Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2924 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 03:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113093 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tui là nông rân ! Hic ! ~X~X~X

    Tui hổng coá thẻ nhà báo , nàm sao bi rờ ? :-??

    Có ít quà muốn tặng thuỷ thủ Hoa Kỳ , nhưng tui hổng lên tàu chiến Mỹ được , vậy nhờ bác dẫn mấy chú GI đi ăn bánh tráng đập chấm mắm nêm ở 144 Hoàng Diệu ( đặc sản QN đó nha ! ) , hoặc bún mắm thịt quay ở Trần Quí Cáp , đem biên lai về chợ Hàn tui trả ! Hẹn bác chiều 20/ 7 ra đó nhận thanh toán . Nhớ mặc áo tím quần tím giày tím cho tui dễ nhận ra nhé !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Sủa lên giọng đó , nó là Tàu !
    Chống Cộng chống Tàu là Việt Tân !
    Chống Việt Tân chống Tàu là yêu nước !
    Yêu nước là sống và chiến đấu vì nhân dân !


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  3. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Hích, với số lượng bài viết thời gian qua về Biển đông, tôi thấy bác xứng đáng được bộ trưởng bộ thông tin truyền thông cấp thẻ. năm ngoái anh em đi thăm tàu sân bay thích lắm http://www.otofun.net/threads/185179-em-di-da-nang-tham-tau-san-bay-va-tau-khu-truc-my. Tiếc là năm nay tôi bận ko đi được, bác nào có thẻ đăng kí liền nhé, ko hết xuất đấy
  4. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ vào chiêm ngưỡng lại chuyến đi 8/8/2010 năm ngoái http://www.otofun.net/threads/185179...au-khu-truc-myrồi nhanh chân kiếm xuất đi nhé, bỏ chứng đi Đà nẳng là hợp lí đấy, ăn no mấy món của bác Thái dương, mua hôm becbenrin rồi book vé lên bà nà dưỡng sức, về lại Hanoi hay Sg là chứng nó tăng vù vù
  5. waytosunrise

    waytosunrise Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Có sổ đỏ không ? Nếu không có thì đứa nào mạnh sẽ thắng . Tranh chấp đất đai ở VN cũng thế.....
  6. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    bọn khựa liều lĩnh quá, xông vào nhà ta bắt gái ta các bác a!

    Bắt quả tang “chú rể” nước ngoài “xem mặt” 2 cô gái Việt Nam
    Ngày 1/7, nguồn tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) ******* TP Hồ Chí Minh cho biết đã ngăn chặn thêm một đường dây môi giới trái phép lấy chồng nước ngoài.
    Vụ việc được phát hiện vào trưa 30/6, cảnh sát bắt quả tang một “chú rể” người Trung Quốc có tên Zhang Zhen (28 tuổi) đang “xem mặt” 2 cô gái tại nhà số 377/11 đường Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TPHCM với sự tổ chức của hai kẻ môi giới là Huỳnh Thị Bích Hợp (40 tuổi, trú đường Âu Cơ, phường 14, quận 11, TPHCM) và Lê Văn Phúc (50 tuổi, trú đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TPHCM).

    [​IMG]
    Các cô gái trong một vụ môi giới hôn nhân trái phép

    Hai cô gái được xem mắt đều mới chỉ 19 tuổi, có quê quán ở Cần Thơ và Sóc Trăng.

    Qua khai thác được biết Huỳnh Thị Bích Hợp đã hoạt động môi giới hôn nhân trái phép từ năm 2010 đến nay. Mỗi cô gái Việt Nam mà Hợp môi giới thành công cho người Trung Quốc, Đài Loan thì Hợp lấy tiền chú rể là 1.800 USD. Sau khi trừ hết các chi phí tiền Passport cho cô dâu, visa, tiệc cưới, số còn lại thì Hợp hưởng hết.

    Còn đối tượng Lê Văn Phúc chuyên hoạt động cung cấp các cô gái cho nhiều điểm môi giới hôn nhân trái phép cho người Trung Quốc, Đài Loan từ năm 2010 đến nay. Mỗi cô gái Phú lấy 5 triệu đồng và chia lại cho các điểm nuôi các cô gái 1,5 triệu đồng.

    Vào ngày 30/6, trong lúc Hợp tổ chức và kêu Phúc cung cấp các cô gái để môi giới cho “chú rể” Zhang Zhen thì cảnh sát ập vào bắt quả tang.

    Trước đó khoảng nửa tháng, Phòng PC 45 ******* TP HCM cũng ngăn chặn một vụ môi giới trái phép lấy chồng Trung Quốc ở khách sạn Thu Nghĩa, địa chỉ tại số 2, đường 3C, P.An Lạc A, Q.Bình Tân. Cảnh sát đã bắt quả tang có 9 người đang tham gia môi giới lấy chồng trái phép.

    [​IMG]
    Cảnh sát làm việc với các cô gái bị môi giới trái phép

    Hai kẻ tổ chức vụ môi giới trên là cặp vợ chồng Tô Văn Tài (57 tuổi, trú đường Tạ Quang Bửu, quận 8, TP HCM) và Nguyễn Thị Trúc (29 tuổi, trú TP Cần Thơ). Cặp vợ chồng này khai nhận tổ chức môi giới hôn nhân trái phép từ năm 2009 đến nay. Riêng 3 tháng trở lại đây, họ đã môi giới thành công cho 4 người Trung Quốc lấy gái miền Tây. Với mỗi phi vụ thành công, Tài – Trúc lấy tiền công là 1.800 USD/chú rể. Theo đó sau khi tổ chức đám cưới cho gái quê và chồng ngoại thì vợ chồng này bỏ túi khoảng 400 USD/trường hợp. Riêng Trúc khai nhận đã làm phiên dịch cho 20 người đàn ông Trung Quốc lấy vợ Việt Nam. Mỗi trường hợp như thế chú rể Trung Quốc phải trả tiền công cho Trúc là 100 USD/người.

    Về phía chú rể Trung Quốc do đối tượng Zhao Wenjun (SN 1969) làm môi giới. Mỗi trường hợp môi giới như thế, đối tượng này lấy 5.000 USD/chú rể để lo chi phí đi đường. Trong khoản này, Zhao Wenjun chi cho vợ chồng Tài – Trúc 1.800 USD, số còn lại thì được hưởng.

    Theo Thế Vinh
    Năng lượng mới
  7. MrRiver

    MrRiver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiều thứ bảy mà các bác bận việc nước quá, off thôi, nhậu thôi!!!!!!!!!!!fắn!!!!!!!!!!!!!
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
    [​IMG] Bản đồ Cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.Thời gian1257-58, 1284-85 và 1287-88Địa điểmĐại ViệtKết quảQuân Nguyên-Mông thất bại[1]. Để tránh xung đột thêm, Đại Việt đồng ý là nước phụ thuộc của đế quốc Mông Cổ.Tham chiếnNhà MôngNhà NguyênĐại Việt dưới thời Trần:Chỉ huyThoát Hoan
    Hốt Tất Liệt
    Mông Ca
    Ngột Lương Hợp Thai
    Ô Mã Nhi
    Toa ĐôTrần Hưng Đạo
    Trần Thái Tông
    Trần Thánh Tông
    Trần Nhân Tông
    Trần Quang KhảiLực lượngKhoảng 25.000-55.000 vào năm 1257. Hơn 100,000 quân và 400.000 dân binh năm 1285. Hơn 300,000 quân và dân binh năm 1287[cần dẫn nguồn]Quân Đại Việt khoảng 200.000-300.000 người năm 1285. [cần dẫn nguồn]Tổn thất.......125812851287-1288
    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh TôngTrần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
    Mục lục

    [ẩn]
    [sửa] Khái quát

    Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà LýLý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý.
    Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.
    Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim(1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.
    Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.
    Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía Đông tới Nhật Bản, và xuống phía Nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía Nam, nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm ThànhMyanma trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Myanma năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng Nam. Dưới chiêu bài đề nghị nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.
    [sửa] Lần thứ nhất

    [​IMG] [​IMG]
    Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 1 chống quân Nguyên


    Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1
    Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt là vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý (nay là Vân Nam, Trung Quốc). Uriyangqadai dẫn quân Mông Cổ và Đại Lý dọc theo sông Hồng vào Đại Việt. Đích thân Trần Thái TôngTrần Thánh Tông dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là khoảng Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ dễ dàng đánh tan quân Đại Việt, nhưng đã không thành công trong việc bắt các vua Trần. Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Triều đình nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh đô. Quân Nguyên dù chiếm được Thăng Long, nhưng gặp phải khó khăn về lương thực.
    Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, hai vua Trần lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là khoảng quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.
    Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía Nam.
    [sửa] Lần thứ hai

    Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2
    [​IMG] [​IMG]
    Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên


    27 năm sau, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam chuyển sang.
    Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.
    Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.
    Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).
    [sửa] Lần thứ ba

    Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3
    [​IMG] [​IMG]
    Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên


    Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.
    Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.
    Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.
    Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội.
    [sửa] Chấm dứt chiến tranh

    Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.
    [sửa] Về số quân Nguyên

    Sử sách Việt Nam và Trung Quốc nêu số quân Nguyên không thống nhất. Lần đầu, Nguyên sử chỉ nêu vài ngàn quân; sau này các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng số quân Nguyên năm 1257 khoảng 3 vạn[2]. Nhà sử học Ba Tư là Said ud Zin cho biết quân Mông đến Vân Nam có 3 vạn nhưng trước khi đến Ngạc châu gặp Hốt Tất Liệt thì số quân chỉ còn lại 5000 người[3].
    Lần thứ hai, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép quân Nguyên có 50 vạn và khi rút về chỉ còn 5 vạn. Nguyên Sử chép rằng chỉ có 30 vạn nếu tính luôn cả dân phu là những người không tham gia chiến đấu. Con số 30 vạn được các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng phù hợp. Tuy nhiên, về số trở về nước, chắc chắn nhiều hơn 5 vạn, vì từ tháng 6 âm lịch năm 1285, Thoát Hoan rút chạy về, tới tháng 8 đã được lệnh chuẩn bị sang lần nữa. Như vậy số quân còn lại cũng tương đối nhiều, gần với số cần thiết mang đi viễn chinh lần nữa[4]. Theo 1 số tác giả thì quân Đại Việt lần này có 30 vạn người.[5]
    Lần thứ 3, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi số quân là 50 vạn, trong khi Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục lại cho rằng như vậy quá nhiều, chỉ có khoảng hơn 9 vạn là số quân bổ sung. Các nhà nghiên cứu cũng của Việt Nam xác định rằng quân Nguyên lần này cũng có khoảng 30 vạn như lần thứ hai, còn quân Trần có tổng số khoảng 20 vạn[6].
    [sửa] Nguyên nhân thắng lợi

    Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng[7].
    Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...[8].
    Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[9].
    Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật BảnNam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân, lại gặp bão to (Thần phong) nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông-Nguyên huy động hơn 60 vạn lượt quân, trong khi dân số Đại Việt khi ấy chưa đầy 4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần.
    Theo giáo sư Đào Duy Anh thì có 3 nhược điểm khiến quân Mông Nguyên thất bại ở Đại Việt[10]:
    1. Người Mông Cổ đi đánh xa, chỉ mong cướp bóc nuôi quân, nếu không được thì dễ bị khốn vì thiếu lương.
    2. Quân Mông Nguyên là người phương bắc, không hợp thuỷ thổ.
    3. Đại đa số quân lính là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản.
    Chiến công của nhà Trần nhìn chung được nhiều thế hệ nhân dân ca ngợi qua các thần tích, vè và những lời truyền tụng trong dân gian. Sang thế kỷ 20, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính cũng ca tụng nhiều về chiến thắng đó[11].
    Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ ca ngợi chiến công đánh quân Nguyên, nhưng chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách[12].
    Riêng Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng nhà Trần gặp may vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam TốngĐại Lý. Đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ 3 của nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận đó là "ngớ ngẩn"[13]:
    Nguyên chúa Hốt Tất Liệt anh hùng, rất giỏi quân sự, đâu có sai đi nam chinh những đồ vô dụng. Quân Mông Cổ hùng mạnh, đã thắng quân ta ở Lạng Sơn, Nội Bàng và Vạn Kiếp, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, lại thắng lớn ở ngoài khơi Quảng Yên... thế rất lớn, nhiều nơi lâm nguy... Vua quan triều Nguyễn đã làm lệch lạc lịch sử. Các tướng nhà Nguyên không phải không giỏi,... thua chỉ vì gặp các tướng nhà Trần giỏi hơn mà thôi.
  9. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Khi nào anh em di ,nhớ PM cho DS nhé ![r2)][r2)][r2)]
  10. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    bác nt vào sdt cho e nhé: 0908034433
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này