Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4586 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 18:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 113297 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Phó thủ tướng tham dự các hội nghị ASEAN tại Bali

    [​IMG]
    Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. Ảnh: TTXVN. Ngày mai, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 tại Indonesia.

    Đoàn Việt Nam cũng sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các đối tác, và Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18. Các hội nghị này diễn ra tại Bali, Indonesia, từ ngày 19 đến 23/7.
    Dự kiến, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các bên đối thoại bàn các biện pháp, định hướng đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, gia tăng liên kết, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
    Ngoài ra, các hội nghị lần này còn là một bước chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 và các cấp cao liên quan sẽ được tổ chức trong tháng 11/2011 tại Bali, Indonesia.
    Bên lề các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm cũng sẽ có một số hoạt động song phương khác.
  2. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Nghị định 38/2005/NĐ-CP của chính phủ có phạm vi điều chỉnh tại điều 1 như sau:

    “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm trật tự công cộng.


    Do chưa có luật biểu tình nên phải áp dụng quy định trình tự thủ tục đã quy định tại nghị định 38/2005/NĐ-CP “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân có thẩm quyền” vì biểu tình cũng là hành vi “tụ tập đông người”
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Trung Quốc mua nhiều vỏ xe tải nặng của Việt NamT
    (PL)- Theo tin từ Bộ Công Thương, từ đầu tháng 6 tới nay, các DN Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 15.000 chiếc vỏ ô tô xe tải nặng của Việt Nam với gần 30 chủng loại.
    DN nhập khẩu Trung Quốc cho biết vỏ xe tải nặng Việt Nam đạt các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật ở mức cao, giá cả hợp lý.
    Được biết, thời gian qua, do giá cao su thiên nhiên ở mức cao và có xu hướng tăng đã tác động tới ngành sản xuất vỏ ruột ô tô các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu của Trung Quốc, gây nên tình trạng mất cân bằng cung cầu. Từ tình hình này, một số DN của Trung Quốc đã chuyển từ kinh doanh nhập khẩu cao su sang nhập khẩu vỏ ô tô, trong đó có nhập khẩu từ Việt Nam.



    [r23)][r23)][r23)][r23)]

  4. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Mua xe tải chở lính, súng đấy các bác ợ
    Ngăn ngay [r23)][r23)][r23)]
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Vấn đề này nên nghiên cứu xem TQ tính dùng các xe tải nặng đó cho mục đích gì: giao thương trong nước hay chở vũ khí, khí tài đi tới biên giới để "canh me" VN. Vào những giai đoạn nhạy cảm thì sự chú ý cần nâng cao hơn 1 chút.
  6. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Tới 200 trang là thấy GB "hiển linh" liền - chuẩn như đồng hồ :))
  7. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0

    Pó tay các con giời.

    Vỏ xe là lốp xe, nó thích mua thì cứ bán cho nó, càng nhiều càng tốt.
  8. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thế mới biết luật của ta lủng củng, điều nọ bắt chẹt điều kia. ^:)^
    Em tham khảo thì thấy như này:
    ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KHÁI NIỆM BIỂU TÌNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
    Luật gia Trần Đình Thu



    Khái niệm “biểu tình” đã được các nhà làm luật Việt Nam đưa vào Hiến pháp từ rất lâu. Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, đều có đưa ra khái niệm biểu tình và Quốc hội đều thông qua:

    Hiến pháp 1959:

    Điều 25
    Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.

    Hiến pháp năm 1980:

    Điều 67
    Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
    Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.
    Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

    Hiến pháp năm 1992:
    Điều 69
    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
    Hiến pháp là cái vòng tròn lớn nhất khoanh vùng giới hạn tối đa về pháp lý. Trong vòng tròn lớn này, sẽ có những vòng tròn nhỏ khoanh vùng cụ thể. Lấy thí dụ vấn đề biểu tình, khi Hiến pháp công nhận công dân có quyền đó, thì các văn bản dưới Hiến pháp như Luật, Nghị định, Thông tư… sẽ cụ thể hóa việc thực thi thế nào. Chẳng hạn sẽ quy định về thời gian tối đa cho một cuộc biểu tình, địa điểm biểu tình, thủ tục xin phép biểu tình… Nếu công dân làm việc gì vượt ra ngoài các vòng tròn nhỏ nhưng vẫn ở bên trong “vòng tròn lớn” – “vòng tròn hiến pháp” thì sẽ bị coi là làm không đúng quy định chứ không phải là phạm pháp. Khi đó công dân chỉ có thể bị xử phạt, bị tạm đình chỉ, đình chỉ hành vi… để điều chỉnh cho đúng quy định chứ không thể bị bắt giam, bị truy tố. Chỉ khi nào vượt ra ngoài “vòng tròn hiến pháp” thì mới bị coi là phạm pháp. Chẳng hạn như Hiến pháp 1946 không công nhận quyền biểu tình cho công dân, thì hành vi biểu tình khi đó là phạm pháp.
    Tuy vậy, từ khi Hiến pháp công nhận quyền biểu tình của công dân vào thời điểm tháng 12 năm 1959 cho đến nay, chúng ta chưa hề có một văn bản dưới Hiến pháp nào về biểu tình được ban hành. Như vậy thì chỉ mới có cái “vòng tròn lớn”. Vậy thì quyền biểu tình của công dân sẽ như thế nào đây?
    Thực ra thì các quy định pháp luật cụ thể bao giờ cũng phải chạy theo sau đời sống xã hội, chứ không thể quy định trước cho công dân làm theo. Thí dụ quyền tự do cư trú của công dân có từ Hiến pháp 1946 nhưng mãi đến 2006 chúng ta mới ban hành Luật cư trú. Trong suốt quá trình đó, vấn đề tự do cư trú của công dân vẫn được tôn trọng, dù chưa rõ ràng minh bạch như sau khi có Luật cư trú. Vì một số lý do mà trong đó căn bản là cuộc sống chưa đòi hỏi một cách thật cấp bách, thì các văn bản dưới Hiến pháp chưa được ban hành nhưng quyền mặc định trong Hiến pháp vẫn có thể được thực thi một cách căn bản nhất mà không bị coi là phạm pháp.

    Trở lại với quyền biểu tình:
    Thực sự thì nhu cầu chỉ mới xuất hiện một cách cấp thiết kể từ khi nảy sinh vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Dù khái niệm có từ rất lâu, nhưng không hiện diện trong đời sống nên nó đâm ra xa lạ, thậm chí “nhạy cảm”. Thật buồn cười khi mà quốc hội đã gật đầu thông qua nhẹ nhàng (dường như không có tranh cãi về vấn đề này trong nghị trường) thì trong đời sống lại coi nó như “người ngoài hành tinh”. Thậm chỉ người ta còn đi tìm những từ đồng nghĩa (tụ tập) để thay thế cho từ “biểu tình”. Tuy nhiên có lẽ đó chỉ là những “cú sốc pháp lý” ban đầu mà thôi. Tôi nghĩ chừng một thời gian rất ngắn nữa, báo chí chính thống sẽ chính thức dùng nó. Tại sao lại có thể không dùng từ “biểu tình”, khi mà nó được ghi sờ sờ trong 3 văn bản Hiến pháp liên tục từ mấy chục năm nay?
    Biểu tình chắc chắn sẽ trở thành một hiện tượng bình thường trong đời sống của xã hội chúng ta đang ngày càng văn minh hơn.
  9. ThieuGiaSaigon

    ThieuGiaSaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Đánh người, cướp cá

    “Sau đó, một người Trung Quốc mặc đồ lính cầm súng đứng trên bo bo, còn khoảng mười người nhảy lên tàu cá, tay cầm súng tiểu liên, dùi cui điện, máy quay phim”, anh Thừa nhớ lại. “Tui vừa bước ra khỏi ghế cầm lái, hai người Trung Quốc đã nhào vào đánh. Tui đưa tay vừa đỡ, vừa né đòn của mấy thằng lính to con. Trong lúc né tránh, tui bị tụi nó gí dùi cui điện châm sau lưng, nên tui văng xuống biển. Sau đó, bọn họ đưa dây kéo lên...” Không chỉ thuyền trưởng bị đánh, những ngư dân còn lại trên tàu cũng bị mấy người Trung Quốc đánh tới tấp bằng dùi cui, bằng tay chân và báng súng. Sau đó, họ mang két, thùng, giỏ ở trên tàu 44 061 qua, rồi ra lệnh cho năm lao động trên tàu QNg 98 868 TS vào các hầm cá để xúc cá cho vào giỏ, két chở sang tàu 44 061. Sau một tiếng khống chế, tàu Trung Quốc đã cướp đi hơn một tấn cá và bốn tạ mực khô trên tàu QNg 98 868 TS.

    Theo thuyền trưởng Thừa, đây là lần thứ hai trong năm, tàu cá của anh gặp cảnh ngộ này. Lần trước là vào đầu năm 2011, khi đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa, thì trên biển có áp thấp nhiệt đới. Tàu của anh Thừa và 19 tàu khác vào đảo Hoàng Sa núp gió, thì bị Trung Quốc trấn lột mỗi tàu từ 3 – 4 tạ cá.

    Trao đổi với chúng tôi, chủ tịch UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, không riêng gì trường hợp anh Thừa, một năm qua, đã có năm con tàu cá của ngư dân trong xã bị các tàu Trung Quốc trấn lột tài sản trên biển kiểu này. Ông Trần Em, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, huyện có nghe thông tin vụ tàu anh Nguyễn Thừa, tuy nhiên, sự việc như thế nào thì huyện còn đang xác minh từ đồn Biên phòng 300 đóng trên địa bàn.
  10. ThieuGiaSaigon

    ThieuGiaSaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Đánh người, cướp cá

    “Sau đó, một người Trung Quốc mặc đồ lính cầm súng đứng trên bo bo, còn khoảng mười người nhảy lên tàu cá, tay cầm súng tiểu liên, dùi cui điện, máy quay phim”, anh Thừa nhớ lại. “Tui vừa bước ra khỏi ghế cầm lái, hai người Trung Quốc đã nhào vào đánh. Tui đưa tay vừa đỡ, vừa né đòn của mấy thằng lính to con. Trong lúc né tránh, tui bị tụi nó gí dùi cui điện châm sau lưng, nên tui văng xuống biển. Sau đó, bọn họ đưa dây kéo lên...” Không chỉ thuyền trưởng bị đánh, những ngư dân còn lại trên tàu cũng bị mấy người Trung Quốc đánh tới tấp bằng dùi cui, bằng tay chân và báng súng. Sau đó, họ mang két, thùng, giỏ ở trên tàu 44 061 qua, rồi ra lệnh cho năm lao động trên tàu QNg 98 868 TS vào các hầm cá để xúc cá cho vào giỏ, két chở sang tàu 44 061. Sau một tiếng khống chế, tàu Trung Quốc đã cướp đi hơn một tấn cá và bốn tạ mực khô trên tàu QNg 98 868 TS.

    Theo thuyền trưởng Thừa, đây là lần thứ hai trong năm, tàu cá của anh gặp cảnh ngộ này. Lần trước là vào đầu năm 2011, khi đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa, thì trên biển có áp thấp nhiệt đới. Tàu của anh Thừa và 19 tàu khác vào đảo Hoàng Sa núp gió, thì bị Trung Quốc trấn lột mỗi tàu từ 3 – 4 tạ cá.

    Trao đổi với chúng tôi, chủ tịch UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, không riêng gì trường hợp anh Thừa, một năm qua, đã có năm con tàu cá của ngư dân trong xã bị các tàu Trung Quốc trấn lột tài sản trên biển kiểu này. Ông Trần Em, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, huyện có nghe thông tin vụ tàu anh Nguyễn Thừa, tuy nhiên, sự việc như thế nào thì huyện còn đang xác minh từ đồn Biên phòng 300 đóng trên địa bàn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này