1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4573 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 19:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113446 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    'Đã đến lúc nói thẳng với Trung Quốc'

    Tiến sỹ Vũ Duy Phú
    Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội





    [​IMG]Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở TQ có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.


    Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tham lam bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện nay là hiện thân của phong kiến Trung hoa từ ngàn xưa.
    Trung Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa như đang diễn ra.
    Sự chớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ, thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia lại thuộc địa...
    Họ cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực hơn...
    Trong khi đó thì Trung Quốc, to lớn gần 1 tỷ rưỡi dân, mới bước vào thời kỳ tích lũy tư bản ban đầu để tăng trưởng kinh tế, phát triển muộn theo con đường tư bản chủ nghĩa.
    “Nông nổi, bồng bột”
    Trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị - xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt, vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong
    TS Vũ Duy Phú



    Chính bởi vì là một nước quá lớn, nên Trung Quốc không thể đi tắt đón đầu bỏ qua các giai đoạn phát triển cổ điển cần thiết của tư bản chủ nghĩa.
    Nhưng, một mặt, Trung Quốc lại có tham vọng rất lớn muốn chiếm đoạt vị trí đứng đầu thế giới một cách nhanh chóng.
    Nên chủ trương của một bộ phận giới tinh hoa Trung Quốc nông nổi, bồng bột, nghĩ rằng, với số dân lớn, tổng sản lượng to, có thể xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh... giúp vượt qua nhanh chóng những khuyết tật của tư bản chủ nghĩa cổ điển, nhanh chóng bành trướng, chiếm đoạt để xoán ngôi cường quốc đứng đầu thế giới.
    Mặt khác, vì trật tự thế giới từ lâu đã “an bài”, tài nguyên và các nguồn nhiên liệu chiến lược từ lâu đã được “phân chia” xong, trong khi khủng hoảng thiếu nhiều mặt của loài người đang tới gần; tình trạng suy thoái đạo đức chính trị xã hội, cùng những mâu thuẫn nội quốc nhiều mặt vẫn đang nổi lên như một nguy cơ tiềm tàng có thể làm sụp đổ chế độ (TQ) từ bên trong.
    Những điều đó không chỉ đe dọa nghiêm trọng tham vọng bá chủ thế giới, mà còn đe dọa ngay sự ổn định và tồn tại của chế độ hiện tồn tại của Trung Quốc.
    Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy một bộ phận chính quyền và người dân Trung Quốc hoang mang, lo lắng, trở nên mất sáng suốt và thiếu nhân đạo, đã đang đưa ra hoặc thôi thúc lãnh đạo nước họ ra những chủ trương, chính sách và hành động mất khôn ngoan.
    Thậm chí đây là những chính sách dã man, sảo quyệt, đe dọa hoặc tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với nhiều vấn đề, nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, mà cụ thể nhất là tại Đông Á và Đông Nam Á, trong đó điển hình nhất là đối với Việt Nam.
    ‘Cái khó và dở’
    [​IMG]Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hải quân và các hoạt động hải giám và tuần duyên trên Biển Đông.



    Cái khó và cái dở của Trung Quốc là ở chỗ, một mặt, chính vì là kẻ đến sau, phát triển Tư bản chủ nghĩa muộn, chưa từng trải nghiệm những “vinh quang cùng thất bại cay đắng” như những nước tư bản đi trước, nên mới dám đặt tham vọng sớm vươt qua các nước tư bản đi trước, bằng chính những công cụ bạo lực và thủ đoạn mà các nước đó từng sử dụng.
    Trung Quốc đã quên tâm trạng hận thù trong quá khứ khi bị các cường quốc thời trước chèn ép.
    Mặt khác, thời thế đã thay đổi rất nhiều, văn minh thế giới đã khác hẳn thời xưa, nên ý đồ bành trướng cho nhanh, chiếm đoạt cho nhiều, tích lũy tiềm lực kinh tế lớn để có đủ khả năng chèn ép các nước khác, xoán ngôi đứng đầu thế giới hòng đem lại nhiều “lợi ích to lớn” phi nghĩa cho bản vị dân tộc của mình, bây giờ đã không còn thích hợp.
    Thế giới ngày nay không chấp nhận một nước đứng đầu trên nền tảng áp đặt, cường quyền, phi nhân tính và chủ yếu lại chỉ dẫn đầu về lực lượng vật chất.
    Một mô hình chính trị văn hóa xã hội tiến bộ để được thế giới thừa nhận là điều kiện cần cho một nước đứng đầu thế giới, thì còn lâu Trung Quốc mới với tới.
    Sự lệch pha rất lớn giữa phát triển kinh tế và chính trị xã hội vốn tạo ra nguy cơ tiềm tàng nội sinh chính là chỗ yếu nhất, là kẻ thù bên trong của Trung Quốc bá quyền hiện nay.
    Và đấy lại chính là một trong những đồng minh tự nhiên của chúng ta giúp sức cản phá những ý đồ và hành động ngang ngược lộng hành, hướng khó khăn bên trong ra bên ngoài của Trung Quốc hiện thời.
    ‘Tư duy sai lầm’
    Chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân TQ và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng
    TS Vũ Duy Phú



    Tuy nhiên, nên nhớ rằng, những hành động bạo hành, bất chấp luật pháp và dư luận thế giới hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông chính là kết quả của tư duy sai lầm từ gốc chỉ của một bộ phận giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đại.
    Chúng ta tin rằng, những tư duy kiểu ấy, những hành động nông nổi, nóng vội mang dáng dấp cuồng vọng hùng hổ phát triển ác tính kiểu Maoist Đại nhẩy vọt, *****************, Gió Đông thổi bạt gió Tây.
    Nay, thay vì đả đảo “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, lại đang cố dựng lên một “Đế quốc Mỹ” mới trong lòng Trung Quốc nhưng sớm muộn sẽ bị chính nhân dân Trung Quốc và người dân thế giới chống lại, nên tất yếu những tư duy ngông cuồng ấy sẽ thất bại.
    Trên cơ sở những trình bầy và nhận định như trên, thì chủ trương tuyên truyền, vận động sâu rộng bản chất vần đề cho đông đảo nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới biết bản chất sâu xa của vấn nạn bành trướng Trung Quốc hiện đại là vô cùng quan trọng.
    Điều này phù hợp với chủ trương chung đa phương, hòa bình, giải quyết vấn đề Biển Đông mà hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước, trong đó có Trung Quốc, vừa đồng thuận.
    Tuy nhiên, chúng ta (Việt Nam) tuyệt nhiên không nên có một chút chủ quan lơ là trong việc chuẩn bị tư tưởng và lực lương để tạo ra nhiều sáng kiến và tổ chức đối phó với những hành động bành trướng bá quyền đang lên hiện nay của Trung Quốc.
    Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của Tiến sỹ Vũ Duy Phú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển (VIDS/Vusta). Tác giả từng tu nghiệp tại Trung Quốc và hiện phụ trách Diễn đàn Dư luận Phát triển thuộc Viện VIDS.
  2. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    'Biển Đông là vấn đề của cả khu vực'
    Cập nhật lúc :9:07 AM, 03/07/2011
    Đại sứ Nhật Bản tại VN Yasuaki Tanizaki đánh giá cao bước phát triển mới trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, đồng thời bày tỏ quan ngại đặc biệt của Nhật Bản về những diễn biến gần đây trên biển Đông.

    Trong thời gian gần đây tình hình biển Đông diễn biến khá phức tạp. Đại sứ nhận định thế nào về vấn đề này? Quan điểm chính thức của phía Nhật Bản?
    Những diễn biến vừa qua tại biển Đông làm bản thân tôi hết sức lo lắng. Tôi sợ rằng sự kiện này có thể làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (TQ) xấu đi và hai bên cần nỗ lực tránh tình trạng đó. Tôi được biết Việt Nam, TQ cũng đã có những nỗ lực để duy trì mối quan hệ song phương. Mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã có chuyến đi tới Bắc Kinh để đàm phán về vấn đề này. Tôi hy vọng thông qua những đàm phán này sẽ không tiếp tục có những hành động thái quá làm cho tình hình ngày càng xấu đi.
    Nếu vì lý do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông làm quan hệ Việt Nam - TQ xấu đi thì sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương mà còn cả khu vực. Với quan điểm duy trì hòa bình, ổn định chúng tôi cho rằng chúng ta nên tránh để tình trạng này phát sinh.

    [​IMG]Đại sứ Nhật Bản tại VN Yasuaki Tanizaki. Ảnh: Trường Sơn/Thanh niênNgoài ra, sự ổn định của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và khu vực biển Đông cũng có liên hệ trực tiếp đến lợi ích của Nhật Bản. Ổn định trong chính sách của các quốc gia ĐNA sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của Nhật Bản. Bên cạnh đó trên 80% lượng dầu thô mà Nhật Bản nhập từ Trung Đông sẽ đi qua con đường biển qua các nước ĐNA. Chính vì vậy chúng tôi mong các nước ở ĐNA giữ vững hòa bình, ổn định.
    Để giải quyết vấn đề này cần thông qua các biện pháp đàm phán hòa bình, dựa trên pháp luật quốc tế như luật quốc tế, Công ước Luật biển 1982 hoặc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà ASEAN đã thỏa thuận với TQ. Ngoài ra, với vai trò là một thành viên của ASEAN, Việt Nam có thể cân nhắc khả năng đàm phán với ASEAN và dựa trên DOC giải quyết.
    Trên góc độ cộng đồng quốc tế tôi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ thể hiện sự quan tâm của mình đối với vấn đề này. Vì như đã nói, đây không chỉ là vấn đề giữa TQ và Việt Nam mà còn là vấn đề có ảnh hưởng đến khu vực và lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do vậy chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và có thể tăng cường thêm mối quan tâm của mình trong tương lai sắp tới.
  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
  4. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Biểu tình chống Trung quốc tại Hà Lan

  5. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị Mod mở khóa cho bác Thái Dương. Tôi thấy mod khóa bác ấy đến nửa tháng trong khi mấy thằng bựa Khựa - nguồn gốc thọc gậy bánh xe, phá rối thì lại chỉ bị có vài ngày. Lẽ ra với những đối tượng phá rối này thì khóa vĩnh viễn luôn.
    Nên để tài năng và lòng nhiệt tình của bác ấy được hòa nhịp cùng anh em.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    THẾ GIỚI
    Thứ bảy, 2/7/2011, 10:14 GMT+7



    Nga giao tàu ngầm cho Việt Nam vào năm 2014

    Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga, ông Oleg Azizov, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao tàu ngầm cho Việt Nam vào năm 2014.
    > Tàu ngầm chiến lược êm nhất thế giới
    > Nga giúp Việt Nam xây căn cứ tàu ngầm


    Thông tin trên được ông Azizov đưa ra tại Triển lãm hải quân ở Saint-Peterburg hôm qua, TTXVN cho biết.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp kilo của Nga. Ảnh: RIA Novosti. Theo ông Azizov, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam.

    Ông Azizov xác nhận tàu ngầm dự án 636 thuộc loại tấn công, có trang bị "tên lửa hành trình lớp S".

    Tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp kilo 686.

    "Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch," ông Thanh nói.

    Hợp đồng mua các tàu ngầm này được ký năm 2009. RIA Novosti cho biết đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.
    Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là "lỗ đen" do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
    Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
    Thanh Mai


    Các bác hiểu lý do mà ta cứ gật gù nghe thằng Tàu ba hoa tán tụng 16 chữ vàng khè và 4 tốt rất dốt chứ ?
    Nghe nó nói là một việc , tin hay không là một việc khác !
    Nếu thật lòng tin nó , ta đã không mua mấy món hàng nóng này ! Kể cả mấy củ Su biết bay nữa !
    Nhưng hàng chưa về , thì Tàu nói láo mặc kệ nó ! Chừng nào hàng có trong tay rồi mà nó vẫn nói láo , làm láo thì mình vả nó gãy răng !

    Lịch sử cho thấy dân tộc Việt Nam yêu hoà bình và trọng tình hữu nghị với tất cả bạn bè năm châu , nhưng bất kỳ ai đến Việt Nam với dã tâm tâm lược đều bị trừng trị đích đáng !

    Yêu hoà bình không có nghĩa là bó tay nhìn quân xâm lược muốn làm gì thì làm !

    Yêu hoà bình thì phải có vũ khí hiện đại , quân đội thiện chiến để bảo vệ hoà bình , bảo vệ nhân dân , bảo vệ tổ quốc !

    Đừng ai trói tay nhân dân rồi nói là vì yêu hoà bình !!!

  7. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Ok đồng ý. Cứ cho là vậy.
    Tôi hỏi bác có những giai đoạn khác thì vũ khí của mình không chênh lệch như bây giờ thời kỳ sau 1990 cách đây 20 năm sao mình vẫn nhún nhường và ca tụng hữu nghị? Đâu có phải vì chờ vũ khí đâu.
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Tàu ngầm của mình có phóng được đầu đạn hạt nhân không nhỉ? Nếu phóng được, thì đầu đạn đó có tới được BK không nhỉ?
    Ủng hộ Việt Nam sở hữu vũ khí hạt nhân!
  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhân dân yêu nước có thừa
    Chỉ sợ quan lớn không vừa lòng cho
    Núi vàng chất ở trong kho
    Chỉ cần đồng thuận dân lo xong liền
  10. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đang lúc chúng ta phải đối phó với những âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông qua các hành vi bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước ta và những đòi hỏi vô lý trong tranh chấp, thì cũng đừng quên một áp lực khác mà chúng ta đang phải gánh chịu, đó là sự lệ thuộc quá nhiều trong làm ăn với Trung Quốc.
    Biểu hiện cụ thể là tình hình nhập siêu ngày càng nặng nề với nước láng giềng này đang là bài toán khó.
    Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm 2010, tức là gần gấp năm lần. Con số này khiến chúng ta bức xúc hơn khi 10 năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.
    Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 mức nhập siêu của Việt Nam đã lên tới khoảng 6,5 tỉ USD mà trong đó phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc (nhưng đáng tiếc là không thấy cơ quan này công bố số liệu cụ thể).
    Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
    Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
    [​IMG]Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc trên thị trường. Ảnh T.T.D
    Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.
    Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
    Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
    Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu.
    Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.
    Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...
    Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.​
    Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).
    Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính, xăng, phân bón, thuốc trừ sâu).
    Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
    Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội.
    Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
    Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu. Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
    Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không.

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-01-can-som-thoat-khoi-su-le-thuoc-ve-kinh-te
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này