Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4171 người đang online, trong đó có 297 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113049 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tại sao kêu gọi cải cách lại xuất phát lại xuất phát từ người đứng đầu nhà nước Trung Quốc , có lẽ chúng ta cấn phải hiểu rõ vì nó đang chứa ẩn những bất ổn rất lớn và rất trầm trọng trong bộ máy công quyền tại Trung Quốc , chúng không thật sự vì nhân dân phục vụ mà đang thực sự phục vụ một nhóm nhỏ cực đoan không đại diện vì quyền lợi vì toàn thể nhân dân , vì thế nhân dân không có còn cửa mà lên tiếng , những bất đồng sẽ ngày một gia tăng là chuyện tất nhiên
  2. chemgio

    chemgio Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Không biết ở Việt Nam có ông nào bị dầy vò lương tâm không nhỉ [:D].
  3. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Đã được thích:
    0
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cải cách chính trị và xây dựng dân chủ XHCN theo luật pháp là miếng bánh vẽ rất đẹp mà Ôn Gia Bảo đang loè các nước phương Tây .
    Đi với Phật mặc áo cà sa . Tại sao những thay đổi mang tính đột phá chiến lược ấy không được ông Ôn đưa ra trong Bộ Chính Trị đảng CS TQ , nơi cần thay đổi và là nơi có quyền thay đổi ?
    Tại sao lại hô hào cải cách dân chủ khi đang thăm những nước dân chủ ?
    Trong khi những nước này không thể làm gì để thay đổi thể chế hiện nay tại Trung Quốc ?
    Phải chăng ông Ôn đang đi săn vịt trời ?
    Người săn vịt trời thường đánh lừa bầy vịt bằng cách thổi một chiếc còi phát ra tiếng kêu " quạt ... quạt " , mấy chú vịt trời tưởng đấy chính là đồng loại bay đến liền bị thợ săn bắn hạ !

    Chỉ những ai nhẹ dạ cả tin mới nghe lời của vịt Bắc Kinh !
    Vịt quay Bắc Kinh thì ngon , nhưng giọng vịt Bắc Kinh Đào , Bảo , Liệt , Du , Lỗi ... thì chối tai , khó nghe lắm !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  6. suzuki0145

    suzuki0145 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    :D-
  7. matkhuyet

    matkhuyet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;} Các bạn chú ý một tin mới đưa lên thời sự VTV: Tại Đà Lạt các ký sư CN hạt nhân VN đã chuyển giao công nghệ chụp cắt lớp bằng tia Gama cho một số nước theo đơn đặt hàng của IAEA. Điều đó nói lên rằng, không chỉ Mỹ mà ta cũng đang vận động hành lang cả IAEA nữa. Vấn đề ta cần là chính nghĩa, thì không dại gì mà Mỹ và IAEA không tảng lờ để cho VN làm đối trọng với TQ. Tuy nhiên, điều đó cũng là tình thế bắt buộc, vì ta có ông hàng xóm quá hung hăng. Một câu hỏi đặt ra là, trong vòng 30 năm nữa, TQ có trở nên là một thế lực phát xít mới hay không? Câu trả lời là có thể. Vì sao? Hãy nhìn lại lịch sử! mà là thứ lịch sử gần nhất chứ không cần đến một nghìn năm. Trong bài phỏng vấn ông Vũ cao Phan, ông ấy có nói một đoạn đại ý rằng: chúng ta đều bị chiến tranh tàn phá, và đem chiến tranh chống Mỹ của nd VN đặt ngang với CMVH của TQ, xem CMVH TQ là một cuộc chiến tranh, điều đó nhắc nhở lãnh đạo TQ rằng, bản thân các anh đầy rẫy sai lầm với chính nhân dân các anh, tôi tán phục bác Phan! Và gần đây nhất là nạn diệt chủng Khơ me đỏ, đó chính là sản phẩm được bảo hộ của ĐCS TQ. Chỉ chừng đó thôi, đủ để thuyết phục cho câu trả lời về chủ nghĩa phát xít mới là như thế nào? Nếu cả thế giới loài người tiến bộ phải một lần nữa đứng lên chống lại chủ nghĩa phát xít mới, thì VN cũng không thể đứng ngoài dòng thác cách mạng bảo vệ hòa bình thế giới đó được. Các bạn thử chiêm nghiệm xem, cha ông ta có ai sống trọn đời không chứng kiến chiến tranh hay không? Thế thì sớm muộn gì, đời ta cũng chứng kiến một cuộc chiến tranh. Thế nhưng, làm lãnh đạo thì không ai muốn nhân dân phải hi sinh xương máu. Quan điểm của VN ta khác Mỹ. Mỹ thì tiêu diệt kẻ thù khi còn trong trứng nước, còn ta thì tiêu diệt kẻ thù tại thời điểm chín mùi. Vì vậy, điều ta chờ đợi là TQ sẽ tự sụp đổ như một ngôi sao bị bùng nổ.
  8. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tướng TQ nói VN cần 'hướng dẫn dư luận'


    [​IMG]

    Một tướng lĩnh hàng đầu của Trung Quốc lại lên tiếng kêu gọi Việt Nam kiềm chế căng thẳng leo thang giữa hai nước.
    Nhật báo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc nói Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp với đoàn quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm thứ Tư 29/06.
    Đoàn Việt Nam, do Trung tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Giám đốc Học viện Quốc phòng, dẫn đầu, đang ở thăm Trung Quốc.
    Đoàn đã có buổi gặp làm việc với Thượng tướng Mã tại tòa nhà Bát Nhất, đại bản doanh của Giải phóng quân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
    Bản tin của Nhật báo Giải phóng quân không nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhưng dường như Tướng Mã đã đề cập tình hình căng thẳng sau các diễn biến tại đây trong cuộc gặp khi nhấn mạnh rằng ông hy vọng "phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn".
    Ông Mã Hiểu Thiên cũng khuyến cáo phía Việt Nam "không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng".
    Tin tưởng lẫn nhau

    Bản tin trên báo của quân đội Trung Quốc không nói tới phản ứng của phía Việt Nam, nhưng một tường thuật phát trên kênh 7 Truyền hình Trung ương Trung Quốc nói Trung tướng Võ Tiến Trung cam kết rằng Việt Nam sẽ cố gắng tăng cường hiểu biết và tin tưởng với Trung Quốc.
    Truyền hình Trung Quốc cũng nói ông Trung khẳng định hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác nhằm phát triển thêm quan hệ song phương và quan hệ giữa hai quân đội, nhất là "xử lý các vấn đề tế nhị một cách đúng đắn".
    Báo chí Việt Nam chưa cung cấp thông tin gì về chuyến thăm Trung Quốc của Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam.
    Hy vọng phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn.
    Thượng tướng Mã Hiểu Thiên


    Sự bức xúc trong dư luận Việt Nam trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đã dẫn tới một số cuộc biểu tình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng Sáu, điều mà phía Trung Quốc cáo buộc là đã được nhà nước Việt Nam "nhắm mắt làm ngơ".
    Những ngày gần đây, dường như có các động thái của lãnh đạo hai bên nhằm "giảm nhiệt" căng thẳng ngoại giao giữa hai bên, với một số cuộc viếng thăm Trung Quốc của các quan chức Việt Nam cao cấp.
    Tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã sang thăm và làm việc tại Bắc Kinh.
    Ông Sơn đã hội kiến với Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc và hội đàm với người đồng nhiệm Trương Chí Quân.
    Thông cáo của Trung Quốc sau đó cho hay hai bên đã thống nhất "ngăn chặn các lời nói và hành động có thể làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhân dân hai nước".
    Hai bên cũng thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc", với quan điểm chung là giải quyết bất đồng thông qua đối thoại hòa bình, và hiệp thương hữu nghị.

    BBC
    -----------



    Lại có chỉnh huấn của Tàu đây.
    Lạ cái là nó nói trực tiếp mình phải định hướng dư luận. Sao ông Trung tướng ở đó không nói rằng thời gian qua Hoàn Cầu và nhiều tờ báo khác có giọng điệu hiếu chiến và rất tiếc đây lại là những tờ báo Đảng của Trung quốc. Phải chăng Trung quốc đã hướng dẫn dư luận như vậy?

    Cứ ngồi nghe mà không reply thì khi nó public lên báo chí. Thử hỏi ở vị trí người đọc Trung quốc thì người ta sẽ hiểu sao? Nó sẽ chỉ biết rằng Việt nam kích động mà không hiểu rằng Trung quốc là kẻ hiếu chiến.
    Sao VN thăm liên tiếp nó để làm gì nhỉ? Nhớ trước có vụ tàu George Washington mới đậu ở vùng biển quốc tế ngòai Đà Nẵng. Tàu la lối và cho báo chửi đểu VN làm căng thẳng tình hình. Chỉ vài ngày sau ông Vịnh đã phải sang đó "giải trình". Một tuần sau chính tàu này vào hẳn cảng Philippin đậu 4 ngày thì Trung quốc không nói gì. Lần này khi chúng cắt cáp tàu Bình Minh 02 và quấy rối tàu Viking02 thì lại có đến 2 người sang "giải trình".
    Dù muốn hay không cũng thể hiện sự phụ thuộc nhất định.
  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Bán cho quỷ dữ để lấy tiền cho con đi du học hết rồi
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1

    VIT - Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng "Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương." -- Vậy trong việc "đảo ngũ" nhiều năm, khiến cho sự kiện Biển Đông ngày càng trầm trọng có thể dẫn đến chiến tranh này, trách nhiệm thuộc về ai?
    Trả lời phóng vấn báo điện tử VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng: "Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm".

    Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    "Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".


    [​IMG]

    Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn đuổi khi đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa.


    Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.

    Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

    Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.


    [​IMG]



    Các quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L.


    Đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.

    Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.

    Theo ông Nghiêm, Việt Nam cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.

    Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của Việt Nam. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

    Trong thời gian qua, chủ trương của Việt Nam luôn là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hoà bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.

    Đối với Trung Quốc, Việt Nam tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thoả đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

    So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.

    Trên thực thế, những chủ trương chính sách của Việt Nam đang được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và phần nào làm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này