Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3185 người đang online, trong đó có 157 thành viên. 06:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112881 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    mưa qua nước Bắc..


    [​IMG]
  2. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Xe biển Trung quốc ngang nhiên đi ở VN
    MÌNH MỚI THẤY, Ở NGAY YÊN BÁI



    [​IMG]
    Mai Thanh Hải Blog - Gần 1 tuần lang thang Tây Bắc, gặp và chứng kiến bao nhiêu là chuyện. Về tới Hà Nội trước ngày cuối tuần, để được cà phê Cột Cờ buổi sáng Chủ nhật như thường lệ, xin kể trước câu chuyện mình gặp ngay ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Địa điểm này rất gần Hà Nội, mình chạy xe theo cung Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Sơn - Thu Cúc - Ba Khe (nối 3 địa phương Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái), hình như cũng chỉ trên dưới 3 tiếng đồng hồ.

    Chủ đề thứ nhất là Nghĩa trang Liệt sĩ người Trung Quốc, nằm ở bên đường 32 (Ba Khe, Văn Chấn, Yên Bái), phía bên phải hướng Hà Nội (TP.Yên Bái) lên Nghĩa Lệ, Mù Căng Chải (Yên Bái) và sau đó tỏa về Lào Cai hoặc chạy thẳng lên Lai Châu. Mình có lọ mọ hỏi người dân sống xung quanh, nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai biết về lai lịch (hoặc câu chuyện về những người nằm trong Nghĩa trang). Nhìn mạng nhện chăng đầy khung cửa sắt và những chân hương, đế nến để lâu. Mình đoán: Có lẽ đây là nơi an nghỉ của những người Trung Quốc (công nhân, cán bộ) đã sang đây giúp chúng ta xây dựng công trình, những năm rất xa xưa, từ những năm 60-70 gì đấy...

    Chủ đề thứ hai: Chạy qua thị xã Nghĩa Lộ (cách Nghĩa trang Liệt sỹ người Trung Quốc khoảng 40-50 km), đến địa phận Bản Hẻo (Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn), đập ngay vào mắt là chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát Trung Quốc nằm chình ình ven đường, thùng sau chất đầy những két bia Hà Nội.

    Lại lọ mọ xuống hỏi, dân xung quanh lắc đầu chả biết gì. Vòng quanh nhìn ngắm mãi, mới phát hiện 1 tờ giấy A4 gắn ở kính lái của xe, ghi mấy chữ - số, giống như biển kiểm soát tạm của tỉnh Lào Cai (24). Đoán vậy, nhưng chả biết thế nào. Ừ! Cứ cho là mình đoán đúng đi. Thế nhưng, chỉ 1 tờ giấy A4 ghi vài chữ mà hiên ngang tiến vào sâu trong nội địa quốc gia khác thế này, thì đúng là... tài thật.
    ---------------------------------------------------------------------------
    CHỦ ĐỀ 1:

    [​IMG]Những hàng bia mộ, phía tay trái[​IMG]Một số ngôi mộ vô danh[​IMG]Một số ghi rất đươn giản[​IMG]Mộ này có tên và ngày mất
    [​IMG]

    [​IMG]Tượng đài và bát hương, chân nến
    [​IMG]Các mộ phía bên phải
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Nhìn từ ngoài đường vàCHỦ ĐỀ 2:

    [​IMG]Xe đeo biển số Trung Quốc đỗ ven Quốc lộ 32

    [​IMG]Nhìn từ xa, thấy chiếm gần hết lòng đường
    [​IMG]Chở bia Hà Nội nhé
  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Bá quyền văn hóa kiểu Trung Quốc



    http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1895

    Nhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.


    * "Giai điệu chủ"

    Câu chuyện bắt đầu từ năm 1987...

    Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu hướng "giải trí hóa" phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim "giai điệu chủ" nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.

    Chính sách này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính, nằm trong một khái niệm chung mà Chủ tịch Giang Trạch Dân gọi là "giai điệu chủ":

    • Dòng phim về những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt - gọi chung là phim "thần tượng tuổi trẻ";

    • Dòng phim cổ trang, gồm phim lịch sử ("Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Vương triều Ung Chính", "Khang Hy", "Thái Bình Thiên Quốc"…), dã sử ("Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách"...)

    • Dòng phim gia tộc luân lý ("Mùa quýt chín", "Gia tộc Kim Phần"…)

    • Dòng phim cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa ("Khát vọng", "Câu chuyện Thượng Hải"…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)

    • Dòng phim hình sự, chống tham nhũng ("Xứng danh anh hùng", "Khống chế tuyệt đối"…)

    Những phim này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa phương lớn vào giờ vàng.

    Đặc biệt, chúng nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước: Tất cả các phim, chỉ trừ dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất là phổ biến "giá trị Trung Hoa" tới các quốc gia trong khu vực.

    Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi "đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn Độ", như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn "Phim truyền hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình" (NXB Điện ảnh Trung Quốc, 2008).

    Phần lớn các phim "giai điệu chủ" đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta chẳng xa lạ gì với chúng. Các phim đều được xuất khấu với giá hết sức ưu đãi sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (như "Khát vọng", "Tây du ký", "Vương triều Ung Chính") theo thỏa thuận hợp tác giữa các đài truyền hình hai nước.


    * Ồ ạt "xâm lăng văn hóa"

    Song song với việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, nhất là phim truyền hình, sang các nước trong khu vực mà đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành "Trung Hoa hóa" các sản phẩm của những nước này.

    Bất chấp việc giới truyền thông Việt Nam đưa tin đậm về những phim hợp tác giữa hai nước như "Hà Nội Hà Nội" hay "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong", các bộ phim này chưa bao giờ được ưu tiên chiếu giờ vàng trên sóng truyền hình của bất cứ đài nào ở Trung Quốc. Ví dụ, "Hà Nội Hà Nội" chỉ được phát trên đài tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh vào lúc… đêm khuya thanh vắng.

    Với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng đến từ các nước khác, Trung Quốc thực hiện làm mờ tính nước ngoài của chúng. "Vua Kungfu" (Forbidden Kingdom) dù là phim của Mỹ và từ đạo diễn đến quay phim, phục trang đều là người Mỹ, nhưng khi đến đại lục, phim mặc nhiên được giới truyền thông nhào nặn thành sản phẩm Trung Hoa.

    Các ngôi sao châu Á của Hollywood cũng bị "Trung Hoa hóa" tương tự. Khán giả Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung dễ lầm tưởng rằng Dương Tử Quỳnh (sinh tại Malaysia, học ở Anh, thành danh trên đất Hong Kong), Maggie Q. (Lý Mỹ Kỳ - mẹ là người Việt Nam, cha mang quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii) là người đại lục.

    Trung Quốc cũng khéo léo lờ đi chuyện quốc tịch của nhiều diễn viên nổi tiếng trong nước họ: Hầu như rất ít người biết rằng ngôi sao Trương Thiết Lâm mang quốc tịch Anh, Tư Cầm Cao Oa là người Thụy Sĩ, Ninh Tĩnh là người Pháp, còn mỹ nhân Chương Tử Di gốc gác Hong Kong.

    (Ngoài lề: Một vụ việc đặc biệt có liên quan đến Việt Nam, nhưng không thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, là cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" của Giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, phát hành tháng 11-2008. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính danh là Hồ Tập Chương, nguyên là một người Khách Gia [Hakka, tiếng Việt gọi là người Hẹ], tức thuộc Hán tộc.)


    * Điều gì nằm sau chiến lược xuất khẩu văn hóa của Trung Quốc?

    Một nước lớn với dân số hùng hậu như Trung Quốc khó mà chấp nhận tầm ảnh hưởng ít ỏi trên thế giới. Và trên con đường "trỗi dậy hòa bình" để trở thành bá quyền ít nhất là trong khu vực, Trung Quốc mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn hóa - thứ "quyền lực mềm" đầy quyến rũ.

    Chẳng riêng Trung Quốc biết điều đó. Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi.

    Bên cạnh kinh tế và quân sự, các quốc gia sẽ thực hiện cả tham vọng gây ảnh hưởng và lấn át các nước khác trên bình diện văn hóa, tư tưởng. Sau Chiến tranh Lạnh, ở châu Âu, bên cạnh ngoại giao về chính trị và kinh tế, thì ngoại giao văn hóa ngày càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.

    Pháp và Đức là hai quốc gia rất chú trọng tới vấn đề "bá quyền văn hóa" này. Các hoạt động “xuất khẩu văn hóa” của họ được tiến hành mạnh mẽ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó ngay tại Việt Nam: Chương trình hoạt động thường niên của Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện Goethe dường như sôi nổi hơn hẳn so với Hội đồng Anh (British Council) hay Viện Cervantes của Tây Ban Nha.

    Và đến đây thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những hình thức ngoại giao văn hóa mà Trung Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam, trong nhiều ví dụ thực tế. Phim truyền hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa phương. Khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về trang phục của đời Thanh và chắc chắn là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.

    Ngay trong giới trí thức, tâm lý sùng bái văn hóa Trung Hoa đã rất nặng. Một số đông trí thức Việt Nam có thể dễ dàng trích dẫn các điển tích, điển cố của Trung Hoa thay vì của phương Tây hay thậm chí của chính nước mình. Nói tới văn hóa Trung Hoa là nói tới một nền văn học với những tác phẩm vĩ đại, tới triết học thâm sâu, tới sân khấu kinh kịch có sức sống trường tồn, tới điện ảnh với những nhân tài mà ngay cả Hollywood cũng phải kiêng nể.

    Điều này không sai, tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là nhiều trí thức Việt Nam luôn vị nể quá mức thay vì đặt văn hóa Trung Hoa vào tương quan đúng mực với các nền văn hóa khác trên thế giới - cũng rực rỡ và vĩ đại như thế.

    Khái niệm bá quyền văn hóa - tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời (1). Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa - tư tưởng với láng giềng Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, dường như cuộc "xâm lăng văn hóa" này diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết.

    ...

    Những thông tin này có gợi cho chúng ta một suy nghĩ gì chăng?
  4. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Đã được thích:
    0
  5. LocPhat68688

    LocPhat68688 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    14
    Mấy bọn lờ đờ vùng biên đầu óc ngu dốt dễ bị mua chuộc, chính phủ cần phải có biện pháp rà soát lại các lãnh đạo địa phương vùng biên, bọn này cứ nhìn thấy xèng là chúng nó chằng còn biết bon mịa gì nữa
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110703/Trung-Quoc-can-kiem-che-o-bien-Dong.aspx

    Trung Quốc cần kiềm chế ở biển Đông
    03/07/2011 0:59

    Đó là nội dung chính trong bài xã luận vừa được đăng trên báo Mainichi của Nhật Bản.



    Bài xã luận có đoạn: "Việc ngày càng có nhiều va chạm giữa Trung Quốc (TQ) với Việt Nam và Philippines ở biển Đông xuất phát từ sự gia tăng hoạt động trên biển của TQ". Theo bài xã luận, TQ đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng gần Nhật, giữa tuyến hàng hải của các đảo từ Kyushu đến Đài Loan và Philippines cũng như tuyến nối các quần đảo Izu, Ogasawara và đảo Guam của Mỹ. Bài xã luận còn đề cập vụ tàu khảo sát TQ xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền thuộc tỉnh Miyagi của Nhật hôm 23.6 dù TQ đã bác bỏ cáo buộc này. "Không thể chấp nhận những hành động này của tàu TQ. Có nhiều lo ngại rằng TQ đang dòm ngó nguồn dầu khí ở biển Hoa Đông và biển Đông nhưng là một nước lớn và là một thành viên thường trực của HĐBA LHQ, TQ phải kiềm chế", bài xã luận viết. Hôm 10.6, báo Yomiuri Shimbun của Nhật cũng đăng bài xã luận với tựa đề: Bắc Kinh phải kiềm chế trên biển. Tờ báo nhận định với những hành động đơn phương gần đây ở biển Đông, TQ đã vi phạm Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) và nhấn mạnh: "TQ sẽ không bao giờ có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu họ không làm theo những gì đã nói".
    Văn Khoa
  7. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Lão này định làm cho các mem loạn chủởng đây mà, người ta chống tàu thì nói chỗng Việt, người ta chửi Mao, Liệt. Bình,...thì nói người ta "dùng chiêu", chính lão mới là người dùng chiểu " tung hỏa mù" thì có, chỉ có thân tàu mới có hành động " gây hấn" như vậy.
  8. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thép=Sắt nung nóng + nước lạnhTrái tim nóng+cái đầu lạnh![};-
  9. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái nghĩa trang của người trung quốc thì phải chuyển hài cốt cho phía họ đưa về an táng bên lãnh thổ của TQ chứ, để trên đất mình mãi thì sau này có cơ hội trung quốc sẽ coi là căn cứ nói rằng đất đó của trung quốc vì có nghĩa trang liết sỹ của nó từ năm này năm nọ rồi.

    còn nhớ tranh chấp đảo thì bọn nó cũng mang hài cốt người tàu ra chôn trên đảo mình rồi tuyên bố như vậy, liệt sỹ của một quốc gia mà mộ phần để trên lãnh thổ của nước khác mãi như vậy là có vấn đề rồi.
  10. HDVN6868

    HDVN6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thằng Nhật nó thà chế tạo thịt từ phân người chứ nhất quyết không giết đồng loại ăn thịt, không ăn thai nhi, không biết bọn tàu biết điều này có cắm mặt xuống đất không nữa, nhục quá tàu bựa ơi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này