Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2601 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 03:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113291 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nga vừa trình làng một loạt vũ khí tối tân để khẳng định vũ khí bán cho TQ chỉ là hàng tồn kho thôi :

    7)
    [​IMG]

    Hé lộ những vũ khí hiện đại của Hải quân Nga
    Hải quân Nga đã và đang nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Moscow tại các vùng biển chiến lược trên thế giới. Lực lượng này đã trang bị cho mình một kho tàng vũ khí tối tân khiến họ có thể tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ một thế lực thù địch nào.
    Đội tàu ngầm của Hải quân Nga

    Hải quân Nga vừa chính thức ra mắt “con át chủ bài” của đội tàu ngầm tấn công chiến lược, tàu ngầm nguyên tử đa năng hiện đại nhất Severodvinsk vào ngày 7 tháng 5 nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng phát xít. Là phiên bản đầu tiên của serie tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen thuộc Dự án 855, Severodvinsk được xưởng đóng tàu Sevmash của Nga nghiên cứu, thiết kế, chế tạo từ năm 1993. Con tàu mơ ước này dự kiến hoàn thành vào năm 1998. Tuy nhiên, sự thiếu hụt về tài chính khiến dự án đầy tham vọng trên phải hoãn lại đến tận năm 2001 mới được khởi động lại.

    Severodvinsk là loại tàu ngầm đa năng đầu tiên của Hải quân Nga, có thể đồng thời tiến hành giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau, có khả năng bắn một lúc nhiều tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân và có thể hạ gục bất cứ mục tiêu dưới nước, trên mặt biển, trên bộ và thậm chí là cả trên không nào của đối phương. Severodvinsk được xác định là loại tàu ngầm đa năng chủ lực của Hải quân Nga trong thế kỷ XXI.

    [​IMG]

    Vũ khí trang bị cho loại tàu ngầm hiện đại này gồm 24 tên lửa hành trình siêu âm, 8 ống phóng ngư lôi tự dẫn đa năng hoạt động sâu và các tên lửa đối hạm như SS-N-16 Stallion. Bên cạnh đó, Severodvinsk còn được ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga để có thể vượt qua cả các lớp tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất thế giới hiện nay về độ ồn và khả năng bí mật khi hoạt động. Tàu có khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 600m, tốc độ hoạt động 31 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 90 người, trong đó có 32 sỹ quan.

    Hiện nay, Severodvinsk vẫn chưa có biến thể nào tương tự trên thế giới và cũng là loại tàu ngầm hiện đại nhất của Nga, có thể sánh với tàu ngầm nguyên tử đa năng lớp Seawolf và Virginia của Mỹ. Tuy nhiên, Severodvinsk được đánh giá có khả năng ứng dụng cao hơn, sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến hơn, tốc độ nhanh hơn và hiệu quả tấn công cũng cao hơn.

    Tàu ngầm nguyên tử hiện đại này chính thức hạ thủy vào ngày 7 tháng 5 năm 2010 và được chuyển giao cho Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga vào cuối năm 2010. Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky cho hay, việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công và mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới là ưu tiên hàng đầu của hải quân nước này. Năm 2009, Nga khởi công chế tạo một tàu ngầm thứ hai thuộc chuỗi này với nhiều thiết bị và vũ khí hiện đại hơn.

    Theo chương trình trang bị quốc phòng Nga giai đoạn 2007-2015, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận nhiều tàu ngầm và chiến hạm mới, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava, Project 955 Borey, 6 tàu ngầm 677 Lada, 3 tàu hộ vệ Project 22350 và 5 chiến hạm cỡ vừa Project 20380 Igor Dygalo.

    Nga tăng cường trang bị vũ khí hạt nhân trên các tàu ngầm đa chức năng

    Tàu ngầm là một trong những phương tiện hiện đại nhất thế giới hiện nay góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và đẩy lùi mọi nguy cơ đe dọa.

    Củng cố và tăng cường tiềm lực cho hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quốc phòng của Nga, đặc biệt là trong giai đoạn các mối nguy cơ an ninh ngày càng gia tăng và mở rộng trên nhiều khu vực lãnh hải quốc tế và khu vực, đặc biệt là nguy cơ khủng bố và cướp biển. Bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu, chế tạo, cải tạo các loại tàu nổi mặt nước, Hải quân Nga cũng tập trung đầu tư khá nhiều cho tàu ngầm các lớp khác nhau, từ phi nguyên tử đến nguyên tử, từ mang vũ khí thông thường đến vũ khí hạt nhân.

    Với nỗ lực đó, cho tới thời điểm này, Hải quân Nga cũng đã sở hữu một số lượng không nhỏ tàu ngầm lớn nhỏ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

    [​IMG]

    Tàu ngầm nguyên tử dự án 971 PTM: Tàu có chiều dài 110,3m, rộng 13,6m, lượng mớn nước trung bình 9,7m, lượng choán nước bình thường 8.140m3, tối đa 12.770m3, tầm hoạt động sâu tối đa 600 m, tầm hoạt động ngầm 520m, tốc độ hành trình tối đa 33 hải lý/giờ, tốc độ hoạt động nổi trên mặt nước 11,6 hải lý/giờ, khả năng hoạt động liên tục dưới nước trong vòng 100 ngày đêm, kíp lái 73 người. Tàu ngầm loại này được trang bị tổ hợp ngư lôi- tên lửa bao gồm: 4 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533mm và 4 ống phóng 650mm với cơ số đạn hơn 40 đơn vị, trong đó có 28 đơn vị cỡ 533mm. Tàu ngầm sử dụng tên lửa hành trình Granat, tên lửa ngầm và tên lửa-ngư lôi, ngư lôi và mìn trôi. Ngoài ra, tàu còn có thể được trang bị cả các loại mìn thông thường.

    Tàu ngầm nguyên tử dự án 671 PTM: Nhờ được trang bị tên lửa hành trình chiến lược cỡ nhỏ Granat có tầm bắn xa tối đa 3.000km nên tàu có khả năng giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ cả trong các cuộc chiến thông thường lẫn chiến tranh hạt nhân. Do đặc tính kỹ thuật của tên lửa hành trình Granat không khác nhiều so với ngư lôi tiêu chuẩn nên nó có thể sử dụng ngay ống phóng ngư lôi cỡ 533mm trang bị trên tàu.

    Tàu ngầm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa dự án 941: Đây là loại tàu ngầm nguyên tử lớn nhất trên thế giới hiện nay. Nó có tốc độ hoạt động trên mặt nước là 12 hải lý/giờ, dưới nước là 25 hải lý/giờ, có khả năng hoạt động ở độ sâu 400m, hoạt động liên tục dưới nước trong vòng 180 ngày đêm, kíp lái 160 người. Tàu có lượng choán nước trên mặt nước 23.200tấn, dưới nước là 48.000tấn, dài 172m, rộng 23,3m, lượng mớn nước trung bình 11m. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, 22 ngư lôi 53-65K và ngư lôi-tên lửa, mìn-ngư lôi, 20 tên lửa đạn đạo P-39 (PCM-52) cùng 8 tổ hợp tên lửa phòng không Ygla.

    Tuần dương hạm ngầm chiến lược mang tên lửa: Đây là loại tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo được sử dụng để tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu công nghiệp- quốc phòng quan trọng có ý nghĩa chiến lược của đối phương. Hiện nay, trong biên chế của Hải quân Nga đang sở hữu tàu ngầm nguyên tử chiến lược thế hệ thứ 2: 667 BDR Kalmar và 667 BDRM Delphin cùng tàu ngầm nguyên tử chiến lược hiện đại thế hệ thứ tư: 955 Borey.

    Tàu ngầm diesel-điện: Đây là loại tàu ngầm trang bị động cơ diesel để chạy trên mặt nước và động cơ điện để hoạt động ngầm dưới nước. Chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên đã được nghiên cứu, chế tạo vào đầu thế kỷ XX.

    Trong tương lai, lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga vẫn được duy trì trong thành phần "bộ ba" hạt nhân của các lực lượng vũ trang Nga, song vai trò của vũ khí hạt nhân chiến thuật trên các tàu ngầm nguyên tử đa chức năng sẽ được tăng cường. Đó là tuyên bố của Phó Đô đốc Ô-lếch Bua-xép, Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Hải quân Nga.

    Tháng 12 năm 2007, Quân đội Nga vừa cho hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư. Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua, hải quân nước này đón nhận loại tàu ngầm thế hệ mới.

    Nghi thức đập chai rượu để hạ thủy chiếc Yury Dolgoruky, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey tại nhà máy Sevmash, thuộc khu vực miền Bắc Arkhangelsk của Nga. Nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava cải tiến từ hỏa tiễn Topol-M. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư của Nga. Các công nhân của nhà máy đóng tàu ngầm Sevmash tham dự lễ hạ thủy cùng Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov. Ông cho biết, Yury Dolgoruky là thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới đầu tiên của Nga trong 17 năm qua. Chiếc tàu ngầm này sẽ chạy thử trên biển và lắp đặt đầy đủ các loại vũ khí ngay sau đó và được biên chế vào Hải quân Nga.

    Tàu ngầm Yury Dolgoruky có chiều dài 170 mét, đường kính thân khoảng 13 mét và tốc độ chạy khi lặn là 29 hải lý/h. Tàu có thể mang tối đa 16 quả tên lửa đạn đạo. Ngoài chiếc Yury Dolgoruky đã được hạ thủy, hai chiếc tàu ngầm khác cùng lớp Borey mang tên Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh cũng đang được đóng tại nhà máy Sevmash. Chiếc thứ tư cũng đã có trong kế hoạch sản xuất

    Chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược và đa chức năng thế hệ thứ tư là hướng ưu tiên trong phát triển sức mạnh Lực lượng Hải quân Nga, Tổng Tư lệnh Lực lượng Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky phát biểu với RIA. Ông nói: "Hiện nay, Nga có đủ khả năng tài chính để đảm bảo việc chế tạo một nhóm tàu ngầm tên lửa chiến lược thế hệ mới". Ông cho biết trong thời gian sớm nhất tàu ngầm hạt nhân lớp đầu tiên Project 955 Yuri Dolgoruky được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava-M mới sẽ gia nhập Hạm đội phương Bắc.

    Đô đốc nói: "Việc chế tạo seri tàu ngầm thuộc dự án này đang được thực hiện". Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch đưa vào "biên chế" hải quân tàu ngầm hạt nhân đa chức năng đầu tiên Project 885 Severodvinsk. Ông nói: "Tàu ngầm dự án 677 mới (St. Petersburg và Lada) được trang bị vũ khí tên lửa và ngư lôi mới đang trải qua các cuộc thử nghiệm quốc gia".Trước năm 2010, Hải quân Nga đã đóng 3 chiếc tàu ngầm diesel Project 677 St. Petersburg. Hải quân Nga cần tất cả 40 tàu ngầm phi hạt nhân. Nga có kế hoạch chế tạo 8 tàu ngầm thế hệ Borei (Gió Bắc Cực) vào năm 2017 với mong muốn đây sẽ là hạt nhân của sức mạnh Hải quân nước Nga.

    Hải quân Nga đối phó tên lửa Mỹ

    Tháng 1 năm 2010, tên lửa Patriot của Mỹ đã được chuyển đến phía Bắc Ba Lan, chỉ cách biên giới Nga 100km. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich cho biết quyết định triển khai tên lửa đến thành phố Morag, gần biên giới với Nga, là do điều kiện thực tế chứ không mang tính chính trị.

    "Ở Morag, chúng tôi có thể mang lại những điều kiện tốt hơn cho binh sĩ Mỹ cũng như căn cứ kỹ thuật tốt nhất cho các thiết bị này", RIA Novosti dẫn lời ông Klich. Trước đó các tên lửa này được triển khai ở thủ đô Warsaw.

    [​IMG]

    Washington và Warsaw ký Thỏa thuận quy chế lực lượng (SOFA) hồi tháng 12 năm 2009, mở đường cho Mỹ triển khai quân trên đất Ba Lan. Theo quy chế đó, các binh sĩ Mỹ sẽ điều khiển tên lửa Patriot khi chúng được đưa vào hệ thống an ninh quốc gia của Ba Lan. Những tên lửa Patriot nói trên là một phần trong hệ thống mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất nhằm thay thế lá chắn phòng thủ mà người tiền nhiệm George Bush theo đuổi. Nga vẫn phản đối kế hoạch triển khai 10 tên lửa đánh chặn tầm xa ở Ba Lan và một trạm radar ở Czech. Moscow cho rằng đó là mối đe dọa trực tiếp về an ninh đối với Nga. Hạm đội Baltic của Hải quân Nga sẽ trang bị thêm vũ khí chính xác để đáp lại kế hoạch triển khai tên lửa Patriot của Mỹ sát biên giới nước này.

    RIA Novosti dẫn nguồn tin hải quân cấp cao của Nga cho biết: "Lực lượng trên bộ, dưới nước và trên không của hạm đội Baltic sẽ được tăng cường sức mạnh". Ông cũng cho biết thêm các tàu chiến mới được trang bị tên lửa hành trình chính xác cũng sẽ tham gia hạm đội.

    Những vũ khí hiện đại tối tân trong kho tàng vũ khí của Hải quân Nga đã giúp cho quân đội Nga có được sự tự tin và dũng mãnh trong công cuộc bảo vệ đất nước khỏi những thế lực tấn công.



    var currentday=29; var currentthang=6; var currentnam=2011;(Theo ******* Nhân dân)
    Tin đăng lại
    Nguồn tin: Cand
    Từ khóa: Sức mạnh Hải quân Nga
  2. quystock

    quystock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Em xin kính đề nghị MOD lock ngay Pic này. Em thấy mang màu sắc chính trị quá, cổ động cái lòng.... mà nó đã từng tồn tại, Mấy chủ thớt này tòan con em nhà Canh? thôi. Mod xem xét cho em phát
  3. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.549
    Không thể để TQ vừa đấm vừa xoa. Nếu VN không đẩy mạnh quốc tế hoá tranh chấp biển Đông, nguy cơ mất chủ quyền trên biển là hiện hữu !
  4. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    còn nhieu bọn ngu đang lđ dất nc ba ah:-w
  5. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    D.C.M mấy bọn lãnh đạo Bình Dương tầm nhìn như kặc..................
  6. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Cho dù đầu tư vũ khí hiện đại đến đâu, tiềm lực quân sự của ta chỉ đủ sức tự vệ ở quy mô vừa. Thay vì tốn kém vì những chi phí đó, hãy học Triều Tiên, làm sao để sở hữu vũ khí hạt nhân. Chỉ có vũ khí hạt nhân mới răn đe được Trung Quốc, bài học Triều Tiên vẫn còn đang có giá trị.
    Ủng hộ Việt Nam ta sở hữu vũ khí hạt nhân.
    :-w
  7. honghaibinh

    honghaibinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    6
    Tiền bày cả đống trước mặt thì còn nhìn thấy giề hả bác? Nếu đặt vào vị trí của bác thì bác nhìn "tầm" hay nhìn "tiền"?
  8. abclkj

    abclkj Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Đã được thích:
    1
    Tiền [r24)]
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
    Cập nhật lúc :10:30 AM, 29/06/2011
    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
    Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
    Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

    [​IMG]
    Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.
    Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ. Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
    Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

    [​IMG]
    Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.
    Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII. Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.




    Ý KIẾN BẠN ĐỌC

    Thanh Binhf
    Trung quốc và kêu "các nước Đông nam á, Việt nam hãy xem lại lịch sử". phải chăng họ không biết lịch sử và ngay cả Sách xuất bản đang lưu giữ tại nước họ cũng không đọc, họ chỉ bắt người khác tin sách họ "mới nghĩ ra".

    chu văn hiệp
    những tư liệu quý mà báo đã nêu ra, cần có các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ hơn và dịch toàn bộ ra tiếng Việt và tiếng Anh để tuyên truyền rộng rãi trên thế giới biết nhằm lấy lại hải đảo mà ông cha ta đã khai phá và gìn giữ bấy lâu nay.

    Nguyễn Văn Giáp
    Từ những thông tin chính thống của các tư liệu cổ qua các thời đại Trung Quốc đều cho thấy họ không công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, các tư liệu đó công nhận hai quần đó đó thuộc về Việt Nam. Vậy tại sao cho đến thời điểm TK 20 TQ lại ra sức tranh cướp quần hai quần đảo này của Việt Nam, với những giữ liệu lịch sử trên phải trăng TQ đã phủ nhận lịch sử của họ vậy. Dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.

    Tran Viet Phuong
    Đây là một bài viết rất hay. Tôi ủng hộ và đề nghị báo giới Việt Nam mở hướng lớn viết những bài, dựa trên các chứng cứ của chính sử hoặc dã sử Trung Quốc nhằm chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như bài báo đã viết. Các cơ quan công quyền của Việt Nam, ví dụ như Cục Đồ bản, tập hợp các chứng cứ của phía Trung Quốc có thể xuất bản Sách Trắng, sách giới thiệu để chứng minh hai quần đảo đó là của Việt Nam.


    Tôi nghĩ rất cần dịch các bài báo và tài liệu này sang tiếng Anh và tiếng Hoa để phổ biến cho nhân dân thế giới biết. Chúng ta cần cho thế giới biết càng nhiều càng tốt về các thông tin chủ quyền, chứ không chỉ nhân dân trong nước biết. Xin cám ơn.
  10. honghaibinh

    honghaibinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    6
    Thái- Dương già nhưng vẫn còn dại, tính khí bốc đồng, dễ bị kích động, dễ bị kẻ xấu lợi dụng lại sa vào tranh cãi dài dòng tốn tài nguyên mod. thím ấy đi lấy chồng thì chợ vẫn vui.
  11. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thật tình là tôi đang suy nghĩ xin Mod khoá nick vĩnh viễn ! Mệt mõi lắm rồi ! Nhân sự việc chiều nay mà nhận ra ai là bạn thật , ai là bạn giả !
    Cả một vài người tôi hằng kính trọng và không hề xúc phạm họ , nay cũng quay sang lên án tôi , nghi ngờ tôi là con gái mà nói xạo là đàn ông !
    Vì tôi nói ra sự thật chăng ?
    Quá trình trước đây , khi mọi người áp đặt xem tôi là con gái , tôi thấy cũng buồn cười , nhưng vì nghĩ chuyện cũng vô hại nên mặc kệ . Cũng có đối đáp tung hứng qua về cho vui trong và sau những lúc thị trường CK căng thẳng !
    Có một điều khẳng định : tôi không lừa tình ai cả , như một vài người đã vu cáo !
    Tôi không hề nhận lời yêu ai ! Còn ai yêu tôi là việc của họ !
    Chẳng lẽ tôi phải chịu trách nhiệm về việc những người đàn ông đã có vợ hoặc sắp lấy vợ đi tán tỉnh tôi sao ?
    Nay tôi nói sự thật để chấm dứt một huyền thoại , để khỏi bị quấy rầy vì những lời ong b.ướm rũ rê thì lại bị không ít người ném đá là sao ?
    Những ai đã từng tỏ tình với tôi hãy nói lên nào : tôi lừa các anh cái gì ? Một lời yêu tôi chưa hề nhận , cả những bó hoa 99 đoá hồng tượng trưng tình yêu vĩnh cửu , tôi cũng từ chối !
    Có người đã rũ tôi đi khách sạn ( :)):)):)) ) tôi từ chối thì quay sang đả kích tôi ! ( Có chứng cứ hết ) .

    Tại sao không đặt vấn đề ngược lại : Nếu tôi là con gái thật , thì chính mấy bác đã có vợ ( sau này tôi mới biết , lúc mới quen thì không ) đi tán tỉnh tôi mới là lừa tình tôi chứ ?
    Đề nghị mọi người tập trung vào chủ đề chính , và đừng lôi chuyện cá nhân tôi lên bàn mổ nữa !


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này