1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5181 người đang online, trong đó có 430 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113403 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

    QUANG TRUNG HOÀNG ÐẾ
    NHÀ CÁCH MẠNG THỜI ÐẠI
    THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

    MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC
    Thiện Ý
    Nguồn : không nhớ rõ xuất xứ
    Hàng năm vào dịp năm hết Tết đến, người Việt hải ngoại ngoài việc chuẩn bị đón Xuân vui Tết cổ truyền dân tộc nơi quê người, thường vẫn giữ truyền thống tổ chức lễ kỷ niệm các trận đánh thắng lịch sử của vua Quang Trung chống quân xâm lược Phương Bắc.
    Là vì các trận đánh thắng này đã diễn ra vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, cũng vào những ngày Tết. Và vì thắng lợi lịch sử này do tài điều binh khiển tướng, mưu lược của một vì vua xuất thân từ hàng dân giả đất Bình Định - Qui Nhơn: Nguyễn Huệ - Quang Trung. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận chiến thắng lịch sử ấy bằng bảy chữ đậm nét: "Vua Quang Trung Ðại Phá Quân Thanh", với các trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi... làm quân xâm lược kinh hồn bạt vía, tướng sĩ đa phần bỏ thây nơi chiến địa, Thống soái Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín chạy thoát thân về Tàu!
    Sử gia Trần Trọng Kim viết: "Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ ăn tết Nguyên đán trước, để đến hôm trừ tịch thì cất quân đi, định ngày mồng 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng. Ðoạn rồi, truyền lệnh cho ba quân đến nghe lệnh điều khiển...", và kết cuộc "... Tôn sĩ Nghị nửa đêm được tin báo, hoảng hốt không kịp thắng yên ngựa và mặc áo giáp, đem mấy tên lính kỵ chạy qua sông sang Bắc. Quân các trại nghe tin như thế, xôn xao tan rã chạy trốn, tranh nhau sang cầu, một lát cầu đổ, sa cả xuống sông chết đuối, sông Nhị hà đầy những thây người chết..."(1)
    Ðọc lại những trang sử của sử gia Trần Trọng Kim viết về "Nhà Tây Sơn" (1788-1802), có lẽ nhiều người sẽ có chung nhận định với chúng tôi về Nguyễn Huệ - Quang Trung: Nhà cách mạng thời đại, một thiên tài quân sự và chính trị, một đại anh hùng dân tộc. Ðây có lẽ không phải là nhận định mới mẻ gì, vì trước chúng tôi, đã có nhiều người viết về Nguyễn Huệ - Quang Trung như thế. Nhưng dẫu sao, với thành tâm tưởng nhớ công lao tiền nhân với lòng tự hào về những công trạng mà vua Quang Trung đã làm trong lịch sử dân tộc, chúng tôi vẫn viết lại những suy nghĩ của mình, có thể chỉ là sự lặp lại ý tưởng của người khác.
    I.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: NHÀ CÁCH MẠNG THỜI ÐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
    Là nhà cách mạng thời đại phong kiến Việt Nam, vì người thanh niên Nguyễn Huệ đất Bình Định - Qui Nhơn, với ba mươi sáu tuổi đời, với lòng yêu nước thương dân, đã dám có hành động vượt ra khỏi các luật tắc ý thức hệ phong kiến, chấp nhận hệ quả "Ðược làm vua, thua làm giặc". Hệ quả là hành động cách mạng của Nguyễn Huệ vì có chính nghĩa nên đã "Ðược làm vua" trăm họ và trở thành Hoàng đế Quang Trung.
    Thực vậy, trong bối cảnh một chế độ quân chủ chuyên chế, luật tắc ý thức hệ phong kiến là Tam cương (Quân-thần, phu-phụ và phụ-tử) trong đó đạo vua-tôi là trọng hơn cả. Ðạo này xây dựng trên quan niệm thần quyền, coi vua là con Trời (Thiên tử) thay Trời trị dân. Quyền cai trị này cha truyền con nối (Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa). Thần dân có bổn phận phục tùng và trung thành với vua, coi vua là biểu tượng quốc gia, trung thành với vua là yêu nước (Trung quân ái quốc), chống lại vua là phản nghịch. Do đó, một trung thần khi phải chết theo vua, vua bảo chết là phải chết, nếu không là bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung)...
    Những luật tắc phong kiến vừa kể đã ăn sâu vào não trạng người dân và chi phối toàn xã hội. Vậy mà một thanh niên gốc nông dân như Nguyễn Huệ, dù không xuất thân từ "Cửa Khổng sân Trình", cũng biết rõ hậu quả ghê gớm của hành vi chống lại vương quyền, song đã làm một việc ít ai dám làm. Nguyễn Huệ quả là một nhà cách mạng của thời đại phong kiến. Cuộc cách mạng của Nguyễn Huệ đã thành công vì có chính nghĩa (chống ngoại xâm), tụ nghĩa được nhiều nhân tài và nhân dân ủng hộ. Chính nhờ chính nghĩa mà việc lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) của Nguyễn Huệ trở thành chính danh, mở ra một triều đại mới trong lịch sử Việt Nam, Triều đại Nhà Tây Sơn. Về điểm này, sử gia Trần Trọng Kim, sau khi ghi lại việc vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái hậu cầu cứu quân Thanh và mật dụ của nhà Thanh nhân cơ hội này cướp nước ta, ông viết:"... Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Ðế, truyền hịch đi khắp nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy..." và ông kết luận "Vả đánh đuổi người Tàu đi lấy nước lại mà làm vua thì có điều gì mà trái đạo?" (2)
    II.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
    1.- THIÊN TÀI QUÂN SỰ:
    Là vì khi khởi nghiệp, Nguyễn Huệ chỉ là một người dân mặc áo vải, chưa hề được đào tạo từ một trường quân sự hay có kinh nghiệm chiến trường. Thế nhưng qua các trận đánh khởi đầu vào đất Gia định đã bốn lần đại thắng quân Xiêm la (Thái lan), đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh, đã chứng tỏ Nguyễn Huệ - Quang Trung quả là thiên tài quân sự.
    Thật vậy đọc lịch sử đã cho thấy mưu trí trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Không trường lớp nào dạy ông, nhưng trước khi ra quân Nguyễn Huệ đã biết cách nắm vững tinh thần tướng sĩ, củng cố được niềm tin tất thắng. Về điểm này, lịch sử có ghi lại, sau nhiều tháng ngày hành quân thần tốc Bắc tiến, ngày 20 tháng chạp năm 1788 thì đến núi Tam điệp. Hai tướng Tây sơn là Ngô văn Sở và Ngô thời Nhiệm đều ra tạ tội với vua Quang Trung. Họ tâu rằng vì quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui binh về giữ chỗ hiểm yếu. Nghe vậy, vua Quang Trung không những không một lời khiển trách, mà cười và nói rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc..." (3) Và còn định với quân sĩ rằng vào ngày 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu bắn súng ra như mưa "Vua Quang Trung đã sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cỡi voi đi sau đốc chiến, quân An nam vào gần tới cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùa cả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn..." (4)
    2.- THIÊN TÀI CHÍNH TRỊ:
    Là vì xuất thân là người thanh niên áo vải đất Bình Định, không được học cao hiểu rộng, song Nguyễn Huệ từ khi khởi nghiệp đến lúc lên làm vua cai trị muôn dân, Quang Trung Hoàng đế đã chứng tỏ là một người có mưu lược chính trị trời cho.
    Thật vậy, để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:
    - Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
    - Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".
    - Ba là trước khi đại phá quân Thanh, vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hại cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khi đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...)
    - Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.
    Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ." (6)
    III.- HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC
    Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.
    Là đại anh hùng dân tộc, vì những phẩm chất và công trạng phi thường của vua Quang Trung như đã được lịch sử ghi nhận và đánh giá, đã là niềm kiêu hãnh và tự hào chung cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vì tất cả công trạng và phẩm chất ấy của vua Quang Trung đã tận hiến cho dân, cho nước, cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt Nam. Tiếc thay nhân tài bạc mệnh, vua Quang Trung mới trị vì được bốn năm thì băng hà, ở vào tuổi đời 40 (1752-1792). Vua Quang Trung mất sớm là một mất mát lớn lao cho dân, cho nước, và cho lịch sử Việt Nam. Bởi vì, những cải cách sáng tạo về nội trị có tính cách mạng đầy triển vọng mới bắt đầu, và ý định đánh Tàu đòi đất (Lưỡng Quảng) chưa kịp thực hiện, thì vua Quang Trung đã mất. Vì vậy, đã có giả định rằng, nếu vua Quang Trung sống lâu hơn, chắc chắn lịch sử Việt Nam đã ghi được nhiều điểm son rất đáng tự hào trong triều đại Nhà Tây sơn... Giả định này có cơ sở, vì Nguyễn Huệ - Quang Trung đã chứng tỏ những tư chất hiếm hoi: nhà cách mạng thời đại, thiên tài quân sự và chính trị, và là một đại anh hùng dân tộc.
    Hàng năm mỗi độ xuân về, nếu những người đồng hương Bình Định vốn có niềm tự hào tự nhiên về quê hương mình đã sản sinh ra một đấng Anh hùng, thì toàn dân Việt cũng có niềm kiêu hãnh về đất nước mình đã có một đại anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung. Tự hào và kiêu hãnh chưa đủ, mà cần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với vua Quang Trung nói riêng và các anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, qua các buổi lễ kỷ niệm long trọng hàng năm, mang màu sắc và tính chất cổ truyền dân tộc. Ðiều này rất quan trọng, để con cháu chúng ta ở hải ngoại không quên nguồn gốc rất đáng kiêu hãnh và tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của mình, đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc và các nhân tài trên mọi lãnh vực, qua mọi thời đại, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
    Houston, Xuân Kỷ Mão 1999
    THIỆN Ý

    Ðặc san QUANG TRUNG TÂY SƠN Xuân Kỷ Mão 1999
    * Ghi chú đánh số từ 1-6 trong bài là những trích dẫn trong Việt Nam Sử Lược của Sử Gia Trần Trọng Kim, phần viết về Nhà Nguyễn Tây Sơn, Quyển II, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản lần thứ nhất 1971. Nhà Xuất Bản Ðại Nam in lại tại hải ngoại.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm

    Trận Điện Biên Phủ
    Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất[​IMG] .Thời gian13 tháng 37 tháng 5 năm 1954Địa điểmThung lũng Mường Thanh, Điện Biên PhủKết quảChiến thắng quyết định của *********. Hiệp định Genève được ký kết.Tham chiến[​IMG] Quân đội Liên hiệp Pháp,
    [​IMG] Quân đội nhân dân Việt Nam (*********)Chỉ huy[​IMG] Christian de Castries [​IMG]
    [​IMG] Võ Nguyên GiápLực lượng16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay. Quân số là 10.814 người. Sau đuợc tăng viện 4291 người. Tại thời kỳ cao điểm lên tới khoảng 16.000 người. Chưa kể khoảng 3000 PIM (culi). 37 phi công Mỹ tham gia ném bom và vận tải.10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh.
    Lúc đầu có 55.000, sau tăng cường thêm khoảng 4 đến 10.000 người. Chưa kể khoảng 230.000 dân công
    Tổn thất1.747 đến 2.293 người chết,
    1.729 người mất tích,
    5.240 bị thương,
    11.721 tù binh[1]
    Hoa Kỳ: 2 phi công thiệt mạng​

    4.020 người chết,
    9.118 bị thương,
    792 người mất tích[2]
    Một số nguồn phương Tây ước tính, ********* mất 8.000 binh sĩ và 15.000 bị thương[2][3]
    .Nam Bộ kháng chiếnHải PhòngHà NộiChiến dịch Việt BắcTu Vũ '48Khu 5Đường số 3Đông Bắc IĐông Bắc IICao-Bắc-LạngThập Vạn Đại SơnLê LợiBiên Giới '50Hoàng Hoa ThámTrần Hưng ĐạoQuang TrungHòa BìnhTu Vũ '52MercureNà SảnThượng LàoHạ LàoMouetteAtlanteĐiện Biên PhủĐắk PơHiệp định Genève, 1954

    Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất [3] trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa quân đội PhápQuân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 19451954 của Việt Nam.[/CENTER]
    Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.


    Mục lục

    [ẩn]
    [sửa] Kế hoạch của hai bên

    [sửa] Kế hoạch Nava

    Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội của chính phủ Hồ Chí Minh đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.
    Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy. Các lãnh đạo ********* nhận định việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. ********* cũng dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.
    Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt NamNguyễn Văn Tâm được Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.


    Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh[cần dẫn nguồn]. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
    • Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của *********; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng Quân đội Quốc gia Việt Nam và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực *********.
    • Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc ********* phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực *********.
    Để thực hiện kế hoạch này Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa-Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V., Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. Viện trợ Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số chi phí chiến tranh của Pháp.[4]
    Kế hoạch Na-va chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ frăng. Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Juin, người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị chiếm. Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan mật thiết đến việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.
    [sửa] Chiến cục Đông-Xuân 1953-54

    TRƯỚC khi vào mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân bản địa Việt Nam (67%). Tổng quân số của ********* là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Riêng quân đội bản xứ của Quốc gia Việt Nam cũng đã đông hơn 47.000 người.
    Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
    - Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân bản địa có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân bản địa có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân bản địa có 25 máy bay thám thính và liên lạc Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân bản địa có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng ********* vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, ********* có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, ********* có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
    - Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, ********* có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của ********* là 635 người; biên chế tiểu đoàn Pháp từ 800 - 1.000 người.
    Pháp tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng thế trận chiến tranh nhân dân của ********* đã làm cho Pháp phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực ********* trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động địch, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực *********. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng ********* mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng ********* đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).
    Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN báo cáo với Tổng quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ: 1. Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy. 2. Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội. 3. Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do. 4. Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.
    Trong cuộc họp, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."
    Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân địch còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân địch ở Thượng Lào. Hướng thứ hai, là Trung Lào. Hướng thứ ba, là Hạ Lào, đề nghị Quân giải phóng Pathét Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên. Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm trong mùa khô này, cần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh.
    [sửa] Thiết lập "Con nhím" Điện Biên Phủ

    Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Nava. Nếu cả miền Cực Bắc Đông Dương được giải phóng sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chinh trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc gia liên kết. Tướng Cônhi, tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này. Cônhi nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào.
    Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền tây bắc Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực ********* tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, quân ********* sẽ bị nghiền nát tại đó.
    Ngày 2 tháng 11 năm 1953, Nava đã chỉ thị cho Cônhi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào.
    Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Hải ly" (Castor). Từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
    Ngày 3 tháng 12 năm 1953 Nava đã quyết định "chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ". Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Nava, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch mùa khô 1953 - 1954. Nava vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc; đó là cách giúp cho mình rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung theo đúng kế hoạch.
    Ngày 7 tháng 12, Đại tá Đờ Cátxtơri được Cônhi và Nava chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Nava vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Nava trả lời: "Cả tôi lẫn Cônhi đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Đờ Cát".
    Ngày 15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày 24 tháng 12, Nava tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại Điện Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
    [sửa] Quyết tâm của Việt Nam

    Về phía Việt Nam, kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung QuốcLiên Xô, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lớn mạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.
    Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương."


    Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
    • Đợt 1: Sư đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh một thời gian khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.
    • Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Đại bộ phận lực lượng sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào uy hiếp Luông Phabăng.
    [sửa] Tương quan lực lượng

    [sửa] Quân đội Nhân dân Việt Nam

    Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia gồm 11 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316), 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu), 1 trung đoàn pháo binh 75 ly (24 khẩu) và súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ 24 khẩu 37 ly (367)(sau được tăng thêm một tiểu đoàn 12 khẩu) vốn là phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh). Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch. Thiếu tướng Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm cung cấp chiến dịch. Ông Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
    Đại đoàn bộ binh 304 (thiếu)
    Danh hiệu: Vinh Quang
    Mật danh: Nam Định

    Chính uỷ Lê Chưởng
    Tham mưu trưởng Nam Long

    Trung đoàn bộ binh 9
    Trung đoàn bộ binh 57

    Trung đoàn bộ binh 9Trần Thanh TúTiểu đoàn 353
    Tiểu đoàn 375
    Tiểu đoàn 400

    Tham gia từ đợt 3Trung đoàn bộ binh 57Nguyễn CậnTiểu đoàn 265
    Tiểu đoàn 346
    Tiểu đoàn 418

    Đại đoàn bộ binh 308
    Danh hiệu: Quân Tiên Phong
    Mật danh: Việt Bắc

    Đại tá Vương Thừa Vũ
    Chính uỷ Song Hào

    Trung đoàn bộ binh 36
    Trung đoàn bộ binh 88
    Trung đoàn bộ binh 102

    Trung đoàn bộ binh 36
    Danh hiệu: Bắc Bắc
    Mật danh: Sa Pa

    Phạm Hồng SơnTiểu đoàn 80
    Tiểu đoàn 84
    Tiểu đoàn 89

    Trung đoàn bộ binh 88
    Danh hiệu: Tu Vũ
    Mật danh: Tam Đảo

    Nam HàTiểu đoàn 23
    Tiểu đoàn 29
    Tiểu đoàn 322

    Trung đoàn bộ binh 102
    Danh hiệu: Thủ đô
    Mật danh: Ba Vì

    Nguyễn Hùng SinhTiểu đoàn 18
    Tiểu đoàn 54
    Tiểu đoàn 79

    Đại đoàn bộ binh 312
    Danh hiệu: Chiến Thắng
    Mật danh: Bến Tre

    Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn
    Chính uỷ Trần Độ

    Trung đoàn bộ binh 141
    Trung đoàn bộ binh 165
    Trung đoàn bộ binh 209

    Trung đoàn bộ binh 141
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    Quang TuyếnTiểu đoàn 11
    Tiểu đoàn 16
    Tiểu đoàn 428

    Trung đoàn bộ binh 165
    Danh hiệu: Lao Hà Yên, Thành đồng biên giới
    Mật danh: Đông Triều

    Lê ThuỳTiểu đoàn 115
    Tiểu đoàn 542
    Tiểu đoàn 564

    Trung đoàn bộ binh 209
    Danh hiệu: Sông Lô
    Mật danh:

    Hoàng CầmTiểu đoàn 130
    Tiểu đoàn 154
    Tiểu đoàn 166

    Đại đoàn bộ binh 316
    Danh hiệu: Bông Lau
    Mật danh: Biên Hòa

    Đại tá Lê Quảng Ba
    Chính uỷ Chu Huy Mân

    Trung đoàn bộ binh 98
    Trung đoàn bộ binh 174
    Trung đoàn bộ binh 176

    Trung đoàn bộ binh 98
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    Vũ LăngTiểu đoàn 215
    Tiểu đoàn 439
    Tiểu đoàn 938

    Trung đoàn bộ binh 174
    Danh hiệu: Cao Bắc Lạng
    Mật danh: Sóc Trăng

    Nguyễn Hữu AnTiểu đoàn 249
    Tiểu đoàn 251
    Tiểu đoàn 255

    Trung đoàn bộ binh 176
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    Tiểu đoàn 888
    Tiểu đoàn 910
    Tiểu đoàn 999

    Tiểu đoàn 888 từ đợt 2
    Còn lại từ đợt 3

    Đại đoàn công pháo 351
    Danh hiệu:
    Mật danh: Long Châu

    Quyền tư lệnh Đào Văn Trường
    Chính uỷ Phạm Ngọc Mậu

    Trung đoàn pháo binh 45
    Trung đoàn pháo binh 675
    Trung đoàn pháo binh 237
    Tiểu đoàn súng cối 83
    Trung đoàn cao xạ 367
    Trung đoàn công binh 151

    Trung đoàn pháo binh 45
    Danh hiệu: Tất Thắng
    Mật danh:

    Nguyễn Hữu MỹTiểu đoàn 632
    Tiểu đoàn 954

    24 lựu pháo 105mmTrung đoàn pháo binh 675
    Danh hiệu: Anh Dũng
    Mật danh:

    Doãn TuếTiểu đoàn 175
    Tiểu đoàn 275

    20 sơn pháo 75mmTrung đoàn pháo binh 237
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    Tiểu đoàn súng cối 413
    Tiểu đoàn hoả tiễn H6
    Tiểu đoàn ĐKZ 75mm

    54 súng cối 82mm
    12 pháo phản lực H6 75mm
    ? ĐKZ 75mm

    Tiểu đoàn 413 từ đợt 1
    Còn lại từ đợt 3

    Tiểu đoàn súng cối 83
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    20 súng cối 120mmTrung đoàn cao xạ 367 (thiếu)
    Danh hiệu:
    Mật danh:

    Lê Văn Tri2 tiểu đoàn cao xạ 37mm


    24 cao xạ 37mmSau tăng cường thêm 1 tiểu đoànTrung đoàn công binh 151
    Danh hiệu:
    Mật danh

    Phạm Hoàng4 tiểu đoàn công binh[sửa] Quân đội Liên hiệp Pháp

    [​IMG] [​IMG]
    Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàng


    [​IMG] [​IMG]
    Cách sắp xếp của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 3 năm 1954. Quân đội Pháp nằm trên vài đồi được củng cố (màu xanh).




    Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M-24 của Mỹ), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.100 quân được tổ chức thành 3 phân khu:
    • Bắc: Him Lam – Béatrice, Độc Lập – Gabrielle, Bản Kéo – Anne Marie 1, 2. Đồi Độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm đề kháng Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm, nhưng cung với các vị trí Đồi Độc lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn tiến công từ hướng Tuần Giáo vào
    • Trung tâm: Các điểm cao phía Đông – Dominique, Eliane, sân bay Mường Thanh, và các cứ điểm phía Tây Mường Thanh – Huguette, Claudine, đây là khu vực mạnh nhất của quân Pháp, tập trung hai phần ba lực lượng (8 tiểu đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chiếm đóng và 3 tiểu đoàn cơ động).
    • Nam: cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm – Isabella
    Tổng cộng tất cả là 8 trung tâm đề kháng (Béatrice, Gabrielle, Anne Marie, Dominique, Eliane, Huguette, Claudine, Isabelle) gồm 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Thiếu tướng) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
    Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau, và cho tất cả các cứ điểm khác mới khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.
    Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chinh ở Mường Thanh, và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiến máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.
    Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp", có lực lượng cơ động, hỏa lực của mình, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây thép gai, khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn), hệ thống hỏa lực rất mạnh.
    Theo đánh giá thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120 và 81mm và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh) là quá mạnh. Nava đã viết trong hồi ký: "Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".
    Đặc biệt, trước khi trận đánh diễn ra, đích thân phó Tổng thống Mỹ Richard Nichxon (sau này trở thành tổng thống) đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm.
    [còn tiếp
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Những khó khăn của *********
    Về phía ********* tuy có quân số đông đảo hơn nhiều đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Theo lý thuyết quân sự cơ bản, bên tấn công phải mạnh hơn bên phòng thủ ít nhất là 3 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới là cân bằng lực lượng. Về quân số, ********* chỉ vừa đạt tỉ lệ này, trong khi về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn nhiều so với Pháp.
    Thêm nữa, tuy quân Pháp bị bao vây vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp ở đáy một chiếc mũ lộn ngược còn ********* ở trên vành mũ, nhưng đó là ở tầm qui mô chiến dịch. Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km, vậy nên ở qui mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn quân ********* ở dưới thấp. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn hẳn cùng với phi cơ ném bom yểm trợ, nên áp đảo về hỏa lực.
    [​IMG] [​IMG]
    Xe tăng M24 Chaffee của Pháp do Mỹ viện trợ.


    Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi người Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc đầu tiên của họ là săn phẳng mọi chướng ngại vật trong thung lũng. Lý do chính là để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ của các loại hoả lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm. Hàng nghìn dân vốn sống ở trung tâm Điện Biên Phủ được dồn vào khu vực bản Noong Nhai. Hơn nữa, các loại hoả lực như xe tăng, lựu pháo, cối, súng phóng lựu, DKZ v.v. không bao giờ ngồi yên. Để có thể xung phong tiếp cận hàng rào, bộ đội ********* phải chạy khoảng 200 m giữa địa hình trống trải, hoàn toàn không có che chắn. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần.
    Việc bắn tỉa cũng hoàn toàn không đơn giản. Giống như phục kích, không phải chỗ nào cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. ********* tuy có lợi thế hơn, nhưng thường thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào chủ yếu. Một khi phía bên kia đã kê súng máy, hay chiếm được lợi thế trước thì công việc gần như là bất khả thi. Các vũ khí bắn tỉa của bộ đội ********* cũng khá thô sơ, phần lớn chỉ dùng thước ngắm thông thường, nên với những khoảng cách lớn, việc bắn tỉa không có hiệu quả.
    Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của ********* là khâu tiếp tế hậu cần. Phía Pháp cho rằng các khó khăn đó của ********* là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến.
    Vì các lý do trên, khi lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều tự tin cho rằng Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả chiến bại", nếu ********* tấn công sẽ chỉ chuốc lấy thảm bại.
    [sửa] Các nỗ lực hậu cần của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

    Bộ Tổng tham mưu làm việc với Tổng cục Cung cấp tính toán bước đầu, phải huy động cho chiến dịch 4.200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên đánh phá.
    Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người. Về chuẩn bị đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo đảm vận chuyển bằng ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh Nà Sản, con đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ Mộc Châu đi Lai Châu rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông công chính phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ Mộc Châu lên Sơn La, bộ đội phụ trách quãng đường 41 còn lại từ Sơn La đi Tuần Giáo, và từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ (sau này gọi là đường 42). Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm 1953.
    Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do ********* kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều lần quân đội) và được tổ chức biên chế như quân đội.
    Riêng đội xe đạp thồ đã lên trên 20.000 người, mỗi xe chở được 200-300kg.[5] Một dân công Phú Thọ, anh Ma Văn Thắng, chở được tới 352 kg. Năng suất xe đạp thồ cao gấp hơn mười lần dân công gánh bộ; gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở cũng giảm đi bằng ấy lần. Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe Ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bất ngờ lớn với quân Pháp, làm đảo lộn những tính toán trước đây. Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng ********* không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
    Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của ********* khi cho rằng đối phương vốn không có xe cơ giới tốt nên không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, ********* đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng cách đó họ đã đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay địch.
    Trong một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã làm một việc đồ sộ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài 82 km, trước đây chỉ rộng một mét, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên 15 km. Từ đây, các khẩu pháo sẽ được kéo bằng tay vào những trận địa trên quãng đường dài 15 km. Đường kéo pháo rộng ba mét, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha sông cao 1.150 mét, xuống Bản Tấu, đường Điện Biên Phủ - Lai Châu, tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo đảm bí mật, đường được ngụy trang toàn bộ, không cho máy bay trinh sát phát hiện.
    [sửa] Chuyển đổi phương án tác chiến

    Ngày 14 tháng 1 năm 1954 tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Tổng tư lệnh và Ban chỉ huy mặt trận của ********* phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 20 tháng 1. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt. Những tư lệnh, chính ủy đại đoàn: Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, Đào Văn Trường, Nam Long, Quang Trung, Cao Văn Khánh, Chu Huy Mân, Trần Độ, Phạm Ngọc Mậu... và nhiều cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đã cùng chiến đấu qua rất nhiều chiến dịch.
    Nhiệm vụ chọc sâu giao cho đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới sở chỉ huy của Đờ Cát. Các đại đoàn 812, 316 nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng đông, nơi có những cao điểm trọng yếu. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được Trung ương Đảng Lao động Việt nam, Quân uỷ Trung ương cùng Bộ tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, bởi đánh sớm khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố công sự thì có nhiều khả năng giành chiến thắng.
    Do một đơn vị đại bác ********* vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được quyết định lùi lại thêm 5 ngày đến 17 giờ ngày 25 tháng 1. Sau đó, do tin về ngày nổ súng bị lộ, Pháp biết được, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang 26 tháng 1.
    Ngày và đêm 25 tháng 1, Đại tướng Tổng tư lệnh quân ********* Võ Nguyên Giáp suy nghĩ và quyết định phải cho lui quân do ba khó khăn rõ rệt[5]:
    1. Bộ đội chủ lực ********* cho đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Ví dụ tại trận Nà Sản bộ đội đã không thành công, và bị thương vong nhiều.
    2. Trận này là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập.
    3. Bộ đội ********* từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng, nhất là với một đối phương có ưu thế tập trung máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm.
    Cuộc họp Đảng ủy, Bộ chỉ huy mặt trận của ********* sáng 26 tháng 1 không đi đến được ý kiến thống nhất tuy không ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng. Tuy nhiên, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó. Đại tướng kết luận: Để bảo đảm nguyên tấc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra.
    Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, quân ********* tiếp tục đánh nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa.
    Sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi rồi kéo lại vào các vị trí mới. Phía ********* đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với một nỗ lực rất lớn.
    Sau này khi tổng kết về chiến thắng của ********* tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu của hai bên đều thống nhất được với nhau: một nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của ********* tại trận đánh này là đã huy động được rất lớn nguồn sức người để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một việc mà đối phương cho rằng không thể giải quyết được.
    [sửa] Diễn biến

    Chiến dịch diễn ra trong 55 ngày đêm vì Quân đội Nhân dân Việt Nam có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.
    Công tác chính trị ngay trước trận đánh được triển khai một cách sâu rộng. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến chỗ mạnh, chỗ yếu của Pháp, những điều kiện tất thắng của mình. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Nava, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến".
    Tổng quân ủy gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng đã trao. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân 22-12-1953, Hồ Chủ tịch đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã trở thành một biểu tượng trong cả chiến dịch, trong mỗi trận đánh.
    [sửa] Đợt 1

    Đợt 1 từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
    Các đơn vị được bố trí như sau: Đại đoàn 312 (thiếu trung đoàn 165) tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam. Trung đoàn 165 (312) và trung đoàn 88 (đại đoàn 308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Đồi Độc Lập. Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Bản Kéo. Trung đoàn 57 (đại đoàn 304) kiềm chế pháo binh địch ở Hồng Cúm.
    Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân Pháp gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng, gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu. Công tác kiểm tra được thực hiện tỉ mỉ.
    [sửa] Trận Him Lam

    15 giờ ngày 13-3, các đơn vị của sư đoàn 312 bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát xung phong.
    17 giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu. 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 mm, đồng loạt nhả đạn. Một viên đạn pháo rơi trúng sở chỉ huy Him Lam tiêu diệt viên tiểu đoàn trưởng Pégaux cùng với ba sĩ quan khách và cả chiếc điện đài. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ giờ đầu trận đánh. Một kho xăng bốc cháy. Các trận địa pháo ở Mường Thanh tê liệt. 12 khẩu trọng pháo và súng cối bị đánh hỏng. Đường dây điện thoại từ khu trung tâm tới các cứ điểm đều bị cắt đứt. Nhiều hầm, hào, công sự sụp đổ.
    Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đợt bắn pháo dữ dội, tiến công một trong các cứ điểm kiên cố nhất là cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice). Ở cứ điểm số 3, sơn pháo đi cùng bộ binh đặt pháo ngay trước cứ điểm, bắn trực tiếp vào các lô cốt, ụ súng, cùng với đơn vị trợ chiến chi viện cho bộ binh xông lên đặt thuốc nổ mở cửa đột phá. Chỉ sau 40 phút, trung đội bộc phá đã dọn sạch một con đường xuyên qua trên một trăm mét rào dây kẽm gai và bãi mìn. Chiến sĩ Trần Can cầm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng cùng với tiểu đội mũi nhọn vượt qua cửa mở, dẫn đầu đại đội 366 xông lên đồn địch, chia thành hai mũi đánh tỏa ra hai bên. Tiểu đội trưởng Trần Can cùng với tiểu đội lao thẳng tới sở chỉ huy đại đội của Pháp trên đỉnh đồi. Tiểu đội bí mật áp sát, giật một khối bộc phá 10 kilôgam tiêu diệt lô cốt cùng với viên quan ba chỉ huy. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cứ điểm số 3. Chỉ sau một giờ chiến đấu, tiểu đoàn 130 đã tiêu diệt gọn đại đội lê dương số 11.
    Đại đội chủ công của tiểu đoàn 428 tiến đánh cứ điểm số 2, vừa mở xong hàng rào cuối cùng thì vấp phải một luồng đạn từ lô cốt tiền duyên không ngừng tuôn ra cửa mở. Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót trườn lên dưới làn đạn, dùng tiểu liên bắn và ném lựu đạn về phía lô cốt. Khi anh tới gần lô cốt thì đạn và lựu đạn đã hết. Anh lao mình vào lỗ châu mai làm ngừng tiếng súng trong giây lát, tạo thời cơ cho bộ đội xung phong. Các chiến sĩ dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh giáp lá cà nhanh chóng tiêu diệt quân địch trong cứ điểm. 22 giờ 30, tiểu đoàn 428 đánh chiếm xong toàn bộ cứ điểm số 2. Phan Đình Giót sau này được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
    23 giờ 30 đêm ngày 13 tháng 3, chỉ huy Lê Trọng Tấn báo cáo Bộ chỉ huy chiến dịch: Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng Chiến Lam, diệt 300 tên, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị.
    [sửa] Đồi Độc Lập và Bản Kéo

    14 giờ 45 ngày 14-3, Cônhi đáp ứng yêu cầu của Đờ Cát là tăng cường ngay cho Điện Biên Phủ một tiểu đoàn dù để duy trì số lượng của tập đoàn cứ điểm như trước khi nổ ra trận đánh: 12 tiểu đoàn bộ binh. Những chiến đakôta liều lĩnh vượt qua - lưới lửa cao xạ, bay thấp thu ngắn thời gian tiếp đất của những chiếc dù, ném xuống tiểu đoàn dù Việt số 5 do đại úy Botella chỉ huy.
    Nhiệm vụ tiến công đồi Độc lập được giao cho trung đoàn trưởng 165 Lê Thùy (312) và trung đoàn trưởng 88 Nam Hà (308) dưới quyền chỉ huy của đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ. Trung đoàn 165 đảm nhiệm mũi chủ yếu đột phá từ hướng đông - nam, đánh dọc theo chiều dài của cứ điểm. Trung đoàn 88 phụ trách mũi thứ yếu, đột phá từ hướng đông bắc, đồng thời mở một mũi vu hồi ở hướng tây, và bố trí lực lượng làm nhiệm vụ chặn viện từ Mường Thanh ra.
    3 giờ 30 phút ngày 15, chỉ huy trưởng trận đánh hạ lệnh tiến công, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên tiếng. Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 165 đột phá thuận lợi. Các chiến sĩ tiểu đoàn 115 tiến lên mở cửa giữa lúc pháo binh bắn trúng bãi mìn. Những trái mìn sáng của Pháp làm cho cửa mở sáng rực như ban ngày. Chỉ sau 40 phút, tổ bộc phá đã hoàn thành nhiệm vụ.
    Xung kích ào ạt tiến vào trung thâm. Tiểu đội mũi nhọn do Trần Ngọc DoãnMai Văn Các chỉ huy, dẫn đầu đại đội 501 lao vào đồn.
    4 giờ sáng, chỉ huy Pháp là Méccơnem báo cáo tình hình với Mường Thanh qua điện đài. Đờ Cát hứa sẽ yểm trợ pháo tối đa, kể cả pháo 155 ly, và sẽ có phản kích nhanh chóng bằng bộ binh và chiến xa. Méccơnem quay về sở chỉ huy nơi cơ quan tham mưu đang điều khiển cuộc chống cự. Giữa lúc đó, một trái đại bác rơi trúng hầm. Hai viên tiểu đoàn trưởng Các và Méecơnem đều bị thương rất nặng, rơi vào tay trung đoàn 165.
    6 giờ 30 phút sáng ngày 15, bộ đội cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lỗ chỗ vết đạn trên đỉnh đồi độc lập. Trung đoàn 165 và trung đoàn 88 xóa sổ tiểu đoàn Bắc Phi, diệt 483 lính, bắt 200 tù binh.
    Cũng sáng hôm đó, Pirốt, chỉ huy pháo binh cứ điểm, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của *********, đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn. Jean Ponget viết trong hồi ký: "Đại tá Pirốt đã dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại khỏi vòng chiến đấu..." Đại tá Tơrăngca, chỉ huy phân khu bắc, bạn thân của Pirốt kể lại sau trận Độc Lập, Pirốt khóc và nói: "Mình đã mất hết danh dự. Mình đã bảo đảm với Cátxtơri và tổng chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, ta sẽ thua trận. Mình đi thôi".
    Sáng ngày 17, đồn Bản Kéo xôn xao vì có tin ********* sắp tiến công. Buổi trưa, từng đám binh lính dân tộc Thái kéo tới gặp viên đại úy đồn trưởng, nêu hai yêu sách: "Một, phải phát hết khẩu phần lương thực. Hai, giải tán đồn cho binh lính về quê hương làm ăn.” Đại úy Clácsăm kinh hoàng điện cho Mường Thanh: "Chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây!" Và Clácsăm mở cổng đồn, ra lệnh cho binh lính theo mình về sân bay. Nhưng binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu rừng. Viên đại úy vội gọi điện về Mường Thanh, yêu cầu cho pháo bắn chặn đường rút chạy của binh sĩ Thái, nhưng cũng không ngăn cản đượ. Trung đoàn 36 không cần nổ súng đã chiếm được Bản Kéo, và thừa thắng tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay.
    Chỉ sau năm ngày chiến đấu, cánh cửa phía bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở toang.
    Ngay từ những ngày đầu (từ 23 tháng 3) pháo binh của Việt Nam đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả điều này cho thấy cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu kém trước cách đánh áp sát của đối phương.
    Nói riêng về đạn pháo, trong quá trình chiến đấu tại Điện Biên Phủ, quân Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn 20.000 quả 105mm, trong số này có 5.000 quả là đoạt được từ dù tiếp tế của đối phương.
    Mới chưa hết ba ngày chiến đấu, con nhím Điện Biên Phủ đã tiêu thụ một số lượng đạn dược khổng lồ: 12.600 viên đại bác 105 ly, 10.000 viên đạn cối 120 ly, 3.000 viên đạn trọng pháo 155, chiếm gần nửa số lượng dự trữ. Một nửa số súng cối 120 ly bị phá hủy hoàn toàn, và 4 khẩu đại bác 105, 155 ly hỏng cần được thay thế. Nhưng con nhím Điện Biên Phủ lúc này không chỉ cần có đạn dược và lương thực. Pháp cần vận chuyển cho binh đoàn đồn trú những thứ tối cần thiết không thể thả bằng dù, và di tản thương binh đã làm cho những căn hầm cứu chữa dưới lòng đất bên bờ sông Nậm Rôm trở nên ngột ngạt. Nhưng do chiến hào của ta đã vào gần, đặc biệt là sự tiếp cận của súng máy phòng không, những cuộc hạ cánh ban đêm trở nên hết sức khó khăn. Pháo cao xạ đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với những viên phi công trước đó vẫn coi khoảng không là nơi tuyệt đối an toàn. Các loại máy bay chiến đấu vận tải, kể cả pháo đài bay B-24 của Hoa Kỳ liên tiếp bị bắn rơi trên bầu trời Điện Biên Phủ.
    Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận thức rõ được những điểm yếu chết người của mình và tương lai thất bại rõ ràng nhưng họ vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ tránh được đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, bộ chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để Hội nghị Genève sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương.
    [sửa] Đợt 2

    Đợt 2 từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dẫy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm.
    Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm Dominique và Eliane) với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rốm. Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng mang tên những cô gái: Huy ghét, Clôđin, Eliane, Đôminích. Mỗi trung tâm đề kháng gồm nhiều cứ điểm. Huy ghét và Clôđin gồm khoang hai chục cứ điểm ở phía tây, nằm trên cánh đồng bằng phẳng bên hữu ngạn sông Nậm Rốm. Eliane và Đôminích ở phía đông, gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp nhau bên tả ngạn sông Nậm Rốm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Eliane 2 (đồi A1) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực sở chỉ huy của Đờ Cát và hai thiếc cầu trên sông Nậm Rốm.
    Chủ trương của Đảng ủy Mặt trận trong đợt 2 là tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía đông. Trong số này, có 5 cao điểm quan trọng. Đó là các cao điểm E, D1 thuộc trung tâm đề kháng Đôminích, và các cao điểm C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng Eliane.
    - Đại đoàn 312, được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120, một đại đội súng cối 82 có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm E (Dominique 1), D1 (Dominique 2), D2 (Dominique 3) thuộc trung tâm đề kháng Đôminích, và dùng một đơn vị thọc sâu đánh vào vị trí pháo binh địch ở cao điểm 210 (Dominique 6), và tiểu đoàn dù 5 hoặc tiểu đoàn dù 6 cơ động ở khu vực này.
    - Đại đoàn 316 (thiếu một trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120 ly có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), C2 (Eliane 4) thuộc trung tâm đề kháng Êlian, và phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động.
    - Đại đoàn 308 có nhiệm vụ dùng hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở tây Mường Thanh, dùng bộ đội nhỏ tích cực dương công các cứ điểm 106 (Huguette 7) và 311 (trong cụm Huguette) ở phía tây, cử một tiểu đoàn tham gia bộ phận thọc sâu vào trung thâm khu đông, tiêu diệt tiểu đoàn ngụy Thái số 2, trận địa pháo binh, phối hợp với trung đoàn 98 của 316 tiêu diệt lực lượng dù cơ động.
    - Trung đoàn 57 của đại đoàn 304, được phối thuộc tiểu đoàn 888 (đại đoàn 316), một đại đội lựu pháo 105, một đại đội súng cối 120, 18 khẩu trọng liên cao xạ 12,7 ly, có nhiệm vụ kiềm chế các trận địa pháo binh địch ở Hồng Cúm, chặn quân tiếp viện từ Hồng Cúm lên Mường Thanh, và đánh quân nhảy dù ở xung quanh và phía nam Hồng Cúm.
    - Đại đoàn 351 trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các cứ điểm: A1, D1, C1, E, chế áp pháo binh địch, sát thương và tiêu diệt một lực lượng cơ động địch ở trung thâm phía đông Mường Thanh, kiềm chế pháo binh địch.
    [sửa] Các cao điểm phía Đông

    [​IMG] [​IMG]
    Phân khu trung tâm của Pháp cuối tháng 3-1954


    18 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.
    Tại cao điểm C1, ********* lần đầu mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Bộc lôi nổ phá tung từng đoạn rào. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai. Chớp thời cơ hỏa lực địch đang còn tê liệt tiểu đoàn trưởng Bùi Hữu Quán hạ lệnh xung phong. Đường dây điện thoại với trung đoàn bị đứt. Nghe tiếng súng bộ binh nổ trên cứ điểm, trung đoàn ra lệnh cho pháo chuyển làn. Chỉ bằng một đợt xung phong mạnh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được gọi là mỏm Cột Cờ. Tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải cầm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lên nóc sở chỉ huy. Quân Pháp dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa. Các chiến sĩ xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà. Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 lính thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 Ma rốc bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Số thương vong của ********* là 10 người.
    Đồi C2 kế tiếp C1 bởi một dải đất hình yên ngựa. 23 giờ, một trung đội của đại đội 35, do đại đội phó và chính trị viên chỉ huy, vượt qua yên ngựa đột nhập được một đoạn hào của C2. Trung đội nhanh chóng phát triển chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Nhưng lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của Pháp cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày.
    Tại cao điểm D1, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chinh, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ. Bộ đội nhanh chóng thọc sâu chia cắt đội hình Pháp ra từng mảng để tiêu diệt. Chiến sĩ thi đua Trần Can, vừa được đề bạt trung đội trưởng, một lần nữa lại băng lên cùng với tiểu đội đi đầu chiếm từng ụ súng, từng góc chiến hào. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào đã bị Pháp lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên đại úy Garandeau, chỉ huy tiểu đoàn 3 Angiêri, bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, ********* chiếm toàn bộ đồi D1.
    Tại cao điểm E, pháo nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân giữa một đại đội của tiểu đoàn 3 Angiêri với đại đội của tiểu đoàn dù 5 tới thay thế theo lệnh của Lănggơle ban sáng. Binh lính với đầy đủ trang bị đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn chạy xô vào nhau. Đại đội cối hạng nặng nằm giữa vị trí chưa kịp bắn loạt đạn nào đã bị pháo tiêu diệt. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 mở cửa qua hàng rào dây thép gai và bãi mìn. Sau một giờ xung phong áp đảo, bộ đội chiếm toàn bộ cứ điểm. 19 giờ 45 phút, trung đoàn trưởng Quang Tuyến báo cáo hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đồi E.
    Tại đồi A1, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bắn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mở cửa. Một nửa giờ đã trôi qua. Lúc này, pháo binh Pháp đã hồi sức, bắn dữ dội vào cửa mở. Các lô cốt, ụ súng ở tiền duyên dồn đạn về phía các chiến sĩ bộc phá đang lùa những ống thuốc nổ phá hàng rào.
    Phải mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua một trăm mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Pháp đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ yếu. Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và sở chỉ huy. Trong cứ điểm có nhiều tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo. Lực lượng ********* bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.
    Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khác đã kết thúc, Pháp dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của tiểu đoàn 255 cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác. Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co. Pháp và ********* mỗi bên chiếm nửa đồi.
    Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1, trung đoàn 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban ngày. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 đưa trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1.
    Các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2). Một mặt, Pháp dựa vào hầm ngầm, lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng xe tănglính dù, lính lê dương (légionnaire) phản kích các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp.
    Ngày 31-3, đơn vị dù xung kích 8 lợi dụng màn khói đại bác bò lên điểm D1. Lúc này hầu hết chiến sĩ cảnh giới đã tử thương khi pháo Pháp bắn phá. Lê Xuân Quảng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 154, chỉ huy trận địa phòng ngự hy sinh. Sau 25 phút, Pháp chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự vào một góc. Bộ đội ********* dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của Pháp, quyết tử giữ mảnh đồi còn lại. Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện kịp thời sự có mặt của quân Pháp trên D1. Trung đoàn lập tức dùng pháo bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội chi viện đã đảo lộn thế trận. Viên đại úy Pichelin, chỉ huy đại đội dù xung kích, ngã gục vì một tràng đạn tiểu liên. Thấy tình thế bất lợi, Tuarê yêu cầu thiếu tá Bigia tiếp viện thêm lực lượng. Bigia đáp: "Tôi không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!". Sau 1 giờ chiến đấu, quân Pháp rút về Mường Thanh. Bigia đã không chiếm lại được Đôminích 2 mà còn phải bỏ luôn cả Đôminích 5 (D3) do một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại Đôminích 5 (210), vì biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất Đôminích 2.
    1 giờ 30 chiều cùng ngày, Bigia trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6 và 5 tiến lên C1. Đại đội 273 của trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của đại đội 35 trung đoàn 98 đánh trả. Lần này Pháp chiếm được điểm cao Cột Cờ, đẩy những chiến sĩ phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo binh không thể tiếp tục yểm hộ vì không phân biệt được vị trí 2 bên. Các chiến sĩ đã lấy vải dù trắng buộc lên đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân Pháp khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận địa. 16 giờ, Bigia buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần một trăm lính Pháp tử trận.
    Những cuộc phản kích của Pháp ngày 31 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại. 10 giờ tối, Lănggơle gọi điện thoại cho Bigia, hỏi có thể giữ được những gì còn lại của gian trong đêm nay không! Bigia trả lời: "Thưa đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Eliane (A1)". A1 đã trở thành "thành luỹ cuối cùng" (demier rempart) của tập đoàn cứ điểm.
    [sửa] Giai đoạn đào hào, vây siết

    Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào họ đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Các chiến hào này tránh cho quân tiến công thương vong vì pháo binh và không quân và vào sát được vị trí của quân đối phương, làm bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế. Quân đội Nhân dân Việt Nam vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.
    Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đầu hào chỉ cách quân Pháp vài chục mét, bộ đọi dùng ĐKZ bắn sập dần những lô cốt, ụ súng. Chiến hào tiến vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây thép gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho chính những người tiến công.
    Các tổ thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ để bắn tỉa. Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rốm trở thành vô cùng khó khăn. Con số lính Pháp bị diệt trong thời gian này bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ trong vòng mười ngày, các chiến sĩ bắn tỉa của đại đoàn 312 diệt 110 lính địch, ngang với số quân bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên. Chiến sĩ bắn tỉa Đoàn Tương Líp của trung đoàn 88 dùng 9 viên đạn súng trường tiêu diệt 9 tên địch. Chiến sĩ Lục của trung đoàn 165 trong một ngày bắn tỉa diệt 30 lính Pháp.
    Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện tích 1 km vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng thu hẹp thì khu vực dành cho người bị thương và người chết cũng không ngừng phát triển. Công binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ chuyên vào việc đào hố chôn người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu khẩn cấp, đó là thuốc khử trùng DDT. Ruồi nhặng kéo tới đẻ trứng trên những vết thương. Thương binh nặng nằm trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ. Nhiều người bị thương sọ não và mắc chứng hoại thư. Máu mủ của những người nằm bên trên nhảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng chân, những ống tiêm chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng. Nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Rời công sự đi lượm dù hoặc lấy nước là làm mồi cho các loại súng bắn tỉa khó trở về an toàn. Điện Biên Phủ khẩn thiết yêu cầu gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành mạo hiểm.
    Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những phi công Mỹ làm công viện này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu đề ra, khi phải bay thấp thả dù trong một không phận nhỏ hẹp có súng cao xạ và súng phòng không chờ sẵn. Riêng trong ngày 26 tháng 4, 50 máy bay trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ và ba chiếc bị bắn hạ, trong đó có một máy bay B-26 và hai chiếc Hellcat của hạm đội 11, do phi công Mỹ lái. Đêm hôm đó hứa tăng viện 80 người, nhưng chỉ thả dù được 36, hứa thả 150 tấn hàng tiếp tế, nhưng chỉ thả được 91 tấn với 34% rơi vào phía bên kia.
    Một trung đoàn trong một tuần đã thu được 776 dù với đủ cả đạn, gạo, đồ hộp, sữa, dầu hỏa... Với số hàng này địch đã phải dùng khoảng ba chục chuyến đakôta để chuyên chở lên đây. Đại đoàn 304 đa thu được 600 viên đạn pháo 105, 3.000 viên đạn cối 120 và 81 hàng tấn đạn các cỡ khác, hàng chục tấn lương thực, thuốc men
    Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
    [sửa] Kế hoạch cứu nguy của Hoa Kỳ

    TỔNG thống Aixenhao đã mắc nợ với cử tri Mỹ lời 1 hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì chiến tranh Lạnh giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp. Trong hồi ký "Không có thêm những Việt Nam mới" (No more Vietnams), Tổng thống Nicxon viết: "Đô đốc Rátpho, phủ tịch Hội đồng Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B.29 ở Philíppin mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của *********. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ".
    Những phần tử "diều hâu" ở Oasinhtơn cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dalles và đô đốc Rátpho họp với tám nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Đalét nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy về quần đảo Haoai. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả sẽ là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.
    Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với ba sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinawa, một ở Clark Field, tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B-29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.
    Ngày 29 tháng 4, tại Oasinhtơn, Aixenhao họp với Rátpho, các tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Rát pho là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các tham mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Rituê phản đối quyết liệt. Rituê viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên, nhằm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Rituê cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu Á.
    Ý kiến của Rituê được nhiều người tán đồng. Phái chủ chiến hạ vũ khí. Aixenhao quyết định ngừng xúc tiến kế hoạch Chim kền kền. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm quyền Mỹ đã quên những kinh nghiệm này.
    [sửa] Đợt 3

    [​IMG] [​IMG]
    Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng


    Đợt 3 từ 1 tháng 5 đến 7 tháng 5, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân Pháp ở Bắc Bộ cũng đã hết lính dù và lính légionnaire có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông.
    Mở đầu kế hoạch đợt 3 là tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh chiếm thêm một số cứ điểm ở phía tây và phía đông thu hẹp thêm nữa phạm vi chiếm đóng của quân Pháp, chuẩn bị cho tổng công kích. Nhiệm vụ được trao cho các đơn vị như sau: - Đại đoàn 316, được phối thuộc trung đoàn 9 của 304 (thiếu 1 tiểu đoàn), tiêu diệt A1, C1 vàC2. - Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508 ở phía đông, tiến sát bờ sông Nậm Rốm. - Đại đoàn 308 tiêu diệt các cứ điểm 311A, 311B ở phía tây. - Đại đoàn 304: trung đoàn 57 được phối thuộc 1 tiểu đoàn của trung đoàn 9, cử 1 tiểu đoàn chốt chặn trên đường đi Tây Trang không cho quân địch rút chạy sang Lào, siết chặt vòng vây chung quanh Hồng Cúm, tập kích trận địa pháo binh, tiêu diệt khu C Hồng Cúm. - Đại đoàn 351 phối hợp với bộ binh trong các trận đánh điểm và đánh phản kích.
    Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, công binh Việt Nam đào đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn. Đất đồi A1 cực kỳ rắn. Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khỏe nhất mở cửa hầm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném lựu đạn, 3 chiến sĩ bị thương. Bản thân Thoảng cũng bị ngất vì sức ép của lựu đạn. Ba đêm mới đào xong cửa hầm. Khi đào sâu vào lòng núi được mười mét, bắt đầu phải khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đào hầm.
    Tại phía đông, trung đoàn 98 tiến công cứ điểm C1 lần thứ hai. Brêxinhắc, vẫn đặt sở chỉ huy trên Eliane 4, đã linh cảm trận đánh Eliane 1 sắp nổ ra. Ngày 1 tháng 5, Brêxinhắc quyết định đưa đại đội 3 của tiểu đoàn dù tiêm kích số 2 lên thay thế cho đại đội Clédic đã bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh cho đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản kích.
    Ngày 5-5, Đại đội 811 của ********* đã có hai mươi ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200 mét cho hỏa pháo chuẩn bị. Sơn pháo đặt trên đồi Dl nhắm từng hỏa điểm trên C1 bắn phá. Dứt tiếng pháo, tổ bộc phá lập tức mở những hàng rào cự mã ngăn cách, đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ. Chiến sĩ Thắng cầm cờ lao lên cách mục tiêu mười mét thì trúng đạn hy sinh. Chiến sĩ Ân lấy chiếc chăn phủ lên người bạn, nhặt lá cờ thấm máu lỗ chỗ vết đạn, tiếp tục tiến lên mỏm đất cao nhất trên đỉnh đồi. Cả tiểu đội mũi nhọn bám phía sau. Chỉ sau năm phút, ********* đã chiếm được Cột Cờ. Đại đội dù tiêm kích số 3 mới thay thế choáng váng trước đòn tiến công chớp nhoáng và quyết liệt. Quân dù bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ. Đại đội 1480 của từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với 811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt.
    Nửa đêm, toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ trận địa lập tức được trải ra sườn đồi thành một bãi chướng ngại dày đặc, đề phòng quân Pháp phản kích. Sau hơn ba chục ngày đêm liên tục chiến đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết thúc.
    Cũng trong ngày 5 tháng 5, trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn bộc phá chia thành những gói hai mươi kg, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm Pháp. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt ba mươi tư ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
    Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, trên đồi A1 có một đám khói lớn phụt lên. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, và cuốn theo phần lớn đại đội dù 2 của Étmơ đóng ở đây. Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Khối bộc phá một ngàn cân đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Trên đỉnh đồi, lính dù dựa vào chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện. Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của quân Pháp.
    4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pugiê chỉ còn lại 34 lính dù. Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Viên chỉ huy Pugiê bị thương nặng và bị bắt. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.
    Đến sáng ngày 7 tháng 5 các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại. Tại Mường Thanh, 12 giờ, Lănggơle triệu tập cuộc họp các chỉ huy tiểu đoàn. Lần này vắng mặt những người chỉ huy dù. Theo '''kế hoạch Albatros''', quân Pháp sẽ mở cuộc phá vây vào 20 giờ ngày hôm nay, mồng 7 tháng 5. Nhưng con đường cách đây ba ngày còn để ngỏ phía nam Junon, đã bị ba đường hào cắt ngang. Chỉ huy các tiểu đoàn lần lượt báo cáo đơn vị mình không ở trong trạng thái thực hiện một cuộc phá vây mà họ tin là khó sống sót. Những người dự họp đều nhận thấy: dù có hy sinh phần lớn quân rút chạy, cũng khó giúp cho một nhóm người thoát khỏi thung lũng. Cuộc tiến công của những người lính kiệt sức nhắm vào những vị trí được đối phương bảo vệ vững chắc, sẽ là một hành động tự sát.
    Đúng 3 giờ chiều, các đại đoàn được lệnh: "Không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tâm, đơn vị phía tây giáp công sang, cùng tiến vào sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát".
    Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Quân Pháp đã sức tàn lực kiệt, rệu rã kéo cờ quyết định đầu hàng. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của những khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy ắp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lính ngụy Việt dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của Đờ Cát. Các đài quan sát báo cáo về: "Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm, 312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đường qua sân bay, và từ phía tây nam mở đường vào Lili, hướng về sở chỉ huy của Đờ Cát. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ."
    Quân đội Nhân dân Việt nam bắt sống Thiếu tướng chỉ huy Christian de Castries và toàn ban tham mưu tập đoàn cứ điểm. 5 giờ 30 chiều, đại đoàn 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát"
    Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đuổi theo tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 10.000 số quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.
    [sửa] Kết quả trận đánh

    [​IMG] [​IMG]
    Đài tưởng niệm chiến thắng Điện Biên Phủ


    Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 người chết, 5.240 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn có 2 phi công Mỹ chết và 1 bị thương.
    Thiệt hại về phía ********* theo ********* là 4.020 người chết[2], 10.130 người bị thương[6], và 792 mất tích[2]. Hiện nay tại ĐBP, có 3 nghĩa trang liệt sỹ trận này là nghĩa trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, lần lượt các nghĩa trang trên có 2.432, 896 và 648 ngôi mộ. Tổng cộng là 3.976 ngôi. Do một trận lũ lớn vào năm 1954 mà 3.972 mộ là liệt sỹ chưa biết tên. Chỉ có 4 ngôi được đặt riêng biệt là mộ các anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can là còn biết được.
    Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Hồ Chủ thịch gửi thư khen: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào đia phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn... "
    Sau đó, Hồ CHủ tịch đến gặp và chúc mừng Bộ tổng tham mưu và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây bằng kinh nghiệm chính trị, Hồ Chủ tịch đã nói một câu chúc mừng kèm dự đoán chính xác: "Chúc mừng chú (Võ Nguyên Giáp) thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa. Sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhảy vào Đông Dương thế chỗ Pháp"
    Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
    [sửa] Tù binh Pháp

    Theo Jane Hamilton-Merritt thì vào ngày 8 tháng 5, sau khi ********* kiểm tra số tù binh thì có 11.721 binh lính quân đội Liên hiệp Pháp đã bị bắt, trong đó 4.436 người đã bị thương, số còn lại cũng đã suy kiệt nặng về sức khỏe. Đây là số lượng lớn nhất ********* từng bắt giữ: một phần ba số tù binh bị bắt trong cả cuộc chiến. Trong số người bị bắt làm tù binh có 3.290 người (phần lớn mang quốc tịch Pháp) được trả tự do[7]. Theo VOA, 8421 người đã chết trong lúc bị ********* giam giữ[8]
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trận Điện Biên Phủ trên không
    09:20 | 14/12/2004 Ngày 14-12-1972, Tổng thống Nixon phê chuẩn kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng. 193 máy bay B52 (với 663 lượt chiếc) và 999 máy bay chiến thuật (với 3.920 lượt chiếc) được huy động hòng đánh phá hủy diệt các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Nhưng quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích này, làm nên "Điện Biên Phủ trên không".
    Với chiến dịch ném bom rải thảm cực kỳ tàn bạo này (theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì sức tàn phá của nó tương đương với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945), đế quốc Mỹ tin rằng, Hà Nội sẽ phải khuất phục. Vậy mà, tham vọng của bộ máy chiến tranh Mỹ đã sụp đổ. Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52.
    Thất bại này của Mỹ không chỉ đơn thuần là thất bại quân sự, mà là thất bại chiến lược toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị.
    Cùng với những thắng lợi giành được trước đó, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền nam, thắng lợi của trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng đã góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền nam Việt Nam.
    Thắng lợi này là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chính phủ; tài thao lược của Quân ủy Trung ương trong quá trình thực hiện phương hướng mà Chủ tịch Hồ Chí Minhkính yêu đã chỉ ra: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do chuẩn bị từ nhiều năm trước, cho nên chúng ta đã không bị bất ngờ khi phải đối phó với cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.
    Ngay từ năm 1966, khi B52 ra đánh đèo Mụ Giạ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Quán triệt tinh thần đó, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các LLVT mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị phòng không, không quân; tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm; xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân; chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, ra-đa, phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B52 tại chỗ, đồng thời đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc rút kinh nghiệm. Bộ Tổng tham mưu đã điều hẳn một trung đoàn tên lửa vào Khu 4, thậm chí trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung đoàn vào tham chiến cùng với các lực lượng phòng không tại chỗ nhằm tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất.
    Không chỉ chuẩn bị về vật chất mà công tác chuẩn bị về chính trị tinh thần nhân dân và bộ đội cũng được tiến hành khẩn trương. Việc xây dựng QĐND toàn diện, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm nền tảng, đã phát huy mạnh mẽ, cao độ nhân tố con người - nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc đọ sức thần kỳ trong "12 ngày đêm Hà Nội" nói riêng và là nhân tố hàng đầu của nền nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam.
    Đầu tháng 9-1972, ba tháng trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng diễn ra, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chiến dịch đánh B52. Những nội dung quan trọng như: công tác chuẩn bị; điều chỉnh bố trí lực lượng; nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... về cơ bản đã được xác định. Chính vì vậy mà khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như cả về chiến thuật. Ngày đầu tiên, B52 vào đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã phát lệnh báo động trước 25 phút; còn những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 vào đánh Hà Nội trước 30 phút.
    Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, triển khai công tác chuẩn bị một cách đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra.
    Cách đánh cơ bản của không quân địch trong cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng là lấy B52 làm lực lượng chủ yếu, với sự hộ tống của không quân chiến thuật và không quân của hải quân. B52 tập trung đánh vào ban đêm, còn không quân chiến thuật làm nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp các lực lượng phòng không và không quân của ta; đồng thời đánh xen kẽ giữa các đợt của B52 để duy trì cường độ đánh phá 24/24 giờ trong ngày.
    Mỗi chiếc B52 là một trung tâm tác chiến điện tử và đi theo nó thường có từ 15 đến 19 máy bay gây nhiễu khác nhau. Mỗi tốp 3 máy bay B52 có thể rải thảm từ 60 đến 100 tấn bom trên một diện rộng. Lần đầu, phải đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các LLVT ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị. Bộ đội ra-đa qua thực tế chiến đấu đã tách được B52 ra khỏi nền nhiễu và tách được B52 ra khỏi lực lượng hộ tống. Trong một khối nhiễu dày đặc, bộ đội tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, biết phân biệt được mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch, nhận diện được B52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu; quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện ra điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ được máy bay, vũ khí nào cũng phát huy được tác dụng... Trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12-1972, ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm của địch. Cách đánh sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch này là kết quả được đúc rút từ nhiều năm chống chiến tranh phá hoại, đặc biệt là những kinh nghiệm được bộ đội ra-đa, tên lửa, phòng không tích lũy, thậm chí được trả bằng xương máu qua những năm tháng trực chiến và nghiên cứu cách đánh B52 trên chiến trường Khu 4.
    Để bảo đảm chắc thắng và giành thế chủ động ngay từ trận đầu, công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm vật chất, kỹ thuật cũng được các lực lượng vũ trang ta chuẩn bị công phu với nỗ lực rất lớn. Cho đến trước ngày 18-12-1972, ngày đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng ở Hà Nội ta đã xây dựng được 30 trận địa cho tên lửa, hơn 100 trận địa cho cao xạ các loại; mỗi tiểu đoàn tên lửa đều có hơn hai cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của tên lửa bảo đảm 100%, của pháo phòng không là 95% và của ra-đa là 96,5%.
    Ta đã tập trung một lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho chiến dịch, bao gồm: ba sư đoàn phòng không: 361, 363, 375; 23 tiểu đoàn tên lửa; 13 trung đoàn cao xạ; bốn trung đoàn không quân; bốn trung đoàn ra-đa; ba trung đoàn, hai tiểu đoàn phòng không của các quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn. Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) phòng không của dân quân, tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận chiến dịch vững chắc, hiểm hóc tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.
    Cũng trong chiến dịch này, ta đã xây dựng được một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh các lực lượng phòng không chủ lực, tại thủ đô Hà Nội ta đã tổ chức được 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp và bốn đại đội cao xạ tầm trung (loại 100 mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch... Ngoài ra còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch.
    Nội dung cơ bản của chiến dịch phòng không tháng 12-1972 bao hàm cả hai mặt: Chủ động tích cực đánh địch, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược B52 của chúng và triệt để phòng tránh, sơ tán làm giảm hiệu quả đánh phá của địch xuống mức thấp nhất. Công tác phòng tránh, sơ tán được quân và dân ta thực hiện một cách chủ động và triệt để bao trùm các mặt: tổ chức vận động nhân dân sơ tán ra khỏi các trọng điểm đánh phá; chỉ đạo củng cố và xây dựng hầm hố trú ẩn; tổ chức tốt hệ thống thông tin - thông báo, quan sát báo động; triển khai các phương án khắc phục hậu quả. Đối với LLVT, ngoài việc phối hợp với nhân dân thực hiện các nội dung nêu trên còn phải triển khai xây dựng các trận địa dự phòng, các sân bay dã chiến; sơ tán các xưởng trạm, tập kết vũ khí, đạn dược, nhất là vấn đề đạn tên lửa... Trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng B52 diễn ra; Hà Nội đã huy động 370 ô-tô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành, đưa số người sơ tán khỏi nội thành lên tới gần 55 vạn. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán, đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Ở đâu có người, có tài sản, ở đó đều có hầm trú ẩn. Bên cạnh mạng lưới tình báo quốc gia, ra-đa cảnh giới, Hà Nội còn có 36 còi báo động, 36 đài quan sát của thành phố, 414 trạm quan sát của các khu, huyện, hình thành mạng lưới quan sát rộng khắp từ xa đến gần. Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến với 266 trạm ở các khu, huyện và 64 đội cấp cứu, 11 đội phẫu thuật lưu động.
    Nhờ chủ động làm tốt công tác sơ tán phòng tránh, ta đã hạn chế được thiệt hại về người và của; nhất là tại một trung tâm đầu não như Hà Nội.
    Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không là thắng lợi của tư tưởng chiến lược tiến công, tính tích cực chủ động, mưu trí sáng tạo của quân và dân ta. Lần đầu, trong lịch sử 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không quy mô lớn chống lại một cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và đây cũng là cuộc tập kích lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Bằng chiến dịch này, ta đã giáng một đòn quyết định vào ưu thế của không lực Hoa Kỳ, trong đó nòng cốt là lực lượng không quân chiến lược.
    Thượng tá Trần Việt Anh

    (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn)​


  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hiện nay để đối phó với tham vọng từ một tập đoàn phát xít TQ với tàu sân bay dù từ phế liệu chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác và luôn có kế sách đối phó trước ;))
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bác Hồ xem bắn trình diễn loại vũ khí mới
    09:16 | 14/12/2004 Cần chi viện cho pháo binh quân giải phóng miền Nam các loại pháo có tầm bắn xa, uy lực lớn, sức cơ động cao, hướng giải quyết theo hai cách là cải tiến vũ khí của ta hiện có và đề nghị Liên Xô giúp.
    Năm 1966, máy bay AN-22 của Liên Xô chở sang cho ta loại hỏa tiễn mới, pháo D- cỡ 122mm, tầm bắn xa 11km, đạn nặng gần 60kg. Loại này chưa từng trang bị cho quân đội Việt Nam. Sang Việt Nam, được cải tiến, có thể tháo rời làm 3 bộ phận để cơ động thuận tiện hơn, ta đặt tên là pháo DKB. Một mặt, trong phòng thí nghiệm của Bộ tư lệnh pháo binh, các cán bộ khoa học cũng đang mải miết nghiên cứu cải tiến pháo hỏa tiễn BM-14-17 cỡ 140 mm, nặng 4 tấn, có 17 nòng bắn đạn phản lực, nặng 40kg thành hỏa tiễn mang vác mà vẫn giữ được nguyên tính năng chiến kỹ thuật gọi là pháo A-12. Trước khi đưa loại vũ khí mới này vào chiến trường miền Nam, phải huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo và bắn trình diễn cho cấp trên xem. Đồng chí Nguyễn Thế Lâm, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh chỉ thị cho chúng tôi phải tổ chức bắn thật tốt, thật an toàn và trúng mục tiêu. Tôi được phân công viết báo cáo giới thiệu vũ khí và tổ chức bắn trình diễn. Hôm thông qua báo cáo, đồng chí Tùng Lâm, Tham mưu phó binh chủng, hoàn toàn nhất trí không cần phải thêm bớt gì, còn dặn tôi khi thuyết trình với cấp trên cần bình tĩnh, rõ ràng.
    Vào một ngày cuối tháng 6-1966, trời quang mây tạnh, ở trường bắn Xuân Mai, đội hình thực nghiệm bắn trình diễn đã sẵn sàng. Tôi phân công đại úy Uyên lên đài quan khách làm nhiệm vụ thuyết minh, còn tôi và đồng chí trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô ở trận địa bắn. Lúc này lực lượng bảo vệ trường bắn đã triển khai xong pháo cao xạ nhiều nòng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, trên trời nhiều máy bay MIG-21 quần lượn tuần tiễu. Đầu tiên là xe của đồng chí Lê Văn Tri, Tư lệnh bộ đội tên lửa phòng không tiến vào trận địa. Bất ngờ, ở một hướng phụ, tôi thấy 1 rồi 2, 3, 4 chiếc xe con lần lượt tiến vào. Hơn 10 người trên các xe bước xuống, đi giữa hàng đầu là một người mặc quần áo trắng, đội mũ cát két đen, chân đi dép cao su.
    Chúng tôi phấn khởi nhận ra Bác Hồ... Bác Hồ đang vào trận địa. Cùng đi với Bác có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và nhiều đồng chí Trung ương nữa như Vũ Tuân, Song Hào, Đinh Đức Thiện... Mừng quá! Mừng nhưng lúng túng, vụng về và chúng tôi vội báo tin cho nhau: “Bác Hồ đến! Bác Hồ đến thật à? Bác đang ở đâu?”-Hỏi nhau ríu rít trên điện thoại. Đầu phía điện thoại bên kia, một người Nga nói tiếng Việt giọng thiết tha: “Đồng chí Mai Sơn, hãy cho tôi về ngay trận địa!-Về ngay, vì ở đấy có Chủ tịch Hồ Chí Minh đến. Tôi chưa được gặp bao giờ. Đồng ý đi Mai Sơn. Cảm ơn nhiều lắm!”.
    Bác Hồ và các đồng chí Trung ương đến trận địa A-12 do đồng chí Nguyễn Trung Lực phụ trách báo cáo. Bác và đồng chí Trường Chinh cười khi xem A-12 nằm trên bệ đất, dùng dây thừng buộc cố định ống phóng. Bác nói đây là hàng nội hóa. Bác và Trung ương hài lòng về sự cải tiến này: từ một xe nặng gần 5 tấn bắn 17 phát hết 9 giây thì A-12 chỉ nặng 40kg mà bắn 50 phát hết có 3 giây. Tôi làm nhiệm vụ giới thiệu vũ khí, được Thủ tướng Phạm Văn Đồng động viên là nói ngắn gọn nên chỉ hết có 7 phút mà nội dung vẫn đầy đủ.
    Sang phần bắn trình diễn, do điều kiện khí hậu thay đổi nên phải bổ sung phần tử bắn tăng tầm 90m, bắn mỗi loạt 4 phát. Lệnh bắn vừa dứt, 4 quả đạn như 4 con rồng lửa réo, bay về phía mục tiêu. Chỉ vài giây sau đã trông thấy những cột khói to rồi tiếng nổ ầm ầm vang động núi rừng Ba Vì, tỉnh Sơn Tây. Đài quan sát báo về: đạn trùm mục tiêu. Mọi người reo lên sung sướng, còn tôi cố kìm sự phấn khởi, bình tĩnh ra lệnh tiếp: “Giữ nguyên phần tử. Bắn loạt 2”. Đạn lại trùm mục tiêu. Bắn loạt 3, đạn vẫn trùm mục tiêu. Tôi đang định hạ lệnh bắn tiếp loạt thứ tư, thì từ trên đài tham quan có lệnh xuống: “Tạm dừng”. Bác Hồ ra lệnh thôi bắn để tiết kiệm đạn mang ra chiến trường. Bắn 12 phát DKB và 4 phát A-12 đã đủ đánh giá được tính năng vũ khí mới. Lập tức xe chúng tôi cùng trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô phóng nhanh như bay về phía mục tiêu để giữ nguyên hiện trường. Và thấy đạn trúng giao thông hào, làm sạt lở nhiều chỗ, các hình nộm bay tứ tung đổ ngả nghiêng. 13 con chó thí nghiệm sống 1, chết 6, bị thương 5, còn một con không bị mảnh đạn nào thì lông cũng xám xịt, mồm và mũi rỉ máu run lẩy bẩy.
    Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghe báo cáo và xem trực tiếp sức công phá của đạn, sau đó nói với đồng chí Trưởng đoàn chuyên gia: “Chính phủ Việt Nam đánh giá cao loại vũ khí mới. Cho tôi gửi lời cảm ơn Đảng, Chính phủ Liên Xô và các chiến sĩ Việt Nam đang chờ loại vũ khí mới này”. Trưởng đoàn chuyên gia lắng nghe lời dịch lại của đồng chí Tư lệnh pháo binh Nguyễn Thế Lâm. Ông rất cảm động và hứa với Thủ tướng lĩnh hội ý kiến về Mát-xcơ-va, báo cáo ngay với Đảng và Chính phủ mình.
    Cả trường bắn hân hoan về thành công của cuộc bắn trình diễn cho Bác Hồ và Trung ương xem. Các chuyên gia cũng chia vui với cán bộ và chiến sĩ ta, lấy thuốc lá Bác Hồ cho hút ăn mừng. Một người trong số họ là đại tá pháo binh Rô-ma-nốp, người được phân công đi đài giao hội, không muốn châm thuốc lá của mình hút mà mở ví cất cẩn thận, trịnh trọng nói với các bạn: “Cho tôi hút thuốc lá chung với, vì ngày mai tôi về Mát-xcơ-va nên muốn dành điếu thuốc quý này cho bạn bè và vợ. Chắc họ rất vui là bạn mình, chồng mình được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người... cho thuốc lá”.
    Là chiến sĩ trưởng thành ở Binh chủng Pháo binh, có vinh dự lớn được báo cáo với Bác Hồ và Trung ương trong buổi bắn trình diễn vũ khí mới. Bác dặn tiết kiệm đạn như lời cha dạy con. Kỷ niệm ấy chẳng bao giờ phai mờ. Bác Hồ mãi mãi trong tôi.
    Trần Quang Tạo ghi​
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác PM số đt cho tôi , tôi gọi lại ! [r2)][r2)][r2)]
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vũ khí quân dụng Mỹ trong tương lai

    Thứ ba, 03 Tháng 8 2010 18:23
    Viết bởi Ngọc Thúy

    Nhờ trình độ chế tạo đỉnh cao mà nhiều loại vũ khí tưởng chỉ có trong những bộ phim hay truyện viễn tưởng giờ đây đã hoặc sắp được sử dụng trên chiến trường.

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Ngay cả trong thời chiến, vẫn có những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng những loại vũ khí gây sát thương. Tuy nhiên, bắn bị thương nhẹ một người là điều rất khó. Từ loại súng gây sốc taser, người ta đã phát triển loại đạn điện tử tầm xa (XREP).
    Đây là thiết bị điều khiển điện tử không dây độc lập được bắn đi nhờ một loại súng bắn đạn hoa cải. Nó có thể khiến một người bị tê liệt mà không cảm thấy đau đớn từ khoảng cách 27 m. Một khi đã chạm đến mục tiêu, loại đạn XREP này sẽ tự động làm tê liệt đối tượng trong vòng 20 giây, đủ thời gian để xác định đó là bạn hay thù.
    Robot chiến đấu

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.



    Robot có thể giúp đảm bảo an toàn cho con người. Trên thực tế, chúng ta đã quen với việc những con robot kiểm tra một kiện hàng khả nghi trong khi con người vẫn an toàn điều khiển từ xa. Tuy nhiên, robot cũng có thể trực tiếp chiến đấu và thay thế binh lính trong những tình huống nguy hiểm. Thiết bị mới nhất là hệ thống robot trang bị vũ khí hiện đại (MAARS).
    Đây là loại robot có thể đặt thuốc nổ hoặc loại bỏ các chướng ngại vật. Đỉnh robot gắn một súng máy M24b với hỏa lực mạnh, có khả năng xác định đường đạn, nhờ đó định vị được vị trí viên đạn được bắn ra để bắn trả. Robot MAARS có phạm vi quan sát rộng tới 360o, giao tiếp hai chiều, có tia laser và quan sát được vào ban đêm.
    Thiết bị nhìn xuyên bằng tia X

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Trong năm nay quân đội Mỹ sẽ ứng dụng một thiết bị cảm biến cầm tay nhìn xuyên tường cho chiến trường Afghanistan. Thiết bị này có thể phát hiện chất nổ được chôn giấu, quân địch bò dưới đường hầm hay nấp sau gốc cây. Nó tiêu hao ít năng lượng, sử dụng các sóng tần số vô tuyến siêu băng rộng để tái tạo lại hình ảnh của các vật thể bị gỗ, đá, gạch, bê tông hay bụi đất che lấp. Các thiết bị quét Eagle 5 này bao gồm phiên bản M và P.
    Phiên bản M giống như một chiếc di động cỡ lớn nặng khoảng 1,6 kg, được thiết kế để phát hiện người và các chuyển động ở khoảng cách 6 m, thậm chí cả sau tấm bê tông dày 20 cm. Phiên bản P lớn hơn, nặng khoảng 2,7 kg, có thể nhìn thấu mặt đất, phát hiện người trong các đường hầm và chất nổ được chôn dưới độ sâu hơn 3 m.
    Robot mang vác quân dụng

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Địa hình đồi núi gây ra rất nhiều khó khăn cho bộ binh ngay cả khi không tác chiến. Binh lính tại Iraq và Afghanistan phải mang một lượng quân dụng trung bình từ 40-60 kg. Mang vác một lượng quân dụng như vậy là điều rất bất lợi.
    Cơ quan Nghiên cứu Cấp cao thuộc bộ Quốc phòng (DARPA) và lực lượng thủy quân Lục chiến của Mỹ đã hợp tác với công ty Boston Dynamics để phát triển một hệ thống hỗ trợ có chân (LS3). Loại robot này có 4 chân, có thể tự động mang các thiết bị và di chuyển trên những địa hình phức tạp mà các phương tiện chuyên dụng không thể hoạt động. Robot LS3 có khả năng mang theo lượng tải trọng tối đa 18 kg qua quãng đường dài 32 km trong vòng 24 giờ.
    Xe tàng hình

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Không bị phát hiện là một chiến thuật mấu chốt trong chiến tranh. Trước đây, binh lính thường ngụy trang để hòa lẫn với môi trường xung quanh. Ngày nay, người ta dựa vào các công nghệ, thiết kế, vật liệu tàng hình để chế tạo máy bay, tàu hải quân và các phương tiện khó bị phát hiện hơn.
    Trong các thử nghiệm bí mật năm 2007, quân đội Anh đã bọc một chiếc xe tăng bằng silicon, biến nó gần như thành một màn hình tivi. Các máy quay trên xe ghi lại hình ảnh quang cảnh xung quanh rồi chiếu lại lên vỏ xe tăng nhằm hòa lẫn xe với môi trường. Và thực sự chiếc xe đã không bị phát hiện.
    Không tỏ ra kém cạnh, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Nghiên cứu Cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu thiết bị gây nhiễu các phương tiện thăm dò giúp nâng cao mức độ an toàn cho binh sĩ khi chiến đấu trong khu vực đô thị.
    Đại bác Ngày tận thế

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Đây là loại vũ khí bắn ở tốc độ cao nhờ sử dụng năng lượng điện thay vì thuốc súng. Đồng thời, nó không tiêu diệt mục tiêu bằng thuốc nổ mà bằng động năng. Đại bác Ngày tận thế hoạt động nhờ cơ chế truyền dòng điện dọc theo các thanh ray song song, tạo ra lực điện từ đủ mạnh để khai hỏa với vận tốc cao hơn cả loại đại bác hoạt động bằng thuốc súng thông thường. Loại vũ khí này có tầm bắn từ 320 – 400 km. Nó giúp tàu chiến tấn công sâu vào lãnh thổ quân địch trong khi vẫn neo đậu ở nơi an toàn. Ngoài ra, chúng không tốn diện tích lưu trữ và an toàn hơn so với đại bác thông thường do không sử dụng thuốc súng. Với hệ thống sạc đồng bộ, độ chính xác của chúng cũng cao hơn. Hiện tại, lực lượng Hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm để thay thế các loại vũ khí hiện nay và hy vọng sẽ hoàn thiện vào năm 2018.
    Tia laser tử thần

    [​IMG] Ảnh: Technewsdaily.


    Gần đây, hãng Boeing đã chế tạo một loại vũ khí sử dụng laze cho không quân (ALTB) có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo.
    Hệ thống gồm một máy bay B 747-400 cải tiến, được trang bị một hệ thống điều khiển laser có khả năng phóng ra công suất cỡ 1 triệu W. Loại vũ khí này sử dụng một tia laser năng lượng thấp để xác định mục tiêu và một tia khác để đo đạc và làm ổn định hiện tượng nhiễu loạn không khí. Sau đó, nó phóng ra tia laser cực mạnh vào mục tiêu khiến vũ khí của đối phương bị hư hỏng.
    Ngọc Thúy
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @TanNg , @quy_hoa_bao_dien ,@sansousee .

    Thưa các bác .

    Đọc bài viết này , thấy những chữ bị ẩn đa số là " Việt M.inh " . Từ này đâu có gì mà phải kiểm duyệt và cho ẩn ?
    Đề nghị ban quản trị F319 xem lại các từ cấm kỵ , không cho phép post để các mem đỡ mất thời gian lách luật khi viết bài và người xem khỏi phải trợn mắt , căng óc ra để đoán già đoán non những chữ bị ẩn .
    Đoán không đúng mà sai ý tác giả thì còn tai hại hơn nhiều .
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Ai ca ngợi chế độ VNCH mở to mắt mà xem : Một bên là lực lượng kháng Pháp kề vai sát cánh chiến đấu vì độc lập dân tộc dưới lá cờ đỏ sao vàng .

    Một bên là quân đội Liên Hiệp Pháp dưới lá cờ tam tài và bọn chó săn tay sai thực dân dưới lá cờ vàng khè ba que xỏ lá !
    Nên nhớ trước và sau khi trận Điện Biên Phủ nổ ra , Cao Văn Viên , Nguyễn Văn Thiệu , Nguyễn Cao Kỳ , Đổ Cao Trí , Nguyễn Khánh ... đều xuất thân là lính khố xanh , khố đỏ trong quân đội Liên Hiệp Pháp !
    Ai muốn tìm hiểu thêm , xin tra tiểu sử từng tướng chó săn VNCH ở Wikipedia hoặc Google . :-":-":-"

    Richard Nixon là quan thầy gián tiếp ( qua Pháp ) của Thiệu năm 1954 . Sau đó là quan thầy trực tiếp của Thiệu Kỳ Khiêm , chỉ đạo Việt Nam hóa chiến tranh và cuối cùng là thất bại thảm hại !
    Thiệu như vậy là 2 lần vẫy cờ ba que làm chó săn cho Nixon !
    Bọn điên khùng đang vẫy cờ ba que ở hải ngoại bây giờ hô hào yêu nước cũng chỉ là giả dối mị dân mà thôi !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này