Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7636 người đang online, trong đó có 884 thành viên. 09:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112894 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    cám ơn chị nhé! phải để topic như vậy mới đúng khí thế hừng hực của ae, tem chị gblock
  2. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói thì ai chẳng nói được, em cũng có thể nói được là đảo hải nam là của việt nam hàng ngàn năm trước, nhưng mà thực tế nếu khựa đen giàn khan ra cái đuôi lưỡi bò mà khoan thì tên lửa mình sẽ khai hoả mà Rig thì khó mà nhỏ lên chạy như tàu chiến được, các bác tưởng tượng một giàn khaon mà bị một quả tên lửa nó như thế nào.
    Các bác cũng nhớ là vụ bù lu bù loa vừa rồi là mình làm ầm lên đấy nhé, trước đây tụi nó vào tận gần nha trang, cách có 50 hải lý thôi mà mình *** giám làm gì, bây giờ tụi khựa đóng giàn khoan định đưa ra nếu mình không làm ầm lên là mất biển mất các mỏ dầu, mà mất các mở dầu thì tụi em không có việc làm ;))
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  4. viki

    viki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Phúc đáp vô trách nhiệm với khoa học của tác giả TQ
    29/06/2011 11:08:31

    - "Chúng tôi chèn đường lưỡi bò vào bản đồ Trung Quốc là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc" - đó là phúc đáp của Giáo sư (GS) Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences) tới Tiến sĩ (TS) Bùi Quang Hiển thông qua ban biên tập của tờ báo Biến đổi khí hậu (Climatic Change).

    LTS: Nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang bất bình với bức thư của tác giả một bài báo có chèn bản đồ sai sự thật về Biển Đông. Bee.net.vn vừa nhận được bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Trung tâm Kỹ thuật Vật liệu xây dựng tự nhiên, Paris, Pháp) phản ánh điều này. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải nội dung bài viết.

    Phúc đáp vô trách nhiệm

    Sau khi phát hiện có hai bài báo sử dụng bản đồ Trung quốc có chèn hình lưỡi bò được đăng trên tạp chí quốc tế Biến đổi khí hậu, TS Bùi Quang Hiển đã viết thư cho ban biên tập (BBT) là GS Michael Oppenheimer (Đại học Princetonn, Mỹ) và GS Gary Yohe (Đại học Wesleyan, Mỹ) để yêu cầu tác giả chỉnh sửa bản đồ này. Nội dung bức thư đã được Bee.net.vn chuyển tải ngày 23 tháng 6 năm 2011.

    Tổng biên tập đã chuyển thư yêu cầu của TS Hiển tới đại diện các tác giả của các bài báo và đã nhận được câu trả lời của đại diện của bài báo thứ nhất là giáo sư Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

    Vị giáo sư này đã phản hồi như sau: "Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa hình vẽ này". Lý do họ đưa ra là: "Chúng tôi chèn ô vuông nhỏ (có đường lưỡi bò) vào hình vẽ thứ 6 của bài báo là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Làm ơn hãy báo cho TS Bùi Quang Hiển là hãy liên lạc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc về vấn đề này".

    [​IMG]

    TS Hiển đã trao đổi với các đồng nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nội dung thông tin này. TS Trịnh Việt Nam (Paris, Pháp) nhận xét: "Đây là một thư trả lời rất vô trách nhiệm".

    TS Trần Ngọc Tiến Dũng (Québec, Canada) nhận xét: "Có thể xem câu trả lời của tác giả là vô trách nhiệm với sản phẩm khoa học của mình".

    Một GS người Việt đang sinh sống ở nước ngoài nhận xét: "Nếu quả là đúng như thế, Ban biên tập phải xóa bài báo này. Nhà khoa học không thể đem vào bài báo quốc tế ý đồ gian xảo của chính phủ mình. Đó là những nhà khoa học không có tư cách. Đã làm khoa học phải vô tư và độc lập với chính quyền. Bài báo không đúng sự thật, vì vậy vô giá trị!".

    Không đồng tình với cách làm việc của tờ báo

    TS Hiển, người trực tiếp nhận phúc đáp trên nhận xét: "Chính một giáo sư người Trung Quốc đã nói, chính phủ Trung quốc đã yêu cầu các nhà khoa học của họ chèn đường lưỡi bò vào".

    Anh nói, ngay từ đầu BBT của báo "Biến đổi khí hậu" đã dành quyền có chấp nhận đính chính thông tin sai sự thật cho tác giả bài báo. Tác giả đã không đồng ý chỉnh sửa như đã nói ở trên.

    TS Hiển bày tỏ sự không đồng tình với kết luận và cách làm việc của BBT tờ báo. Anh đã viết thư một lần nữa lên BBT và mạnh dạn yêu cầu họ phải có trách nhiệm chỉnh sửa hoặc là phải xóa bỏ bài báo khỏi tạp chí Climatic Change, bởi lẽ, với nội dung trả lời của tác giả bài báo, họ mặc nhiên công nhận nội dung phi khoa học của thông tin.

    Hành động như thế nào?

    Câu hỏi đặt ra là, còn bao nhiêu bài báo khoa học nữa đã xuất hiện và có đính kèm bản đồ biển Đông với chữ U? Liệu chúng ta sẽ tìm được hết và yêu cầu các nhà xuất bản, ban biên tập, các tác giả đính chính hoặc xóa thông tin? Việc này quả thật sẽ đòi hỏi nhiều công sức, bền bỉ, khéo léo và với các diễn biến như trên, thật khó để hình dung được kết quả.

    Các phản đối của TS Dũng, Hiển cũng như của các nhà khoa học khác, dù muộn so với người Trung quốc đã làm, nhưng vẫn kịp thời và rất được trân trọng. Tuy vậy, việc viết thư phản hồi của các anh tới các BBT của các tạp chí là chỉ với tư cách cá nhân đơn lẻ, có lẽ việc yêu cầu họ xóa bỏ nội dung bài báo đã đăng trên tạp chí của họ là quá khó (bởi đấy là các lỗi nhỏ).

    Với số lượng bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học đứng hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ, chắc chắn sẽ còn nhiều các bài báo nữa có in hình chữ U trong bản đồ biển Đông xuất hiện. Việc thông tin và liên lạc với các nhà xuất bản, các ban biên tập của các tạp chí để thông báo và đề nghị chỉnh sửa sự phi khoa học của các bản đồ kiểu này trong các xuất bản sắp tới mới là điều cần thiết hơn cả. Cần phải có những phản ứng mạnh mẽ từ các Hiệp hội khoa học Việt Nam và các nước liên quan cũng như có thể cần thiết có hành động của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

    TS Nguyễn Thế Dương (Paris, Pháp)

    Nguồn:http://bee.net.vn/channel/2981/201106/Phuc-dap-vo-trach-nhiem-voi-khoa-hoc-cua-tac-gia-TQ-1803789/
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tạp chí quốc tế sẽ cải chính về bản đồ "đường lưỡi bò"

    Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 20:00
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Trước hàng loạt thư kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về một bài báo tháng 4/2011 của nhóm tác giả Trung Quốc sử dụng bản đồ đường lưỡi bò, Ban Biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải cho biết sẽ cho đăng một đính chính trong số tạp chí tới, khẳng định bản đồ Trung Quốc sử dụng trong bài báo nói trên chứa đựng thông tin sai lệch. Trước đó, ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).
    [​IMG]

    Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên Tạp chí Waste management
    Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt khúc hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới.
    Động thái này của các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm và phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học Việt Nam.
    Một bước đi có chủ ý
    Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.
    “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”, TS Tô Văn Trường bình luận.
    Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.
    TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.
    Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã email về ban biên tập tạp chí yêu cầu cải chính thông tin sai lệch trên.
    Giáo sư Phạm Quang Tuấn (Autralia) là một trong nhiều trí thức đã chính thức gửi email cho giáo sư Raffaello Cossu, Đại học Padua, Italy, là Trưởng Ban biên tập của Tạp chí này để phản ánh các thông tin sai lệch trên.
    Email của GS Tuấn nói rõ: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng nước bên trong đường đứt đoạn là đơn phương và không dựa trên bất kỳ luật pháp quốc tế nào. Vì thế, nó đang bị tất cả các quốc gia trong khu vực phản đối mạnh mẽ.
    "nếu Ban biên tập xem kĩ bản đồ của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hiển thị cả đất liền, sẽ rất dễ hiểu vì sao. Đường chữ U của Trung Quốc chồng lấn vào vùng bờ biển 100 hải lý của các quốc gia khác, trong khi Công ước Luật biển LHQ đã khẳng định rất rõ các quốc gia có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ bờ biển.
    Ngay cả khi tính tới việc Trung Quốc là một bên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì đường đứt đoạn chữ U này cũng không có một cơ sở nào. Trên thực tế, theo UNCLOS, những hòn đảo nhỏ không người ở như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chỉ được tính là 12 hải lý, chứ không được phép có EEZ".
    Ông Tuấn chỉ rõ, trong những năm gần đây, TRung Quốc đã sử dụng đường đứng đoạn này để gây hấn nhằm chiếm đoạt hầu hết nguồn tài nguyên ở Biển Đông mà sự kiện gần đây nhất là nước này cho pháp hoại thiết bị thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam.
    Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.
    • Thảo Lam
    • theo vnn
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc phản đối nghị quyết của Mỹ về Biển Đông

    Thứ tư, 29 Tháng 6 2011 11:35
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Bắc Kinh lại lên tiếng phê phán nghị quyết của Thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý.


    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

    Hôm 28/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, nghị quyết vừa được Thượng viện Mỹ thông qua là vô lý và tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại giữa "các bên có liên quan trực tiếp".

    Theo ông này, Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua "tham vấn hữu nghị" giữa các bên có liên quan trực tiếp. "Những bên khác không có liên quan trực tiếp nên tôn trọng các nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp nhằm giải quyết tranh chấp... thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình".

    Trước đó, ngày 27/6, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết có nội dung phê phán hành động sử dụng vũ lực của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông. Nghị quyết còn kêu gọi một tiến trình đa phương và hòa bình để giải quyết các tranh chấp.

    Đặc biệt, nghị quyết ủng hộ việc quân đội Mỹ tiếp tục có các hoạt động hỗ trợ cho quyền tự do hàng hải tại các vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông.

    Các nghị sĩ Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ cho giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại vùng biển này, đồng thời yêu cầu các bên kiềm chế cũng như không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp.

    Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, khẳng định các nước Đông Nam Á đang quan ngại sâu sắc trước những hành động "hăm dọa" của Trung Quốc.

    Trong một động thái khác, chiều 28/6, hải quân Philippines và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày tại khu vực ngoài khơi đảo Palawan, phía Tây Nam Philippines. Cuộc tập trận, mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT).

    CARAT chủ yếu nhằm nâng cao các kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải và tác chiến trên biển; đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ biển, an ninh hải cảng, ứng phó với các thảm họa cũng như tăng cường hợp tác quân sự song phương.

    Nguồn: http://dantri.com.vn/c36/s36-493640/...-bien-dong.htm


    Tui chẳng tin đúng nghĩa hữu nghị tí nào ;))
  7. dichoi

    dichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    104
    Nhất trí với bác.
    Muốn tránh chiến tranh phải chuẩn bị tốt để đánh trả đích đáng.
    Mua sắm thêm phương tiện cho hải quân.
    Kết giao với các nước đưa tầu chiến đến giao lưu.
    Tiến hành tập trận chung với các nước. Có thể không có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nhưng phải làm cái gì đó... Khựa chỉ sợ Mỹ thôi.
    Nó cho vuông là phải đổi chiến lược ...
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tính triệt ngư dân tận gốc :

    Trung Quốc gây khó trên biển, tận thu trên bờ

    Thứ tư, 15 Tháng 6 2011 23:33
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    • Trung Quốc một mặt cấm đoán, xua đuổi ngư dân nước ta đánh bắt trên biển, mặt khác, thương nhân của họ tìm mọi cách thu gom nguyên liệu thủy hải sản ngư dân Việt Nam đánh bắt được.

    Trong điều kiện nguyên liệu hải sản cạn kiệt, mùa đánh bắt lại gián đoạn, dẫn đến tình trạnh cạnh tranh nguyên liệu hải sản khốc liệt, nhiều doanh nghiệp tại Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) 2011 phẫn nộ trước hành động cạnh tranh thiếu công bằng từ doanh thương Trung Quốc.
    Ép từ biển lên bờ
    Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP, trên biển, một mặt ngư dân chịu tác động từ lệnh cấm biển của Trung Quốc, nhiều tàu thuyền không dám ra các ngư trường đánh bắt, còn những tàu đi đánh bắt về thì thương nhân Trung Quốc tìm mọi cách gom nguyên liệu ngay trên biển. Trên bờ thương nhân nước này lại tranh giành nguyên liệu với doanh nghiệp trong nước.
    Ông Nguyễn Điểm, Giám đốc công ty cổ phần Procimex (Đà Nẵng) cho biết, để cạnh tranh nguyên liệu, doanh nghiệp trong nước phải nâng giá cao hơn mức giá phía thương nhân Trung Quốc đưa ra, vậy mà vẫn không mua đủ nguyên liệu.
    [​IMG]Việc thu mua không lành mạnh của thương nhân Trung Quốc đang đẩy khó cho doanh nghiệp trong nước.Đây cũng là ý kiến của ông Phạm Xuân Nam, Công ty cổ phần Đại Thuận (Khánh Hòa), lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp ông Nam thu mua được chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến. Theo ông Nam, những người thu mua hải sản Trung Quốc đã "chiếm lãnh địa"của doanh nghiệp trong nước từ lâu mà chưa có phản ứng mạnh mẽ cần thiết từ ngư dân, doanh nghiệp và cả cơ quan chức năng với Trung Quốc, hoặc nếu có cũng quá nhẹ nhàng.
    "Hiện họ đến mua hàng, đặt gia công rồi chở về Trung Quốc cứ như đang ở đất Trung Quốc" ông Nam bức xúc.
    Rủi ro doanh nghiệp Việt "hứng"
    Các doanh nghiệp chế biến hải sản cho biết, trong khi mua nguyên liệu từ ngư dân, họ phải xuất hóa đơn và chịu thuế, thì phía thương nhân Trung Quốc mua trực tiếp từ ngoài biển hay trong bờ đều không chịu bất cứ một thứ thuế nào, do đó chỉ cần nâng giá mua cao hơn một chút là họ có thể mua bao nhiêu tùy thích.
    Thêm nữa, việc mua bán qua đường tiểu ngạch được thanh toán bằng Việt Nam đồng hay nhân dân tệ và không thể thống kê được giá trị mua bán cụ thể. Ông Phạm Xuân Nam khẳng định, giá trị từ hình thức mua bán này rất lớn mà không thể đưa vào thống kê giá trị xuất khẩu của ngành, nó còn làm mất cân đối cán cân thương mại, tăng tỷ lệ nhập siêu với Trung Quốc.
    Bà Sắc cho rằng, khó khăn trong việc cạnh tranh nguyên liệu, cộng với chi phí đầu vào tăng nhanh... khiến từ đầu năm đến nay, có khoảng 147 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản quay lưng với công nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến từ đầu năm đến nay, có thêm 15 thị trường mới nhưng bị mất tới 14 thị trường cũ.
    "Nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải tìm mọi cách mua nguyên liệu bằng mọi giá để chế biến, trong điều kiện chi phí đầu vào cao ngất ngưởng mà giá xuất khẩu không tăng sẽ ẩn chưa rất nhiều rủi ro, hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ phá sản", bà Sắc cảnh báo.
    Ông Điểm kiến nghị, vai trò quan trọng quyết định từ chính quyền các địa phương tác động tới ngư dân, đồng thời ngành nông nghiệp cần nghiên cứu chế tài áp thuế cho chính những ngư dân tham gia bán hàng cho thương lái nước ngoài. Theo bà Sắc, Indonesia đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước, Việt Nam nên nghĩ tới phương án này để giữ nguồn nguyên liệu.
    theo VEF
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ấn Độ đã tỏ rõ lập trường dù tao yếu nhưng tao không sợ mày dù mày bao vây tao :

    Ấn Độ muốn hiện diện bền vững trên biển Đông

    Thứ hai, 27 Tháng 6 2011 17:16
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    SGTT.VN - Ấn Độ đã có những bước thăm dò đầu tiên nhằm thiết lập một sự hiện diện thương mại hàng hải bền vững trên Biển Đông, qua việc hợp tác hải quân với Việt Nam.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa INS Mumbai và INS Ranveer của Ấn Độ.
    Sự hợp tác này đang ngày càng được củng cố, khi Việt Nam cho phép tàu hải quân Ấn Độ viếng thăm cảng Nha Trang lần đầu tiên. Thông tin trên đã được chính phủ hai nước xác nhận.
    “Động thái này sẽ mang đến cho Ấn Độ sự hiện diện bền vững tại Biển Đông, đồng thời cho phép Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn tại khu vực Đông Nam Á với những tuyến đường hàng hải quan trọng về thương mại và chiến lược”, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết.
    Ấn Độ cũng sẽ hỗ trợ huấn luyện và xây dựng cơ sở cho hải quân Việt Nam. Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, Nguyễn Văn Hiến dự kiến sẽ đến thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam bắt đầu từ thứ hai 27.6 để tận mắt chứng kiến tiềm lực của hải quân Ấn Độ.
    "Ấn Độ cũng có thể cung cấp kinh nghiệm của mình trong việc đóng tàu cho Việt Nam vốn đang có một lực lượng hải quân nhỏ", nguồn tin chính phủ cho biết thêm.
    Trung Quốc được cho là đang theo dõi sát sự hợp tác hải quân giữa Ấn Độ và Việt Nam.
    Cả Ấn Độ và Việt Nam đang quan tâm trước việc gia tăng phát triển quân đội của Trung Quốc. Trong quá khứ, cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ từng có xung đột với người láng giềng to lớn này.
    Khả Anh (theo Deccan Chronicle)
    theo SGTT
    var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETE = "Bạn có chắc muốn xóa nhận xét này không?"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_DELETEALL = "Bạn có chắc muốn xóa tất cả nhận xét?"; var _JOOMLACOMMENT_WRITECOMMENT = "Viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_SENDFORM = "Gửi nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDITCOMMENT = "Sửa nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_EDIT = "Sửa"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE = "Bạn chưa viết nhận xét"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA = "Hãy nhập mã xác nhận"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_CAPTCHA_FAILED = "Mã xác nhận không đúng"; var _JOOMLACOMMENT_FORMVALIDATE_EMAIL = "Để được thông báo, hãy nhập địa chỉ email"; var _JOOMLACOMMENT_ANONYMOUS = "Khách viếng thăm"; var _JOOMLACOMMENT_BEFORE_APPROVAL = "Nhận xét của bạn đã được gửi đi, tuy nhiên nhận xét của bạn cần chờ kiểm duyệt, sau khi kiểm duyệt xong nhận xét của bạn sẽ tự động được hiển thị!"; var _JOOMLACOMMENT_REQUEST_ERROR = "Yêu cầu của bạn bị từ chối"; var _JOOMLACOMMENT_MSG_NEEDREFRESH = "";
    • Nhận xét mớ
  10. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Việt nam với đường bờ biển dài, chúng ta có nhiều sân bay dân sự cũng như sân bay quân sự ở khắp các tỉnh dọc đường bờ biển, có thể nói đây là một lợi thế vì chúng ta không cần phải có tầu sân bay, việc sử dụng hệ thống tên lửa linh động có thể chuyển động nhanh làm cho đối phương không phát hiện được vị trí qua rada sẽ là một thế mạnh nữa của quân đội Việt Nam với bở biẻn dài.
    Tôi nghĩ vấn đề của ta hiện nay là tiêu diệt bọn thù trong, bọn gián điệp vô hiệu hoá mọi âm mưu phá kinh tế của khựa.
    Trong nước đẩy mạnh sản suất( kích sản suất phát triển) mở dộng hợp tác kinh tế quân sự với mỹ, Nga, Ấn và liên kết vững chắc khối Asean.
    Đuổi hết bọn khựa về nước (Thủ tướng đã có quyết định), tẩy chay hàng tàu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này