1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4902 người đang online, trong đó có 373 thành viên. 17:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 113438 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vũ khí
    [​IMG]
    Khả năng ứng dụng tác chiến của tàu sân bay Mỹ
    Thứ tư, 15 Tháng 6 2011 07:40
    (GDVN) Trong biên chế của mỗi cụm tàu sân bay xung kích, ngoài tàu sân bay, tuần dương hạm còn có 2 chiếc khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa có điều khiển.
    [​IMG]Mỗi cụm tàu sân bay của Mỹ bao gồm có tàu sân bay, tuần dương
    hạm, khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa.

    Lực lượng tàu sân bay tấn công khi tham gia tác chiến thường tổ chức thành đội hình cụm hoặc liên đoàn tàu sân bay tấn công trong biên chế của các Hạm đội triển khai hoạt động tại các khu vực nhạy cảm nhất trên đại dương thế giới (Vịnh Ba Tư, Biển Ả Rập, Địa Trung Hải và khu vực phía Tây Thái Bình Dương).
    Khi triển khai tác chiến trong đội hình của các Hạm đội 5,6 và 7 hoặc tiến hành các cuộc tập trận lớn trong biên chế của các Hạm đội 2,3 và 4, trên cơ sở liên đội tàu của lực lượng không quân hải quân sẽ thành lập ra các cụm tàu sân bay xung kích tác chiến nhanh.
    Trong biên chế của mỗi cụm tàu sân bay xung kích ngoài tàu sân bay, tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển còn có 2 chiếc khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, đồng thời cả tàu ngầm nguyên tử đa năng (khi cần thiết) và đội tàu tiếp tế, bảo đảm.
    Do phải thường xuyên duy trì đại tu 1 trong số 11 tàu sân bay nên mỗi khi ra khơi, tàu sân bay sẽ được tiếp nhận 1 liên đội không quân tương ứng (1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 11, 14 và 17).
    [​IMG]Lực lượng tàu sân bay tấn công khi tham gia tác chiến thường tổ
    chức thành đội hình cụm hoặc liên đoàn tàu sân bay tấn công.

    Hiện nay, lực lượng không quân của Hạm đội Đại Tây Dương đang được triển khai tại căn cứ hải quân Osheana (bang Virginia), của Hạm đội Thái Bình Dương ở Lemoore (bang California) và liên đội không quân số 5 đang được triển khai tại căn cứ hải quân Atsugi (Nhật Bản).
    Mỹ cho rằng, trong tương lai gần, các mối nguy cơ tiềm năng đe dọa tới lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Do vậy, Mỹ sẽ cần phải tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực này.
    Sự thật, trong năm 2010 Mỹ đã thành lập thêm 1 cụm tàu sân bay tấn công (nâng tổng số cụm tàu sân bay tấn công lên 6 cụm) trong đội hình lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương sau khi di chuyển các tàu sân bay nguyên tử đa năng George Washington và Carl Vinson từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
    Tuy nhiên, kế hoạch hoàn thiện lực lượng tàu sân bay tấn công của Hải quân Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía các nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trì thường xuyên trong biên chế tác chiến của Hải quân 11 tàu sân bay nguyên tử cùng số lượng máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng tương ứng sẽ rất tốn kém và làm thâm hụt tài chính của các chương trình quân sự ưu tiên khác, đặc biệt là dự án chế tạo tàu ngầm nguyên tử.
    [​IMG]Một số hoạt động đặc trưng trên tàu sân bay Mỹ.

    Do vậy, Hải quân Mỹ sẽ chỉ cần duy trì tác chiến thường xuyên từ 7-8 tàu sân bay thế hệ mới nhất cùng các loại máy bay chiến đấu hiện đại, trang bị vũ khí công nghệ cao. Với số lượng tàu sân bay này cũng đủ khả năng phối hợp hành động cùng lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặt ra cho lực lượng Hải quân.
    Cơ cấu tổ chức, biên chế và triển khai tàu sân bay của Mỹ (theo số liệu từ tháng 1/2010)
    Lực lượng không quân (liên đội tàu) Hạm đội Đại Tây Dương
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 2

    Số lượng tàu: 6

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-70 (Norfolk - Virginia); tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-77; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-66 (Mayport - Florida); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-68 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-72; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-61.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 8

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-69 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-60; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-64 (Mayport – Florida).
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 10
    Số lượng tàu: 3
    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-75 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-55; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-58.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 12

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-65 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-56; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-69 (Mayport - Floriada).
    [​IMG]Mỹ coi an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đặc biệt
    quan trọng.

    Lực lượng không quân (liên đội tàu) Hạm đội Thái Bình Dương
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 1

    Số lượng tàu: 2

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-70 (Căn cứ hải quân San Diego - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-52.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 3

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-74 (căn cứ hải quân Kitsap - Washington); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-57 (Căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-54.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 5

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-73 (Yukoshuka - Nhật Bản); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-63; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-67.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 7

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-76 (Coronado - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-62 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-71.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 7

    Số lượng tàu: 3

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-76 (Coronado - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-62 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-71.
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 9

    Số lượng tàu: 2

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-72 (Everett - Washington); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-53 (căn cứ hải quân San Diego).
    Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 11

    Số lượng tàu: 2

    Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-68 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-59.
    [​IMG]

    Thành phần, cơ cấu tổ chức và triển khai của các đơn vị không quân trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ
    Lực lượng không quân Hạm đội Đại Tây Dương
    Liên đội máy bay tiêm-cường kích triển khai tại căn cứ Osheana bang Virginia
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 18 (262) đơn vị, trong đó có 10 phi đội (140 F/A-18E/F) và 8 phi đội (122 F/A-18A/B/C/D).
    Liên đội không quân chỉ huy tác chiến và bảo đảm hậu cần triển khai tại căn cứ Norfolk (Virginia) và Osheana.
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 7 (45) đơn vị, trong đó có 6 (32 E-2C) phi đội và 1 (13 C-2A).
    Liên đội trực thăng tấn công triển khai tại căn cứ Mayport (Florida)
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 5 (66 SH-60B) phi đội.
    Liên đội trực thăng tác chiến triển khai tại căn cứ Norfolk, Jacksonville (Florida)
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 12 (115) phi đội, trong đó có 5 (45 SH-60F/HH-60H) phi đội, 5 (45 MH-60S) phi đội, 1 (11 MH-53E) phi đội và 1 (14 MH-53E) phi đội.
    [​IMG]

    Lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương
    Liên đội tiêm – cường kích triển khai tại căn cứ Lemur (California)
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 20 (321) đơn vị, trong đó có 10 (140 F/A-18E/F) phi đội và 10 (181 F/A-18A/B/C/D).
    Liên đội máy bay tác chiến điện tử triển khai tại căn cứ Whidbey Island (Washington)
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 14 (69 EA-6B/EA-18G) phi đội.
    Liên đội không quân chỉ huy và bảo đảm hậu cần triển khai tại căn cứ Point Mugu (California) và North Island
    Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 6 (46) phi đội, trong đó có 5 (26 E-2CO) phi đội và 1 (20 C-2A) phi đội.
    Liên đội trực thăng tấn công triển khai tại căn cứ North Island với biên chế tác chiến 7 (90 máy bay, máy bay trực thăng) phi đội, trong đó có 6 (78 SH-60B) phi đội và 1 (12 MH-60R) phi đội.
    Liên đội trực thăng tác chiến triển khai tại căn cứ North Island và Korpus-Kristri (Texas) với biên chế tác chiến bao gồm có 11 phi đội (115 máy bay trực thăng), trong đó có 5 (50 SH-60F, HH-60H) phi đội, 5 (51 MH-60S) phi đội và 1 (14 MH-53E) phi đội.

  2. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Nên nói it làm nhiều

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Các loại tên lửa của TQ chế tạo sau này gần như copy của Mỹ có hệ thống cánh bên thân nên có thể hiệu chỉnh đường bay tăng khả năng trúng mục tiêu

    Vũ khí
    [​IMG] Trung Quốc huấn luyện và sử dụng lực lượng tàu ngầm như thế nào?
    Thứ hai, 13 Tháng 6 2011 07:10
    (GDVN) – Lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc thường tiến hành huấn luyện tác chiến cách bờ biển khoảng 30 dặm.

    [​IMG]Hải quân Trung Quốc thường hay tiến hành huấn luyện tác chiến
    cách bờ biển khoảng 30 dặm.

    Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc khi huấn luyện tác chiến và tham gia các chiến dịch độc lập trên biển thường xuất phát từ các căn cứ hải quân: Qingdao (Hạm đội Bắc Hải); Ninbo, Thượng Hải (Hạm đội Đông Hải); Zhanjiang (Hạm đội Nam Hải).

    Các hoạt động quân sự trên biển này của Trung Quốc thường diễn ra trong phạm vi cách bờ biển của mình khoảng 30 dặm với mục đích tăng cường khả năng phòng vệ ven biển, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

    Cùng với tuyên bố đưa vào biên chế trang bị nhiều tàu ngầm diesel-điện thế hệ mới như: lớp Kilo (dự án 636EM, 877EKM); lớp Yuan, Sun (dự án 041, 039); lớp Han (dự án 091); lớp Shan (dự án 093), Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường hoạt động của các tàu ngầm trên biển Nhật Bản, quần đảo Guam và đảo Đài Loan.

    Theo nguồn thông tin từ báo chí nước ngoài, vào tháng 11/2004 đã phát hiện có sự hiện diện của tàu ngầm nguyên tử lớp Han gần quần đảo Guam của Mỹ, tiếp đó là ở gần lãnh hải của Nhật Bản (đảo Okinawa).

    [​IMG]Trung Quốc thử tên lửa có khả năng "săn" tàu sân bay.

    Tháng 10/2006 tàu ngầm diesel-điện lớp Sun của Trung Quốc bất ngờ nổi hẳn lên gần đảo Okinawa của Nhật Bản) chỉ cách tàu sân bay Kitty Hawk (một trong hai hàng không mẫu hạm hiện đại và mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiện nay) 5 dặm. Hiện tàu sân bay USS Kitty Hawk đang nằm trong biên chế của cụm tàu sân bay tấn công thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ.

    Điều đáng chú ý là trước khi chiếc tàu ngầm này của Trung Quốc bất ngờ nổi hẳn lên mặt nước thì lực lượng phòng vệ chống tàu ngầm thuộc cụm tàu sân bay tấn công của Hải quân Mỹ lại không hề hay biết về hoạt động ngầm của nó dưới lòng đại dương. Chỉ đến khi Trung Quốc bất ngờ cho chiếc tàu này nổi hẳn lên mặt nước mới phát hiện ra.

    Theo thông tin từ cơ quan tình báo hải quân Mỹ, trong 10 năm trở lại đây, tần suất hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc vẫn ở mức thấp, thậm chí trong một vài năm còn không hề hoạt động.

    Từ năm 1981, tàu ngầm Trung Quốc trung bình chỉ ra khơi khoảng 2 lần/năm. Đặc biệt, vào các năm 1982, 1990, 1993 và 2005 thì gần như tàu ngầm Trung Quốc “án binh bất động”. Tuy nhiên, trong năm 2000 đã ghi nhận tần suất hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ngoài đại dương là 6 lần, 2004 – 1 lần và 2006 – 2 lần.

    [​IMG]Một trong các căn cứ hải quân của quân Giải phóng nhân dân
    Trung Quốc.

    Các nhà tình báo Mỹ “chủ quan” cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc hoạt động với tần suất thấp cũng đồng nghĩa với việc cường độ huấn luyện thấp, trình độ chuyên môn không cao, bảo dưỡng kỹ thuật và vũ khí trang bị còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.

    Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác, thời gian gần đây, tần suất hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trên các vùng biển thuộc khu vực Thái Bình Dương ngày càng cao, khả năng “qua mắt” các phương tiện định vị thuỷ âm của Mỹ ngày càng và tinh vi.

    Điều đó chứng tỏ, Trung Quốc đang ngấm ngầm mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang khu vực này, mở rộng vùng kiểm soát ra vùng biển quốc tế nhằm gia tăng ảnh hưởng.

    Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc nhấn mạnh, hiện nay, Trung Quốc đang muốn từ bỏ dần chiến lược phòng thủ ven biển để chuyển sang hoạt động tác chiến ở các khu vực biển nằm ngòai phạm vi kiểm soát của mình tính từ quần đảo Kuril cho tới khu vực phía Bắc Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và phần lớn lãnh hải của Indonesia, bao gồm cả Biển Đông.

    [​IMG]Trung Quốc đang ra tăng các hoạt động quân sự trên Thái Bình
    Dương.

    Động thái này chứng tỏ, Trung Quốc đang từng bước thay đổi, thậm chí bỏ chiến lược "phòng ngự biển gần", chuyển sang phát triển theo hướng "hải quân viễn dương" hay “Chiến lược biển xanh”.

    Thực tế hiện nay đòi hỏi Trung Quốc phải vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quân sự, tập trung ưu tiên cho Hải quân và Không quân. Tuy nhiên, hướng tới một "chiến lược biển xanh" và xây dựng lực lượng "hải quân viễn dương" hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc, song với đà tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng như vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nâng cao sẽ là nền tảng để Trung Quốc đạt được mục tiêu này.

    Trong thời gian tới, Trung Quốc dự định sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, cụ thể là quanh khu vực Guam, Marian và Carolin. Điểm đáng chú ý nhất là, rất có thể trong thời gian tới Trung Quốc sẽ thành lập thêm một Hạm đội nữa để tăng cường hoạt động trên Thái Bình Dương phục vụ cho chiến lược lâu dài của Trung Quốc tại khu vực đang được coi trung tâm chiến lược của cả thế giới.

    Việc Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động và tác chiến trên Thái Bình Dương có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong cán cân lực lượng chiến lược giữa các cường quốc ở khu vực này.

    Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược biển cũng như chính sách đối ngoại của các quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các cường quốc quan tâm tới nguồn lợi ích chiến lược và địa-chính trị ở khu vực giàu tiềm năng này.



  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nhất trí với bác , nhưng TDH làm loạn ở TQ thì được , qua đây làm loạn thì không xong .
    Tôi không lên án tổ chức TDH ở TQ thời Quang Trung mà tôi lên án những kẻ giả danh chống Tàu vẫn còn lòi cái đuôi sùng bái Tàu qua nick và Avatar kiểu thiendiahoi80 , hongkyonline , chinagupiao , chenvn2011 ...và đặc biệt qua luận điệu đổi đất lấy hoà bình , biểu tình không cần thiết , đóng cửa topic này v.v... và v.v...
  5. thiendiahoi80

    thiendiahoi80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Chim khôn hót tiếng rảnh rang
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe!!!
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam - Trung Quốc, những quân bài chiến lược trên biển Đông

    Đăng ngày: 14:43 04-10-2008 Thư mục: Hoàng Sa - Trường Sa



    Trong bối cảnh tranh chấp vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đều có những lí lẽ và lập luận của riêng mình. Và tất cả lí lẽ của Trung Quốc chỉ là ngụy biện cho sự xâm chiếm trái phép trên chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
    Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 và cho đến nay Trung Quốc đã kịp thời xây dựng một sân bay chiến lược ở quần đảo Woody mà chúng ta được biết với tên Phú Lâm. Và tương lai của Woody sẽ được Trung Quốc biến thành như thế này
    [​IMG]
    (Đảo Woody trong tương lai theo mô hình của TQ)

    Mục đích của Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa từ khu vực quân sự thành dân sự và dựa vào đó làm cơ sở cho tiến trình khai thác vùng biển Đông lâu dài. Và sau này nếu có sự kiện chiến tranh ở đây thì Trung Quốc vẫn “chính ngôn” chống trả, sử dụng vũ lực tối đa để bảo vệ vùng đất phi quân sự “của mình”. Một cơ sở từ quân sự sang phi quân sự cho thấy Việt Nam muốn đánh cũng rất khó, vì sẽ mang tiếng là “xâm lược” và bị lên án do hành động đánh vào nơi dân sự.
    Ngoài việc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông thì sân bay ở đảo Woody là một miếng ghép hoàn hảo về quân sự. Dưới đường thủy – trên đường không, tàu ngầm và máy bay thì là tuyệt vời nếu như xảy ra chiến tranh trên biển . Từ đảo Woody đến quần đảo Trường Sa chỉ mất 700km là cự ly vừa tầm máy bay tác chiến và quay về tiếp nhiên liệu. Sâu xa hơn sân bay trên đảo Woody không chỉ xây như thế mà thực sự nó là đối trọng với sân bay quân sự Thành Sơn ở Ninh Thuận. Sân bay Thành Sơn là một trong những sân bay chiến lược của không lực Mỹ ở đây. Nơi đây có thể đáp được những máy bay cỡ lớn như C-130s.
    [​IMG]
    (Một góc nhìn từ sân bay quân sự Thành Sơn)

    Cơ sở vật chất của sân bay Thành Sơn sau 1975 thì hầu như không bị thiệt hại nhiều và cho đến nay thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sử dụng nó như là căn cứ không quân chiến lược. Có sự yểm trợ nào nhanh nhất ngoài việc sử dụng máy bay chiến lược?
    Khoảng cách từ sân bay Woody đến quần đảo Trường Sa là 700 km và từ sân bay Thành Sơn đến Trường Sa là 600 km. Nói đến đây thì bạn cũng hiểu được sự quan trọng của sân bay Woody là như thế nào. Nếu xảy xung đột ở thì từ Woody các tiêm kích của Trung Quốc sẵn sàng từ đây bay ra nghênh chiến với không quân Việt Nam chỉ với khoảng thời gian gần bằng nhau. Và có thể qua bay về đảo để tiếp thêm nhiên liệu mà tiếp tục chiến đấu.
    [​IMG]
    (Sân bay Thành Sơn và Woody cự ly đến Trường Sa)

    Trong số 150 Mig-21, 53 Su-22, 12 Su-27, 4 Su-30MK2VS, hầu như những máy bay chiến lược của không quân Việt Nam phần lớn tập trung ở sân bay Thành Sơn . Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.
    [​IMG]
    (SU-30MK2 niềm tự hào của không quân Việt Nam. Chụp từ Biên Hòa Airbase)

    Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 và hiện đại thêm hải quân. Đọc thêm về lực lượng hải quân Việt Nam
    Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã khiến Mỹ và các cường quốc phương Tây phải e dè thì nói chi Việt Nam mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ dollars (số liệu theo sách trắng quốc phòng) thì khó có khả năng đương đầu được với Trung Quốc trong một cuộc hải chiến. Sở dĩ Việt Nam mua vũ khí Nga mà không mua vũ khí của Mỹ bởi vì bạn hàng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là Nga (Mỹ cấm vận vũ khí với Trung Quốc). Qua đó chúng ta biết được ít nhiều về những “tính năng bí mật” của những vũ khí đó để tìm ra điểm yếu. Việt Nam và Nga luôn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp từ thời Liên Bang Xô Viết và cho đến nay thì Việt - Nga vẫn còn duy trì tình đồng chí hữu hảo. Nếu không may xảy ra chiến tranh thì Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam những tính năng của vũ khí Trung Quốc. Chính vì vậy mối quan hệ Nga – Việt là mang tầm chiến lược lâu dài.
    Trong những chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vào những năm 2002 – 2003, đây không đơn thuần chỉ là cuộc thăm viếng xã giao mà là là sự hội đàm mua những thiết bị mới để thay thế cho số vũ khí mà Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn sau chiến tranh còn để lại. Ví dụ như những chiếc trực thăng UH-1 cho đến nay vẫn được không quân Việt Nam sử dụng tốt hay những chiếc C-130 được mệnh danh là những con ma bóng đêm...

    Việt Nam – Trung Quốc hơn thua nhau không chỉ là vũ khí hay sức mạnh quân sự, mà còn là chiến lược ngoại giao.
    (Bút Sắt)


    Nguồn trích dẫn (0)

    Tìm tag: hoàng sa trường sa trung quốc việt nam châu á thế giới nga hoa kỳ mỹ
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/06/bien-dong-va-nuoc-co-chien-luoc-cua-cac-ben-1/','Biển+Đông+và+nước+cờ+chiến+lược+của+các+bên','Biển+Đông+và+nước+cờ+chiến+lược+của+các+bên','sociable',1000519593); [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Biển Đông và nước cờ chiến lược của các bên

    Biển Đông trở nên căng thẳng trong thời gian qua vì những va chạm giữa các nước liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này. Mỗi bên lúc này đều có nước cờ chiến lược riêng.

    Một: Trung Quốc muốn gì ở Biển Đông? “Sinh sự để sự sinh”, tạo đột phá nhằm triển khai chiến lược mới khai thác dầu khí biển sâu ở khu vực nam Biển Đông – Trường Sa.
    Vừa ép các nước, Trung Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán thương lượng để “cùng khai thác”, thực chất là để Trung Quốc khai thác phần chính do chủ động về công nghệ, lẫn tiềm lực tài chính. Ngày 21/6, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã và đài Phượng hoàng liên quan đến cuộc tham vấn lần thứ nhất Trung – Mỹ về các công việc khu vực châu Á – Thái Bình Dương tổ chức hôm nay tại Hawaii, nói rằng: "Trung Quốc vẫn kiên trì không thay đổi những chủ trương trước đây, hy vọng các nước khác cũng sẽ giống Trung Quốc có thái độ kiềm chế, trách nhiệm và mang tính xây dựng".
    Nếu các nước đều có thái độ giống Trung Quốc thì các vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết. Trung Quốc không mong muốn những tranh chấp thế này giữa các nước với nhau ảnh hưởng đến sự ổn định của cả khu vực hoặc ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ song phương giữa các nước liên quan. Sau những vụ “lên gân lên cốt” hiện nay, nội dung thương lượng và thỏa hiệp sẽ lộ diện rõ ràng hơn.
    [​IMG]Dầu khí Hải Dương 981, giàn khoan kiểu nửa chìm, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới do Trung Quốc tự sản xuất. Trung Quốc đã chi hơn 900 triệu USD và mất hơn 3 năm để xây dựng giàn khoan này. Việc đưa giàn khoan này đi vào hoạt động tại Biển Đông trong tháng 7 tới chứng tỏ ưu thế công nghệ khai thác dầu khí của Trung Quốc so với các nước có liên quan ở Biển Đông. Ảnh: PyisHai, để triển khai chiến lược mới tại Biển Đông, Trung Quốc thực hiện “ba mũi giáp công”. Trước hết hòa hoãn với Mỹ nhằm “trung lập hóa” Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Mỹ có thể đứng trung lập đến mức nào, vẫn là câu hỏi khó lường đối với Trung Quốc. Trước mắt, Mỹ có thể để Trung Quốc xoay xở đàm phán thương lượng, nhưng việc Mỹ đưa siêu hàng không mẫu hạm và đưa các tàu khu trục vào tập trận ở Biển Đông cho thấy Mỹ vẫn muốn cầm trịch cuộc chơi ở vùng biển này để xung đột không vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu có hòa hoãn thì cũng là một cuộc giải lao ngắn.
    Thứ hai, dùng ngoại giao tiền bạc và các lợi ích kinh tế khác để ràng buộc các nước, tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á; dùng “hợp tung” phá “liên hoành” của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Bó đũa ASEAN xem ra đang bị bẻ gãy từng chiếc. Thứ ba, tăng cường chính sách thực lực và ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông, trước hết là để khuất phục Việt Nam và Philippines. Dùng quân sự hỗ trợ đàm phán trên thế mạnh, nhưng không loại trừ khả năng tạo ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để gây chiến bất chấp dư luận, đặt mọi việc trước sự đã rồi, độc chiếm Biển Đông.
    Ba, Trung Quốc có thể đi xa đến đâu? Trung Quốc tuy lắm tiền nhiều súng nhưng không có chính nghĩa. Phóng viên Thời báo hoàn cầu khi đưa tin về hội nghị quốc tế về Biển Đông tổ chức mới đây tại Singapore, ngay trước khi tàu tuần tra Trung Quốc thăm cảng nước này, cho hay hầu như tất cả các học giả đều phát biểu phê phán Trung Quốc, rất ít người nói thay cho Trung Quốc. Một học giả Trung Quốc nói rằng “mặc dù sức mạnh của Trung Quốc tăng nhanh, nhưng tiếng nói trong cộng đồng quốc tế rất yếu, trong vấn đề Biển Đông cũng như vậy”.
    Mặt khác, Trung Quốc phải giải quyết khá nhiều vấn đề trong nước. Arthur Herman, một tác giả tên tuổi ở Mỹ, nhận định giá dầu tăng cao và lạm phát đang xóa đi nhiều thành tựu kinh tế của Trung Quốc; bạo lực gia tăng thành hàng chục vạn vụ hàng năm, thậm chí cả các vụ nổ bom chống lại chính quyền. Ông này nhận xét rằng nhìn vào các việc làm, “Trung Quốc trông không giống một siêu cường đang lên mà giống như một kẻ bắt nạt mất kiểm soát”.
    Dù thế nào, Trung Quốc chắc cũng không muốn phá vỡ cục diện vốn đang có lợi cho họ ở Đông Nam Á. Một cuộc chiến tranh tại Biển Đông do Trung Quốc phát động tất yếu sẽ đẩy một số quốc gia đang giữ vị thế trung lập đầy khó khăn trong quan hệ giữa các nước lớn vào một liên minh mới với Mỹ.
    [​IMG]Tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê bị các tàu của Trung Quốc cản trở hoạt động hôm 9/6. Ảnh: PetroVietnam.Bốn, nước Việt ta xưa nay giữ được bờ cõi không những cần ý chí nghị lực mà phải có mưu lược. Trong nước, tiếp tục biểu dương sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy sản xuất ra hàng hóa có sức cạnh tranh. Trên biển, ta phải nhanh chóng thích nghi ứng phó với loại xung đột cường độ thấp và “phi truyền thống” mà các lực lượng vũ trang và bán vũ trang Trung Quốc tiến hành.
    Năm, hy vọng không phải là chiến lược. Cần dựa vào sức mình là chính, kết hợp mọi hình thức đàm phán song phương và đa phương, trong khi tăng cường củng cố thực lực của mình, đẩy mạnh tập hợp lực lượng quốc tế, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Lại phải thấm nhuần tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt trong quan hệ với Trung Quốc đúc kết qua hàng ngàn năm bang giao, nằm trong hai chữ “hòa hiếu”.
    Nhiều người Trung Quốc hiện nay chưa hiểu bản chất tình hình Biển Đông. Ta cần tận dụng các lợi thế của thời đại kỹ thuật số, gửi đến nhân dân Trung Quốc các thông tin xác thực, lý lẽ phải trái và bức thông điệp rõ ràng: Việt Nam không thách thức Trung Quốc trên Biển Đông; Việt Nam chỉ bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vùng lãnh hải mà mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được công pháp quốc tế, công lý và đạo lý thừa nhận.
    (Theo SGTT
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Để nuôi đám dân đang ngày càng chật đất , có lẽ Túng Của nên mua lại phát minh làm thịt từ phân này để làm món Kung Pao mà dân Tàu rất thích xực .
    Kết hợp 2 tin này là món Kung Pao Trư , thịt lợn từ phân tẩm bột rán bằng dầu múc dưới cống lên .

    Ai đảm bảo mấy quán ăn Tàu ở quận 5 không xài dầu ăn từ cống ?
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hải Quân Hoa Kỳ Ngăn Chận Tàu Bắc Hàn chở Hỏa Tiễn và Vũ Khí đến Miến Điện

    Posted on 14.06.2011 by saohomsaomai
    [​IMG] Image via Wikipedia


    US intercepted N. Korea ship over arms fears

    AFP/US NAVY/File – US Navy’s guided-missile destroyer USS McCampbell. The US Navy destroyer intercepted a North Korean …
    Hải Quân Hoa Kỳ đã ngăn chận một tàu hàng của Bắc Hàn chở hoả tiễn và vũ khí đến Miến Điện. Nhật báo New York Times cho biết tàu M/V Light đã bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chận vào ngày 26-5 vừa quaơở phía nam của Thượng Hải. Tàu Light đã cố tình làm ngơ không trả lời chiến hạm McCampbell, nhưng cuối cùng cũng đã bị chận và trở vệ lại bến ở Bắc Hàn. Nghị quyết 1874 của Liên Hiệp Quốc thông qua voà tháng 6 năm 2009 sau khi Bắc Hàn thử nguyên tử lần thứ nhì cho phép mọi thành viên của LHQ phong tỏa vũ khí Bắc Hàn. Tàu Light đưọc ghi danh ở Belize và chính quyền ở đây cho phép Hoa Kỳ quyền lục soát chiếc tàu hàng này. Điều này cho thấy khi có sự hợp tác và điều hợp quốc tế thì luật pháp có thể thi hành đúng đắn.
    – Mon Jun 13, 2:07 am ET
    SEOUL (AFP) – The US Navy intercepted a North Korean ship suspected of carrying missiles or other weapons to Myanmar and made it turn back, a senior US official said Monday.
    The comments by Gary Samore, special assistant to President Barack Obama on weapons of mass destruction, confirmed reports of the incident, which happened last month, in The New York Times and South Korean media.
    The New York Times said the ship was intercepted south of the Chinese city of Shanghai by a US destroyer on May 26.
    In an interview with Yonhap news agency, Samore identified the cargo ship as the M/V Light and said it may have been bound for Myanmar with military-related contraband, such as small arms or missile-related items.
    “We talked directly to the North Koreans. We talked directly to all the Southeast Asian countries including Myanmar, urging them to inspect the ship if it called into their port,” he was quoted as saying.
    “The US Navy also contacted the North Korean ship as it was sailing, to ask them where they were going and what cargo they were carrying.”
    North Korea is subject to international and United Nations sanctions designed to curb its missile and nuclear programmes.
    UN Resolution 1874, adopted in June 2009, one month after the North’s second nuclear test, toughened a weapons embargo and authorised member states to intercept such shipments.
    Another North Korean ship, the Kang Nam I, was forced to reverse course in 2009 after being suspected of trying to deliver military-related supplies to Myanmar.
    The New York Times said the Light was registered in Belize, whose authorities gave the United States permission to inspect the ship.
    It said the US destroyer McCampbell caught up with the Light somewhere south of Shanghai and asked to board the vessel under the authority given by Belize.
    The paper, quoting unidentified US officials, said the North Korean refused four times. But a few days later, it stopped dead in the water and turned back to its home port, tracked by US surveillance planes and satellites.
    “Such pressure from the international community drove North Korea to withdraw the ship,” Samore was quoted by Yonhap as saying.
    “This is a good example that shows that international cooperation and coordination can block the North’s weapon exports.”
    The United States has frequently expressed concern at military ties between Myanmar and North Korea.
    Last month Deputy US Assistant Secretary for East Asia and Pacific Affairs Joseph Yun expressed concern directly to Myanmar’s new army-backed government.
    US diplomatic memos released last year by the website WikiLeaks said Washington has suspected for years that Myanmar ran a secret nuclear programme supported by Pyongyang.
    A top Myanmar official told visiting US Senator John McCain this month that his country is not wealthy enough to acquire nuclear weapons.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này