Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3739 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 06:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112881 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đang lúc chúng ta phải đối phó với những âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông qua các hành vi bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước ta và những đòi hỏi vô lý trong tranh chấp, thì cũng đừng quên một áp lực khác mà chúng ta đang phải gánh chịu, đó là sự lệ thuộc quá nhiều trong làm ăn với Trung Quốc.
    Biểu hiện cụ thể là tình hình nhập siêu ngày càng nặng nề với nước láng giềng này đang là bài toán khó.
    Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm 2010, tức là gần gấp năm lần. Con số này khiến chúng ta bức xúc hơn khi 10 năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.
    Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 mức nhập siêu của Việt Nam đã lên tới khoảng 6,5 tỉ USD mà trong đó phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc (nhưng đáng tiếc là không thấy cơ quan này công bố số liệu cụ thể).
    Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
    Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
    [​IMG]Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc trên thị trường. Ảnh T.T.D
    Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.
    Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
    Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
    Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu.
    Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.
    Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...
    Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.​
    Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).
    Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính, xăng, phân bón, thuốc trừ sâu).
    Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
    Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội.
    Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
    Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu. Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
    Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không.

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-01-can-som-thoat-khoi-su-le-thuoc-ve-kinh-te
  2. ngochanh4321

    ngochanh4321 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2011
    Đã được thích:
    10
    Chia sẻ cuối tuần: Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

    Cuối tuần , xin chia sẻ với các huynh F319 vài suy nghỉ của 1 người bạn VN định cư ở Mỹ về lời kêu gọi tẩy chay hàng hoá TQ, lởi kêu gọi tẩy chay hàng made in China này đang hot trên mạng. Bài có liên quan đến đời sống kinh tế , dỉ nhiên là đến CK, mong mod chia sẻ.

    Ý kiến cá nhân, mong các anh cho ý kiến thảo luận , không thích xin đừng ném đá. Bài dài, xin ngả người ra sau và đọc.

    Đăng share bài ở đây vì cảm được tâm của tác giả . Chưa xin ý kiến của tác giả xin thứ lổi.

    Tác giả: Bình Nguyễn (Seattle,Washington)



    Vào thập niên 80, sau khi bị khối Arap ngưng bán dầu (oil embargo) thì kinh tế Mỹ xuống nặng, nhất là sau khi đã chi quá nhiều cho chiến tranh Việt Nam. Giá dầu (và giá vàng) tăng vọt làm kỹ nghệ xe hơi Mỹ lâm vào tình trạng phá sản (như Chrysler, phải cần chính phủ viện trợ hàng tỷ đô để cứu hãng). Lý do chính là dân Mỹ không đủ tiền đổ xăng vào các xe 8 máy khổng lồ của họ. Các xe Nhật trở nên bán chạy vì là xe nhỏ, ít hao xăng. Trước đó các xe này bị chê là đồ dỏm, giá rẻ thì nay lại trở thành hàng bán chạy. Các hàng điện tử của Nhật cũng từ đó trở nên thịnh hành vì được chính phủ Nhật tài trợ, bán phá giá thị trường Mỹ làm các công ty Mỹ thi nhau đóng cửa vì không cạnh tranh nổi vì giá thành quá cao. Đồ Nhật bắt đầu tràn ngập thị trường Mỹ từ xe hơi đến các đồ gia dụng, điện tử.


    Trước nạn người tiêu dùng thích dùng hàng Nhật làm cho nạn thất nghiệp lan tràn, công ty đóng cửa, phong trào bài trừ đồ Nhật nổi lên khắp nơi. Khẩu hiệu "Mua hàng Mỹ là yêu nước" được tung ra mọi nơi. Các người đi xe Nhật bị tấn công, còn xe mình bị rạch, đập phá, nhất là tại những thành phố sản xuất xe Mỹ như Detroit. Qua 1 thời gian sau chiến dịch "Buy America", kinh tế Nhật lại càng ngày càng mạnh, thất nghiệp tại Mỹ lại gia tăng thêm, đồ Nhật vẫn được mua dùng vì giá rẻ, hàng đẹp, bền còn hơn đồ Mỹ.


    Với sự tụt dốc của đồng USD so với đồng Yen, Nhật nhảy vào Mỹ, lập công ty lắp ráp xe , đầu tư vào địa ốc (vì nhà Mỹ trở thành quá rẻ so với Nhật) nên phong trào chống Nhật bắt đầu giảm. Phong trào bài trừ đồ Nhật này không đã đem lại một kết quả thực tiễn nào hết, vì đồ Nhật vẫn tràn ngập thị trường Mỹ, và sau đó còn thêm đồ Made in Singapore, Taiwan vì hãng Mỹ qua Singapore, Mã Lai, Đài Loan, vv để lắp ráp sản phẩm của mình nhằm hạ giá thành để cạnh tranh với Nhật. Thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp, người Mỹ đã phải chuyển qua các ngành khác như computer, software, quốc phòng, nhường lại kỹ nghệ điện tử, gia dụng cho nước ngoài.


    Câu chuyện này làm tôi nghĩ đến chuyện Made in USA. Ngày xưa nhãn hiệu "Made in ...." ngoài việc nói lên làm tại nước nào, nó còn đem lại niềm hãnh diện cho dân nước đó. Đây cũng là cảm giác của tôi khi thấy các mặt hàng Made in Vietnam xuất hiện lần đầu tại Mỹ. Lúc đó nước Mỹ cũng chưa bắt buộc các hàng hoá phải để xuất xứ tại đâu (trừ xe hơi, vảị lông thú). Nhưng để tiện việc mua bán, UPC barcode được tạo ra để các mặt hàng được kiểm soát nhành chóng. Trong barcode nàỵ, các vạch chỉ xuất xứ quốc gia, mặt hàng vv.


    Chỉ cần công ty đăng ký tại Mỹ là hàng sẽ là "Made in USA" trên giấy tờ. Các bạn còn nhớ rằng 3 số đầu tiên của UPC Barcode nói lên xuất xứ của quốc gia nơi đăng ký của công ty làm đồ.



    Prefix
    GS1 Country

    000 - 019GS1 United States
    020 - 029Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)
    030 - 039GS1 United States
    040 - 049Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)
    050 - 059Coupons
    060 - 139GS1 United States
    200 - 299Restricted distribution (MO defined, usually for internal use)



    471GS1 Taiwan



    690 - 695GS1 China



    884 GS1 Cambodia
    885GS1 Thailand



    893GS1 Vietnam



    980Refund receipts
    981 - 982Common Currency Coupons
    990 - 999Coupons




    Một công ty đăng ký bên Mỹ là có thể dùng code 018 tức là xuất xứ từ Mỹ, dù hàng của họ làm tại Nhật rồi đem vào Mỹ bán. Sự lỏng lẻo của UOC code làm các công ty của Mỹ than phiền, khiếu nại vì hàng họ làm tại Mỹ tốt hơn mà lại bị các hàng "giả" cạnh tranh cùng lấy tên là hàng làm tại Mỹ.


    Thế là FTC (Federal Trade Commission = Ủy Ban Thương Mại Liên Bang) nhảy vào vòng chiến để bảo vệ các hãng Mỹ. FTC ra quy định các mặt hàng muốn nhập cảnh vào Mỹ thì phải ghi rõ xuất xứ của mình. Muốn được mang nhãn "Made in USA", thì đồ này phải "hoàn toàn hay gần như hoàn toàn" làm tại Mỹ.


    (Vào năm 1196, FTC định nới rộng định nghĩa của Made in USA ra như sau
    - Phải có ít nhất 75% trị giá sản xuất là của Mỹ
    - Hoặc được phải sửa, biến dạng lại rất nhiều trong công đoạn sản xuất cuối cùng tại Mỹ
    nhưng dự định này gặp nhiều chống đối.)


    The Made in USA mark is a country of origin label indicating the product is "all or virtually all" made in the U.S. The label is regulated by the Federal Trade Commission (FTC).
    In 1996 the FTC [1] proposed that the requirement be stated as:
    It will not be considered a deceptive practice for a marketer to make an unqualified U.S. origin claim if, at the time it makes the claim, the marketer possesses and relies upon competent and reliable evidence that: (1) U.S. manufacturing costs constitute 75% of the total manufacturing costs for the product; and (2) the product was last substantially transformed in the United States.However, this was just a proposal and never became part of the final guidelines which were published in the Federal Register [2] in 1997.

    Thế là các công ty tại Mỹ rất vui vẻ vì đã được thỏa mãn. Các hàng "ngoại" bây giờ phải mang nhãn Made in Japan, Taiwan thay vì USẠ . Nhưng sự vui vẻ này không kéo dài được lâu. Sự cạnh tranh vẫn còn đó. Người tiêu thụ vẫn chấp nhận mua hàng ngoại nếu giá rẻ hơn. Muốn cạnh tranh giá, các công ty Mỹ phải tìm cách hạ giá thành, và 1 cách hạ rõ ràng nhất là lương công nhân. Tại Mỹ, tiền chi cho một công nhân lắp ráp xe hơi hãng Mỹ là khoảng $70/giờ. Toyota trả khoảng $30/giờ. Lý do chính là các hãng Mỹ phải trả các tiền phụ trội như tiền già (pension plan), tiền bảo hiểm sức khoẻ, tàn tật mà công đoàn đòi hỏi. Đó còn chưa kể các chi phí cho các vụ kiện, đình công vv. Rồi các shareholder đòi hỏi công ty phải lời nhiều thêm mỗi năm, trả Cổ Tức cao, vv


    Muốn có lời chỉ còn một cách là hạ lương công nhân, bỏ bớt các phúc lợi. Chuyện này khó làm được vì công đoàn sẽ can thiệp, phản đối, đình công. Vậy chỉ còn 1 cách là ra nước ngoài mướn nhân công rẻ, không bị công đoàn làm khó dễ (hiện tượng được gọi là outsourcing). Và nước đầu tiên mà họ thấy là TQ, vì các nước như Đài Loan, Singapore nay đã trở thành quá mắc.


    Nhưng nhảy vào mở hãng tại TQ có nhiều vấn đề:
    - TQ là 1 nước CS, luật lệ không rõ ràng, hoàn toàn tùy thuộc vào địa phương
    - Trở ngại về ngôn ngữ, phong tục rất lớn. Thí dụ như vấn đề hối lộ cũng phải đúng quy cách
    - Sự cách biệt về chủ nghĩa vẫn còn gây nhiều khó khăn


    Nhưng tình thế đã thay đổi với Đặng Tiểu Bình. ĐTB, với câu nói bất hủ "Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, quan trọng chỉ cần chúng bắt được chuột" đã san bằng bớt trở ngại chính trị.
    Và chính sách mở cửa của Tàu cho các công ty Mỹ vào với các điều kiện tối ưu như:

    - Cho thuê đất rẻ, không có vấn đề bảo vệ môi trường nhiều
    - Không có vấn đề nghiệp đoàn
    - Số lượng nhân công rẻ tiền gần như vô tận
    - Thuế rẻ


    Nhưng bù lại, các hãng này phải ký kết:
    - Đại đa số các phụ tùng sản phẩm phải được sản xuất tại chỗ
    - Và các sơ đồ sản xuất (manufacturing blueprints) phải được công bố cho các hãng tại đây


    Từ đó dân Tàu có các nhà máy, có các kiến thức sản xuất hàng hoá. Kinh tế TQ tăng trưởng vượt bực. Các hãng Mỹ đem hàng về Mỹ, đạt lợi nhuận cao, tạo ra phong trào ào ạt qua TQ để làm nhà máy sản xuất. Gần như tất cả mọi người đều vui vẻ, win win. Nhưng từ lúc đó mặt hàng Made in USA gần như không còn nữa. Theo quy định của FTC, các sản phẩm của họ nay đã trở thành Made in China (hoặc Việt Nam, Bangladesh, vv).


    Sự phát triển kinh tế tại TQ lại gây thêm 2 vấn đề khác cho Mỹ: người ta bỗng nhiên nhận thấy tiền lương cho công nhân Mỹ quá cao, và dân TQ nay lại có tiền nhiều để xài để mua hàng Mỹ! Thế là phong trào sang TQ mở hãng càng mạnh hơn: sản xuất rẻ, mà bán ngay được tại chỗ thật quá tiện lợi! Sự kiện này giải thích tại sao Mỹ không giải quyết nổi nạn thất nghiệp trong những năm qua. Trong thời gian tới, chi phí quốc phòng lại có cơ nguy bị cắt giảm vì Mỹ hết tiền, chiến tranh Iraq và Afghanistan dang trên đường chất dứt, và kỹ nghệ quốc phòng đến lúc phải sa thải người. Chi phí cho các lính Mỹ rât cao, trong thời chiến duy trì quân đội cũng là cách giải quyết thất nghiệp, nhưng bây giờ chiến tranh tàn thì số lính này phải giải quyết như thế nào?


    Sự thất nghiệp gia tăng đó cũng làm cho phong trào ái quốc "Buy America" lại nổi lên. Hàng TQ bị kêu gọi tẩy chay. Nhưng khác với Nhật, TQ không làm xe hơi, muốn tẩy chay cũng chỉ còn các hàng nhỏ gia dụng. Chuyện khó nhất là hiện giờ các công ty bán lẻ Mỹ đều bán hàng làm tại TQ, trong các cửa hàng shopping đều toàn hàng Made in China.


    Khi kinh tế xuống dốc, Obama bỏ tiền ra cứu bằng cách giúp xây dựng lại hệ thống giao thông tại Mỹ qua 1 đạo luật kích cầu (stimulus bill). Điểm đặc biệt của đạo luật này là các công trình xây dựng của chính phủ phải dùng thép của Mỹ, không được dùng sắt thép nhập cảng (phần lớn từ TQ). Đạo luật này một mặt giúp các công ty thép của Mỹ, nhưng mặt khác các công ty này lại lo lắng sẽ không bán hàng cho nước ngoài được nếu các nước này trả đũa, nhất là TQ vì TQ là nơi có rất nhiều công trình xây dựng.


    Dân chúng Mỹ cũng muốn tham dự chương trình chống đồ TQ. Chuyện này càng ngày càng khó vì hàng TQ đã tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng thực chất của vấn đề tại đây không phải các hãng tại TQ làm đồ rồi đem bán tại Mỹ, mà là do chính các hãng Mỹ hoặc các nước khác (Đại Hàn, Taiwan, Nhật Bản vv) đã quyết định làm hàng tại TQ (hoặc các nước khác) rồi đem về Mỹ để bán kiếm lời. Đó là điểm khác biệt chính giữa Nhật Bản và TQ. Các hãng Nhật đem hàng mình qua Mỹ bán. Còn các hãng TQ chỉ là làm mướn. Lợi nhuận hàng làm tại TQ rất cao vì nhân công rẻ.


    Một bài báo của tờ New York Times cũng nói lên vấn đề này
    'Made in China' labels don't tell whole story

    By David Barboza


    SHENZHEN, China — Hundreds of workers here at a huge factory owned by the Japanese company Hitachi are fashioning plates of glass and aluminum into shiny computer disks, wrapping them in foil. The products are destined for the United States, where they will arrive like billions of other items, labeled "Made in China."
    But often these days, "Made in China" is actually "Made by Someone Else" - by multinational companies from Japan, South Korea, Taiwan and the United States that are using China as the final assembly station in their vast global production networks.
    Analysts say this evolving global supply chain - which often tags goods at their final assembly stop - is increasingly out of step with global trade figures, which serve to inflate China into a bigger trade threat than it may actually be.
    That kind of distortion is likely to appear once again on Friday, when the U.S. Commerce Department is expected to announce that America's trade deficit with China swelled to a record $200 billion last year.
    It may look as though China is getting the big payoff, but over all, the biggest winners are consumers in the United States and other rich countries, who have benefited enormously from China's production of cheaper toys, clothing, electronics and other goods.
    At the same time, U.S. multinationalsand other foreign companies, including retailers, are big winners, because they are the largely invisible hands behind the factories pumping out inexpensive goods from China. And they are reaping the bulk of the profit from the trade.

    Source: http://www.nytimes.com/2006/02/08/business/worldbusiness/08iht-trade.html


    Bài báo còn nói lên một sự thật phũ phàng: lương nhân công TQ cũng vẫn rẻ mạt. Một con búp bê Barbie bán tại Mỹ là $20, nhưng TQ chỉ nhận được 35c! Với lợi nhuận cao và phong trào chống đồ Made in China đang rầm rộ nổi lên, chính các hãng này đã phải đổi lại nhãn hiệu Made in China thành những nhãn khác như Made for WalMart, Assembled in China (chữ assembled khó hiểu hơn made, nhưng đồng thời cũng muốn nói lên một điều là các thành phần phụ tùng là của nước khác, thí dụ như đồ của Sony vẫn là của Nhật, mặc dù lắp ráp tại TQ)




    Đài CNBC có đăng 1 thiên phóng sự về TQ, bao gồm:
    - Sự chống mua đồ làm tại TQ
    - Tại sao TQ phát triển và cuộc sống người dân TQ đã thay đổi ra sao
    - Và trong tương lai giữa Mỹ và TQ ai sẽ thắng trên mặt trận kinh tế


    Phim phóng sự tên là "The China Question" kể lại câu chuyện 1 người mẹ tẩy chay hàng TQ, còn người con là phóng viên đi qua Tàu tìm hiểu tại sao. Cuộc sống của người mẹ trở nên rất khó khăn vì các vật dụng đều làm tại TQ. Muốn tìm 1 vật Made in USA trở nên là một chuyện rất khó.


    Các bạn có thể xem bài phóng sự này tại đây


    http://www.putlocker.com/file/B9816D4D66C77D87


    Lý do nào mà sự tẩy chay hàng hoá TQ sẽ đem lại thiệt hại cho Việt Nam hơn là TQ?


    1. Thị trường tiêu thụ hàng TQ tại Việt Nam vẫn còn quá nhỏ

    Người Việt Nam vẫn chuộng hàng hiệu nhiều hơn, nên các sản phẩm mắc tiền thường mua của Mỹ và Âu Châu. Hàng TQ phần lớn đều là hàng nhái hoặc rẻ tiền. Các hàng này thường không bền, nên cũng không bán chạy. Chúng ta xem tại thị trường Việt Nam có bao nhiêu xe gắn máy TQ so với xe Nhật? Con số này có lẽ không đến 1/4. Hàng tiêu dùng điện tử, máy móc gia dụng trong nhà cũng vậy, người Việt thích hàng Nhật hơn. Giao dịch buôn giữa Việt Nam và TQ cũng còn rất thấp so với các nước khác. Chỉ thành phố Hồng Kông cũng trao đổi hàng hóa với TQ gâp 5-10 lần nước ta. Và dù Việt Nam nằm kề TQ nhưng sự xuất cảng qua TQ lại không bằng Thái Lan.


    Source: PRC General Administration of Customs, China's Customs Statistics Rank Country/region Volume % change over 2009 1 United States 385.3 29.2 2Japan 297.8 30.2 3 Hong Kong 230.6 31.8 4South Korea 207.2 32.6 5 Taiwan 145.4 36.9 6Germany 142.4 34.8 7 Australia 88.1 46.5 8Malaysia 74.2 42.8 9 Brazil 62.5 47.5 10India 61.8 42.4


    Source: PRC General Administration of Customs, China's Customs Statistics Rank Country/region Volume % change over 2009 1 United States 283.3 28.3 2Hong Kong 218.3 31.3 3 Japan 121.1 23.7 4South Korea 68.8 28.1 5 Germany 68.0 36.3 6The Netherlands 49.7 35.5 7 India 40.9 38.0 8United Kingdom 38.8 24.0 9 Singapore 32.3 7.6 10Italy 31.1 53.8


    Source: PRC General Administration of Customs, China's Customs Statistics
    http://www.uschina.org/statistics/tradetable.html
    Rank Country/region Volume % change over 2009 1 Japan 176.7 35.0 2South Korea 138.4 35.0 3 Taiwan 115.7 35.0 4United States 102.0 31.7 5 Germany 74.3 33.4 6Australia 60.9 54.1 7 Malaysia 50.4 55.9 8Brazil 38.1 34.7 9 Thailand 33.2 33.3 10Saudi Arabia 32.8 39.2



    2. Tẩy chay hàng TQ chỉ thiệt hại cho các cửa hàng Việt Nam

    Các cửa hàng này nhập vào hàng làm từ TQ. Nhưng các hàng này có thể là do các hãng như Sony, Apple, GE đặt làm. Dù là Made in China, nhưng các hàng này chính thức của các nước khác. Chúng ta nên nhớ là hàng nhập vào do các cửa hàng này mua, TIỀN ĐÃ TRAO mà vốn chưa thâu hồi. Ta không mua hàng của họ, thử hỏi ai chết, ai mất việc? Tất cả thiệt hại đều do dân Việt gánh chịu.


    Tại Mỹ cũng vậy, các hàng đều do các hãng Mỹ lớn nhập vào, không bán được là chết. Buôn bán mà trong 1 tháng không bán được đồ là sập tiệm. Hàng TQ tràn ngập thế giới vì chính các hãng tại các quốc gia khác đặt hàng của họ, hoặc đã do chính mình làm tại TQ nay nhập về bán. Nên nhớ các nhãn Made in China là do chính các hãng đó phải in ra theo quy định luật pháp các quốc gia đó, không phải TQ tự ý in. Sự tẩy chay hàng TQ đã làm cho các hãng phải sửa lại các nhãn vì vấn đề sinh tồn của họ. Các nhãn Made for WalMart là do chính Walmart quy định. Tất cả các bao bì phải làm đúng theo quy định của hãng


    Khi phong trào bài đồ Mỹ phất lên tại các nước Hồi Giáo thì dân chúng đi đập phá các cửa hàng Mc Donald, hoặc tẩy chay không ăn tại đó. Các chủ cửa hàng phải kêu lên đây là các cửa hàng của người địa phương, và sự thiệt hại do họ và nhân viên họ phải gánh chịu, không phải Mỹ. Phong trào này xẹp luôn!


    3. Sự trao đổi quốc tế

    Đối với quốc tế, nếu ta tẩy chay hàng họ, thì họ cũng có thể tẩy chay hàng ta. Nước Việt kinh tế vừa lên, nên hàng xuất cảng bị tẩy chay thì hậu quả mất mát sẽ nặng hơn nhiều. Một nước mạnh như Mỹ mà cũng không dám đưa chiêu bài bài hàng TQ vì họ nghĩ đến lợi hại, và cái hại nhiều hơn lợi.


    4. Đồ Việt Nam thiếu về lượng cũng như phẩm

    Các hàng Việt Nam chủ yếu là do được đặt gia công tạo ra các mặt hàng bán ra nước ngoài. Ngoài các mặt hàng thủ công nghệ và kỹ nghệ canh nông, ngư nghiệp, có lẽ Việt Nam không còn gì khác. Tẩy chay hàng TQ, mua hàng Việt Nam thì ta mua gì đây? Chúng ta không làm được một cái radio, mộc cái máy ảnh. Hàng gia dụng thiết yếu rất ít thấy làm tại VN. Chỉ có 1 mặt hàng quan trọng được chính phủ đã trợ cấp là tàu thủy (Vinashin) và xe hơi.


    Nhưng quan trọng nhất là chính các hàng hóa của chúng ta cũng bị chính chúng ta tẩy chay vi chất lượng kém (ngoại trừ đồ sứ Minh Long!). Bài của PVT nói về các mặt hàng sản xuất trước năm 75 đã nói lên chuyện đó. Đồ Chợ Lớn bị chê, tẩy chay vì coi là hàng dỏm. Nhưng thực tình mà nói đó là hàng hoá Made in VN, không phải hàng TQ. Cho đến bao giờ chúng ta chấp nhận mua hàng Việt Nam đây?


    Thực tình mà nói hàng Việt Nam trong giai đoạn này nếu có làm ra được cũng dở hơn hàng TQ vì kỹ nghệ chúng ta kém hơn. Tại Mỹ, chống lại hàng TQ có lý của nó vì người ta nghĩ rằng hàng Made in USA tốt hơn, tại Việt Nam ai sẽ là người mua hàng Việt Nam cho mình đây?


    Tệ hại hơn nữa là có sự tuyên truyền rất mạnh chống các sản phẩm Việt Nam do chính 1 số người Việt Nam trong và ngoài nước đưa ra. Các hình ảnh thiếu vệ sinh của các hãng sản xuất được ghi nhận từ bao năm về trước lại cứ được đưa ra media mỗi năm, tái đi tái lạị nào là bánh mứt mất vệ sinh, nước tương làm từ xương thối, trái cây, lúa gạo đều nhiễm độc không nên ăn vv và vv. Rồi chính những người như chúng ta đây vì vô tình hay cố ý, gửi đi các bài báo, hình ảnh đó cho bạn bè để cảnh giác đề phòng hàng hoá made in Việt Nam!


    Lịch sử cho thấy nếu chỉ ra chiêu bài tẩy chay hàng 1 nước là làm cho nước mình phồn thịnh thì có lẽ nước nào cũng đã làm và đã giải quyết mọi vấn đề. Thực hành chính sách bảo vệ hàng hoá địa phương (Protectionism), thu mình gọn vào ốc đảo, ta chỉ dùng đồ của ta thì cuối cùng chỉ có mình chết. Đó là hình ảnh cuả các nước bị cô lập về kinh tế (embargo). Các nước này hoàn toàn phải dùng đồ của họ, không có đồ nhập cảng. Kinh tế Việt Nam thời hậu chiến như thế nào chúng ta cũng đã biết.


    Mua hàng Việt Nam sẽ giúp cho người Việt, với điều kiện người mua phải hiểu món đồ mình có lẽ sẽ không được tốt, nhưng với sự phản ảnh của người tiêu thụ, các hàng hóa (và nền kinh tế) ta từ từ sẽ khá hơn. Mua hàng mình không phải để lấy đó tẩy chay, chế diễu dân mình.

    Bình Nguyễn

    Vài suy gẩm cá nhân sau khi đọc. Nên chăng:

    Sẻ là người tiêu dùng VN thông minh và yêu nước: Dùng hàng tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cá nhân gia đình theo tiêu chí không chuộng ngoại và bài ngoại 1 cách mù quáng. Nếu hàng VN có cùng (hoặc gần bằng) chất lượng và giá cả hảy ưu tiên dùng hàng VN.

    Sẻ là nhà sản xuất VN thông minh và yêu nước : Sản xuất hàng gia dụng thiết yếu cho nông dân VN, cho xã hội VN , mẩu mả đẹp giá cả vừa phải thì vừa giúp mình vừa giúp người. WIN WIN.





  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Những mặt hàng này Việt nam hoàn toàn có thể tự sản xuất và tự cung ứng được. Vậy mà làm cũng không xong. Thế thì nói gì đến những điều to tát hơn.
    Lại còn chuyện nhập muối nữa. Một quốc gia biển bờ biển 3300km mà phải đi nhập muối. Nhục như con cá nục.
  4. CHUONGNGUYEN

    CHUONGNGUYEN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúng ủng hộ thêm bộ đội đánh
  5. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Mở cái mõm chó ra là Việt Tân với chả việt xyz,
    [r37)][r23)][r23)]
    Thằng khựa chó cút
  6. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Hai thằng này là một.:)):)):))
  7. nvht

    nvht Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    3.217
    Có bác nào liệt kê được các mặt hàng VN đã thực sự thay hàng TQ về mặt chất lượng không?
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Absolutely right.

    Người việt không muốn CT, nhưng nếu không tránh được thì dù có CT cũng không kẻ thù nào dìm được ý chí bất khuất của người Việt .
  9. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Mày không bằng bọn đầu đường xó chợ tại VN, chúng mày chỉ là lũ mọi rợ với tư tưởng đại hãn hẹp hòi và khốn nạn.

    Sát KHỰA[r37)]
  10. audilevis

    audilevis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Bong bóng bất động sản Trung Quốc nguy cơ sắp vỡ - Chít pà thằng tàu Khựa

    Bong bóng bất động sản Trung Quốc nguy cơ sắp vỡ
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/07/bong-bong-bat-dong-san-trung-quoc-nguy-co-sap-vo/

    Giá nhà đất đi xuống gần đây đang bắt đầu làm lung lay lòng tin về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc và cũng làm gia tăng lo ngại về một vụ vỡ bong bóng xảy ra trong tương lai.
    > Nguy cơ nối gót Hy Lạp / Trung Quốc lo vốn kích cầu chảy vào nhà đất


    Mới chỉ hai tháng trước, tại một phiên họp ở Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Washington, Mỹ), chuyên gia về Trung Quốc Nicholas Lardy còn gạt bỏ những lo ngại về bong bóng bất động sản nước này. Nhưng giờ đây, ông cùng nhiều chuyên gia kinh tế khác đều chung quan điểm suy thoái nhà đất có thể gây ra tác động kinh tế khôn lường tại Trung Quốc.​
    [​IMG]
    Vỡ bong bóng bất động sản có thể để lại những hậu quả nặng nền cho nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: WSJ
    Nhằm ứng phó với suy thoái kinh tế toàn cầu, trong gói kích thích khổng lồ năm 2009 và 2010, các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc đã cho vay khoảng 3.000 tỷ USD, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đa số lượng tiền trên được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng tàu điện cao tốc. ​
    Tuy nhiên, theo Deng Yongheng – Giám đốc Viện Nghiên cứu Bất động sản của Đại học Quốc gia Singapore, nhiều khoản vay lại được đem đi mua bán nhà đất, đẩy giá cả lên cao một cách thiếu bền vững. Nhiều nhà phân tích khác cho rằng số vụ đi vay để mua bán nhà đất lớn hơn nhiều so với số liệu giới chức đưa ra.​
    Theo ông Lardy, trong giai đoạn 2006 – 2010, đầu tư vào bất động sản nhà ở đã tăng gấp rưỡi, chiếm khoảng 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Giá nhà đất tại các thành phố lớn cũng leo lên gấp đôi. Trong năm 2009, giá cả trong các phiên đấu giá đất ở tại 8 thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng gấp hai lần. Điển hình như tháng 3/2010, các doanh nghiệp nhà nước đã trả giá cho một khu đất ở Bắc Kinh cao hơn 10 lần giá khởi điểm. ​
    Chuyên gia kinh tế Wang Tao của ngân hàng UBS cho biết trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, giá cả sẽ tăng vọt trở lại do sự khan hiếm các khoản đầu tư thay thế. Đồng thời, việc chính quyền địa phương phụ thuộc vào việc bán đất đai để thu về lợi nhuận cũng góp phần đẩy giá nhà đất leo thang. ​
    Song, James Chanos – Chủ tịch hãng đầu tư Kynikos Associates lại dự đoán trong vòng 2 năm, bong bóng bất động sản sẽ vỡ. Hàng loạt sự kiện có thể dẫn đến một cuộc bán tháo quy mô. Chẳng hạn lãi suất tăng mạnh, sự xuất hiện của các kênh đầu tư khác hay thuế cao đánh vào bất động sản.​
    Theo chuyên gia kinh tế Stephen Green tại Standard Chartered, tình hình thị trường bất động sản tác động trực tiếp đến cấu trúc nền kinh tế. Về tổng thể, khoảng 50% GDP của Trung Quốc liên quan đến bất động sản.​
    Ông Green cho biết nếu một cuộc suy thoái nhà đất có thể gây thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc thì cũng không nghiêm trọng như từng xảy ra tại Mỹ và Nhật Bản. Tại các nước này, bất động sản rớt giá là điều kiện lý tưởng cho nợ xấu nảy sinh, làm tê liệt ngành ngân hàng và cạn kiệt tín dụng.​
    Nhưng Charlene Chu, nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch tại Bắc Kinh, nhận định các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ bất động sản nặng nề. Vì vậy, việc giá cả sụt giảm mạnh sẽ làm nảy sinh hàng loạt nợ xấu và ảnh hưởng không nhỏ tới các ngân hàng nước này. Hay nói cách khác, sự sụp đổ trên thị trường bất động sản có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng, tương tự như đã gây thiệt hại cho Mỹ và Nhật Bản. ​
    Năm qua, Bắc Kinh đã cho thi hành các biện pháp kiềm chế mua bán bất động sản. Trong đó bao gồm tăng tiền đặt cọc tối thiểu cho thế chấp đối với nhà đã qua sử dụng thêm 60% và áp dụng thuế nhà đất. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo những bước đi trên sẽ giúp làm giảm giá cả xuống khoảng 10% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, không có mấy người cho rằng các biện pháp đối phó với bong bóng bất động sản sẽ được duy trì lâu do Chính phủ muốn giữ đà tăng trưởng kinh tế, vốn được coi như yếu tố then chốt đối với ổn định xã hội.​
    Ngọc Thúy (theo Wall Street Journal)​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này