Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3357 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 01:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112642 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://sgtt.vn/Thoi-su/147140/Thu-tuong-%E2%80%9CKhong-duoc-mat-canh-giac-trong-bao-ve-chu-quyen%E2%80%9D.html

    Thủ tướng: “Không được mất cảnh giác trong bảo vệ chủ quyền”

    SGTT.VN - Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, chiều 1.7, Thủ tướng *************** đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

    Không được chủ quan

    [​IMG]
    Thủ tướng ***************
    Trước hết, xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian trả lời báo chí về các vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm. Thưa Thủ tướng, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Xin Thủ tướng cho biết đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2011?
    Thủ tướng ***************: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong năm 2011. Sau 6 tháng nỗ lực thực hiện, chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực.

    Mức tăng giá tiêu dùng đã chậm lại (tháng 4 là 3,32%, tháng 5 là 2,21%, tháng 6 là 1,09%) và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Thị trường ngoại tệ và vàng được quản lý, kiểm soát có hiệu quả, tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng; lãi suất ngân hàng đã từng bước được kiểm soát, tính thanh khoản của ngân hàng có bước cải thiện. Xuất khẩu tăng trên 30%, nhập khẩu được quản lý chặt hơn, nhập siêu 6 tháng giảm còn 15,72%.

    Việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách và cắt giảm đầu tư công được thực hiện nghiêm túc cùng với việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã đưa tổng vốn đầu tư xã hội giảm còn 38,3% GDP so với mức 45,6% cùng kỳ năm 2010.

    Thu ngân sách đạt trên 55% dự toán năm, tăng gần 23% so cùng kỳ, bảo đảm nhu cầu chi. Mức bội chi ngân sách 6 tháng bằng 23% mức bội chi kế hoạch cả năm. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, kinh tế vẫn tăng trưởng 5,57% so với cùng kỳ là một nỗ lực rất lớn của cả nước ta.

    Những kết quả nêu trên là đáng mừng, nhưng mới chỉ là bước đầu. Không được chủ quan. Tình hình 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp. Lạm phát và mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao; nhập siêu vẫn còn lớn; sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.


    [​IMG]
    Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu.
    Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả; kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm dưới 20% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%. Nâng cao chất lượng và hướng tín dụng vào việc phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp và sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt việc cho vay bất động sản, không để đổ vỡ, tiêu cực. Tăng cường kiểm soát và kéo giảm dần lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Duy trì tỷ giá hợp lý, quản lý tốt hơn thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Kết hợp tốt hơn chính sách tài khóa thắt chặt với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Phấn đấu kiểm soát nhập siêu cả năm khoảng 15-16%.
    Bên cạnh đó cần tiếp tục rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư công theo kế hoạch và các tiêu chí đã đề ra và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để góp phần giảm cầu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện nghiêm việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, dùng khoản tiết kiệm này để chi cho an sinh xã hội. Giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. Bảo đảm cân đối cung - cầu các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý. Phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức 15-17%.
    Cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả để có mức tăng trưởng hợp lý (khoảng 6% cả năm) để có nguồn lực thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.
    Miễn, giảm thuế
    Thưa Thủ tướng, bảo đảm an sinh xã hội cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Xin Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm?
    Thủ tướng ***************: Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và phải phấn đấu giảm bội chi nhưng Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân.
    Cùng với việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện những chương trình, dự án và chính sách hiện có, nhiều chính sách mới đã được thực hiện nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát.

    Sáu tháng đầu năm đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi và hộ nghèo; nâng mức tiền ăn cho chiến sĩ lực lượng vũ trang; hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện; điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách; miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập. Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách đối với người cao tuổi, đã tăng mức hỗ trợ và có thêm khoảng 600.000 người được hưởng trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ có mục tiêu cho 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như 62 huyện nghèo.



    [​IMG]
    Sáu tháng đầu năm đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang...
    Sáu tháng đầu năm đã tạo việc làm cho trên 720.000 lao động. Đã kịp thời đưa toàn bộ lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn và hỗ trợ họ từng bước ổn định đời sống. Tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Điều chỉnh nâng mức tín dụng cho học sinh, sinh viên vay để học tập. Tổng dư nợ cho vay các chương trình, chính sách an sinh xã hội đến 30/6 ước đạt gần 95.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ. Hỗ trợ trên 56.000 tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, tăng gần 9% so cùng kỳ năm ngoái. Đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020. Mặc dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo, công nhân lao động có thu nhập thấp.

    Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta phải nỗ lực làm tốt hơn nữa để thực hiện bằng được các mục tiêu nhiệm vụ về an sinh xã hội đã đề ra cho cả năm 2011, trong đó tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 62 huyện nghèo giảm 4%.


    Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, các chương trình quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người có công, người nghèo và đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn và Chương trình xây dựng nông thôn mới.


    Phải kiên quyết thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo vùng cho khu vực doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/10. Chính phủ sẽ quyết định giãn (cho phép chậm nộp) số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 khoảng 13.000 tỷ đồng và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khoảng 7.000 tỷ đồng.


    Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tổ chức có hiệu quả hơn các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục. Tập trung nguồn lực để phòng chống thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các chương trình, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội để thực hiện cho giai đoạn 2011-2015.

    Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên Biển Đông
    Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xin Thủ tướng khái quát những nét nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại nửa năm qua.
    Thủ tướng ***************: Thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các công tác này. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, ổn định chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại được triển khai thực hiện có hiệu quả.

    Chúng ta đã kiên quyết thực hiện các giải pháp thích hợp để bảo đảm an ninh trật tự ở huyện Mường Nhé và bảo đảm chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp được tổ chức thành công tốt đẹp. Thời gian tới, chúng ta phải đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trọng yếu và có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng này của đất nước. Không giây phút nào được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Phải hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia.

    Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
    Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm 2011, xin Thủ tướng cho biết những định hướng cơ bản để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới?
    Thủ tướng ***************: Trong khi phải tập trung sức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011, chúng ta phải triển khai thực hiện những giải pháp có tính cơ bản, lâu dài để bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững.

    Phải khẩn trương thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.


    Đây là đòi hỏi khách quan vừa cơ bản, vừa cấp thiết của quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 cũng sẽ góp phần thiết thực tạo thêm các tiền đề cho nhiệm vụ quan trọng này.

    Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng.
    theo TTXVN/Vietnam+
  2. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Thiên Địa Hội phản Thanh phục Minh góp phần làm nội bộ TQ xào xáo thời đó.
    Thiên Địa Hội có sự nhúng tay vào của Quang Trung bên mình nên cũng không cần quá nghiêm khắc bác ạ.
    Vua Quang Trung ngoài sử dụng nhóm cướp biển người Hoa chống người Hoa còn lợi dụng phong trào phản Thanh phục Minh để làm suy yếu TQ thời đó nữa. Nước mình ko biết bao giờ mới có 1 lãnh đạo tầm cỡ đến như vậy nữa nhỉ.
  3. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Phản Thanh phục Minh tôi chỉ nghe nói đến hội Tam Hoàng.
    Từ lúc có phong trào đó thì rất nhiều người hoa chạy ra nước khác (có VN)
    Bác cho thêm thông tin bác đề cập được không? Cái này tôi mới biết. Cám ơn

    (MS dậy sớm thế?)
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tham khảo :

    Các Loại Tên Lữa Của Triều Tiên
    Các nước phương Tây tin rằng Bình Nhưỡng đang có trong tay hơn 800 quả tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó là những hỏa tiễn tầm xa chưa được thử nghiệm đủ khả năng bắn tới Mỹ, gồm loại Taepodong-2 đang gây sự chú ý.

    CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên tiếp nhận tên lửa chiến thuật từ Liên Xô vào năm 1969. Nhưng những quả tên lửa Scud đầu tiên mà họ có là từ năm 1976 thông qua Ai Cập.

    Hầu hết các loại hỏa tiễn của Bình Nhưỡng được cho là phát triển từ Scud. Ai Cập đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên những quả Scud-B nhằm đổi lại sự ủng hộ của họ trong trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống Israel.

    Năm 1984, Bắc Triều Tiên bắt đầu chế tạo những quả Scud-B của riêng mình và phát triển hai phiên bản mới là Scud-C và Scud-D. Từ đó họ tiếp tục phát triển loại tên lửa tầm trung mang tên Nodong và tên lửa tầm xa dựa trên công nghệ của Scud là Taepodong-1.

    Ngày nay, nhiều nước tin rằng Bình Nhưỡng đang nghiên cứu cải tiến loại tên lửa Taepodong thành Taepodong-2 có tầm bắn lên tới trên 6.000 km.


    Tên lửa Scud-B.

    Tên lửa tầm ngắn

    CHDCND Triều Tiên có rất nhiều loại hỏa tiễn tầm ngắn khác nhau. Trong đó KN-02 được coi là loại có độ chính xác cao nhất, nhưng tầm bắn chỉ đạt khoảng 100 km và đây cũng là loại có tầm bắn thấp nhất.

    Còn Scud-B có tầm bắn 300 km và Scud-C là 500 km. Riêng Scud-D có khả năng bắn mục tiêu cách xa 700 km. Những loại hỏa tiễn này có thể mang các đầu đạn nổ thông thường.

    Các loại tên lửa Scud B, C và D đều đã được Bình Nhưỡng cho thử nghiệm và triển khai trên thực địa. Với những quả hỏa tiễn này Bắc Triều Tiên có thể tấn công bất cứ khu vực nào trên đất Hàn Quốc.

    Tên lửa KN-02, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, có thể được nghiên cứu để nhắm tới những mục tiêu then chốt ở Hàn Quốc như các cơ sở quân sự tại phía nam đường biên giới.

    Tên lửa Nodong

    Hỏa tiễn Nodong có tầm bắn khoảng 1.000 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nhưng theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ thì tên lửa loại này có độ chính xác không cao với sai số từ 2 đến 4 km so với mục tiêu.

    Tên lửa Nodong có thể tấn công hầu hết các địa điểm ở Nhật Bản nhưng không được chuẩn xác. Trong trường hợp nhắm bắn vào một mục tiêu quân sự mà bị chệch mục tiêu thì có thể dẫn tới thương vong cao cho dân thường.

    Bình Nhưỡng từng cho bắn thử tên lửa Nodong vào tháng 5/1993.

    Tên lửa Taepodong-1
    Hiện tại Taepodong-1 là loại tên lửa có tầm bắn xa nhất của CHDCND Triều Tiên. Nó là sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud, có thể vươn tới các mục tiêu ở cách xa 2.200 km. Nhưng theo nhiều nguồn tin, Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.

    Bắc Triều Tiên thử nghiệm Taepodong-1 vào tháng 8/1998. Một quả tên lửa loại này đã vọt qua lãnh thổ phía bắc Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa được đưa vào trong tầm tấn công của Bình Nhưỡng.

    Nhưng Taepodong-1 đòi hỏi phải được phóng từ một vị trí cố định và cần có sự chuẩn bị kéo dài nên khả năng bắn dễ dàng bị đối phương phát hiện trước.

    Ngoài ra, một loại tên lửa khác cũng đặt trên mặt đất đang được Bắc Triều Tiên phát triển là Taepodong-X, nhưng hiện phiên bản này chưa được thử nghiệm lần nào.

    Loại hỏa tiễn này được cho là dựa trên tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm của Liên Xô và có tầm bắn lên tới 4.000 km, đủ sức vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ tại Guam. Khác với Taepodong-1, nó có thể bắn từ hệ thống phóng di động mà đối phương không nhìn thấy.

    Tên lửa Taepodong-2
    Đây là loại tên lửa tầm xa mà CHDCND Triều Tiên đang tập trung phát triển. Ước tính Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 đến 6.000 km. Điều này đặt Alaska, Hawaii và những phần đất ở bờ biển phía tây nước Mỹ vào tầm tấn công của Bình Nhưỡng.

    Tuy nhiên, các chuyên gia không tin tưởng vào độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Cũng giống như người anh em Taepodong-1, nó đòi hỏi phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.

    Dựa trên các bức ảnh vệ tinh, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho việc bắn thử Taepodong-2. Do đó, Washington và Tokyo cùng một số đồng minh đang gia tăng sức ép đòi CHDCND Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch này.

    Bình Nhưỡng vẫn chưa có phản ứng chính thức về vấn đề trên
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Điểm mặt" tên lửa Triều Tiên
    8:24 PM Thứ tư, ngày 08 tháng tư năm 2009- Chuyên mụcTin tức|Thế giới|


    TinMoi- Vụ phóng tên lửa gây tranh cãi mà Bình Nhưỡng vừa thực hiện là bằng chứng cho thấy tiềm lực và khả năng phát triển các loại vũ khí tên lửa chiến thuật và chiến lược của CHDCND Triều Tiên là rất lớn.





    [​IMG] Đội hình thiết giáp chở tên lửa đạn đạo duyệt binh phô diễn sức mạnh tại Bình Nhưỡng.
    Trong hàng thập kỷ qua, các chương trình phát triển vũ khí tên lửa của Triều Tiên luôn vấp phải sự chống đối kịch liệt của nhiều nước trong đó có cường quốc hạt nhân Mỹ và hai nước láng giềng trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.
    Mặc dù kinh tế của Triều Tiên không thể sánh được với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng Bình Nhưỡng luôn ưu tiên đầu tư rất lớn cho các chương trình phát triển vũ khí của mình với lý do để tăng cường khả năng tự vệ trước các mối đe doạ từ bên ngoài.
    Dưới đây là danh sách những loại tên lửa quân sự được Triều Tiên nghiên cứu, cải tiến và phát triển trong hàng chục năm qua:
    Tên lửa chống tàu KN-01
    [​IMG] Tên lửa chống tàu KN-01 (SS-N-1- Styx) có nguồn gốc từ Liên Xô.
    Tên lửa chống tàu KN-01, một phiên bản mới của tên lửa SS-N-1- Styx với tầm bắn đã được nâng cấp lên hàng trăm km.
    Bình Nhưỡng lần đầu tiên bắn thử KN-01 diễn ra chỉ một vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun vào ngày 24/2/2003.
    Vụ thử tên lửa đầu tiên của Triều Tiên đã được báo cáo thất bại vì tên lửa đã nổ ngoài dự kiến khi đang bay trên không trung.
    Vào ngày 10/3/2003, Triều Tiên tiếp tục tiến hành vụ bắn tên lửa KN-01 thứ hai từ bãi bắn Sinsang, tên lửa đã bay được khoảng 110 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản.
    Tên lửa KN-02
    [​IMG] Tên lửa KN-02 được cải tiến từ tên lửa SS-21 Scarab của Liên Xô.
    KN-02 là tên lửa được cải tiến từ 9K79 Tochka (SS-21 Scarab) có khả năng mang đầu đạn thông thường, hoá học và hạt nhân. Công nghệ chế tạo tên lửa KN-02 của Triều Tiên được cho là đã được Syria chuyển giao sau khi nước này được Liên Xô cung cấp trong những năm đầu của thập kỷ 80.
    Lần đầu tiên Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa KN-02 do nước này sản xuất vào tháng 4/2004, nhưng không thành công.
    Ngày 1/5/2005, Triều Tiên đã bắn thử tên lửa KN-02 từ một căn cứ trên bờ biển phía Đông của nước này.
    KN-02 được Bình Nhưỡng đặt tên như vậy để cho khác với những tên lửa 9K79 Tochka do Syria cung cấp, nhưng thực chất công nghệ mà nước này áp dụng để sản xuất KN-02 chính là kỹ thuật chế tạo tên lửa SS-21 của Liên Xô trước đây.
    Tên lửa Hwasong 5/Scud B
    [​IMG] Tên lửa Hwasong 5/Scud B được trưng bày tại một bảo tàng của Bình Nhưỡng.
    Năm 1969, chính quyền Bình Nhưỡng nhận được viện trợ của Liên Xô các loại tên lửa chiến thuật Frog-5 và Fog-7 (Scud B) chỉ được trang bị đầu đạn thông thường có tầm bắn dưới 100 km.
    Tuy nhiên, giới quân sự của Triều Tiên đã nghiên cứu và lắp đặt thành công các đầu đạn hoá học cho 2 loại tên lửa chiến thuật Frog-5 và Fog-7 và đặt tên là Hwasong 5.
    Hwasong 5 có trọng lượng khoảng 1.000 kg với tầm bắn hiệu quả trong khoảng cách cỡ 300km.
    Kho vũ khí của Triều Tiên hiện có ít nhất khoảng 400 phương tiện phóng tên lửa loại Scud–B và Scud-C, theo các báo cáo vũ khí của một số cơ quan tình báo quân sự năm 2006.
    Liên tục trong các tháng 4, 9/1984 và tháng 5/1993 Triều Tiên đã tiến hành bắn thử và kiểm nghiệm các loại tên lửa Hwasong 5 do nước này tự sản xuất.
    Tên lửa Hwasong 6 / Scud-C
    [​IMG] Tên lửa Hwasong 6 (Scud-C) trong một cuộc diễu binh quân sự của Triều Tiên.
    Một chương trình nghiên cứu và cải tiến tên lửa Hwasong 5 được Triều Tiên bắt đầu vào năm 1988. Mục tiêu của kế hoạch phát triển vũ khí này là nâng cấp tầm bắn hiệu quả của tên lửa Hwasong 5 từ 300 lên 500 km, đồng thời giảm trọng lượng tên lửa từ 1.000 kg xuống còn 700 đến 800 kg và đặt tên là Hwasong 6 (Scud-C).
    Tính đến tháng 6/1990, Triều Tiên đã bắn thử thành công 3 lần tên lửa Hwasong 6 (Scud-C). Cuối năm 1991, Triều Tiên bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt các tên lửa Hwasong 6 và giảm dần việc chế tạo tên lửa Hwasong 5.
    Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên có hàng trăm tên lửa các biến thể Hwasong 5 và Hwasong 6. Trung bình mỗi tháng Bình Nhưỡng có khả năng cho ra lò từ 4 đến 8 tên lửa Hwasong với nhiều mục đích khác nhau.
    Năm 1990, Mỹ cho rằng Iran, Syria đã từng dàn xếp với Triều Tiên để có thể nhận được các loại tên lửa Hwasong 6 (Scud-C) của Triều Tiên.
    Theo thông tin do Bộ chỉ huy lực lượng quân hỗn hợp của Liên Hợp Quốc, Lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc công bố vào đầu năm 2000, kho vũ khí của Bình Nhưỡng có khoảng 500 tên lửa thuộc hai biến thể Hwasong 6 và Hwasong 5
    Tên lửa Scud-ER
    [​IMG] Bản vẽ kỹ thuật mô phòng tên lửa Scud-ER.
    Scud –ER cũng là một phiên bản mới được cải tiến từ tên lửa Hwasong 6, sở dĩ được đặt tên Scud-ER là vì ký hiệu ER được viết tắt bởi hai từ Extended Ranger (tầm bắn được mở tăng cường).
    Tầm bắn hiệu quả của tên lửa Scud – ER đã được nới rộng từ (tên lửa Hwasong 6) 500 km lên tối đa 800 km với trọng lượng toàn bộ tên lửa chỉ còn 450 kg.
    Scud – ER được phát hiện có trong trang bị của lực lượng quân đội của Triều Tiên vào ngày 25/4/2007 trong khi quân đội nước này thực hiện một cuộc diễu binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập.
    Sau này, các cơ quan tình báo nước ngoài mới phát hiện ra rằng Triều Tiên đã hoàn thành chương trình nâng cấp tên lửa của mình vào năm 2003 và đã đưa loại tên lửa Scud –ER trang bị cho quân đội ngay khi chế tạo thành công.
    Tên lửa No-dong-A
    [​IMG] Tên lửa No-dong-A với nhiều tên gọi khác nhau (No-dong-1, Ro-dong-1; Scud-D).
    Công nghệ sản xuất tên lửa No-dong-A, một phiên bản mới với nhiều tên gọi khác nhau (No-dong-1, Ro-dong-1; Scud-D) với trọng lượng đầu đạn nặng từ 700 đến 1.000 kg và tầm bắn hiệu quả từ 1.000 đến 1.300 km được phát triển từ kỹ thuật chế tạo tên lửa Scud của Liên Xô được Triều Tiên làm chủ trong những năm 1980.
    Là loại tên lửa đạn đạo tầm trung có 1 tầng đẩy sử dụng nhiêu liệu lỏng.
    Các vệ tinh do thám của quân đội Mỹ đã phát hiện được tên lửa No-dong-A vào tháng 5/1990. 3 năm sau đó, Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản về việc nước này sẽ bắn thử tên lửa về hướng khu vực Honshu của Nhật.
    Tên lửa thử nghiệm dài 17 mét với đường kính 1,3 mét này của Bình Nhưỡng đã rơi xuống vùng biển của Nhật và không gây ra thiệt hại nào đối với người Nhật.
    No-dong-A lợi hại và nguy hiểm hơn khi nó được trang bị các đầu đạn phi thông thường như đầu đạn hạt nhân và đầu đạn sinh, hoá học vì tính tới thời điểm này Triều Tiên chưa tham gia bất kỳ một hiệp ước cấm phát triển và sử sụng các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt nào.
    Các biến thể của tên lửa No-dong-A (Rodong-1) gồm có Rodong-2, Rodong-B và Rodong-X. Theo một số báo cáo, các chương trình chế tạo tên lửa No-dong A đã bị dừng lại do kinh tế Triều Tiên gặp khó khăn trong các năm 1996-1997.
    Một số khác lại cho rằng, Bình Nhưỡng chuyển mục tiêu sang việc chế tạo tên lửa thế hệ mới có tên Taepodong-1 và Taepodong-X, những tên lửa được xem là nền tảng của các loại tên lửa đạn đạo Shahab-3 (Iran) và Ghauri (Pakistan).
    Tên lửa tầm xa Taepodong-1
    [​IMG] Một tên lửa Taepodong-1 được bắn thử tại căn cứ ở phía Đông Triều Tiên.
    Taepodong-1 là là tên lửa đạn đạo tầm xa 3 tầng được Triều Tiên nghiên cứu chế tạo và đưa ra phóng thử vào năm 1998. Kỹ thuật chế tạo Taepodong-1 cũng dựa trên nền tảng của công nghệ chế tạo tên lửa SS-21 của Liên Xô trước đây.Taepodong có 2 biến thể 2 và 3 tầng bắn. Với loại Taepodong 2 tầng, tên lửa có thể bắn tới các mục tiêu trong khoảng cách từ 2.000 đến 2.200 km.Tên lửa Taepodong 3 tầng bắn (Taepodong-X) có tầm bắn từ 2.200 đến 2.500 km. Ngày 31/8/1998, Triều Tiên tuyên bố đã phóng tên lửa Taepodong-1 chở theo một vệ tinh viễn thông có tên Kwangmyongsong từ căn cứ Musudan-ri nơi nước này vừa thực hiện một vụ phóng tương tự bằng tên lửa Taepodong-2. Cũng giống như lần này, vào thời điểm đó Mỹ và các quốc gia phương Tây đã phủ nhận tuyên bố đã phóng vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên với những bằng chứng chứng minh rằng không có sự hiện diện của vệ tinh do Bình Nhưỡng phóng đi.
    Các bình nhiêu liệu tên lửa được sử dụng trong vụ phóng tên lửa Taepodong 3 tầng bắn năm 1998 của Triều Tiên đã rơi tại các địa điểm trên vùng biển Nhật Bản, Thái Bình Dương ở các giây thứ 95, 144, 167 sau khi tên lửa được bắn lên.
    Tên lửa tầm xa Taepodong-2
    [​IMG] Tên lửa Taepodong-2 được chụp từ vệ tinh dầu tháng 4/2009.
    Taepodong-2 là loại tên lửa tầm xa do Triều Tiên chế tạo. Đây là loại tên lửa thế hệ thứ 2 của Taepodong-1. Tên lửa nặng tổng cộng 79.189 kg, có chiều dài khoảng 35,8m, đường kính từ 2,0 - 2,2m tốc độ là 7.927-8.980 m/s .
    Taepodong-2 có thể mang đầu đạn thông thường, hạt nhân hay vệ tinh. Với tầm bắn từ 4.000-10.000 km và đầu đạn nặng không dưới 500 kg, Taepodong-2 đủ sức công phá các mục tiêu không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà có thể vươn tới cả các thành phố Chicago, bang Illinois, bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ.
    Theo ông Kim il Son, một công nhân kỹ thuật đã từng làm việc trong các trung tâm nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Bình Nhưỡng, Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa Taepodong từ năm 1987.
    Tên lửa Taepodong-2 được phóng thử lần đầu tiêu vào tháng 5/2006 từ căn cứ thử tên lửa Musudan nhưng tên lửa đã thất bại trong khi đang bay trên không trung ở các giây từ 35 đến 40 sau khi được phóng lên.
    Cách đây 2 ngày, Triều Tiên cũng đã bắn thử một tên lửa Taepodong với kết quả thành công theo tuyên bố của nước này và thất bại theo đánh giá của Mỹ và Hàn Quốc.
    Ngày 5/7/2006, tình báo Mỹ đã báo cáo rằng Triều Tiên đã phóng tất cả 7 tên lửa trong ngày 5/7, ít nhất trong số 7 tên lửa đó có 1 quả Taepodong-2. Qủa tên lửa này đã nổ tung sau 40 giây rời khỏi bệ phóng.
    Bình Nguyên (Theo GS, Wikipedia)


  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khí tài Nga :

    Bí ẩn trong tên lửa "tàng hình" của Nga

    Tags: Trung Đông, Phương Tây, Tên lửa đạn đạo, độc nhất vô nhị, một sự kiện, tàng hình, có thể, công nghệ, máy bay, bí ẩn, của Mỹ, nước, loại, số, động

    Vừa qua, một sự kiện gây nhiều tranh cãi ở Phương Tây và Trung Đông: Nga đưa vào trang bị cho quân đội của họ và xuất khẩu sang một số nước kiểu tên lửa đạn đạo độc nhất vô nhị trên thế giới - không chỉ “tàng hình” mà còn có thể “bay lượn như chim”.

    [​IMG]Tên lửa tàng hình “Iskander” của NgaĐó là tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander. Khác với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, đặc điểm chủ yếu của Iskander là được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình”, hoàn toàn khác với công nghệ “tàng hình” của người Mỹ. Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plazma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm, nhưng tổng thể là trung hoà về điện.
    Một khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó cần che dấu thì vật thể đó hoàn toàn “tàng hình” trước “con mắt thần” theo dõi của các đài rađa hiện đại nhất.
    Ngay cả các loại máy bay rẻ nhất, cũ nhất, nhưng được lắp máy phát plazma sẽ có khả năng “tàng hình” không kém gì các máy bay chiến đấu siêu hiện đại của Mỹ F-117 và B-2 được quảng cáo rùm beng trên thế giới.
    Theo ông Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ “tàng hình” của người Mỹ và người Nga qua một thí dụ minh họa đơn giản. Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay.
    Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu rađa chiếu vào máy bay, nó bị phản xạ từ máy bay và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của rađa. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình rađa. Nhưng nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại chỗ cũ.
    Lúc đó ta nói tín hiệu bị mất liên lạc. Công nghệ “tàng hình” của Mỹ dựa trên chính nguyên tắc này. Chính vì thế, các máy bay “tàng hình” của Mỹ có hình dáng rất lạ. Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại mà bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường.
    Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này. Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ “tàng hình” tương tự của người Nga. Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này, nhưng xem ra họ chưa đuổi kịp người Nga.
    Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.
    Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.
    Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
    Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.
    Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.
    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào.
    Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Vì thế, các cơ quan tình báo Mỹ đang lo sợ biết đâu trong số đó có các nước mà người Mỹ coi là “bất trị”.
    Lê Minh Quang

    Việt Báo// (Theo_Tien_Phong
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc triển khai xuất khẩu SY-400
    Cập nhật lúc :10:04 AM, 31/05/2011
    Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC Trung Quốc đã hoàn thành việc sản xuất loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mới mang tên SY-400.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 400km.

    Sự phát triển của SY-400 được tiết lộ từ năm 2008, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn này được cho là sử dụng công nghệ của loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất RGM-165 của Mỹ.
    [​IMG]Trung Quốc gọi SY-400 là pháo phản lực bắn loạt, trong khi các nước gọi là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.
    Các tên lửa được bố trí trong 8 container ống phóng kiêm ống bảo quản, các tên lửa có thể chứa trong container nhiều năm mà không cần bảo quản. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa được phóng đi theo chiều thẳng đứng.

    Sy-400 được đặt trên xe tải WS 2400 8x8 bánh, xe sử dụng hệ thống thủy lực để nâng và hạ tên lửa khi phóng và khi di chuyển.

    Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS, tên lửa có 4 cánh ổn định ở giữa thân và 4 cánh lái ở đuôi. Tên lửa sử dụng đầu đạn nặng từ 200-300 kg tùy theo loại đầu nổ.
    [​IMG]
    Tên lửa của SY-400 và tên lửa RGM-165 của Mỹ (ảnh nhỏ).​

    Theo quan sát, tên lửa SY-400 có cách thiết kế và hình dáng khí động học rất giống với tên lửa RGM-165 của Mỹ. Hiện tại thông số kỷ thuật của loại tên lửa này đang được bảo mật.

    Trung Quốc đang xúc tiến để xuất khẩu loại tên lửa này, có thể, SY-400 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới.

    Trung Quốc xếp SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt có dẫn hướng, trong khi đó, giới quân sự các nước gọi SY-400 là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn,

    Nếu SY-400 thuộc loại pháo phản lực bắn loạt, nó sẽ không bị giới hạn về tầm bắn dưới 300km theo quy định của MTCR (*), một ranh giới này khá mong manh

    Tuy nhiên một điều đang được giới quân sự các nước quan tâm, liệu SY-400 có được trang bị radar dẫn đường hay không. Nếu SY-400 được trang bị radar dẫn đường thì SY-400 không đơn thuần là một loại pháp phản lực bắn loạt có dẫn hướng nữa, mà thuộc loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn.

    Nếu SY-400 được xuất khẩu rộng rãi ra các nước, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Với tầm bắn 400km, loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này có thể đe dọa mọi mục tiêu.

    (*) MTCR - Missile Technology Control Regime: Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, do một tổ chức quốc tế gồm 34 quốc gia thành viên lập ra, nhằm ngăn chặn sự phổ biến các công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km với đầu đạn nặng trên 500kg.

    MTCR chỉ hạn chế việc xuất khẩu các loại tên lửa cũng như công nghệ tên lửa điều khiển có tầm bắn trên 300km, chứ không hạn chế việc tự sản xuất theo công nghệ nội địa của quốc gia sở tại.

    Việt Trung (theo Lenta, Military-Today)
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Các loại tên lửa đối hạm của Trung Quốc.
    (1/2) > >>
    dongadoan:
    Triển lãm hàng không Trung Quốc tháng 11/ 2006 tổ chức ở Chu Hải (Zhuhai), đánh dấu một bước ngoặt trong lộ trình phát triển tên lửa đối hạm Trung Quốc. Lần đầu tiên, Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã trưng bày bốn tên lửa khác nhau tất cả đều đã được khẳng định là qua thử nghiệm, đang trong giai đoạn chế tạo và sẵn sàng xuất khẩu. Thông lệ tiêu chuẩn của Trung Quốc là chỉ chào hàng một vũ khí khi đã có một hệ thống kế tiếp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong nước.

    Tại Chu Hải, CASIC đã giới thiệu một cách chi tiết một khái niệm hệ thống phòng thủ bờ biển tích hợp có khả năng giao chiến với các mục tiêu ở tầm từ 8 km đến 280 km - chưa từng thấy một hệ thống nào như vậy từ trước tới nay.

    Có bốn thiết kế tên lửa cơ bản trong khái niệm phòng thủ này, ít nhất hai trong số bốn mẫu thiết kế tên lửa đó đã được xuất khẩu và tất cả các mẫu tên lửa đều sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bất kỳ khách hàng nào đặt mua.

    Trung Quốc đang ngày càng tập trung những nguồn lực vào thiết kế và chế tạo hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến khác nhau. Về lĩnh vực phát triển tên lửa chiến thuật, thì chỉ có tên lửa đối hạm được đánh giá là phát triển có chiều sâu và tốc độ nhanh nhất.

    Vì vậy, cơ sở công nghiệp và nghiên cứu của Trung Quốc hiện nay có nhiều trung tâm đầu tư hiện đại chuyên thiết kế tên lửa đối hạm, và những ngày mà khả năng tiến công trên biển của Trung Quốc dựa vào những thiết kế tên lửa đối hạm cổ điển của Liên Xô thập niên 60 đã đi vào dĩ vãng.

    Hiện nay, Trung Quốc đã có đủ năng lực chế tạo tất cả các phân hệ then chốt cần thiết của một tổ hợp tên lửa hiện đại, bao gồm từ động cơ phản lực cỡ nhỏ, các loại đầu tìm, hệ thống đạo hàng, đến các đường truyền dữ liệu tầm xa. Kết quả là một họ họ vũ khí đa dạng chưa từng có được thiết kế để phóng từ trên bộ (mặt đất), trên không (máy bay), trên biển (tàu chiến), ít nhất về lý thuyết, có đủ khả năng tiêu diệt bất kỳ kiểu loại mục tiêu trên biển nào.

    Trung Quốc hiện đang chế tạo và cung cấp các hệ tên lửa có khả năng sử dụng trong tác chiến từ phòng thủ bờ biển biển, môi trường biển nông/duyên hải và tác chiến tầm xa ngoài đường chân trời (ngoài khơi xa). Thành công này đạt được là nhờ một quá trình tiến hoá với sự tiến bộ theo từng giai đoạn.

    Đồng thời Trung Quốc đã cho thấy rằng họ có thể đi vào những khái niệm vũ khí hoàn toàn mới đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ bản của lục quân, hải quân và không quân Trung Quốc.

    Khả năng sử dụng tên lửa đường đạn chống các mục tiêu trên biển là một minh chứng điển hình cho đánh giá này và ý đồ thúc đẩy tiến trình thể hiện khá rõ qua việc Trung Quốc đã dành nhiểu thời gian phân tích phương thức tốt nhất để có thể vô hiệu hoá lực lượng hải quân Mỹ trong vùng biển Thái Bình Dương - đặc biệt là các cụm tàu sân bay tấn công.

    Hơn nữa, quân đội Trung Quốc không hề giảm tốc độ mua sắm các hệ thống vũ khí của nước ngoài nhằm lấp những khoảng trống về khả năng quốc phòng, ngược lại họ còn đẩy mạnh việc khuếch trương giới thiệu các hệ thống tên lửa phát triển trong nước ra thị trường xuất khẩu quốc tế.

    Tóm lại, Trung Quốc đã cho thấy rằng họ có khả năng gia tăng các chu trình phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc biệt khi phối hợp hoặc liên doanh với các đối tác nước ngoài, và việc thiết lập các chương trình hợp tác phát triển tên lửa cho các khách hàng nước ngoài sẽ là bước khởi đầu mới đối với Trung Quốc.

    1, Tổ hợp tên lửa đối hạm C-701

    Trưng bày công khai lần đầu tiên vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tên lửa C-701 (ký hiệu của Trung Quốc là YJ-7) là một tên lửa khối lượng nhẹ, kết cấu vững chắc, sử dụng trên các tàu tấn công nhỏ hoặc triển khai trên các bệ phóng cơ động trên mặt đất. Các quan chức Trung Quốc đã giới thiệu về một phiên bản phóng từ trên không sử dụng trên các máy bay lên thẳng, nhưng chưa thấy có bằng chứng cho thấy sự hiện diện của phiên bản tên lửa này.

    Tên lửa C-701 nặng 100 kg, tầm bắn tối đa 15 km, đầu chiến đấu bán xuyên giáp nổ phá nặng 30 kg. Hai phiên bản đã được phát triển: C-701T với đầu tìm quang điện tử hoặc truyền hình (EO/TV) và C-701R với đầu tìm rađa chủ động.

    C-701 chưa thấy xuất hiện trong trang bị của quân đội Trung Quốc nhưng đã được bán cho I-ran, để trang bị cho số lượng lớn tốc hạm tấn công và lắp trên các bệ phóng đặt trên xe vận tải.

    C-701R (Kosar) trong diễn tập của QĐ Iran.
    Như là một dấu hiệu về sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc, phiên bản tên lửa tiên tiến C-701R đã được xác nhận là có trong trang bị của quân đội I-ran xuất hiện trong cuộc diễn tập mang tên Zarbet - eZolfaghar tháng 10/2006. Các phiên bản của tên lửa C-701 trong trang bị của quân đội I-ran là một phần của họ tên lửa Kosar.

    Còn tiếp...
    dongadoan:
    2, Tên lửa đối hạm C-704:

    Những tin đồn về hệ tên lửa này chỉ mới chấm dứt, sau khi CASIC lần đầu tiên trưng bày công khai tên lửa với tên gọi C-704 vào tháng 11/2006. Hiện nay, với tư cách là một bộ phận của họ sản phẩm này được quảng cáo, tên lửa C-704 còn là một phiên bản khác của các vũ khí được chế tạo theo đơn đặt hàng riêng cho I-ran và có nhiều tên gọi khác nhau. Năm 2004, Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu Trung Quốc đã trưng bày hai thiết kế tên lửa được ký hiệu là TL-6 và TL-10. Những tên lửa này giống với hai tên lửa của I-ran là Nasr (TL-6) và Korsa (TL-10) - cả hai tên lửa đều được công bố là những sản phẩm chế tạo trong nước của Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ I-ran (IAIO).

    Tuy nhiên, dư luận cũng nhanh chóng nhận ra rằng hai chương trình tên lửa bí mật đã được CATIC (Công ty xuất nhập không công nghệ hàng không quốc gia Trung Quốc) công khai cách đây hai năm (TL - 8 và TL - 9) chính là tên lửa TL-10 và TL- 6 dưới một tên gọi mới.

    Vào năm 2006, tên lửa TL-6 và TL-10 một lần nữa lại không thấy xuất hiện (biến mất). Thực tế, tên lửa TL-10 đã được trưng bày tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2006, mà không được nhận biết, nó được treo dưới cánh của một máy bay tấn công hạng nhẹ hoặc máy bay huấn luyện hiện đại L-15 Hongdu.

    Còn tên lửa TL-6 không thấy có một dấu hiệu nào, ngoại trừ việc CASIC trưng bày một tên lửa giống một cách cơ bản nhưng lại mang một ký hiệu khác, đó là C-704. Các quan chức CASIC phủ nhận một cách quyết liệt rằng C-704 không hệ có liên quan đến bất kỳ chương trình tên lửa nào trước đây của Trung Quốc, đồng thời khước từ đưa ra bất kỳ những chi tiết nào về tên lửa hay lịch sử phát triển của chúng.

    Tuy nhiên, số liệu kỹ thuật do CPMIEC (Công ty xuất nhập khẩu máy chính xác Trung Quốc - một tổ chức của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về xuất khẩu tên lửa ra nước ngoài) cung cấp, lại cho thấy tên lửa C-704 và TL-6 là gần như giống nhau hoàn toàn. Một vài tham số tính năng của tên lửa C-704 "thực" được cải thiện khi so với thiết kế tên lửa TL-6 vào năm 2004, còn những khía cạnh khác thì hai tên lửa hoàn toàn giống nhau (không thể phân biệt được).

    Vì nhiều lý do đã bị chìm lấp trong mớ bùng nhùng của thói quan liêu trong ngành công nghiệp của Trung Quốc, chương trình C-704/TL-6 giờ đây được đặt dưới sự chỉ đạo của CASIC, và công ty này đã phát triển đến giai đoạn đưa vào chế tạo và đưa ra thị trường xuất khẩu.

    Thông tin do CPMIEC công bố cho thấy rằng C-704 thực chất đang được chế tạo quy mô (số lượng lớn) và khi tên lửa TL-6 được bàn thảo với các nhà thiết kế Hongdu năm 2004, họ đã khẳng định rằng đó là một chương trình xuất khẩu cho I-ran. Từ đó đến nay, hãng Janes đã có thêm bằng chứng khẳng định rằng sự hợp tác của Trung Quốc và I-ran đã tiến thêm một bước.

    dongadoan:
    3, Tên lửa đối hạm C-801 và C-802:

    Loạt tên lửa C- 801 và C-802 - sản phẩm của một quá trình tiến triển lâu dài và bền bỉ - là hệ tên lửa đối hạm của Trung Quốc có ý nghĩa nhất trong kho vũ khí trang bị hiện có và đang chế tạo cho tới nay.
    Phiên bản đầu tiên C-801 (YJ-8) được đưa vào trang bị cuối những năm 1980 của thế kỷ 20 và đã được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới kể cả cho Thái Lan.

    Tên lửa C-801 được mô tả như là “Exocet Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp.

    Phiên bản phóng từ trên không C-801 K (YJ - 8K) được trang bị cho máy bay cường kích JH -7 của không quân hải quân Trung Quốc, còn phiên bản phóng từ tàu ngầm (C-801 Q/YJ - 8Q) đã được đưa vào trang bị của hải quân Trung Quốc trên các tàu ngầm Type - 039 lớp Song, và có thể đã xuất khẩu cho I-ran.

    Mẫu tên lửa tiếp sau C - 802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản. Tên lửa C-802, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được có thể là nhờ lắp thêm động cơ tua bin siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo, (sau này, động cơ TRI-60-2 đã được chế tạo tại Trung Quốc).

    C-802 bắn từ bệ phóng mặt đất.

    Năm 2005, tên lửa C-802 đã được cải tiến theo tiêu chuẩn C-802A với tầm bắn tăng lên tới 180 km và được lắp một đường truyền dữ liệu để cập nhật số liệu chỉ điểm mục tiêu cho tên lửa trên đường bay. Tên lửa C-802A hiện nay đóng vai trò tên lửa đối hạm phòng tuyến bên trong tầm xa của Trung Quốc với khối đầu đạn bán xuyên giáp nổ phá nặng 165 kg.

    Ngoài ra, đã có thông tin cho rằng một hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đã được phát triển cho tên lửa C- 802A, đem lại khả năng tấn công mục tiêu mặt đất cho hệ tên lửa này.

    Năm 2006, CASIC đã trưng bày một phiên bản tên lửa C-802 phóng từ trên không lần đầu tiên với tên gọi C-802KD, mặc dù sự tồn tại của một phiên bản tên lửa phóng từ trên không đã được nhắc đến một đôi lần và người ta cho rằng nó đã được xuất khẩu cho I-ran và được lắp trên các máy bay Su-24 của không quân.

    Sự xuất hiện của phiên bản C-802KD đã được một số nhà phân tích coi đó là bằng chứng khẳng định về một phiên bản mới có điều khiển chính xác của tên lửa C-802 hiện đã tồn tại và được sử dụng để chống các mục tiêu mặt đất và trên biển.

    Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản tên lửa bay với vận tốc siêu âm thế hệ kế tiếp của họ tên lửa này, được mang ký hiệu C-803 (YJ -83), mặc dù có những bằng chứng ban đầu và thông báo liên tục về hệ vũ khí này, nhưng chắc chắn hệ tên lửa này chưa có trong trang bị và không được khẳng định.

    dongadoan:
    4, Tên lửa đối hạm C - 602:

    Tên lửa C - 602 được xem là một đột phá về tên lửa đối hạm của Trung Quốc bởi vì đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Thực chất đây là một tên lửa hành trình, được thiết kế lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển. Thiết kế cơ bản của tên lửa rõ ràng là một bước tiến và tính năng của C- 602 hiện nay có thể mới đạt ở mức thấp trong những khả năng theo lý thuyết của cấu hình này tên lửa. Kể từ năm 2005 tên lửa C- 602 đã được tiếp thị trên thị trường xuất khẩu.

    Về hình dáng, tên lửa xuất khẩu C- 602 khá giống với tên lửa cổ điển C- 601 (họ tên lửa YJ -6/YJ-61), một thiết kế của Trung Quốc vào thập kỷ 60 dựa trên mẫu tên lửa SS-N-2 Styx của Liên Xô. Tuy nhiên, C- 602 lắp động cơ tuabin phản lực lại là một thiết kế hoàn toàn mới, rất hiện đại với tầm bắn tới 280 km.

    Tên lửa C-602.

    Được phát triển tại Trung Quốc với tên gọi YJ -62, tên lửa hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Quốc, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp. Khi triển khai trên bờ một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba tên lửa, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.

    Động cơ đẩy thuốc phóng rắn sẽ phóng tên lửa C-602 từ ống phóng hình trụ, trước khi động cơ tua bin phản lực (với một cửa hút khí bố trí dưới thân tên lửa) khởi động để duy trì đường bay. Tên lửa được thiết kế để bay hành trình ở độ cao 30 m trước khi hạ thấp xuống độ cao tấn công nằm trong khoảng từ 7 m đến 10 m. Vận tốc bay thay đổi trong khoảng 0,6 và 0,8 Mach.

    Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện biển động cấp 6 để chống các mục tiêu di chuyển với vận tốc 30 hải lý /giờ, tiết diện phản xạ rađa hiệu dụng 3000 m2. Đầu tìm rađa xung đơn, linh hoạt tần số của C- 602 có tầm hiệu quả 40 km và góc quan sát (+ -) 40 độ.

    Để dẫn đường giai đoạn giữa, tên lửa được lắp một hệ thống đạo hàng quán tính hướng xuống dưới và một máy thu GPS kết hợp. Đầu chiến đấu nửa xuyên giáp nổ phá nặng 300 kg sử dụng ngòi tiếp xúc giữ chậm cơ điện tử.

    dongadoan:
    Phần lớn những gì Trung Quốc đạt được trong phát triển những khả năng của tên lửa đối hạm đều ngang tầm với những phát triển của Mỹ, Tây Âu và các quốc gia khác. Nhưng một thành tố trong chiến lược diệt tàu chiến của Trung Quốc nổi bật lên đó là việc ứng dụng công nghệ một cách hoàn hảo, và đó là một mối đe doạ không lường trước được.

    Theo cách nói của người Trung Quốc, đây là vũ khí tấn công - vũ khí vạn năng (viên đạn bạc) - mà hiểu theo nghĩa đen nó sẽ rơi từ trên trời rơi xuống.

    Theo một báo cáo của Cơ quan tình báo hải quân Mỹ năm 2004 cho thấy Trung Quốc đang phát triển khả năng sử dụng các tên lửa đường đạn chiến thuật DF -21 để chống các mục tiêu trên biển. Tên lửa DF-21 mang một đầu đạn nặng khoàng 500/1000 kg, tầm bắn 1500 km đến 2000 km hoặc xa hơn.

    DF-21 của TQ.

    Được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, song tên lửa DF -21 cũng có thể lắp đầu đạn thông thường. Nếu đây là sự thực, thì hệ tên lửa này sẽ là một vũ khí diệt tàu sân bay mà không một vũ khí nào có thể sánh được.

    Đầu năm 2002 các kỹ sư Trung Quốc công bố tên lửa DF-21 sử dụng một đầu tìm radar giai đoạn cuối cho phép tác chiến chính xác với các mục tiêu tương đối nhỏ, nhưng kể từ đó, Trung Quốc đi vào phát triển các đầu đạn cỡ khả năng vận động sử dụng cho tên lửa đường đạn chiến thuật có khả năng thích ứng với cả nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đột nhập hoặc có thể sử dụng để đánh tàu chiến.

    Sự khác biệt về vận tốc tương đối giữa các đầu đạn đang bay đến và mục tiêu sẽ khiến cho mọi sự vận động nhằm tẩu thoát của tàu trở thành vô nghĩa.

    Để làm cho hệ tên lửa này tác chiến hiệu quả, Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa hiện đại mà còn cần một hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu tầm xa tinh vi tương xứng. Vì vậy, quân đội Trung Quốc đang có những nỗ lực quan trọng nhằm triển khai các vệ tinh trinh sát radar và giám sát quang điện tử vào cuối thập kỷ này.

    Mạng lưới chỉ điểm mục tiêu đặt trên vũ trụ của Trung Quốc dựa trên họ vệ tinh Kondor, được chế tạo tại Nga bởi NPO Mash. Loạt vệ tinh radar và quang điện tử đầu tiên này được Trung Quốc đặt tên là KJ-1, dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2007, số lượng theo kế hoạch là mỗi loại bốn quả sẽ đưa vào hoạt động trong những năm tiếp theo.

    Radar đặt trên vũ trụ của hãng NPO Mash (Nga), theo công bố có khả năng cung cấp ảnh độ phân giải 1 m, quá đủ để tìm và định vị một cụm tàu sân bay chiến đấu, nhưng Trung Quốc còn đưa ra những khái niệm tác chiến tinh vi hơn như: các vệ tinh mang radar bay thành từng cặp trong đội hình đảm bảo cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu cực kỳ chính xác.

    Vệ tinh sẽ là một phần của hệ thống giám sát và điều khiển lớn hơn gồm các loại máy bay và tàu mặt nước, được thiết kế với mục đích duy nhất đem lại thời cơ chiến đấu cho các tên lửa của Trung Quốc.
    Nguồn tin của hãng Jane’s cho rằng nhiều lần thử kiểm chứng DF-21 trong vai trò đối hạm đã được tiến hành. Ngoài ra, một đầu đạn chứa đạn con mới đã được phát triển cho tên lửa DF- 21, sử dụng chuyên cho vai trò đối hạm.

    Để thực hiện vai trò này, đầu đạn tiêu chuẩn được thay bằng một chùm các thanh xuyên hình tên không phát nổ, được thiết kế để tung ra một trận mưa đạn bắn vào tàu với vận tốc cao. Các thanh xuyên hình tên không tiêu diệt kíp thuỷ thủ không được bảo vệ, và điều quan trọng hơn là phá huỷ radar, thiết bị thông tin và các mạng xenxơ khác của tàu. Nếu hệ vũ khí này có đủ độ chính xác, thì chỉ với số lượng tên lửa khiêm tốn (tương đối ít) Trung Quốc cũng có thể loại khỏi vòng chiến những tàu chủ lực của đối phương chỉ bằng một chiến thuật “diệt mềm” không cần đánh đắm chúng nhưng làm cho chúng trở thành vô dụng.

    Cũng có một đánh giá không được công bố của Trung Quốc rằng việc ngăn chặn lực lượng đối phương (đặc biệt là lực lượng Mỹ) mà không đánh chìm hoặc tiêu diệt nhiều sinh lực sẽ là thay đổi cục diện chính trị của cuộc xung đột, và có thể làm chậm hoặc đánh đòn phủ đầu tất cả các đổi thủ.

    Navigation
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chúng cần tiết kiệm tiền không sắm tràn lan , chỉ những vũ khí hiện đại , tính năng vượt trôi , CP nên cho phép thành lập cty quốc phòng tư nhân có như vậy quốc phòng VN mới có khả năng theo kịp thế giới ;))
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    giải trí :

    Chuyện lạ
    [​IMG] Chuyện thật như đùa: Chế thành công thịt nhân tạo từ... phân người
    Thứ bảy, 18 Tháng 6 2011 07:51
    (GDVN) - Nghe thì thật là khó tin nhưng đó hoàn toàn là sự thật và được coi là một giải pháp quan trọng trong việc đối phó với nạn bùng nổ dân số và tình trạng thiếu lương thực trong tương lai.

    Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Okayama, tại Tokyo nhận thấy rằng trong phân mà con người thải ra vẫn còn rất nhiều protein chưa được hấp thụ hết và có rất nhiều các loại vi khuẩn. Bởi vậy, họ tổng hợp các chất dinh dưỡng còn thừa đó để tạo ra một loại thịt nhân tạo được gọi là "Poop burger".
    [​IMG]Thịt nhân tạo có thể là một giải pháp cho tình trạng thiếu lương
    thực trong tương lai.

    Loại thịt nhân tạo này có thành phần gồm: 63% protein, 25% carbohydrate, 3% chất béo và 9% chất khoáng. Chúng có chứa ít chất béo nên có ít calo hơn so với thịt được dùng trong bánh kẹp bình thường.
    Các nhà nghiên cứu Nhật Bản có thể tạo ra thịt nhân tạo có màu sắc đỏ như thịt nướng và tăng hương vị của đậu nành hoặc thậm chí là mùi thịt bò.
    [​IMG]Mitsuyuki Ikeda, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm
    Okayama

    Ngoài phân người, phân động vật cũng có thể được dùng để tổng hợp chất dinh dưỡng làm thịt nhân tạo. Với phương pháp tái chế này, các nhà khoa học có thể góp phần làm giảm đáng kể lượng chất thải và khí do các loại chất thải trên gây ra đối với môi trường.
    [​IMG]Trong chất thải của người có chứa nhiều protein và vi khuẩn.

    Hiện giá thành món thịt đặc biệt này vẫn còn cao hơn 10 tới 20 lần so với giá thịt động vật mà con người thường ăn do chi phí nghiên cứu và sản xuất đắt đỏ. Tuy nhiên, trong tương lai chắc chắn giá của sản phẩm này sẽ giảm nhiều.
    [​IMG]Các tình nguyện viên ăn thử món thịt nhân tạo có hương vị giống
    như thịt thật.

    Các nhà khoa học Nhật Bản đang tiếp tục nghiên cứu để giảm giá thành sản xuất cũng như hy vọng mọi người có thể gạt bỏ tâm lý sợ hãi khi biết chúng là thịt được làm từ chất thải có mùi của họ và có thể sử dụng loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này như một phần "trách nhiệm với môi trường".

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này