Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4489 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 15:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113052 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. ntdz27

    ntdz27 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Đã được thích:
    318
    Thế này là thế nào các bác ơi, chẳng nhẽ LD mình lại để cho bon tàu khựa nó ru ngủ ah ?





    BẢN TIN CỦA TÂN HOA XÃ NGÀY 28.6.2011

    Xin Hua (Tân Hoa Xã)
    Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận
    với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam

    English.news.cn 2011-06-28 22:42:37


    Bắc Kinh, ngày 28-6 (Tân Hoa Xã) – Trung Quốc hôm nay thứ Ba đã kêu gọi Việt Nam hãy thực hiện đầy đủ một thỏa thuận song phương trên vấn đề Biển Hoa Nam [Biển Đông] vốn đã đạt được trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt của Việt Nam Hồ Xuân Sơn vào tuần trước.


    “Chúng tôi cùng với phía Việt Nam đã có những cuộc thảo luận tới cùng trên vấn đề Biển Hoa Nam trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt, và hai bên đã thỏa thuận giải quyết những tranh chấp thông qua các cuộc hội đàm hữu nghị và tránh gây nên những động thái có thể làm trầm trọng thêm hay gây nên phức tạp cho vấn đề,” theo lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tại một cuộc họp báo ngắn.


    Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa (guard against …) những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.


    “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam cũng như chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ sự nhất trí và có được những nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Hoa Nam,” ông Hồng Lỗi nhận xét.


    Trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm mới kết thúc vừa qua của ông Hồ Xuân Sơn, cũng là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông đã gặp Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc và đã tiến hành các cuộc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân.


    Hai bên đã thỏa thuận cùng đẩy nhanh các cuộc hội đàm cho một hiệp định về những nguyên tắc cơ bản hướng tới giải quyết những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đảm bảo hành động nỗ lực hơn để ký kết một thỏa thuận càng sớm càng tốt, theo như một bản thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao về cuộc họp giữa ông Đới và ông Hồ Xuân Sơn.


    Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.


    Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.


    Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây.


    Sau những cuộc đàm phán và tranh chấp kéo dài, ông Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đề xuất của mình về vấn đề đặt qua một bên những tranh chấp và đề nghị cùng nhau khai thác trong khu vực này.


    Tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN gồm 10 nước đã thông qua một bản Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Hoa Nam, để đặt ra một cơ sở chính trị cho sự hợp tác thương mại có thể trong tương lai giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như hòa hình và ổn định lâu dài trong khu vực.


    Tháng 3 năm 2005, ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã ký kết một bản thỏa thuận tay ba có tính bước ngoặt tại Manila nhằm cùng nhau khai thác các nguồn dầu và khí gas tại vùng Biển Hoa Nam đang tranh chấp.

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin thế giới
    >Kinh tế toàn cầu

    Thứ năm, 30/06/2011, 16:07(GMT+7)

    [​IMG]

    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P1
    VIT - Ít thấy có nền kinh tế trên thế giới nào thu hút được sự quan tâm của thế giới như Trung Quốc. Trung Quốc được mệnh danh là “người khổng lồ” với chiếc mặt nạ khiến người ta lầm tưởng là nguồn cung cấp “vô tận” lao động giá rẻ cũng như khả năng tăng trưởng “vô hạn”. Tuy nhiên, chính điều nay đang làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của quốc gia này.

    Lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi. Người tiêu dùng Trung Quốc tiết kiệm quá nhiều và chi tiêu dè xẻn. Trong khi đó, các công cụ chính sách kinh tế và chính trị của đất nước vẫn còn chưa phát triển. Bộ máy quan chức nhà nước dường như chỉ biết hạn chế chi tiêu khi xuất khẩu trở nên suy yếu, từ đó dẫn đến một nguy cơ giảm phát cho nền kinh tế. Khi người tiêu dùng Mỹ hạn chế chi tiêu và bong bóng hàng hóa toàn cầu bắt đầu tiêu tan, những nhược điểm cơ bản trên sẽ kết hợp lại theo cách khó có thể mang lại một kết thúc tốt đẹp cho Trung Quốc, hoặc cho phần còn lại của thế giới.

    Kinh tế Trung Quốc dễ bị suy giảm hơn nhiều người tưởng. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, có rất ít người Trung Quốc có khả năng chi tiêu tùy ý để có thể hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Các phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc phải đạt GDP bình quân đầu người ở mức 5.000 USD thì người dân nước này mới có thể chi tiêu thoải mái được.

    Khoảng 110 triệu người Trung Quốc đã có mức thu nhập như vậy hoặc hơn, song họ chỉ chiếm 8% dân số của cả nước và 35% GDP của Trung Quốc trong năm 2009, trong khi xuất khẩu của nước này chiếm 27%. Ngay cả sức mua của các tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Trung Quốc cũng chỉ bằng 6% sức mua của người Mỹ.

    Sự cường điệu thái quá

    Với chi tiêu giới hạn trong nước như vậy, tại sao rất nhiều nhà phân tích dự đoán rằng, Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ?

    Điều đó một phần là do họ tin vào một quan niệm sai lầm về việc ngay cả khi nền kinh tế Mỹ phải chịu thất bại, phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

    Sau chương trình kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 586 tỷ USD trong năm 2009, Trung Quốc đã nhập khẩu mạnh các nguyên liệu công nghiệp như quặng sắt và đồng; việc xây dựng các nhà máy xi măng, thép, điện và các nhà máy công nghiệp khác bùng nổ trong nước. Và đây chính là lý do giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vũ bão trong thời gian qua.

    Quan niệm mà nhiều nhà phân tích lầm tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn thiếu sót đơn giản là vì, hầu như tất cả các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, phần lớn hàng xuất khẩu của các nước châu Á trực tiếp hoặc gián tiếp đến Mỹ. Chính vì vậy, khi người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu do mất việc làm sau cuộc suy thoái vào năm 2008, Trung Quốc và hầu hết các nước châu Á đang phát triển khác cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

    Do vậy, sự tự tin thái quá về khả năng của Trung Quốc trong việc giữ nền kinh tế khỏi bùng nổ một phần cũng chỉ mang tính chất tâm lý.

    Thành công và tự mãn

    Sự thành công gần đây của kinh tế Trung Quốc đã khiến nhiều người thực sự cho rằng, nền kinh tế nước này là “thần kỳ”. Quả thật, người Trung Quốc có nhiều điều để tự hào. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, một thành công đáng nể đối với Trung Quốc kể từ cuối thập kỷ 1970, khi kinh tế nước này vẫn là nền kinh tế tiền công nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, thành công này có thể dẫn đến một sự tự mãn.

    Ông Gary Shilling, chủ tịch của A Shilling Gary & Co và là tác giả của bài báo này cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009 và sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lúng túng. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ lên kế hoạch khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng trong nước, tuy nhiên, điều này vẫn còn ở thì tương lai.

    Cỗ máy tăng trưởng

    Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng tốt. Xuất khẩu ngày càng tăng, đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ, đã kích thích Trung Quốc chi tiêu nhiều tiền nhằm đáp ứng việc sản xuất nhiều hơn nữa hàng hóa xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu người Trung Quốc từ nông thôn tới thành thị.

    Tuy vậy, tiền lương còn thấp do nguồn cung lao động dồi dào đã hạn chế chi tiêu tiêu dùng trong nước. Vì vậy, Trung Quốc không thể đầu tư ra nước ngoài mà phần lớn tiền tiết kiệm đi vào các ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp. Số tiền này sau đó được cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả vay với lãi suất trợ cấp. Câu hỏi đặt ra là, tại sao trong một đất nước gần như “tôn thờ” sự ổn định, các nhà lãnh đạo lại muốn phá vỡ nền kinh tế đang chạy trơn tru này?

    Ông Shrilling cho rằng, trước khi lo lắng về việc Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế số một thế giới, chúng ta cần phải xem xét các khoảng cách còn tồn tại giữa nền kinh tế nước này với nền kinh tế Mỹ. Năm 2009, GDP của Trung Quốc là 4,9 nghìn tỷ USD, chỉ bằng 34% GDP ở mức 14,4 nghìn tỷ USD của Mỹ. Song điều này lại có được là do Trung Quốc có dân số 1,32 tỷ, gấp 4,3 lần dân số Mỹ. Bên cạnh đó, khoảng cách về GDP bình quân đầu người thậm chí còn lớn hơn, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 3.790 USD, chỉ bằng 8% so với GDP bình quân đầu người của Mỹ là 46.405 USD!

    Điều không thể


    Để duy trì khoảng cách ở mức hiện tại, GDP của Trung Quốc cần phải tăng trưởng hai con số trong vòng 4 năm trước khi suy giảm hẳn, hoặc tăng gấp 6 lần trong vòng 3 thập kỷ (với giả định GDP thực tế của Mỹ tăng 2% trung bình mỗi năm trong vòng 30 năm tới với các dự báo dân số của chính phủ).

    Để loại bỏ khoảng cách GDP bình quân đầu người với Mỹ trong vòng 30 năm, GDP của Trung Quốc sẽ phải tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm trong 3 thập kỷ, hoặc mở rộng 17,8 lần kích thước hiện tại của nó.

    Tỷ lệ tăng trưởng như vậy đối với Trung Quốc gần như là không thể nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P2



    var currentday=30; var currentthang=6; var currentnam=2011;Theo Bloomberg
    Tin dịch
    Nguồn tin: Bloomberg
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin thế giới
    >Kinh tế toàn cầu

    Thứ sáu, 01/07/2011, 13:53(GMT+7)

    [​IMG] Ảnh minh họa

    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P2
    VIT - Trung Quốc đã trở thành một “người khổng lồ” kinh tế, bởi quốc gia này có một lực lượng lao động sản xuất lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước chậm phát triển với các công cụ chính sách kinh tế và xã hội chưa hoàn thiện theo các tiêu chuẩn phương Tây. Những công cụ này có thể thúc đẩy tăng trưởng đạt mức ấn tượng, song nó lại che dấu nhiều nhược điểm ẩn sâu trong nền kinh tế Trung Quốc.

    Các nước đang phát triển có thể tương đối dễ dàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách cạnh tranh công nghệ với các quốc gia phát triển. Còn đối với trường hợp của Trung Quốc, nước này tăng trưởng bằng cách “ép buộc” các nước phát triển khác chia sẻ công nghệ đánh đổi bằng kinh tế hoặc chỉ đơn giản là “ăn cắp” công nghệ từ nước khác.

    Kinh tế Trung Quốc đã có nhiều thay đổi sau khi gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD được tung ra vào năm 2009. Tăng trưởng GDP của quốc gia này đã nhảy vọt từ mức 6% vào đầu năm 2009 lên tới mức hai con số vào năm ngoái. Hầu hết số tiền này đã được giao cho các ngân hàng do chính phủ kiểm soát. Trong suốt năm 2009, các khoản cho vay ở Trung Quốc đã tăng 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 32% kể từ đầu năm 2006. Nguồn cung tiền cũng tăng 29% vào thời điểm đó.

    Những khoản vay này đã được tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, công cộng và bất động sản. Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, trong tháng 1/2010, giá bất động sản tại nước này đã tăng 9,5% so với năm trước đó và có thể còn nhiều hơn nữa theo các ước tính thực tế. Bên cạnh đó, việc làm cũng đã tăng theo cùng các hoạt động kinh tế.

    Tăng trưởng thiếu bền vững


    Đây là điều cần lưu ý đối với nền kinh tế Trung Quốc. Sự tăng trưởng thiếu bền vững sẽ không thể che đậy những lỗ hổng cơ bản của nền kinh tế nước này mãi được.

    Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu và kiểm soát tiền tệ để bảo vệ tăng trưởng. Song sự tăng trưởng này sẽ bị “khựng” lại, một khi người tiêu dùng Mỹ chuyển hướng sang tiêu dùng tiết kiệm. Trong thập kỷ qua, mỗi năm xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng 21%.

    Trung Quốc có một lượng lao động giá rẻ lớn. Theo ước tính, lượng lao động dồi dào đã thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 1,8 điểm phần trăm mỗi năm kể từ cuối thập niên 1970, tuy nhiên, sự co lại của dân số trong độ tuổi lao động một phần do chính sách một con cứng nhắc sẽ làm giảm tương đối tăng trưởng kinh tế của nước này trong những thập kỷ tới.

    Tiền lương tăng, dân số già

    Tiền lương tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng lên, thậm chí các nhà sản xuất của nước này đang di chuyển sản xuất sang các nước như Việt Nam và Pakistan, nơi mà tiền lương trả cho người lao động rẻ hơn 1/3 ở Trung Quốc. Trong năm qua, công nhân của một số nhà máy ở Trung Quốc đã được tăng lương từ 20-30% hoặc hơn. Bên cạnh đó, điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện cũng làm giảm dòng chảy lao động giá rẻ tới các thành phố.

    Tuy nhiên, tỷ lệ người lao động về hưu so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng từ 39% trong năm ngoái lên 46% vào năm 2025. Đây không phải là “điềm lành” đối với sự phát triển tương lai của Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế với quy mô lớn vào năm 1978, các hệ thống quản lý tỷ lệ thất nghiệp, hưu trí và y tế nhà nước vẫn chưa được tạo ra, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã từng tuyên bố rằng, chính phủ sẽ “tạo ra một mạng lưới an toàn xã hội bao gồm tất cả”, đồng thời cũng đã đề ra mục tiêu cung cấp chăm sóc y tế cơ bản cho tất cả người dân Trung Quốc vào năm 2020.

    Tiết kiệm nhiều, chi tiêu ít


    Vì lý do trên, Trung Quốc buộc phải tiết kiệm mạnh để có thể cung cấp cho quỹ phúc lợi và hưu trí của mình. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao, chi tiêu thấp và kết quả là, kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Các hộ gia đình của Trung Quốc tiết kiệm gần 30% thu nhập trung bình, phần lớn để trang trải cho các chi phí tuổi già và các chi phí y tế.

    Khi dân số Trung Quốc dần lão hóa, tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm xuống khi nhiều người già không còn lao động nhưng vẫn chi tiêu. Tuy nhiên, tiết kiệm giảm và chi tiêu nhiều hơn sẽ không thể trở thành thứ có thể thay thế cho xuất khẩu suy yếu của nước này. Người Trung Quốc tiêu dùng chỉ bằng khoảng 1/10 so với tiêu dùng của người châu Âu và Mỹ cộng lại. Khi khu vực châu Âu vẫn còn đang gặp khó khăn với cuộc khủng hoảng nợ công, trong khi đó, chính phủ Anh ngừng kích thích kinh tế và người tiêu dùng Mỹ tiếp tục thắt chặt chi tiêu, thì việc tiết kiệm của Trung Quốc giảm cũng khó có thể bù đắp những tác động tiêu cực khi xuất khẩu nước này trở nên suy yếu.

    “Bóng đen” lạm phát

    Sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc nhằm tránh cho nền kinh tế khỏi bùng nổ lại có thể dẫn đến lạm phát khiến nền kinh tế nước này bị “tê liệt”. Tháng 2/2010, Văn phòng Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, giá cả gia tăng tăng đặt ra thách thức đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

    Bất động sản bùng nổ đẩy giá nhà đất tại Trung Quốc lên cao kỷ lục. Giá các căn hộ tại Bắc Kinh được bán cao gấp 22 lần thu nhập trung bình (trong khi giá nhà ở trung bình tại Mỹ chỉ gấp 6 lần). Một mét vuông đất tại Trung Quốc theo ước tính cao gấp 164 lần so với thu nhập bình quân đầu người, so với chỉ 33 lần ở Nhật Bản.

    Gói kích thích kinh tế năm 2009 giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt, song cũng khiến lạm phát giá tiêu dùng của nước này tăng tốc đến 5,5% vào tháng 5/2011, vượt xa mục tiêu 4% mà chính phủ đã đề ra cho cả năm 2011. Giá lương thực mang tính nhạy cảm về mặt chính trị và ổn định xã hội, bởi nó ảnh hưởng tới nhiều người Trung Quốc có mức thu nhập chỉ đủ sống. Tháng 5/2011, giá lương thực tại Trung Quốc đã tăng 11,7% so với năm trước đó.

    Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tiến hành các biện pháp thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với những công cụ kinh tế không mấy hiệu quả như hiện tại, chưa chắc Trung Quốc có thể kiểm soát được một sự sụt giảm mạnh mà nền kinh tế lại không hề bị tổn thương một cách đáng kể.



    var currentday=1; var currentthang=7; var currentnam=2011;Theo Bloomberg
    Tin dịch
    Nguồn tin: Bloomberg
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    7)
    [​IMG]

    Trung Quốc trong tương lai: càng mạnh, càng lo
    Mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu giàu có và những người dân nghèo khiến cho việc quản lý của Trung Quốc gặp không ít khó khăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho kinh tế nước này phát triển chậm lại.
    Mâu thuẫn giàu nghèo

    Tầng lớp trung lưu Trung Quốc hầu như không tồn tại cho đến khi tái hình thành vào cuối những năm 1990, nhưng bây giờ họ mới là chỗ dựa quan trọng nhất của Trung Quốc.

    Cho đến nay, người Trung Quốc đã bắt đầu hình thành một thoả thuận ngầm rằng những cư dân khá giả trong thành phố có thể chi tiền để có những lựa chọn chính trị. Nhưng khi kinh tế phát triển chậm lại trong thập kỷ tới, chính phủ sẽ phải đấu tranh để giữ vững uy thế của mình. Thực tế cho thấy hòa bình và thịnh vượng phụ thuộc nhiều vào công cuộc cải cách chính trị.

    Trong suốt 15 năm qua, tầng lớp trung lưu luôn ủng hộ Đảng vì những gì Đảng đã làm cho họ: những luật lệ được ban hành đã mang lại những tiến bộ kinh tế đáng ngạc nhiên, đồng thời khẳng định Trung Quốc là một trong những cường quốc trên thế giới và điều quan trọng là duy trì đất nước không rơi trở lại vào tình trạng hỗn loạn đã ngăn cản sự phát triển của quốc gia này trong suốt thế kỷ 20.

    Mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu giàu có và những người dân nghèo khiến cho việc quản lý của Trung Quốc gặp không ít khó khăn, có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho kinh tế nước này phát triển chậm lại. Theo báo cáo đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề này có giải thích, trong thập niên đầu của thế kỷ này, với tốc độ tăng trưởng tăng trưởng hai con số, có thể coi Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển.

    Một số sự cố bất ngờ đã xảy ra, đó là nỗ lực bất thành để giải quyết một vấn đề hoặc tình trạng bong bóng tài sản hay những gì mà Thủ tướng nước này gọi là "con hổ xổng chuồng" của lạm phát (chỉ số lạm phát hiện tại là 5,5% - mức cao nhất trong khoảng ba năm gần đây).

    Lạm phát và phát triển không bền vững

    Tuy nhiên, khó khăn trước mắt chưa chắc sẽ xảy ra: lạm phát vẫn chưa được kiểm soát, mặc dù vậy nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức lạm phát 27,7% vào năm 1994. Điều này nguy hiểm hơn trong trung hạn: tăng trưởng chắc chắn sẽ chậm lại trong thập kỷ tới, khi Trung Quốc là một quốc gia thu nhập trung bình, và gánh nặng phúc lợi cho một số lượng lớn người cao tuổi với một nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp có thể khiến cho đời sống của tầng lớp trung lưu khó khăn hơn.

    Trung Quốc sẽ phải có những thay đổi to lớn. Đó là nỗ lực của nước này nhằm thoát khỏi tình trạng phát triển không bền vững hiện nay, sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi những khoản đầu từ lớn và chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu, và hướng việc sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước đóng vai trò quan trọng hơn. Trung Quốc vẫn còn một hành trình dài phía trước trong cố gắng xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe, lương hưu và an ninh - xã hội để trấn an người dân: tất cả những điều này là cần thiết nhằm thuyết phục tầng lớp trung lưu bớt tiết kiệm đi.

    Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc luôn khát vốn, nhiều trong số đó lại rất lãng phí.

    Hạn chế công ty nhà nước là nhằm đảm bảo sự gắn bó tốt đẹp giữa những người cầm cương và cái đuôi phía sau họ, bao gồm các bộ phận của tầng lớp trung lưu.

    Trung Quốc cũng sẽ phải làm nhiều việc hơn để duy trì quá trình đô thị hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Trung Quốc đã hoàn thành phần dễ dàng nhất: thu hút những thanh niên nông thôn thiếu việc làm tới thành thị làm việc. Nhưng việc cung cấp đang bắt đầu chậm lại. Nông dân có thể bán hoặc thế chấp đất nông nghiệp của họ và sử dụng tiền này để có được một chỗ đứng ở các thành phố lớn.

    Trung Quốc vẫn rất lo sợ về vấn đề tư nhân hóa đất nông nghiệp, một phần cũng bởi vì những lo ngại cố hữu của tâng lớp dân nghèo, và một phần là vì lý do ý thức hệ.

    Thuế và tình trạng bất ổn ở các đô thị


    Tệ hơn nữa là hệ thống đăng ký hộ khẩu, nhưng người dân nông thôn di cư ra thành thị sinh sống, thậm chí dân di cư sinh sống dài hạn ở thành phố cũng bị cắt quyền về nhà ở, giáo dục và một số lợi ích khác. Tình hình di cư đang ngày càng bất ổn là điều không thể tránh khỏi. Trong số hàng chục ngàn cuộc biểu tình mỗi năm, hầu hết vẫn diễn ra ở dân nông thôn, đặc biệt là nông dân, họ thường tức giận về việc nhà nước chiếm đoạt đất của họ để xây dựng khu công nghiệp nhưng lại không bồi thường thỏa đáng.

    Thêm vào đó, tình trạng bất ổn ở đô thị cũng ngày càng phổ biến hơn chẳng hạn như cuộc bạo động gần đây của công nhân nhà máy ở phía Nam tỉnh Quảng Đông. Nếu muốn giữ hòa bình ở các thành phố và vẫn muốn tiếp tục thu hút người dân nhập cư, Trung Quốc cần phải tìm cách để biến họ thành cư dân thành thị, và được hưởng những quyền lợi xứng đáng.

    Thuế tăng trực tiếp chống lại tầng lớp trung lưu. Nỗ lực mang nhà ở và các tiện ích khác cho những người dân nhập cư được giống như dân thành thị và để xây dựng một xã hội an toàn hơn sẽ rất tốn kém. Và nếu giải pháp cho vấn đề này là tăng thuế thì điều tất yếu là tầng lớp trung lưu cũng phải có tiếng nói chính trị lớn hơn. Những lo lắng của tầng lớp trung lưu chưa thực sự lớn mức lên trở thành một cơn thịnh nộ chống chính phủ trên diện rộng.

    Vào năm 2012, lãnh đạo Trung Quốc có nhiệm vụ quản lý những vấn đề mới phát sinh, và kiểm soát tình trạng căng thẳng. Sự kiện thay đổi lãnh đạo lần gần đây nhất là vào năm 2002 đã diễn ra thuận lợi. Nhưng trong suốt một thập kỷ trên, những nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo năm 2002 phải đối mặt dường như dễ dàng hơn so sánh với ngày nay.




    var currentday=30; var currentthang=6; var currentnam=2011;Theo VEF
    Tin đăng lại
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  6. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Tình tiết mới

    Mỹ và Philippines sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra Diễn đàn Khu vực các nước Đông Nam Á (ARF) diễn ra trong tháng 7 ở Bali, Indonesia. Dự kiến, chuyên gia an ninh quốc tế từ 10 nước ASEAN và các đối tác sẽ tham dự hội nghị này.

    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cho rằng, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông có khả năng sẽ là chủ đề nghị sự chính của cuộc họp ARF lần này, trong khi theo Đại sứ Mỹ tại Philippines, ARF là cơ hội tốt để giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.

    [​IMG]
    Đường lưỡi bò vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
    Hãng tin Reuters hôm 30/6 cho hay, tờ nhật báo Quân Giải phóng Trung Quốc đưa tin ông Ma Xiaotian - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nước này kêu gọi Việt Nam bình tĩnh, tránh làm căng thẳng giữa hai nước leo thang.

    Phát biểu của ông Ma Xiaotian được đưa ra trong cuộc gặp với các quan chức Học viện Quốc phòng Việt Nam. Mặc dù ông này không trực tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông, song có thể nhận thấy bài phát biểu của ông tập trung chủ yếu vào vấn đề này.

    Trong một diễn biến khác, đài NHK của Nhật Bản hôm 29/6 dẫn lời các quan chức Chính phủ và quân đội Philippines tiết lộ, hồi tháng 2/2011, một tàu hải quân Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu đánh cá Philippines đang hoạt động trên Biển Đông.

    Chiếc tàu của hải quân Trung Quốc có vẻ là một tàu khu trục nhỏ có trang bị tên lửa. Tàu này đã bắn ba loạt đạn cảnh cáo nhằm vào tàu Maricris-12 của Philippines hôm 25/2, khi Maricris-12 đang đánh bắt cá gần một đảo san hô ở quần đảo Trường Sa.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam sẽ rất an toàn
    11:07:59 22/02/2011

    Nhận định, “trong thiết kế, nhà máy của Việt Nam đã đảm bảo yếu tố an toàn”, Tiến sĩ Sueo Machi - nguyên Phó Tổng Giám đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhấn mạnh đến vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân...
    Dư luận xã hội đang rất quan tâm tới dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam - Ninh Thuận 1, sẽ khởi công vào năm 2014 và phát điện vào năm 2020. Bên lề Hội nghị thông tin đại chúng về điện hạt nhân được tổ chức vào sáng 21/2, PV Báo CAND đã có cuộc phỏng vấn TS Sueo Machi, nguyên Phó Tổng Giám đốc IAEA, nguyên Ủy viên Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản, điều phối viên Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á, xung quanh câu chuyện làm thế nào để xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân hiệu quả, an toàn.
    PV: Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ hợp tác giữa IAEA và Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
    TS Sueo Machi: Tôi đã từng làm việc cho IAEA 12 năm. Tôi nghĩ, IAEA có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ Việt Nam ứng dụng bức xạ và phát triển điện hạt nhân. Trụ sở của IAEA đặt tại Vienna (Áo), Việt Nam cũng có tòa đại sứ ở Vienna, nên hai cơ quan thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân cách đây 10 năm. Với kinh nghiệm của mình, IAEA đã giúp đỡ nhiều cho Việt Nam, cả về đào tạo nguồn nhân lực lẫn chia sẻ kinh nghiệm.
    PV: Theo ông, những yếu tố nào có thể giúp đảm bảo an toàn cao nhất cho việc vận hành nhà máy điện hạt nhân? Với điều kiện riêng của Việt Nam thì có cần lưu ý thêm điều gì không?
    TS Sueo Machi: Trong thiết kế, nhà máy của Việt Nam đã đảm bảo yếu tố an toàn. Nếu trong quá trình vận hành có xảy ra lỗi nào đó thì cũng sẽ có hệ thống khắc phục. Tuy nhiên, vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu thông qua thiết bị mô phỏng. Khâu bảo dưỡng nhà máy cũng rất cần thiết để tránh những sự cố đáng tiếc.
    PV: Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai. Ông có thể giới thiệu một chút về công nghệ mà Nhật Bản sẽ chuyển giao cho Việt Nam?
    TS Sueo Machi: Tôi rất vui khi Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận hợp tác để Nhật Bản giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai. Với kinh nghiệm 45 năm vận hành nhà máy điện hạt nhân của mình, Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Nhật Bản hiện có hai công nghệ: lò áp lực và lò nước sôi. Quyết định lựa chọn công nghệ nào là phụ thuộc vào Chính phủ Việt Nam. Khi Việt Nam đã lựa chọn công nghệ, Nhật Bản sẽ chuyển giao toàn bộ.
    PV: Ngoài công nghệ, Nhật Bản có giúp đỡ gì thêm cho Việt Nam, chẳng hạn như tài chính hay đào tạo nguồn nhân lực?
    TS Sueo Machi: Nhật Bản sẽ giúp đỡ Việt Nam trọn gói. Trên thực tế, trong năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60 lượt cán bộ trong lĩnh vực điện hạt nhân. Sắp tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực phục vụ việc vận hành nhà máy điện hạt nhân. Còn về tài chính, tôi không phải nhà băng nên chưa thể nói được gì (cười).
    PV: Ông có thể so sánh một chút về công nghệ của Nga và Nhật Bản sẽ được áp dụng trong hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam?
    TS Sueo Machi: Tôi không biết nhiều về công nghệ của Nga. Nhưng dù là Nga hay Nhật Bản thì đó đều là công nghệ lò nước nhẹ, nguyên lí hoạt động giống nhau, chỉ có đôi chút khác biệt về hệ thống điều khiển. Công nghệ của Nga đã được kiểm chứng từ năm 1954, đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng như: Cộng hòa Séc, Hungary, Bungari... Tôi đã từng đến nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nga tại Obninsk, thậm chí tới cả nơi chế tạo bom nguyên tử, tôi thấy công nghệ của Nga rất an toàn.
    [​IMG]Mô hình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
    PV: Khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, điều đầu tiên và cũng khó khăn nhất là thuyết phục người dân khu vực đó chấp nhận. Người dân cũng có lí khi lo ngại về mức độ an toàn và ảnh hưởng tới môi trường do nhà máy mang lại. Từng là lãnh đạo của IAEA và Nhật Bản trong lĩnh vực điện hạt nhân, ông có chia sẻ gì?
    TS Sueo Machi: Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt. Nhật Bản đã từng hứng chịu thảm họa bom nguyên tử, lại là quốc gia nghèo tài nguyên. 80% người dân Nhật Bản chấp nhận nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên 50% trong số ấy vẫn lo ngại làm sao để vận hành nhà máy điện hạt nhân an toàn. Nhật Bản hiện có 53 tổ máy điện hạt nhân, ngoài ra còn có 2 tổ máy đang xây dựng và 14 tổ máy đang chuẩn bị xây dựng. Ở Nhật Bản, thủy điện chỉ chiếm 4% tổng sản lượng điện, điện hạt nhân chiếm 14%. Mục tiêu của Nhật Bản là tới năm 2030 đưa tỷ lệ điện hạt nhân lên 50% tổng sản lượng điện của quốc gia.
    Còn ở Việt Nam, tài nguyên dầu khí, than đá có nhiều nhưng nhu cầu điện năng của xã hội rất cao, do đó đòi hỏi phải có nguồn năng lượng mới. Điện mặt trời sạch nhưng giá thành đắt gấp 10 lần điện hạt nhân, lại không thu được về ban đêm. Nguồn điện từ gió cũng đắt gấp 2 lần điện hạt nhân. Phát triển điện hạt nhân là tất yếu ở Việt Nam. Người dân không nên quá lo ngại về độ an toàn của nhà máy, vì hiện nay công nghệ đã rất tiên tiến. 45 năm qua, ở Nhật Bản các nhà máy điện hạt nhân vẫn hoạt động an toàn. Hơn nữa, theo thiết kế, nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam cũng rất an toàn.
    PV: Xin cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn[​IMG]

    Lâm Khánh Vy (thực hiện)
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhà máy điện hạt nhân Việt Nam: Chọn công nghệ an toàn tự động
    >> Nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam: Sẽ an toàn hơn

    TP - Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản gây nổ nhà máy điện hạt nhân buộc các nhà khoa học và quản lý phải xem xét lại toàn diện kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, PGS. TS Vương Hữu Tấn- Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết.

    [​IMG]Các nhà khoa học, quản lý về hạt nhân Việt Nam dõi theo sự cố cháy nổ ở nhà máy hạt nhân Fukushima- Nhật Bản (ảnh cuộc họp của Bộ KH&CN hôm qua). Ảnh: Mỹ Hằng .

    Trong khi khẳng định bụi phóng xạ tại Nhật chưa ảnh hưởng tới Việt Nam, lãnh đạo Bộ KH&CN cho hay chưa xác định cụ thể địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.
    Hôm qua, Bộ KH&CN có cuộc họp công bố thông tin về kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sau khi một vụ cháy nữa xảy ra ở lò số 4 ở nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. PGS.TS Vương Hữu Tấn, cho biết, vẫn đang tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
    Theo ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân (ATBXHN), Nhật Bản đã giúp Việt Nam tìm ra một vài địa điểm tốt như xã Phước Dinh, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Cục đang xây dựng thông tư liên quan tới địa điểm xây dựng nhà máy và trao đổi với nhiều chuyên gia quốc tế, trong đó đưa ra những tiêu chí địa điểm này phải đảm bảo an toàn cao nhất.
    Địa điểm này phải đảm bảo ba cụm vấn đề ảnh hưởng tới nhà máy, gồm hiện tượng tự nhiên như: động đất, sóng thần; hoạt động của con người (nhà máy có gần sân bay không và các chuyến bay có gây ảnh hưởng không, có gần đường giao thông không...); các yếu tố có thể ảnh hưởng tới người dân... Thông tư này đang trong quá trình xin ý kiến để ban hành dựa trên góp ý của các cơ quan năng lượng quốc tế.
    Ông Tấn cho biết, Nhật Bản đang là đối tác tiềm năng cung cấp công nghệ cho tổ máy số 2 của Việt Nam. Việt Nam được khuyến cáo lựa chọn thế hệ 3 hoặc 3+, hoạt động theo nguyên lý an toàn thụ động. Nghĩa là sử dụng các hiện tượng tự nhiên vào quá trình điều khiển an toàn.
    Chẳng hạn, nước sẽ tự phun vào lò phản ứng khi có sự cố, lò sẽ tự dừng hoạt động trong 72 tiếng mà con người không phải can thiệp. Cơ chế hoạt động này khác hoàn toàn so với lò thế hệ những năm 60 tại Fukushima, Nhật Bản.
    Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp sự cố từ trung ương đến địa phương, từ ủy ban cứu hộ cứu nạn tới các trung tâm ứng phó sự cố khẩn cấp địa phương... Cục ATBXHN đang hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố.
    Liên quan tới việc Trung Quốc có các lò hạt nhân sát với biên giới nước ta, Bộ KH&CN chỉ đạo xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc quốc gia để phát hiện các ảnh hưởng phóng xạ xuyên quốc gia.
    Bụi phóng xạ vẫn chưa ảnh hưởng Việt Nam
    Lãnh đạo Bộ KH&CN khẳng định, các đám mây phóng xạ xuất phát từ các lò hạt nhân phát nổ tại Nhật đều bay ở phía đông bắc Nhật Bản và đang trong hành trình ra biển. Do đó, đất liền ít bị ảnh hưởng. Đường đi của đám mây phóng xạ này không có xu thế bay về phía Việt Nam.
    Tuy nhiên, công tác quan trắc vẫn được tiến hành gắt gao. Việt Nam có một trạm quan trắc phóng xạ hoạt động 24/24. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Viện Kỹ thuật Hạt nhân cũng có thiết bị đo, hút mẫu phóng xạ trong không khí. “Căn cứ vào các số liệu quan trắc, chúng tôi khẳng định đến nay chưa có sự bất thường nào” - TS Đặng Thanh Lương - Phó Cục trưởng Cục ATBXHN cho biết.
    Trong trường hợp gió đổi chiều và đám mây phóng xạ bay về phía Việt Nam, cơ quan chức năng sẽ xem xét, đo nồng độ, nếu ở mức cao có thể phát đi thông báo ngừng sử dụng nước uống, thực phẩm tại vùng đó...
    Trước tin đồn về bụi phóng xạ, mưa axit gây hoang mang dư luận, lãnh đạo Bộ KH&CN cho biết đã thành lập một tổ công tác gồm Viện Năng lượng Nguyên tử, Cục Năng lượng Nguyên tử, Cục ATBXHN để thu thập thông tin chính thống tại Nhật và các tổ chức, các cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
    Từ các thông tin chính xác, sẽ báo cáo Chính phủ và cơ quan chức năng để có phương hướng đúng đắn trong kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
    Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân Ngô Đặng Nhân cho biết, tình hình của Nhật hiện nay đang rất phức tạp. Mặc dù phóng xạ nhà máy Fukushima đang bị nhốt trong thùng lò dày 15 – 20cm, nhưng trong lò vẫn luôn diễn ra các phản ứng. Khả năng nổ lò phụ thuộc vào chất lượng lò.
    Trường hợp của Mỹ trước đây khi lò bảo vệ bị phá vỡ, thùng lò mới sử dụng 5 năm. Trong khi đó, thùng lò trong nhà máy Fukushima của Nhật đã hoạt động 40 năm. Tuy nhiên, dù tình huống xấu nhất xảy ra cũng không thể như vụ Chernobyl (Nga).


    Mỹ Hằng
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khà khà Việt Nam không thiếu nguyên liệu hạt nhân nhá :




    Việt Nam đủ nhiên liệu để phát triển điện hạt nhân [​IMG] [​IMG] Thứ hai, 26/5/2008 07:00 [​IMG]Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm đã khẳng định điều này và cho biết: vùng mỏ urani trong cát kết ở khu vực miền Trung khả năng có trữ lượng lớn, điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển nhà máy điện hạt nhân.
    Thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành Đề án thăm dò quặng urani cho nhà máy điện hạt nhân.
    Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Trần Xuân Hường cho biết: Việt Nam có tiềm năng trung bình trên thế giới về quặng urani, có đủ khả năng đáp ứng cho phát triển điện hạt nhân của đất nước.
    Kết quả điều tra của ngành địa chất thời gian qua cho thấy quặng urani ở nước ta tồn tại trong nhiều cấu trúc địa chất, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc và Trung bộ, trong đó có triển vọng nhất là quặng urani trong cát kết ở miền Trung.
    Các khu mỏ ở khu vực này phân bố gần nhau, cách xa dân cư, thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, gần đường điện 500 KV.
    Điều quan trọng là theo những thử nghiệm ban đầu, quặng urani trong cát kết ở đây có thể thu hồi bằng các phương pháp hòa tách khuấy trộn thông thường, có hiệu suất thu hồi cao. Hàm lượng, trữ lượng các mỏ đạt mức trung bình như các mỏ cùng loại trên thế giới. Theo xác định sơ bộ, các mỏ này có thể khai thác được bằng phương pháp lộ thiên kết hợp hầm lò.
    Tuy vậy, đây là một đề án có quy mô lớn và phức tạp, cần phải xác định đầy đủ các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình làm cơ sở phục vụ công tác lập báo cáo đầu tư; thu thập, quan trắc số liệu về môi trường, kinh tế - xã hội để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác và báo cáo đầu tư khai thác mỏ.
    Theo Tiền phong

  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ gần như thỏa thuận ưu tiên cho Việt Nam tự làm giàu uranium ....chúng ta phải nắm bắt ngay cơ hội này :

    Chính quyền Obama nói với giới lập pháp Hoa Kỳ rằng một thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam nhiều khả năng sẽ không bao gồm cam kết theo đó chính phủ Việt Nam không làm giàu uranium.



    [​IMG]
    Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân ngày 30/03.


    Các viên chức phụ tá tại quốc hội nước này được hãng tin AP hôm thứ Bảy, 7 tháng Tám, trích thuật cho hay.

    Điều đặc biệt, vẫn theo hãng tin này, Washington từng luôn tìm kiếm một cam kết không làm giàu nhiên liệu hạt nhân này, điều mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ luôn coi là một "chuẩn mực vàng" cho các hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự.

    Yêu cầu này đã được coi là khuôn mẫu trong thỏa thuận ký kết năm ngoái giữa Hoa Kỳ và Các Tiểu vương Quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE) khi quốc gia Trung Đông này đã cam kết không làm giàu hoặc chiết xuất plutonium từ nhiên liệu lò phản ứng qua sử dụng, qui trình có thế cung cấp nguyên liệu sử dụng chế tạo vũ khí nguyên tử.

    Chủ đề 'nhạy cảm'

    Thế nhưng, hai phụ tá quốc hội Mỹ nắm chắc diễn biến thảo luận, theo nguồn tin của AP, cho biết chính quyền của Tổng thống Obama đã kết luận rằng nhiều khả năng 'không thuyết phục nổi Việt Nam nhất trí với một cam kết không làm giàu nhiên liệu theo cách thức mà UAE đã ký kết với Hoa Kỳ'.

    Các viên chức này muốn ẩn danh khi nói với AP vì tính nhạy cảm của các cuộc đàm phán. Một phụ tá khá cho AP biết rằng các cuộc thương thảo của giữa Washington với Hà Nội đang ở 'những khâu cuối cùng.'
    Hôm thứ Sáu, tờ thời báo của Ấn Độ (The Times of India) bình luận về phản ứng trước diễn biến của Trung Quốc, quốc gia mà tờ này cho là một thế lực "gần đây đang thống trị tình hình an ninh ở Bắc Á."


    [​IMG]
    Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của VN được Mỹ giúp xây dựng từ năm 1960 nhưng ngưng hoạt động 8 năm sau đó.


    Tờ này cho rằng Bắc Kinh "có vẻ đang kinh ngạc trước động thái của chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo về hợp tác hạt nhân với Việt Nam."
    Tờ báo của Ấn Độ ghi nhận rằng Washington đã khẳng định điều này trong một cuộc đàm phán về một thỏa thuận với Hà Nội, tương tự một văn bản mà nước này đã ký với Ấn Độ."

    "Động thái này diễn ra một ngày sau khi Việt Nam cáo buộc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này bằng việc tiến hành thăm dò địa chấn gần các vùng đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa,

    "Nhưng Việt Nam đã khẳng định với thế giới là không quan tâm tới việc làm giàu uranium hoặc bất cứ hoạt động nào với mục đích quân sự," tờ The Times of India quan sát.

    Hôm thứ Sáu, hàng loạt các quốc gia trong khu vực và có liên quan đã nhanh chóng có các phản ứng, bình luận với các cấp độ, tính chất khác nhau về tin hợp tác hạt nhân Việt - Mỹ, sau khi tờ Wall Street Journal loan tin Hoa Kỳ đang trong giai đoạn đàm phán "cấp cao" để chia sẻ công nghệ hạt nhân với Việt Nam.

    Trong đó vẫn theo tờ này, có điều khoản trong thỏa thuận cho phép Hà Nội tự làm giàu uranium.

    Trung Quốc 'lo ngại'

    Tờ Wall Street Journal cũng cho biết cuộc đàm phán với Hà Nội do Bộ Ngoại giao Mỹ chủ trì có thể làm Trung Quốc lo ngại, và là ví dụ mới nhất về sự tái tục ảnh hưởng của Mỹ tại Nam và Đông Nam Á.


    [​IMG]
    Hoa Kỳ và EU mở rộng thanh trừng Iran vì nước này làm giàu uranium.


    Cùng ngày, tại Washington, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đang có đàm phán để chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân với Việt Nam, nhưng từ chối xác nhận có phải sẽ cho phép Hà Nội làm giàu uranium hay không.

    Trong khi đó, từ Bắc Kinh, nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói Trung Quốc 'không nắm được chi tiết' cuộc thỏa thuận này.

    Nhưng bà nhắc lại quan điểm của Trung Quốc, theo đó mọi quốc gia có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, song nói nói thêm: "Mọi quốc gia cần nghiêm túc thực thi nghĩa vụ ngăn chặn phổ biến (hạt nhân)."
    Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Sáu, ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục kiểm soát an toàn bức xạ hạt nhân, thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, khẳng định không có việc lược bỏ điều khoản "không cho phép làm giàu năng lượng hạt nhân..." trong văn kiện thương thảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ..

    Còn theo tờ báo Mỹ, thỏa thuận sắp hình thành sẽ tạo cơ hội cho các công ty Mỹ như General Electric Co. và Bechtel Corp. bán vật liệu và lò phản ứng cho Việt Nam.

    Hồi tháng Bảy, tin cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ ký biên bản ghi nhớ về ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân.

    Biên bản ghi nhớ nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ khác được ký giữa đại diện Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Tổng cục Hải quan Việt Nam tại Hà Nội.

    Trước đó hôm 30/03 Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân.

    Trong thỏa thuận này có các vấn đề như an toàn hạt nhân và sử dụng hạt nhân vì mục đích dân sự, được đánh giá là "cơ sở để tiến tới một cuộc đàm phán cấp Chính phủ về sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình".




    Theo BBC Vietnam

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này