Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2712 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 05:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112559 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Tôi không đồng ý với quan điểm của bác này. Việt Nam ta đã cố gắng từ khi thống nhất nước nhà bao nhiêu năm qua. Sự cố gắng đó theo bác chỉ để hơn Bắc Hàn và Cu Ba. Sao bác không so sánh với các nước khác ví dụ mhư Nam Hàn.......Nam Hàn nó cũng bị thằng Bắc Hàn nó phá cho đến ngày hôm nay.
    Theo tôi nhận định. Các nước phát triển ở xung quanh ta như Nam Hàn, Đài Loan, Singapo, kể cả Thái Lan. Muốn phát triển tốt, ngoài sự nỗ lực của người dân, còn phải có chính sách nhất quán của nhà nước. Nghĩa là nhà nước phải có những chính sách tốt và không thay đổi. Cái điều kiện này thì tôi rất bức xúc. Chúng ta những thành viên hoạt động đầu tư CK và chém gió ở f319 đều thấy rằng chính sách hiện nay của nhà nước đối với CK như thế nào. Thì đó là câu trả lời chung cho cả nền kinh tế VN.
    Còn một điều kiện này rất quan trọng. Muốn phát triển tốt, rất cần có bạn để giúp ta đi lên. Bạn tốt của VN ngoài Khựa bẩn ra. Có bác nào chỉ thêm cho tôi đó là ai với ? Buồn quá.
  2. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
  3. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Có một ai đó đã nói rằng tại sao Việt nam lại "trao thân gửi phận" (từ nguyên văn) cho kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Ý học giả này nói đến việc Việt nam là chọn Trung quốc là đồng minh chiến lược trong khi mộng bành trướng, bá quyền, phát xít của chúng luôn nhất quán. Các cụ nói câu rất đơn giản "chọn bạn mà chơi" có vậy thôi nhưng nhìn lại bạn của Việt nam ngoài đồng minh Trung quốc số 1, Cu Ba, Lào, Libi, Campuchia thì lại không chơi thực sự với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Chơi theo kiểu đu dây thì còn lâu mới khá được. Tưởng bọn nó không biết là mình lợi dụng nó chắc. Chừng nào còn đu dây chừng đó còn chưa thể khá được.
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
  5. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Ảnh rất đẹp, rất chân thực!
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    T­­hương quá, đồng bào ơi!!!!!!!
  7. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Dân chủ không tự nhiên mà có

    Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.
    Mệnh đề thứ nhất tương đối dễ hiểu và dễ thấy. Tuy khái niệm “dân chủ” đã ra đời ở Hy Lạp cách đây đã 2500 năm, nhưng, thứ nhất, đó chỉ là dạng phôi thai của dân chủ với nhiều hạn chế nhất định; và thứ hai, cái dạng phôi thai ấy đã bị bóp chết một cách tức tưởi suốt cả hai ngàn năm sau đó, trong suốt thời kỳ trung cổ và Trung Đại, khi mọi quyền lực đều nằm hẳn trong tay của giới tu sĩ hoặc giới quý tộc. Hình thức dân chủ mà chúng ta đang đề cập chỉ mới xuất hiện từ hơn một trăm năm nay, và càng ngày càng hoàn thiện dần.
    Mệnh đề thứ hai cũng rõ: Mọi nền dân chủ đều ra đời sau những cuộc tranh đấu dai dẳng, có khi còn đẫm máu. Dân chủ không phải là món quà cho không biếu không của ai cả. Đó là thứ mà người ta phải giành giật và đánh đổi bằng cả xương máu của chính mình.
    Tuy nhiên, trong bài này, tôi chỉ muốn tập trung vào mệnh đề thứ ba: Dân chủ là điều người ta phải học tập.
    Trước hết, cần lưu ý: dân chủ không phải chỉ là vấn đề cơ chế. Không phải cứ có bầu cử, có Quốc Hội, có luật pháp, có truyền thông, dù là truyền thông tự do, là có dân chủ. Bên cạnh cơ chế, có khi còn quan trọng hơn cơ chế, là con người. Dù cơ chế có hoàn hảo đến mấy nhưng thiếu những con người có ý thức dân chủ thì cái cơ chế ấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa và không sớm thì muộn thế nào cũng bị sụp đổ. Lý do là: một trong những điều kiện quan trọng của cơ chế dân chủ là sự tham gia của dân chúng. Tham gia bằng nhiều cách và với nhiều mức độ khác nhau, từ việc bầu cử đến việc ứng cử, từ việc góp ý đến việc sinh hoạt, v.v… Thiếu ý thức dân chủ, những sự tham gia ấy nhất định sẽ bị hạn chế và có nguy cơ bị lệch hướng: thay vì phát huy dân chủ, chúng lại củng cố độc tài.
    Nhưng ý thức dân chủ không phải là thứ bẩm sinh. Nó không được sinh ra. Nó phải được thụ đắc. Thụ đắc trong hai môi trường chính: giáo dục và xã hội.
    Trong giáo dục, ngoài kiến thức, hai mục tiêu quan trọng cần được nhấn mạnh là việc đào luyện cho học sinh và sinh viên khả năng suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo. Thiếu hai khả năng ấy, người ta chỉ là những con vẹt, thậm chí, những công cụ. Sự độc lập phải được hiểu là độc lập từ chính thầy cô giáo, từ sách giáo khoa, và xa hơn nhưng cũng thiết yếu hơn, độc lập từ các giáo điều. Khi xã hội còn nặng tư tưởng giáo điều, cứ mở miệng ra là “Tử viết” hoặc “Marx nói”, “Lênin nói” hay “Bác Hồ nói”, trẻ em, và từ đó, dân chúng không thể có sự độc lập trong tư duy được. Mà đã không có độc lập thì không thể sáng tạo. Nền tảng của độc lập và sáng tạo, do đó, là sự tin tưởng vào sự thật và sự tự tin là chính mình, bằng những nỗ lực riêng của mình, có thể tiếp cận được sự thật ấy. Có được niềm tin tưởng và sự tự tin ấy, người ta mới có thể hành xử như một con người tự do. Có hành xử như những con người tự do, người ta mới có dân chủ.
    Nhưng nhà trường không, chưa đủ. Ý thức dân chủ còn cần phải được đào luyện trong môi trường xã hội nữa. Những gì được học trong nhà trường cần phải được thực tập ngay trong đời sống hàng ngày, ở đó, người ta được thoát ra khỏi áp lực của tập quán và giáo điều và được có quyền phát biểu những ý kiến riêng của mình dù chúng đi ngược lại với đám đông và với quyền lực. Việc hành xử như một con người tự do – điều kiện của dân chủ - do đó, chỉ có thể thực hiện được trong môi trường tự do.
    Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và xã hội trong việc đào luyện ý thức cũng như thói quen dân chủ sẽ dẫn đến hệ luận này: Để xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam, người ta phải bắt đầu, trước hết, từ hai điểm: giáo dục và xã hội. Khi giáo dục và xã hội chưa thay đổi, sự thay đổi về cơ cấu quyền lực, nếu có, không có gì bảo đảm sẽ dẫn đến dân chủ cả. Có khi đó chỉ là thay thế một hệ thống độc tài này bằng một hệ thống độc tài khác.
    Nhưng nhìn cả hai phương diện giáo dục và xã hội ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề dân chủ, chúng ta không thể không bi quan. Nền giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau bao nhiêu lời hứa hẹn cải cách, vẫn không hề thay đổi theo chiều hướng phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo. Học sinh vẫn phải nhồi nhét kiến thức để trả bài. Thầy cô giáo vẫn tự đóng vai trò trung tâm phân phối kiến thức. Hệ thống thi cử vẫn dựa trên việc kiểm tra ký ức. Việc nhồi nhét ấy dẫn đến hệ quả khác: sự giả dối. Trẻ thì giả dối trong cách học tủ và học vẹt. Lớn thì giả dối trong việc mua bán bằng giả và bằng dỏm. Khi giả dối lên ngôi, mọi bảng giá trị, từ truyền thống đến hiện đại, đều bị đảo lộn. Không có nền dân chủ nào có thể được xây dựng trên những sự đảo lộn như vậy cả.
    Sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay cũng không phải là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng dân chủ. Luật pháp không rõ ràng, để sống còn, người ta phải mánh mung. Xin trường học cho con cái: mánh mung. Xin việc làm: mánh mung. Để tăng lương hoặc tăng chức: mánh mung. Ở đâu cũng có và cũng cần có mánh mung cả. Thói mánh mung ấy, một mặt, giết chết luật pháp, mặt khác, giết chết cả niềm hy vọng vào dân chủ.
    Để thay đổi môi trường xã hội như thế, người ta không chỉ cần củng cố hệ thống pháp luật như một số người đã nói; người ta cần phải, quan trọng và khẩn thiết hơn, xây dựng cho được một xã hội dân sự lành mạnh.

    E coppy trên blog Nguyễn Quốc Hưng để các pák tham khảo.
  8. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    BÁC GỐC SẬY BẢO BÀI NÀY HAY QUÁ, NÊN ĐỌC

    GS Carlyle A. Thayer và Thạc sĩ Hoàng Việt tại Hội nghị quốc tế về Biển Đông. Ảnh: Mai Kỳ

    Nhà cháu mới đọc bài: The South China Sea: Chinese Hegemony or Peaceful Settlement? của GS Carlyle A. Thayer viết từ hôm 10/6/ 2011.Thấy có phần cuối HAY quá, các bác đọc chưa nhỉ?

    If you were a Vietnamese, what would you do now?
    - Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?

    ANSWER: If I were a Vietnamese citizen I would want to express my concern to the government about the threat to national sovereignty posed by Chinese actions.
    Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra.

    I would want my government to provide reassurance that it has a strategy to defend Vietnam’s sovereignty and to gain the sympathy and support of the world community.
    Tôi muốn chính phủ đưa ra bảo đảm rằng họ đã có một chiến lược bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng thế giới.

    I would like to see the Prime Minister, Foreign Minister and Defence Minister give public speeches in the major cities outlining their views. These should be broadcast on television and radio and printed in the media.
    Tôi muốn thấy Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng có các bài phát biểu công khai về quan điểm của họ tại các thành phố lớn. Những bài phát biểu ấy cần được phát trên các đài phát thanh, truyền hình và in trên báo chí.

    As a Vietnamese citizen I would keep myself as fully informed on developments in the South China Sea by reading as much as possible. I would want my government to provide information. Because this is a complex issue I would want to know the pros and cons of various policy options.
    Nếu là một công dân Việt Nam tôi sẽ luôn tự giác nắm bắt đầy đủ thông tin về các diễn biến trên biển Đông và cố gắng đọc càng nhiều càng tốt. Tôi muốn chính phủ tôi cung cấp thông tin. Bởi vì đây là một vấn đề phức tạp, tôi muốn biết mặt lợi và mặt bất lợi của các chọn lựa chính sách.

    If I were a student, I would want my lecturers to discuss this issue. I would like to know the views of leading Vietnamese and foreign scholars.
    Nếu tôi là một sinh viên tôi sẽ muốn các thầy cô cho thảo luận vấn đề này. Tôi muốn biết quan điểm của các học giả hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài.

    If I had friends overseas I would want to exchange views with them. Above all I would want to know what is motivating China and how a peaceful resolution to this issue can be achieved.
    Nếu có bạn bè ở nước ngoài tôi sẽ trao đổi quan điểm với họ. Quan trọng hơn, tôi muốn biết động cơ thực sự của Trung Quốc và làm thế nào để có thể đạt được một giải pháp hòa bình cho vấn đề này .

    * Xin cảm ơn bác GỐC SẬY, và xin giới thiệu để cùng đọc.

    .
    Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện vào lúc 11:53
    Gửi email bài đăng này
    BlogThis!
    Chia sẻ lên Twitter
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ lên Google Buzz
  9. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Xem cái hình "người" khênh người trên kia chưa? ^:)^
  10. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn trong hình đã an toàn, may quá.
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/tran-ngap-bao-chi-quoc-te-tin-tuc-ve-su.html

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này