Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3433 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112550 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thằng Tàu chớ cậy quân đông ...
    Quân đông cũng thể Nguyên Mông thôi mà !
    Xác trôi nghẽn nước Hồng Hà !
    Xương chôn thành núi ... Đống Đa hãy còn !


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  2. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.532
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Sung sướng gì đâu chuyện chả nem
    Chỉ vì không có …Pak hay thèm…
    Như em …Gối mỏi…Mòn gân cốt…
    Thấy gái sexy …Chẳng dám xem….
    Sáng ra lắc cắc…Xương đau nhức…
    Chiều đến chưa đêm…mắt nhá nhem…
    Bởi thế cho nên …Trùm mắt kiếng
    Pak ơi thấy zậy…Chớ nên thèm!!!!
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Nhưng vậy Mỹ và TQ sẽ phải choảng nhau to vì cái Hoàng sa lúc đấy =))
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mục đích của nó đã rõ ràng :

    ,

    Trung Quốc thử giàn khoan khủng để đưa ra Biển Đông
    Cập nhật lúc 15/06/2011 06:30:00 AM (GMT+7)
    [​IMG] - Bất chấp việc gửi công hàm phản đối của Philippines, Trung Quốc sẽ vẫn triển khai một giàn khoan khổng lồ và bắt đầu tiến hành khoan tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

    Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
    Khi Trung Quốc dùng giàn khoan khủng đe láng giềng



    Trang web tin tức InterAksyon (Philippines), nhật báo Chosun (Hàn Quốc) đều đăng tải tin tức này. Báo Chosun cho biết, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, một giàn khoan nước sâu khổng lồ mang tên Marine Oil 981, lần đầu tiên sẽ được thử nghiệm trong tuần này để chuẩn bị cho việc triển khai ở Biển Đông vào tháng 7.

    Trong khi đó, hôm qua (14/6) trang InterAksyon dẫn lời ông Joey Salceda - Thống đốc tỉnh Albay của Philippines rằng, Trung Quốc sẽ triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.

    Ông Salceda cho hay, giàn khoan Marine Oil 981 thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.


    [​IMG] Giàn khoan khổng lồ Marine Oil 981 Ảnh: interaksyon


    Tân hoa xã ngày 24/5 đưa tin, Marine Oil 981 là giàn khoan nước sâu khổng lồ, dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài.

    Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan Marine Oil 981 vào khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra.

    Hiện giàn khoan này đang trong quá trình thử nghiệm trên biển trước khi được triển khai vào tháng 7. Mặc dù thông tin không đề cập địa điểm cụ thể nơi Marine Oil 981 sẽ tiến hành khoan, nhưng nhiều người tin rằng, đó sẽ là Trường Sa, quần đảo đang tranh chấp.

    Salceda nói, ông “lúng túng trước hàng loạt tin tức về Biển Đông, đặc biệt là sáu vụ xâm nhập và những tuyên bố cố chấp của Trung Quốc”. Trong thư điện tử, Thống đốc tỉnh Albay nhấn mạnh: “Giờ đây, những lo ngại của tôi đã tìm thấy nguồn gốc sâu xa: Trung Quốc sẽ thiếp lập giàn khoan khổng lồ ở vùng biển tranh chấp vào tháng 7 tới, nghĩa là chỉ ba tuần nữa”.

    Trong bản tin của mình, Tân Hoa xã từng trích lời Chủ tịch CNOOC rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc” và rằng, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.

    Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kế chuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông.

    Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”. Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

    Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ Nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ Nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.

    Ngày 9/6, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác.

    • Thái An
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    [​IMG]Tuổi Trẻ – Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011



    TT - Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.
    “Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.
    Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.
    Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.
    Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.
    Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.
    Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.
    Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.
    Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.
    Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.
    Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.
    Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.
    Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.
    HIẾU TRUNG
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhân dân lao động TQ đang bị vắt cạn kiệt sức lực để phục vụ cho một bộ phận thế lực tại TQ

    Trung Quốc: mâu thuẫn xã hội bùng nổ

    Những mâu thuẫn xã hội gay gắt đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Cảnh sát và người dân đối đầu trong vụ biểu tình ở Lichuan ngày 9-6 - Ảnh: AFP​

    Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đã đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các tòa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu tình. Tổng cộng 25 người đã bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.

    “Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.

    Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đã cãi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngã. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đã bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.

    Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đã đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt vì tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đã vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.

    Nhà chức trách đã phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ gìn an ninh.

    Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đã đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đã bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do cãi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.

    Cộng đồng công nhân nhập cư đã nổi giận, đòi chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.

    Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đã đổ ra đường biểu tình phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đã hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.

    Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xã hội” đã cho nổ bom bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào tòa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rõ bao nhiêu quả bom đã nổ.

    Một ngày trước đó, một cảnh sát đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.

    Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước tòa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đã bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đòi bồi thường vì bị thu hồi đất đai.

    Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rõ sự bất ổn đáng báo động trong xã hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.

    Tân Hoa xã cho biết ý thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xã hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.

    http://tuoitre.vn/The-gioi/442282/Tr...i-bung-no.html


  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giới giàu có , quyền hành tại TQ dễ ràng có được nội tạng của tầng lớp lao động nghèo khổ


    BẰNG CHỨNG RÙNG RỢN tại Trung Quốc: Giết người đem nội quan bán

    clipofhvx4 29 videos Subscribe [​IMG]Subscribed
    Sign In or Sign Up now!

    Loading...



    if (window.yt.timing) { yt.timing.tick('bf'); }
























    [​IMG] You need Adobe Flash Player to watch this video.
    Download it from Adobe.




  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lương tâm dày vò , nhiều lần ông Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi thay đổi thể chế chính trị tại TQ , để người dân lao động cùng cực góp được tiếng nói , nhưng xem ra vô vọng
    Hồ Cẩm Đào - nhà cải cách mới của Trung Quốc

    Tags: Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc, Tây Tạng, Đại học Thanh Hoa, nhà lãnh đạo mới, một thời gian dài, phó chủ tịch, ban bí thư, nhà cải cách, đảng cầm quyền, trung ương, được bầu, công tác, người có, năm

    Từng là sinh viên xuất sắc của đại học Thanh Hoa danh tiếng, ông Hồ Cẩm Đào là người có kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý. Một thời gian dài công tác ở miền tây khắc nghiệt đã góp phần tạo nên tính cách thẳng thắn, cùng quyết tâm ủng hộ cải cách và mở cửa của nhà lãnh đạo mới của đảng cầm quyền ở đất nước 1,3 tỷ dân.
    Ông Hồ Cẩm Đào, 59 tuổi, người tỉnh An Huy, Trung Quốc, là Phó ************* Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch trường Đảng của đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Con đường sự nghiệp của ông Hồ Cẩm Đào phản ánh chính sách đào tạo cán bộ trẻ của Trung Quốc. Ông Hồ từng nói muốn thành công “cần có quyết tâm, tập trung giải quyết những vấn đề gai góc và cần dũng cảm khi ra quyết định”. Ông là ủy viên trẻ tuổi nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu vào Trung ương Đảng năm 1982, khi mới 39 tuổi.
    Ở tuổi 44, ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm bí thư tỉnh ủy Quý Châu, là một trong những bí thư trẻ nhất nước. Năm 1988, khi tình trạng Tây Tạng trở nên bất ổn, ông Hồ được cử làm bí thư khu ủy Khu tự trị Tây tạng. Đây là nhà lãnh đạo Tây Tạng duy nhất xuất thân dân sự, những người tiền nhiệm ông Hồ đều kinh qua quân đội.
    Năm 1982, ông Hồ Cẩm Đào làm Bí thư tỉnh đoàn Cam Túc. Chuyển về Bắc Kinh, ông trở thành thành viên ban bí thư Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Liên hiệp thanh niên Trung Quốc. Là lãnh đạo Ban bí thư Trung ương đoàn năm 1984.
    Được bầu vào Trung ương đảng năm 1982, vào ban Bí thư Trung ương đảng năm 1992, hiệu trưởng trường Đảng năm 1993.
    Là ủy viên dự khuyết tại Đại hội 12 của Trung ương Đảng, được bầu và tái bầu tại đại hội 13 và 15. Trở thành ủy viên thường trực bộ chính trị và ủy ban trung ương từ 1992. Năm 1997, được bầu lại vào thường trực bộ chính trị, ban bí thư của đại hội 15.
    Được bầu làm Phó chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ 9, tháng 3/1998. Làm Phó chủ tịch quân ủy trung ương tháng 9/1999.

    Tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, ngành thủy lực, sau đó công tác tại bộ thủy lợi và thủy điện, rồi phụ trách các dự án phát triển nông thôn ở Cam Túc, ông Hồ Cẩm Đào là người có kinh nghiệm thực tế về kinh tế và kỹ thuật. Công tác quản lý hoạt động của đoàn thanh niên củng cố thêm năng lực của ông Hồ. Trong thời gian ở Tây Tạng, ông Hồ đã đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều điều kiện khắc nghiệt ở vùng tự trị.
    Các nhà phân tích chính trị nhận xét rằng trong số những nhân vật lãnh đạo thuộc thế hệ thứ 4, ông Hồ là người có các mối quan hệ thế lực nhất. Một năm qua, ông là người tiên phong ca ngợi và truyền bá học thuyết “ba đại diện” của Chủ tịch Giang Trạch Dân.
    Các học giả quen biết ông Hồ ở Bắc Kinh cho rằng, Phó chủ tịch có những ý kiến riêng, và với tư tưởng tự do hơn, ông có thể sẽ đẩy mạnh cải cách, kể cả cải cách chính tri, với tốc độ nhanh hơn người tiền nhiệm Giang. Chẳng hạn, Hồ Cẩm Đào mong muốn thiết lập một hệ thống dịch vụ công theo kiểu tây phương. Ông còn quan tâm tới mô hình xã hội trong đó có các đảng phái dân chủ xã hội theo kiểu châu Âu.
    T. Huyền (theo CNN)​
    Việt Báo// (Theo_VnExpress.net)
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
     Mông Cổ dưới bàn tay sắt của Trung Cộng [​IMG] [​IMG] Tác giả: NTDTV - Multi-Langual ET Thứ ba, 14 Tháng 6 2011 18:48 [​IMG]
    Cảnh sát quân sự ở kháp nơi tại Nội Mông cổ (NTD)


    Trong những tuần gần đây, các cuộc biểu tình đã bùng nổ ở vùng Nội Mông và chính phủ Trung Quốc đã hành động nhanh chóng để ngăn chặn. Ngày thứ Hai, 30 tháng 5, Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kêu gọi một cuộc họp Bộ Chính trị, cơ quan (có thẩm quyền) ra quyết định của chế độ. Họ kết luận rằng hệ thống an ninh công cộng và kiểm soát xã hội cần được tăng cường.

    Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã nhanh chóng đưa chính sách này ra thực thi. Kết quả, kể từ cuối tuần qua, cảnh sát quân sự hiện diện khắp nơi ở Nội Mông Cổ. Trường học bị đóng cửa và Internet. bị gián đoạn. Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về tính hữu dụng của các biện pháp này, đặc biệt là nếu hệ thống không cho công chúng cơ hội phát biểu ý kiến của mình.

    Zanning Zhang, giáo sư luật tại Đại học Đông Nam (University of South-east), cho biết: "Có rất nhiều tranh chấp giữa người dân và chế độ Trung Cộng, tôi nghĩ rằng vấn đề là chính quyền đã mất sự tín nhiệm của người dân. Họ cần có tự do để được phản đối, để kháng cáo và để thể hiện cảm xúc của mình. Nếu không, các cuộc xung đột khác sẽ xảy ra trong tương lai."

    Các cuộc biểu tình tại Nội Mông Cổ đã được khởi động bởi cái chết của một người chăn cừu, người đã tham gia vào một phong trào phản đối các hoạt động khai thác khoáng sản mà đã chuyển đổi lối sống của người Mông Cổ. Sự kiện là một trong nhiều biến cố xã hội trong khắp cả nước, nơi mà lợi ích kinh tế (được coi là) lớn hơn các quyền của công dân.

    "Những sự kiện này được giải thích bởi những cải cách chính trị chậm trễ. Các cải cách kinh tế đã có thành công, nhưng điều này không phải là trường hợp của sự tiến bộ chính trị. Xung đột xã hội chưa được giãì quyết và đang tích lũy. Đây là nguyên nhân gốc rễ. Hệ thống không có thể thực sự đáp ứng kỳ vọng của công chúng, nó không phải là phục vụ nhân dân ", ông Mao Yushi một nhà kinh tế nói.

    Theo Tân Hoa Xã, hảng thông tấn chính thức của đảng, chính quyền Mông Cổ đã phát động một chiến dịch để cải thiện phương thức thực hành trong ngành công nghiệp than để xoa dịu người dân trong khu vực. Mặc dù nỗ lực này, khu vực này vẫn còn dưới sự giám sát quân sự nặng nề và bất cứ dấu hiệu kháng nghị đều nhanh chóng bị loại bỏ.
    Chú thích:

    -Cập nhật ngày 12-06-2011
    -Dịch từ: http://www.lagrandeepoque.com/LGE/Chine-/-Asie/La-main-de-fer-chinoise-sur-la-Mongolie.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này