình dũng cảm lên...Thông điệp của Phil gửi tới TQ là khá rõ ràng và TQ chắc chắn sẽ phải " ngán" Phil vì đơn cử như 1 con voi như TQ chơi nhau với 1 chú báo thì lại rất sợ mất mặt vì nếu lỡ có dùng vòi quật nó mà đụng phải móng vuốt của nó thì kiểu gì chả rách vòi.

    Còn VN thì sao? Có vẻ như ngược lại.
  7. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tại sao họ muốn đưa mặt trái?>>>>>>>>>>> Vì ở trong nước chỉ có mặt phải.
    Người việt ở nước ngoài không có quyền yêu nước à nha ^:)^^:)^^:)^^:)^. Ở đây mà nhìn đa chiều thì đước cho cái mũ tàu và phửn đụng hết
  8. lengoctram

    lengoctram Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Vậy chắc mấy bác tiến sĩ ở HN cũng bị cho là phửn đụng hết à :-??^:)^^:)^^:)^
  9. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.837
    Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về việc một số địa phương cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn.
    "Với Việt Nam đừng tưởng mạnh mà thắng được yếu"
    Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc
    Trách nhiệm phải lên tiếng
    - Được biết ông đã có thư gửi các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cảnh báo nguy cơ từ việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Vì sao ông không đồng tình với việc này?
    Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng.
    Đặc điểm nước ta nhỏ hơn một tỉnh của Trung Quốc, chiều ngang hẹp, chiều dài dài, độ dốc núi đổ ra biển rất gần, các cơn lũ quét nhanh ngang tiếng động, thiên tai xảy ra liên tục, môi trường ngày càng xấu đi, đặc biệt nước biển dâng mất thêm diện tích ruộng đồng bằng. Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.
    Ngoài chuyện chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Nhớ lại các thời kháng chiến, tất cả các tỉnh đều có căn cứ là các vùng rừng núi, kháng chiến chống Pháp ta có Việt Bắc, kháng chiến chống Mỹ ta có rừng Trường sơn và vùng Tây Nam Bộ. Những đất rừng đầu nguồn này đều nằm trong đất căn cứ hoặc ở vùng biên giới. Ví dụ. Nghệ An đang cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đây là 3 địa bàn phên dậu quốc gia. Lạng Sơn cũng vậy.
    Đảng, Nhà nước ta trong thời đổi mới cần sử dụng đất cho các mục tiêu là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ quy mô, địa điểm, tính từng mét đất. Trong khi dân ta còn thiếu đất, thiếu nhà, thiếu việc làm, triệt để không bán, không cho nước ngoài thuê dài hạn để kinh doanh, trồng rừng nguyên liệu, địa ốc, sân gôn, sòng bạc...
    Tuy đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ, bất cứ cấp nào đều phải trân trọng từng tấc đất của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.
    Nhiều ý kiến phản đối, chính quyền tỉnh vẫn ký
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">
    Tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh Thu Hà
    - Có ý kiến cho rằng kiến nghị của ông bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác, do đó phản ứng như vậy là có phần cực đoan?
    Tôi có thông tin chứ không phải chỉ nghe nói đâu đó. Sở dĩ tôi có thông tin là do anh em ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh và ******* báo lên. Ngay khi nhận được tin báo tôi đã gọi về các địa phương để hỏi, lãnh đạo tỉnh cũng công nhận với tôi là có chuyện đó.
    Ở một số địa phương, ******* và bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên tiếng ngăn cản nhưng chính quyền vẫn ký. Thậm chí, có nơi Chủ tịch tỉnh kí cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn.
    Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.
    Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lí tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.
    Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.
    Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.
    Đã cho thuê hơn 300 ngàn ha rừng
    - Đến nay ông đã nhận được phản hồi nào về kiến nghị của mình chưa?
    Khi tôi gửi kiến nghị lên thì có nhận được điện thoại của Thủ tướng. Thủ tướng nói với tôi là đã nhận được thư và đang giao cho Bộ Nông nghiệp đi điều tra thực tế. Bộ Nông nghiệp cũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng điều tra xong và gửi lại bằng văn bản cho tôi.
    - Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp ra sao, thưa ông?
    Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

    "Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng". Ảnh: Thu Hà

    Đó là một tầm nhìn rất ngắn!
    - Giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Ông nghĩ sao về lập luận này?
    Nói như thế là không thuyết phục.
    Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.
    Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.
    Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!
    Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?
    Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.
    Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.
    Kiến nghị đình chỉ ngay những dự án chưa ký

    "Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc,
    hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng". Ảnh: Thu Hà

    - Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì trước hiện trạng này?
    Một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, những tỉnh chưa kỷ đình chỉ ngay. Thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn chương trình 5 triệu ha rừng để thực hiện.
    Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường lập ra bộ phận chuyên trách. Trong vòng một năm, chính thức giao khoán đất, khoán rừng cho từng hộ. Trong bản, trong xã cấp sổ đỏ quyền sở hữu sử dụng đất rừng vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
    Từ đây, tôi đề nghị mở rộng chương trình xoá đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp bố trí tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng.
    Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng.

  10. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.837
    chúng ta phải đề phòng có gián điệp ngay trong chúng ta
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này