1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4232 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 11:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113457 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. trumck2000

    trumck2000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi các anh chị lãnh đạo Thành Đoàn nhiều thế hệ

    Đỗ Trung Quân
    Thưa các anh chị.
    Với tư cách một người cùng thế hệ đã chia sẻ những thăng trầm của thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh suốt 36 năm qua. Những dòng này gửi đến các anh chị.
    Tôi nhớ,
    Những lời hiệu triệu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy đang là Bí thư thành ủy Sài Gòn 1976 “Hỡi các em đội viên thanh niên xung phong yêu quí! Tương lai của thành phố này hôm nay đang tỏ rõ trên vầng trán các em…”.
    Tôi nhớ
    Hình ảnh anh Phạm Chánh Trực, Bí thư Thành đoàn thay mặt thành phố trao lá cờ cho lực lượng TNXP. Chỉ hai năm sau, cùng với thanh niên thành phố, lực lượng thanh niên xung phong sôi sục ra mặt trận bảo vệ biên giới trước sự xâm chiếm, tàn sát đồng bào dọc các tỉnh biên giới Tây Nam của bọn Polpot, giờ đây, những kẻ cầm đầu diệt chủng đang phải đứng trước tòa án của lương tâm và công lý nhân loại.
    Tôi nhớ,
    Những bài ca về tổ quốc vang lên khắp nước , đặc biệt trong nhà văn hóa thanh niên số 4 Phạm Ngọc Thạch khi Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
    Số 4 Pham Ngọc Thạch luôn là hàn thử biểu đo lòng yêu nước của thanh niên mỗi khi đất nước cần đến thanh niên.
    Nay, cũng ở địa chỉ này suốt 5 tuần lễ thanh niên thành phố bày tỏ lòng yêu nước trước sự đe dọa, ngạo mạn của “người bạn quí hóa” Trung Quốc. Nó bỗng hóa thành “ốc đảo” giữa thành phố. Nó im im đóng cửa như chưa từng là nơi biểu tượng của tinh thần thanh niên thành phố nói riêng, Việt Nam nói chung. Nó vì lẽ gì bỗng bị tước quyền là nơi bày tỏ thái độ chính trị của tuổi trẻ hôm nay?
    Tôi nhớ
    Lời ôn tồn nhưng thẳng thắn của anh Huỳnh Tấn Mẫm sáng 5- 6 – 2011 “lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên tuần hành…”.
    Biến thành “ ốc đảo” – phải chăng vì nó đang đối diện với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc? Phải chăng vì thế cho dù nó cách Hoàng Sa, Trường Sa nghìn dặm, nó thuộc chú quyền Việt Nam cũng bỗng biến thành “vùng tranh chấp”?
    Thưa các anh chị.
    Tôi nhớ từng tên các anh chị lớn lên với thành phố này: Phạm Chánh Trực, Nguyễn Chơn Trung, Lê Văn Nuôi, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hoàng Năng, Tất Thành Cang, Lê Đức Hải, và bây giờ là Nguyễn Văn Hiếu…những gương mặt không xa lạ gì với phong trào thanh niên qua nhiều thế hệ.
    Tôi muốn chuyển một câu hỏi: Liệu hôm nay ai trong các anh chị sẽ dõng dạc hiệu triệu thanh niên như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng hiệu triệu, thổi bùng ngọn lửa trách nhiệm kiêu hãnh trong thanh niên thành phố 36 năm trước.
    “Hỡi các bạn thanh niên Việt Nam yêu quí! Tổ quốc đang bị đe dọa. Biển đảo đang bị xâm lấn. Vận mệnh đất nước hôm nay đang tỏ rõ trong thái độ không đớn hèn, tương lai bền vững của đât nước đang soi sáng trên vầng trán các bạn!”.
  2. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    nhân dân thì ở đâu cũng tốt, cũng là nạn nhân thôi, dù có chiến tranh cũng ko được lấy dân chúng làm mục tiêu tấn công quân sự, chỉ có chế độ phát xít hay bành trướng bá quyền là phải tiêu diệt nó.
  3. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Bành trướng, bá quyền, phát xít là kẻ thù chung của nhân loại.
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Kế hoạch Liên xô tấn công hạt nhân Trung Quốc: Thực tế lịch sử hay chuyện hoang đường?


    Từ khóa: Những ý kiến

    21.05.2010, 18:49
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Nhiều phương tiện truyền thông quốc tế đã chú ý đến một bài viết trên tạp chí Wensheng tsankao của Trung Quốc kể rằng, năm 1969 Liên xô từng chuẩn bị cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ đã cản trở kế hoạch này. Sau đây là những ghi chép của QSV đài "Tiếng Nói nước Nga" Igor Denisov.

    Điểm báo Tsankao syaosi ngày 15 tháng 5 có nhắc đến một số nhà xuất bản đã bày tỏ quan tâm về những bí ẩn của cuộc xung đột Xô-Trung. Trong số đó có tờ "Sự thật Komsomol". Đây không phải là tờ báo duy nhất của Nga thuật lại chi tiết bài báo giật gân. Ông Denisov viết: “Tôi nghĩ rằng đó không là một điều đáng ngạc nhiên, bởi thực tế sự đối đầu giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 và 1970 là một phần lịch sử chung của hai nước. Và như nhận xét của Đặng Tiểu Bình, dù “khép lại quá khứ” chúng ta vẫn không thể xóa nó khỏi ký ức. Bất kỳ tài liệu lưu trữ mới, bất kỳ xác nhận nào của các nhân chứng đều vô cùng có giá trị.

    Nhưng ở đây, tính xác thực lịch sử trong bài viết trên Wensheng tsankao lại là một vấn đề khá lớn. Bài báo không dựa trên các văn bản tài liệu mà duy nhất qua trí tưởng tượng của nhà báo. Hơn thế, những điều này từ lâu đã được không ít tác giả khác nhắc đến. Trong số đó, ví dụ, có Zheng Zhiren một kỹ sư pháo binh cao cấp, người vào năm 2000 đã in bài "Năm cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Trung Quốc" trên tạp chí "Kiến thức vũ khí" của nước này.

    Rất nhiều khả năng chính Zheng Zhiren cũng là chủ nhân giả thiết mà tạp chí Wensheng tsankao đã in lại. Nội dung vắn tắt của bài báo như sau. Vào nửa cuối thập kỷ 1960 quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi nhanh chóng. Tình hình căng thẳng tại biên giới đã dẫn đến sự kiện đảo Damansky trên sông Ussuri ngày 02/03/1969. Zheng Zhiren và tác giả của bài viết trên Wensheng tsankao cho rằng, trong hoàn cảnh đó Matxcơva đã quyết định dùng đến lý lẽ bom hạt nhân để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.

    Theo giải thiết này, ngày 20/08 thông qua Đại sứ tại Washington Anatoly Dobrynin Liên xô đã thông báo cho trợ lý Tổng thống Mỹ về an ninh Henry Kissinger về dự định “cú tấn công phẫu thuật bằng hạt nhân” vào Trung Quốc. Wasington không ủng hộ kế hoạch của Liên xô, cảnh báo trong trường hợp xảy ra sẽ ném bom các thành phố và công trình quân sự của Liên xô.

    “Tình hình năm 1969 thực sự vô cùng căng thẳng, nhưng kế hoạch Liên Xô tấn công hạt nhân Trung Quốc tất nhiên chỉ là một huyền thoại” — Giáo sư Sergei Luzyanin, Phó Giám đốc Học viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga. Ông Sergei Luzyanin là người có nhiều dịp trò chuyện chi tiết về giai đoạn này cùng với các cựu cán bộ Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô, những người tham gia vào việc chuẩn bị các quyết định của lãnh đạo cấp cao, cũng như với các nhân viên tình báo Xô viết, khi ấy liên quan đến Trung Quốc.

    “Theo như lời họ”, — ông Sergei Luzyanin nói, — “thậm chí cũng không hề có cả những lời ám chỉ mập mờ rằng Liên Xô thực sự đang chuẩn bị cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc. Tất nhiên có thể cho rằng đó là bí mật quốc gia và những nhân vật này đã thề sẽ im lặng. Nhưng đầu những năm 1990 là giai đoạn cởi mở hoàn toàn đối với các tài liệu lưu trữ của chúng ta. Nếu đúng từng quyết định như vậy thì con số văn bản liên quan sẽ không ít. Bằng cách này hay cách khác, các hồ sơ nếu có đã bị phơi bày. Quyết định hệ trọng không thể không để lại dấu vết. Tuy nhiên, không ai thấy các tài liệu này”.

    Dựng lại các cuộc hội thoại của giới lãnh đạo Xô viết trong bài viết của mình, tác giả trên "Wensheng tsankao" không viết, ông đã nhận những thông tin chi tiết và bảo mật này từ đâu. Trong các hồi ký của ông Dobrynin, cựu Đại sứ Liên Xô ở Hoa Kỳ không hề nhắc một chút gì về cuộc gặp ngày 20/08/1969. Mặc dầu, cuốn hồi ký của Kissinger có cả một mục kể về cuộc xung đột Trung-Xô, nhưng ở đây cũng không hề đề cập đến "tối hậu của Mỹ" trước sự đe dọa của Liên Xô đối với Trung Quốc. Như vậy, giải thiết không có một tài liệu chứng cớ nào.

    “Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn cả là yếu tố lịch sử” – Giáo sư Luzyanin nhận xét. “Vào năm 1969, giới lãnh đạo Liên Xô có thái độ tương ứng hơn trong các quyết định, so với một thập kỷ sau, vào thời kỳ "hậu trì trệ". Khó thể tưởng tượng là ban lãnh đạo Brezhnhev vào cuối những năm 1960 nghiêm túc chuẩn bị quyết định này, nếu cân nhắc việc Liên xô có biên giới chung với Trung Quốc, những phản ứng khả năng trên thế giới. Lẽ tất nhiên, tất cả đều ý thức rõ rằng sẽ không chỉ giới hạn bằng cú "tấn công phẫu thuật", mà chắc chắn gây nên một cuộc chiến tranh hạt nhân”.

    Nói cách khác, trong trường hợp bài báo trên Wensheng tsankao, chúng ta đang đối mặt với sự giả mạo lịch sử. Trong thời gian tham dự kỷ niệm 65 Chiến thắng Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhận xét rất chính xác, rằng hai nước chúng ta "cần tăng cường liên lạc và phối hợp quan điểm để cương quyết bảo vệ sự thật và tính trung thực của lịch sử”. Ông Denisov viết, điều này không chỉ áp dụng với lịch sử sự tham gia của hai nước trong Thế chiến II, mà còn đối với toàn bộ lịch sử quan hệ Nga-Trung Quốc. Xét từ quan điểm này, bài viết trên Wensheng tsankao không thể không gây nên sự ngạc nhiên, vì nó không hé mở bí mật lịch sử, mà lan truyền sự thêu dệt hoang đường về thời kỳ phức tạp những năm 1960. Sẽ đúng đắn hơn, nếu không chỉ các nhà nghiên cứu Nga mà cả Trung Quốc cũng sẽ phát biểu ý kiến về điều này.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Các bác nên đọc :

    Chia rẽ Trung-Xô

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Trong tiếng Trung QuốcPhồn thể:中蘇交惡Giản thể:中苏交恶Bính âm:Zhōngsū jiāoèHán-Việt:Trung Tô giao ác Trong tiếng Ngatiếng Nga gốc:Советско-китайский расколKý tự Latinh:Sovetsko-kitaiskiy raskol
    Chia rẽ Trung-Xô là một cuộc xung đột ngoại giao chính giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sự chia rẽ bắt đầu vào cuối thập niên 1950, lên đến đỉnh điểm vào năm 1969 và diễn tiến theo nhiều cách khác nhau cho đến cuối thập niên 1980. Việc này dẫn đến một sự chia rẽ song song trong phong trào cộng sản quốc tế dù nó có thể có liên quan nhiều hơn đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Liên Xô cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng của hai quốc gia.
    Mục lục


    [sửa] Bối cảnh

    Cội rễ của sự chia rẽ bắt đầu trong thập niên 1930 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông tiến hành đồng thời cuộc kháng chiến chống Nhật Bản và một cuộc nội chiến chống Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Mao gần như làm ngơ khuyến cáo và chỉ thị của StalinĐệ tam Quốc tế cách tiến hành cuộc cách mạng tại Trung Quốc. Lý thuyết truyền thống của chủ nghĩa Lênin, vào thời này đã được nâng lên cấp giáo điều không bị chất vấn tại Liên Xô, là sự đấu tranh cách mạng phải lấy giai cấp lao động thành thị làm nòng cốt, đó là một giai cấp dường như không tồn tại ở Trung Quốc; vì thế thay vào đó Mao Trạch Đông đã vận dụng huy động lực lượng nông dân.
    Trong suốt Đệ nhị Thế chiến Stalin hối thúc Mao thành lập một liên minh với Tưởng Giới Thạch để chống Nhật Bản. Thậm chí sau chiến tranh, Stalin đã khuyên Mao đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực mà nên thương lượng với Tưởng; Stalin ký một hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Tưởng vào giữa năm 1945. Mao chấp thuận lời khuyên của Stalin một cách khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách đánh đuổi Tưởng khỏi lục địa Trung Quốc và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau đó, một cuộc viếng thăm dài hai tháng của Mao đã đạt được kết quả cao độ với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Trung-Xô (1950) bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Xô giá trị 300 triệu rúp và liên minh quân sự 30 năm chống hành động xâm lược của Nhật Bản.
    Tuy nhiên vào lúc đó, Bắc Kinh đã bắt đầu nỗ lực hất chân vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới của Mạc Tư Khoa. Mao và các người ủng hộ ông đã tích cực quảng bá ý tưởng rằng các phong trào cộng sản tại Á châu, và phần còn lại của thế giới, nên theo gương cách mạng của Trung Quốc, chứ không phải là của Nga. Chẳng hạn vào năm 1947, Mao đã trao cho ký giả Mỹ Anna Louise Strong các tài liệu và hướng dẫn bà "trình các tài liệu này cho các lãnh tụ Đảng tại Hoa Kỳchâu Âu" nhưng không nghĩ rằng "cần thiết đem các tài liệu này đến Mạc Tư Khoa." Ann Louise Strong cũng có viết một bài báo có tựa đề "Ý tưởng của Mao Trạch Đông" (The Thought of Mao Tse-tung) và một cuốn sách Bình minh từ Trung Quốc (Dawn Out of China) trong đó bao gồm những lời cho rằng thành tựu vĩ đại của Mao là thay đổi Chủ nghĩa Marx từ hình thức châu Âu sang một hình thức châu Á... trong cách mà cả Marx và Lê Nin không thể nào mơ." Cuốn sách bị cấm tại Liên Xô. Vài năm sau đó, vào lần họp mặt cộng sản quốc tế đầu tiên tại Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ, một người nổi bật ủng hộ Mao, đã đọc một bài diễn văn ca ngợi "con đường Mao Trạch Đông" (Mao Tse-tung road) như là con đường đúng đắn của cách mạng cộng sản và cảnh cáo rằng sẽ sai trái nếu đi theo con đường nào khác; Lưu Thiếu Kỳ đã không ca ngợi Stalin hoặc mô hình Liên Xô thậm chí chỉ là một lần. Tuy nhiên sự căng thẳng diễn ra tại Bán đảo Triều Tiên và một nỗi lo đang hình thành về một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại đó, các tình huống chính trị địa dư cho thấy rằng cả hai quốc gia này không thể chịu đựng được một sự rạn nứt về ý thức hệ và vì vậy liên minh của họ tiếp tục kéo dài.
    Suốt thập niên 1950, Trung Quốc được một số đông các cố vấn Liên Xô hướng dẫn đã theo mô hình phát triển của Liên Xô, đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng với vốn trích ra từ thặng dư của nông dân trong lúc coi sản xuất hàng hóa tiêu thụ là ưu tiên thứ hai. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1950, Mao đã bắt đầu phát triển ý tưởng mới về cách làm sao Trung Quốc tiến ngay lên chủ nghĩa Xã hội qua việc huy động các lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc— các ý tưởng này dẫn đến phong trào Đại nhảy vọt.
    Các chết của Stalin năm 1953 đã tạo ra một tình hình mới trong thế giới cộng sản. Khi Stalin mất, Mao cảm thấy rằng ông bây giờ là một lãnh đạo kỳ cựu, và ông trở nên ngày càng bực tức khi các nhà lãnh đạo mới của Liên Xô như Georgy MalenkovNikita Khrushchev đã không ban cho ông cái tư cách đó. Tuy nhiên, thời kỳ này đã chứng kiến một sự hồi sinh ngắn ngủi tình hữu nghị Trung-Xô. Mao được trấn an bởi chuyến viếng thăm chính thức của Khrushchev đến Trung Quốc năm 1954 mà trong chuyến đi đó đã chính thức trao trả căn cứ hải quân Lữ Thuận Khẩu cho Trung Quốc. Liên Xô đã giúp đỡ về kỹ thuật trong 156 ngành công nghiệp chính khác nhau trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Trung Quốc cùng với một khoản cho vay tổng cộng lên đến 520 triệu rúp. Hai quốc gia cũng hợp tác tại Hội nghị Genève năm 1954 để thuyết phục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp thuận chia cắt tạm thời Việt Nam theo vĩ tuyến 17.
    Nhưng các chính sách của Khrushchev bắt đầu làm cho Mao khó chịu. Mao không công khai sự bất đồng của mình khi Khrushchev lên án Stalin trong bài diễn văn bí mật đọc tại Đại hội Đảng lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956, hoặc khi Khrushchev nối lại quan hệ với chế độ của Josip Broz Tito tại Nam Tư là chế độ mà Stalin đã lên án năm 1947. Nhưng Mao đã ủng hộ Stalin trong nhiều cách, cả về tư tưởng và chính trị, và Khrushchev cố tình tháo gỡ sự ủng hộ đó trong một loạt bài diễn văn công và tư, cố ý bác bỏ gần như tất cả những gì thuộc sự lãnh đạo của Stalin, thông báo kết thúc Đệ tam Quốc tế, và, gây khó chịu nhất cho Mao là xem nhẹ lý thuyết nòng cốt của chủ nghĩa Marx-Lênin về xung đột vũ trang không tránh khỏi giữa chủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa xã hội. Kết quả là, Khrushchev đã đi tiên phong với ý tưởng "Cùng chung sống hòa bình" giữa các quốc gia cộng sản và tư bản. Tuy nhiên, điều này đặt ra một thử thách trực tiếp đến chính sách ngoại giao "dựa vào một bên" (lean-to-one-side) mà Mao đã áp dụng sau nội chiến Trung Quốc, khi mà có mối đe dọa trực tiếp từ sự can thiệp quân sự của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong chuyện nội bộ của Trung Quốc (điều cần thiết là phải liên minh toàn diện với Liên Xô). Thật sự, Khrushchev đã mưu toan hủy bỏ chính điều kiện mà đã tạo ra Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô năm 1950 rất hấp dẫn Mao ngay từ lúc đầu. Mao rất đỗi giận dữ vì những hành động này, và càng ngày có cảm giác rằng giới lãnh đạo Liên Xô đang rút lui không chỉ về mặt trận tư tưởng - từ chủ nghĩa Marx-Lênin và từ đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới - mà còn rút lui trong mặt trận quân sự bằng việc dường như không còn bảo đảm hỗ trợ Trung Quốc nếu có chiến tranh với Hoa Kỳ. Khoảng 1959, giai đoạn đã được định sẵn cho một sự rạn nứt giữa hai siêu cường cộng sản.
    [sửa] Bắt đầu chia rẽ

    [​IMG] [​IMG]
    Các quốc gia đỏ đại diện các chính phủ Cộng sản liên kết với Liên Xô. Các quốc gia vàng đại diện các quốc gia cộng sản liên kết với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các quốc gia đen (Bắc HànNam Tư) đại diện các chính phủ cộng sản không liên kết với Liên Xô hay Trung Quốc.


    [​IMG] Một trong các cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Mao và Khrushchev trước khi Trung Quốc và Liên Xô trở mặt


    Năm 1959, Khrushchev tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower. Liên Xô bị báo động vì Đại nhảy vọt, và Khrushchev tìm cách trấn an phương Tây trong một thời kỳ Chiến tranh lạnh được biết như là "The Thaw" (tan băng). Liên Xô không giữ lời hứa từng cam kết trước đây là giúp Trung Quốc phát triển vũ khí nguyên tử. Họ cũng từ chối hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ, một quốc gia khá thân thiện với Liên Xô.
    Các sự kiện này đã làm cho Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc bực mình rất nhiều. Mao thấy Khrushchev có thái độ quá hòa giản với phương Tây. Tuy nhiên, với quan điểm của Liên Xô, họ đang đo lường một cách khôn ngoan tình hình quốc tế hiện hữu và mối họa về chiến tranh hạt nhân. Vào cuối thập niên 1950, cả Hoa Kỳ và Liên Xô có các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, và giới lãnh đạo Liên Xô đang vật lộn trong một chiến lược nhằm cân bằng các cuộc đối đầu với các vấn đề như Berlin qua các cuộc thương thảo để tránh một cuộc chiến tranh bộc phát.
    Nền chính trị quốc nội của Trung Quốc cũng là nhân tố góp phần vào sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại nhảy vọt đã không đạt được mục tiêu như đã định. Vì chuyện này mà những đối thủ của Mao trong Đảng Cộng sản như Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình giữ các chức vụ thứ tự là chủ tịch nhà nướctổng bí thư đảng cộng sản mưu toan lật đổ ông khỏi quyền lực. Nhân lúc có sự chia rẽ với Liên Xô, Mao lợi dụng chuyện này để diễn tả các đối thủ của ông là tay sai của một thế lực ngoại bang và đã kích thích tính chủ nghĩa quốc gia của người Trung Quốc đồng lòng đứng sau ủng hộ cho ông.
    Khoảng một thời gian, các tranh cãi lý luận giữa hai đảng vẫn giữ tính gián tiếp. Trung Quốc lên án Tito của Nam Tư trong khi Liên Xô lên án đồng minh của Trung Quốc là Enver Hoxha của Albania trong một cuộc chiến gián tiếp bằng lời qua tiếng lại. Nhưng vào tháng 6 năm 1960, sự chia rẽ trở nên công khai tại đại hội Đảng Cộng sản Romania khi Khrushchev và Bành Chân của Trung Quốc công khai đối chọi nhau. Khrushchev gọi Mao "một người theo chủ nghĩa quốc gia, một kẻ cơ hội, và kẻ xa rời Đảng". Trung Quốc gọi Khrushchev một người theo Chủ nghĩa xét lại và chỉ trích thói "gia trưởng, độc đoán và chuyên chế" của ông. Khrushchev tiếp tục cuộc tấn công của ông bằng cách đọc một lá thư dài 80 trang trước hội nghị để lên án Trung Quốc.
    Trong một cuộc hội thảo của 81 đảng Cộng sản tại Moskva tháng 11 năm 1960, phái đoàn Trung Quốc đụng độ nảy lửa với phái đoàn Liên Xô và với đa số các phái đoàn khác, nhưng dần dần thì một giải pháp chung đã được đồng thuận để tránh một sự rạn nứt chính thức. Tuy nhiên tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 vào tháng 10 năm 1961, bất đồng lại bùng lên. Tháng 12, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Albania khiến cuộc tranh chấp từ đảng đối chọi đảng sang giai đoạn quốc gia đối chọi quốc gia.
    Trong năm 1962, các sự kiện quốc tế đã tạo ra một sự rạn nứt cuối cùng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mao chỉ trích Khrushchev vì đã lùi bước trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba và Khrushchev đáp lại rằng chính sách của Mao sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, Liên Xô công khai ủng hộ Ấn Độ trong cuộc chiến ngắn ngủi với Trung Quốc. Theo sau các sự kiện này là các tuyên bố chính thức về lập trường tư tưởng của mỗi bên: Trung Quốc xuất bản "Đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế" (The Chinese Communist Party's Proposal Concerning the General Line of the International Communist Movement) [1] tháng 6 năm 1963. Liên Xô đáp lại bằng "Lá thư mở của Đảng Cộng sản Liên Xô" (Open Letter of the Communist Party of the Soviet Union). [2] Đây là lần trao đổi liên lạc chính thức cuối cùng giữa hai đảng.
    Năm 1964, Mao quả quyết rằng đang có một cuộc phản cách mạng xảy ra tại Liên Xô, và rằng chủ nghĩa tư bản đã được phục hồi. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô đứt đoạn và các quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng Cộng sản khác trong khối Warsawa cũng cùng chung số phận.
    Có một gián đoạn ngắn ngủi trong sự chia rẽ giữa hai nước sau khi Khrushchev bị lật đổ tháng 10 năm 1964. Tháng 11, Thủ tướng Chu Ân Lai đi Moskva để nói chuyện với các nhà lãnh đạo mới là Leonid BrezhnevAlexei Kosygin nhưng khi trở về ông báo cáo rằng Liên Xô không có ý định thay đổi lập trường của họ. Mao lên án "Chủ nghĩa Khrushchev không có Khrushchev" và cuộc khẩu chiến tiếp tục.
    [sửa] Từ chia rẽ đến đối đầu

    [​IMG] [​IMG]
    Bích chương Trung Quốc từ giai đoạn đầu của ***************** nói rằng: "Lật đổ bọn chủ nghĩa xét lại Xô Viết. Đập đầu chó của BrezhnevKosygin", 1967


    Sau năm 1965, sự chia rẽ Trung-Xô là một sự thật đã định, và việc khởi sự cuộc Cách mạng Văn hoá của Mao đã làm phương hại tất cả những mối liên lạc giữa hai nước, và hiện thực hơn nữa là giữa lục địa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ngoại lệ duy nhất không bị chấm dứt là việc Trung Quốc cho phép chuyên chở vũ khí và tiếp liệu của Liên Xô ngang qua lãnh thổ Trung Quốc để hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc xung đột chống Việt Nam Cộng hòaHoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
    Sau năm 1967, ***************** đã phá đổ cơ cấu đảng và chính phủ tồn tại lúc đó tại Trung Quốc. Đảng đáng kể duy nhất cách xa những người Albani ủng hộ đường lối của Trung Quốc là Đảng Cộng sản Indonesia cũng là đảng đã từng bị tiêu diệt trong một cuộc đảo chánh quân sự năm 1965. Nhiều đảng theo đường lối Mao Trạch Đông đã được thành lập tại nhiều quốc gia.
    Sự đối đầu Trung-Xô bây giờ trở thành một cuộc xung đột giữa các quốc gia. Tháng giêng năm 1967, Hồng Vệ binh bao vây tòa Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh. Quan hệ ngoại giao chưa bao giờ chính thức bị cắt đứt nhưng bị rơi vào một tình trạng đóng băng nặng nề. Trung Quốc cũng chọn nêu lên vấn đề biên giới Trung-Xô, vốn là kết quả của các hiệp định trong thế kỷ 19 mà các Sa hoàng Nga đã áp đặt lên nhà Thanh yếu thế. Trung Quốc không nêu lên đòi hỏi lãnh thổ một cách rõ rệt nào nhưng cứ khăng khăng rằng Liên Xô phải biết là các hiệp ước đó là không công bằng. Liên Xô thẳng thừng từ chối thảo luận vấn đề.
    Trong năm tiếp theo, Trung Quốc đã tới điểm thấp nhất của cuộc ***************** và gần kề nội chiến trong một vài nơi của đất nước, một tình hình chỉ được ổn định một phần trong tháng 8 khi Mao Trạch Đông ra lệnh cho quân đội ổn định lại trận tự. Sau đó, mức độ tồi tệ nhất của ***************** từ từ giảm bớt. Một lý do cho việc giảm bớt mức độ của ***************** là sự nhận thức của Mao rằng Trung Quốc hiện thời bị cô lập và dễ tan vỡ.
    Trong năm 1968, Liên Xô gia tăng lớn lao việc triển khai quân đội của họ dọc theo biên giới Trung Quốc, đặc biệt là vùng biên giới với Tân Cương nơi mà phong trào ly khai người Turk có thể dễ dàng nuôi dưỡng mầm mống. Năm 1961, Liên Xô khoảng 12 sư đoàn với phân nửa sức mạnh, 200 máy bay trên vùng biên giới; vào cuối năm 1968 họ có 25 sư đoàn, 1.200 máy bay, và 120 hỏa tiễn tầm trung. Mặc dù Trung Quốc đã cho nổ trái bom nguyên tử đầu tiên của họ năm 1964 tại Lop Nur, sức mạnh quân sự của Trung Quốc không thể nào so sánh được với Liên Xô. Các căng thẳng dọc theo biên giới leo thang đến tháng 3 năm 1969 khi các cuộc đụng độ quân sự nổ ra dọc sông Ussuri trên đảo Damansky, theo sau đó thêm nhiều cuộc đụng độ xảy ra trong tháng 8.
    Nhiều quan sát viên đã tiên đoán chiến tranh: cựu nhà báo Mỹ Harrison Salisbury đã xuất bản một cuốn sách có tên "Chiến tranh sắp tới giữa Nga và Trung Quốc" (The Coming War Between Russia and China) và trong tháng 8 năm 1969, các nguồn tin Liên Xô có gợi ý đến một cuộc tấn công Lop Nur bằng vũ khí nguyên tử. Các tài liệu Liên Xô từ mùa hè năm 1969 cho thấy rằng Liên Xô có các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công nguyên tử vào Trung Quốc hơn là một cuộc tấn công nguyên tử vào Hoa Kỳ. [1]
    Nhưng sau các cuộc đụng đô năm 1969, dường như cả hai phía đều rút lại tránh rơi vào bờ vực chiến tranh. Vào tháng 9, Kosygin đã thực hiện một chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh và có các cuộc hòa đàm với Chu Ân Lai. Tháng 10, các cuộc nói chuyện về vấn đề biên giới bắt đầu. Không có một thỏa thuận nào được đạt đến nhưng các cuộc gặp gỡ đã phục hồi lại một sự tối thiểu về liên lạc ngoại giao.
    Vào năm 1970, Mao nhận thấy rằng ông không thể đối đầu một lúc với cả Liên Xô và Hoa Kỳ và ngăn chặn những bất ổn trong nước. Trong năm đó, mặc dù sự thật là Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn cao điểm và thái độ chống Mỹ của Trung Quốc đang ở đỉnh cao, Mao đã quyết định rằng Liên Xô là một mối đe dọa lớn nhất vì vị trí địa lý của nó ở ngay bên cạnh Trung Quốc, ông ta muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để đương đầu với Liên Xô.
    [​IMG] [​IMG]
    Mao Trạch Đông gặp Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972


    Tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger bí mật viếng thăm Bắc Kinh và dọn đường cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc tháng 2 năm 1972. Mặc dù Liên Xô lúc đầu rất giận dữ, chẳng bao lâu sau đó họ cũng tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh riêng với Nixon, như thế tạo ra một quan hệ tay ba giữa Washington, Bắc Kinh, và Moskva. Việc này kết thúc thời kỳ đối đầu tồi tệ nhất giữa Liên Xô và Trung Quốc.
    Thập niên 1970, sự thù nghịch Trung-Xô cũng lan đến châu PhiTrung Đông nơi mà mỗi thế lực cộng sản ủng hộ và tài trợ những đảng phái, phong trào, và quốc gia khác nhau. Điều này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa EthiopiaSomalia, các cuộc nội chiến tại Zimbabwe, AngolaMozambique, và sự thù nghịch giữa các nhóm cực đoan người Palestine khác nhau. Không như Liên Xô, Trung Quốc thật sự đã không đưa quân đến bất cứ điểm nóng nào vừa kể ở trên nhưng sự can thiệp có tính cạnh tranh của họ đã tạo nên và kéo dài sự bất ổn.
    [sửa] Trở về quan hệ bình thường

    Sự rơi khỏi quyền lực của Lâm Bưu năm 1971 đánh dấu hồi kết thúc giai đoạn cực độ nhất của cuộc Cách mạng Văn hoá và từ đó trở đi cho đến khi Mao mất vào năm 1976, có một sự trở lại dần dần chế độ cộng sản bình thường tại Trung Quốc. Nó kết thúc tình trạng đối đầu quân sự với Liên Xô nhưng không đưa đến bất cứ sự tan băng nào trong các quan hệ chính trị. Dù vậy, việc tăng cường quân sự của Liên Xô trên biên giới với Trung Quốc vẫn tiếp tục: năm 1973, gần như Liên Xô có gấp đôi quân số của mình hiện diện tại biên giới so với năm 1969. Trung Quốc tiếp tục lên án "chủ nghĩa đế quốc xã hội Xô Viết" và tố cáo Liên Xô là kẻ thù của Cách mạng Thế giới. Mặc dù chính Trung Quốc đã ngừng hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm cách mạng tại những quốc gia khác sau năm 1972, và ủng hộ cho một cuộc chấm dứt Chiến tranh Việt Nam trong thương thuyết năm 1973.
    Chiều hướng này tăng tốc sau khi Mao qua đời với việc dẹp bỏ quyền lực của nhóm cực đoan thường được biết đến là "Tứ nhân bang" và sự khởi đầu các cuộc cải cách kinh tế tổng quát dưới thời Đặng Tiểu Bình đã lật ngược các chính sách của Mao và bắt đầu một thời kỳ chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường tại Trung Quốc. Vào thập niên 1980, các chính sách "tìm sự thật trong thực tế" (seeking truth from facts) và chú trọng vào "con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình, điểu này có nghĩa thực tế là phục hồi lại một nền kinh tế thị trường tại Trung Quốc đã cho thấy là Trung Quốc phần nhiều đã mất hứng thú vào những tranh luận về cộng sản, và các cáo buộc về chủ nghĩa xét lại của Liên Xô cũng trong giọng điệu khá nhẹ nhàng và mờ nhạt dần.
    Sau khi Mao mất, sự thù nghịch giữa Trung Quốc và Liên Xô bộc lộ tranh cãi ít hơn về chính trị bên trong mỗi quốc gia mà nhiều hơn trong các vấn đề quốc tế nơi mà những lợi ích quốc gia của hai quốc gia thường hay va chạm.
    Cuộc đối đầu chính đầu tiên là tại Đông Dương. Kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 đã để lại các chế độ thân Liên Xô nắm quyền tại Việt NamLào, và chế độ thân Trung Quốc tại Kampuchia. Việt Nam lúc đầu sẵn sàng làm ngơ các chính sách diệt chủng nội bộ của chế độ Pol Pot tại Kampuchia, nhưng khi có các cuộc tàn sát các cộng đồng người Việt và các cuộc đụng độ dọc theo biên giới, họ đã xâm nhập Kampuchia năm 1978 và lật đổ chế độ Pol Pot. Trung Quốc giận dữ tố cáo hành động này và mở một cuộc xâm lược "trừng phạt" miền Bắc Việt Nam khiến xảy ra Chiến tranh Trung-Việt. Đến lượt mình, Liên Xô lên án Trung Quốc nhưng không có hành động quân sự nào.
    Năm 1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan khi chế độ cộng sản tại đó đối mặt với nguy cơ bị lật đổ. Chính phủ Trung Quốc xem việc này như là một mưu toan nhằm bao vây họ nên đã hình thành một liên minh với Hoa Kỳ và Pakistan để hỗ trợ các phong trào kháng chiến Hồi giáo tại Afghanistan và ngăn chặn sự xâm lược của Liên Xô. Điều này khá thành công; cuộc chiến dây dưa kéo dài tại Afghanistan đã làm suy yếu nhiều hệ thống Xô Viết trong những năm sau đó. Trung Quốc cũng có nhúng tay một cách bí mật vào việc cung cấp trợ giúp cho nhóm Contras chiến đấu chống chính quyền Sandinista được Liên Xô hậu thuẫn tại Nicaragua [2]. Năm 1982, trước khi chết không bao lâu, Leonid Brezhnev đã đọc một bài diễn văn tại Tashkent mà lời lẽ như muốn hòa giải với Trung Quốc. Việc này mở đường cho sự hiện diện ngoại giao của Trung Quốc tại lễ tang của ông sau đó trong năm, và các nỗ lực ở bậc thấp nhằm giảm thiểu các tình trạng căng thẳng.
    Khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô năm 1985, ông đã cố gắng hàn gắn lại quan hệ bình thường với Trung Quốc. Các lực lượng quân sự Xô viết dọc theo biên giới được giảm thiểu rất nhiều, các quan hệ kinh tế bình thường đã được nối lại, và vấn đề biên giới được lặng lẽ lãng quên. Việc rút quân Liên Xô ra khỏi Afghanistan đã khai thông bất hòa chính giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, các vấn đề tư tưởng của thập niên 1960 không được giải quyết, và quan hệ chính thức giữa hai đảng cộng sản không được nối lại. Những mối quan hệ còn lãnh đạm giữa Liên Xô và Trung Quốc đã thúc giục nhiều người trong chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan xem Trung Quốc như một thế quân bình tự nhiên chống Liên Xô. Kết quả là Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
    Để thắt chặt quan hệ mới cải thiện, Gorbachev viếng thăm Trung Quốc vào tháng 5 năm 1989. Một kết cục không đoán trước của hội nghị thượng đỉnh này là sự tường trình của số đông giới truyền thông báo chí ngoại quốc về cuộc biểu tình phản đối tại Thiên An Môn năm 1989 và sự đàn áp xảy ra sau đó.
    Chính phủ Trung Quốc xem xét sự cải cách của Gorbachev trong cái vẻ mâu thuẫn vừa thích thú vừa nghi ngờ. Tuy nhiên sự cải cách của Gorbachev sau cùng đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc sự nắm quyền của Đảng Cộng sản năm 1991. Vì chính phủ Trung Quốc không chính thức thừa nhận Liên Xô là một "nước xã hội chủ nghĩa" anh em nên họ không có ý kiến là Gorbachev phải nên cải cách chủ nghĩa xã hội như thế nào. Với tư cách cá nhân, giới lãnh đạo Trung Quốc có ý kiến rằng Gorbachev đã dại dột tiến hành các cải cách chính trị trước khi tiến hành cải cách kinh tế trong khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế mà không làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
    [sửa] Kết thúc

    Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho cuộc chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô kết thúc. Chính phủ Trung Quốc lúc đó quan ngại về việc Hoa Kỳ can thiệp bằng cách hỗ trợ Đài Loan độc lập hơn là một cuộc xâm lược qui mô lớn từ Liên Xô. Tương tự như vậy, một nước Nga suy yếu lúc đó cũng quan tâm hơn về những sáng kiến của Mỹ như việc mở rộng khối NATO và can thiệp vào cựu Nam Tư. Đáng lẽ ra có một thế đối trọng chống Nga, Hoa Kỳ bắt đầu xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh ngang hàng mới. Vì các yếu tố này trong khung cảnh chính trị mới của thế giới, Nga và Trung Quốc đã tăng cường thắt chặt quan hệ giữa họ để chống lại sức mạnh của người Mỹ. Năm 1993, hai quốc gia đã miễn cưỡng ký một hiệp định chính thức phân định biên giới và chính thức kết thúc tất cả các tranh chấp còn tồn tại. Năm 1996, Nhóm Thượng Hải Năm (gồm năm nước Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan), sau này cải tên thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization) được thành lập như một liên minh lỏng lẻo cùng với các quốc gia vùng Trung Á. Các cuộc tập trận chung đầu tiên giữa các quốc gia xảy ra năm 2005.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tại sao Trung Quốc cải cách thành công, Liên Xô thì không?

    Trung Quốc và Liên Xô có 5 điểm khác nhau cơ bản, khiến người thành công, kẻ thất bại khi cải tổ kinh tế.

    [​IMG]
    Trung Quốc và Liên Xô có 5 điểm khác nhau cơ bản, khiến người thành công, kẻ thất bại khi cải tổ kinh tế.
    Viện phó Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Nga là Yevgeny Bazhanov nhận định, Liên Xô cũng cải cách nhưng thất bại không vì phương hướng cải tổ sai, không thành công như Trung Quốc bởi hai quốc gia có quá nhiều điểm khác biệt, khiến Moscow không thể "bắt chước" Bắc Kinh.

    Theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau ***************** (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.
    Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
    Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.
    Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
    Trong khi đó, tình hình Liên Xô hoàn toàn khác: công nghiệp quân sự mới là xương sống của nền kinh tế Liên Xô. Do đó, để kích thích và đa dạng hóa nền kinh tế, Liên Xô phải cắt giảm mạnh và cải tổ lĩnh vực sản xuất khí tài với hy vọng giảm dần việc sản xuất tên lửa đạn đạo sang làm giày phụ nữ... Tuy nhiên, kế hoạch này bị giới tướng lĩnh phản đối gay gắt với lý do: Mỹ và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là nguy cơ trực tiếp tới an ninh quốc gia.
    Chưa dừng lại, chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.
    Cuối cùng, Trung Quốc cải cách thành công vì Bắc Kinh khi đó có quan hệ quân sự, chính trị gần với phương Tây trên cơ sở chống Moscow nên được Mỹ và đồng minh nồng nhiệt ủng hộ, giúp đỡ cải cách trong mảng quốc doanh lẫn tư nhân. Cùng với lượng lớn kiều bào ở nước ngoài tích cực góp sức, Trung Quốc cải cách nhanh, mạnh và hiệu quả. Trong khi đó, ở phía Bắc, Liên Xô không thể mơ về những sự trợ giúp như vậy từ nước ngoài dù ông Gorbachev nỗ lực dừng cuộc chạy đua vũ trang đang khiến Liên Xô “chảy máu”...cũng như đưa ra nhiều sáng kiến khác.
    [​IMG]Mỹ ủng hộ Trung Quốc cải cách.Kết quả là chỉ sau hai năm làm người đứng đầu Liên Xô, ông Gorbachev nhận ra cuộc cải cách kinh tế của mình đã thất bại. Nhưng không đầu hàng, tới năm 1987, ông quyết khởi động lại cuộc cải tổ, vượt qua sự chống đối của phe bảo thủ. Chỉ có khác là điểm xuất phát không phải là kinh tế, mà là từ lĩnh vực chính trị với hy vọng rằng, hành động đó sẽ lôi kéo được người dân tham gia cải cách và sẽ tác động lại lĩnh vực kinh tế...
    Tuy nhiên, hành động này chẳng khác nào "gậy đập lưng ông" bởi nó chỉ khiến Liên Xô suy yếu, phá vỡ sợi dây đoàn kết các thành viên trong Liên Xô thành một khối thống nhất, hùng mạnh. Hậu quả là Liên Xô bị tê liệt trong cuộc đấu tranh giữa phe tự do và bảo thủ trong bộ chính trị, giữa Moscow (trung ương) và địa phương... Liệu pháp “shock” của ông Gorbachev thất bại hoàn toàn.
    Trên đây là quan điểm của ông Yevgeny Bazhanov, Viện phó Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế của Học viện ngoại giao thuộc Bộ ngoại giao Nga.


    Theo dõi sự kiện qua Videos Thời Sự quốc tế tiếng Anh
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nixon đã từng cứu Trung quốc thoát khỏi đòn tấn công hạt nhân của Liên xô như thế nào?

    Arnaud de La Grange
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    [​IMG] Vào cuối những năm 60, Mỹ đã cứu Trung quốc thoát khỏi một đòn tấn công hạt nhân của Liên xô. Điều này được nói tới trong chuỗi bài báo đăng trên tờ "Historical Reference", một tạp chí trực thuộc tờ "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung quốc.
    Vào tháng 10 năm 1969, Trung quốc chuẩn bị chống đỡ cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô. Các lãnh tụ Trung Quốc đã tản ra khắp nước để tránh mọi tổn thất. Mao Trạch Đông đi Vũ Hán, Lâm Bưu về Tô Châu, còn Bộ Tổng Tham mưu và 940 000 binh sĩ thì rút xuống hệ thống boong-ke ngầm chạy từ Bắc Kinh ngược về phía tây; 4000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời bỏ những cơ sở dễ bị tấn công, công nhân được phát vũ khí để bắn phi công và lính đổ bộ của Liên xô.
    Nguyên nhân dẫn tới những sự kiện này là một loạt những cuộc đụng độ dọc tuyến biên giới trên dòng sông Ussuri. Vì xung đột, cả hai phía đều tổ chức những cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ và báo động toàn quân.
    Theo lời khẳng định của các tác giả bài báo nói trên, Liên xô đã thông báo cho các đồng minh Đông Âu của mình về kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân tấn công để "thoát khỏi sự đe doạ của Trung quốc và kết liễu kẻ phiêu lưu hiện đại này". Ngày 20 tháng 8, Đại sứ của Liên xô ở Washington đã cho Kissinger biết kế hoạch trên và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập. Nhưng Mỹ đã tiết lộ bí mật ấy cho báo chí, và ngày 28 tháng 8, tờ "Washington Post" viết rằng Moskva đã lên kế hoạch bắn tên tửa mang đầu đạn hạt nhân vào hàng loạt thành phố và cơ sở quân sự của Trung quốc. Vào tháng 9 và tháng 10, căng thẳng lên tới tột đỉnh, nhân dân Trung quốc được lệnh đào hào trú ẩn.
    Bom nguyên tử củaTrung quốc
    Moskva lại thử thăm dò ý đồ của Mỹ.Như bài báo đã nói, Nixon xem Liên xô mới là mối hiểm hoạ cốt tử nhất và ông không muốn Trung quốc bị suy yếu trầm trọng. Đồng thời, Nixon lo ngại hậu quả của chiến tranh hạt nhân ảnh hưởng tới 250 000 lính Mỹ đang đồn trú ở châu Á. Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh báo đại sứ của Liên xô rằng nếu chiến tranh xâm lược xẩy ra, Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột và sẽ tiến hành tấn công 130 thành phố của Liên xô. Năm ngày sau, Moskva thay đổi toàn bộ kế hoạch và bắt đầu đàm phán với Bắc Kinh. Khủng hoảng thế là chấm dứt.
    Một tờ tạp chí chính thức của Trung quốc khẳng định rằng chuyện Washington bật "đèn đỏ" trước Moskva chính là để trả thù những sự kiện xẩy ra từ 5 năm trước, khi Liên xô từ chối ngăn cản Trung quốc chế tạo bom nguyên tử. Liên xô đã khước từ đề nghị phối hợp cùng lính Mỹ tấn công trưng tâm thử nghiệm Lop Nor ở tỉnh Tân Cương. Nikita Khrupsev tuyên bố chương trình của Trung quốc chẳng nguy hại cho ai. Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung quốc đã tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân thành công đầu tiên. Theo lời của Tổng thống Lyndon Johnson, "đó là ngày đen tối và thảm kịch đối với thế giới tự do".
    Bài báo còn nói tới ba trường hợp Trung quốc có nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, nhưng ở những trường hợp này, mối hiểm hoạ lại xuất phát từ Mỹ. Trường hợp rõ nhất là cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến một vụ tấn công có thể xẩy ra như thế còn là cuộc đụng độ giữa Trung quốc và Đài Loan vào các năm 1955 và 1958. Tác giả bài báo "Nixon" không nói chính xác ông đã khai thác tư liệu từ nguồn lưu trữ nào. Ông thừa nhận nhiều chuyên gia khác không tán thành các kết luận của ông. Nhưng việc công bố công trình của ông trên một tạp chí chính thức cho phép nghĩ rằng ông đã dựa vào những nguồn tư liệu nghiêm túc và bài báo đã được kiểm tra cẩn thận.
    Người dịch Lã Nguyên
    + Bản gốc bằng tiếng Pháp: "Quand Nixon a sauvé la Chine du feu nucléaire soviétique", in trên ""Le Figaro", 12/05/2010 11:38.
    + Dịch theo bản tiếng Nga: "Как Никсон спас Китай от советского ядерного удара". Nguồn: http://www.inosmi.ru/fareast/20100513/159894611.html
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Các bác thử suy luận xem ai là người cứu VN thoát khỏi đòn tấn công của Trung Quốc ...tui là tui sợ mấy ông độc tài phát xít này lắm ...

  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    GDVN) – Ngày 28/6 vừa qua, tờ CNN có đăng tải bài viết với tựa đề “Biển Đông – vùng biển nguy hiểm nhất châu Á” của hai tác giả Kevin Voigt và Natalie Robehmed.

    Nội dũng bài viết có những đánh giá về tình hình Biển Đông (Hoa Nam theo các gọi của Trung Quốc) thời gian gần đây sau hàng loạt sự kiện các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, cụ thể là việc Việt Nam và Phillipines lên tiếng cáo buộc hành động vi phạm lãnh hải, phá hoại tài sản của tàu thuyền Trung Quốc đối với tàu thuyền dân sự của họ.
    [​IMG]


    Bài viết nhấn mạnh nguyên nhân của những căng thẳng trong khu vực Biển Đông gần đây xuất phát từ mong muốn chiếm giữ, thâu tóm toàn bộ nguồn tài nguyên dầu mỏ với dự đoán là có số lượng rất ở Biển Đông của Trung Quốc, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng đã có tiếng nói để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

    Bài báo cho biết, khu vực Biển Đông có diện tích rộng hàng triệu dặm bao quan biển Thái Bình Dương, chạy dọc bờ biển của Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với hàng trăm hòn, dải san hô lớn nhỏ là nơi sinh sống và trú ngụ của sự đang dạng sinh vật trên Thái Bình Dương.

    Đây cũng là khu vực được đánh giá là nơi tiềm ẩn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Theo một nghiên cứu dự đoán của Trung Quốc thì khu vực Biển Đông tiềm ẩn khoảng 313 tỷ thùng dầu chưa được khai thác và nó được liệt vào danh sách các mỏ năng lượng còn nguyên vẹn lớn nhất trên quy mô toàn cầu.

    Theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng của Mỹ, nếu nghiên cứu trên là thật thì đây sẽ là mỏ năng lượng chứa nhiều dầu mỏ nhất thế giới chỉ đứng sau khu khai thác ở Ả Rập Saudi.

    Bài báo cho rằng trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những căng thẳng gần đây trong khu vực.

    Sức mạnh quân sự, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên trường quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á đã tạo lên những cản trở về quân sự và kinh tế của Mỹ ở khu vực này.

    Trích dẫn lời Mark Valencia, một chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu châu Á quốc gia, CNN cho rằng nhìn vào các giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông thời gian gần đây có thể hình dung ra bối cảnh chính trị của khu vực này sẽ diễn ra như thế nào trong 20 đến 30 năm tới.


    [​IMG]Tàu hải giám, phương tiện quân sự đội lốt dân sự của Trung Quốc
    (ảnh: Thanh Niên/Internet)

    Quay trở lại vấn đề trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông, Trung Quốc từng dự đoán rằng lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực này có thể so sánh với tất các mỏ khai thác dầu ở Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, theo CNN, dự đoán này chưa được chứng minh.

    Theo báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ, mặc dù chưa đủ cơ sở để khẳng định tính toán của Trung Quốc là chính xác nhưng nó cũng đủ để “trêu ngươi” tất cả các bên. Đáng chú ý là việc Trung Quốc thời gian gần đây luôn quấy rầy và phá hoại tài sản liên quan đến các tàu thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực.

    Một chuyên gia khác có tên Dupont nhận định: căng thẳng hiện tại và trong tương lai ở Biển Đông bắt nguồn từ chiến lược an ninh năng lượng của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, một “gã khổng lồ” đang phát triển, rất cần và rất cần các nguồn năng lượng hoá thạch để phục vụ công cuộc phát triển và trỗi dậy của mình.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tư liệu
    [​IMG] Shangri-La: Truyền thông Trung Quốc tiếp tục đánh lạc hướng dư luận
    Thứ hai, 06 Tháng 6 2011 08:02
    (GDVN) - Diễn đàn an ninh Shangri-La đã kết thúc ngày hôm qua 5/6 với nhiều đánh giá khác nhau, tuy nhiên một chủ đề được công luận đặc biệt quan tâm là tranh chấp chủ quyền biển Đông và những sự kiện Trung Quốc gây căng thẳng đã có những ngã rẽ bất ngờ thay vì một hướng giải quyết cụ thể giữa các bên.
    Trung Quốc "đột ngột" thay đổi thái độ


    [​IMG]Hội đàm quân sự Việt - Trung bên lề diễn đàn Shangri-La

    Sự kiện tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam và cắt đứt cáp tàu Bình Minh 2 khiến quan hệ ngoại giao 2 nước trở nên căng thẳng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khăng khăng giọng điệu cũ coi vùng biển chủ quyền của Việt Nam là của mình, đồng thời thản nhiên coi việc vào nhà người khác phá phách là chuyện "bình thường".

    Khác với thái độ khăng khăng, thách thức mà bà Khương Du - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thể hiện trong những ngày qua, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên dẫn quân tham dự diễn đàn Shangri-La (mặc dù diễn đàn này được tổ chức thường niên từ 2002) đã tỏ ra điềm đạm và khôn ngoan hơn trong cách ứng xử với các nước láng giềng.

    Tiếp xúc song phương với đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng dẫn đầu, người đứng đầu quân đội Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và "phản đối các hành động đơn phương", đồng thời khẳng định "quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa qua."

    Phát biểu đó của ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc xét trên khía cạnh nào đó, không sai, nhưng có thể khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc ngày 26/5. Tàu Hải giám không nằm trong biên chế hải quân/quân đội Trung Quốc mà là tàu vũ trang thuộc Tổng đội Hải giám, cục Hải dương quốc gia Trung Quốc. Lực lượng này được trang bị vũ khí hiện đại và "tuần tra trên biển Đông", khi xảy ra những sự kiện tương tự, sẽ tránh được dư luận xấu và quân đội Trung Quốc "vô can".

    Giới truyền thông Trung Quốc lại tiếp tục đánh lạc hướng dư luận



    Tờ thời báo Hoàn cầu bản điện tử, một phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc khi đưa tin về cuộc gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Trung đã giật tít: "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói không cho phép nước thứ 3 can thiệp vào vấn đề biển Đông và phá hoại quan hệ Việt - Trung".

    Mặc dù Đại tướng Phùng Quang Thanh vẫn khẳng định, Việt Nam mong muốn hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đàm phán hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, nhưng cũng nêu rõ sự kiện 26/5 khiến nhân dân Việt Nam bức xúc và lãnh đạo Việt Nam quan ngại.

    Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đưa sự kiện 26/5 ra diễn đàn trong khuôn khổ bài diễn văn của mình, việc đưa tin như trên của tờ Hoàn cầu hoàn toàn có thể khiến dư luận hiểu theo một nghĩa khác, đặc biệt bài báo còn trích dẫn lời Tô Hạo, một chuyên gia từ đại học Ngoại giao Trung Quốc nhận định: "Các nỗ lực trước của Việt Nam hòng khơi gợi bất đồng trên mức độ quốc gia là vô lý. Thế nhưng lần này họ đã tỏ ra biết điều", một nhận xét võ đoán và xấc xược.

    Rất nhiều tờ báo mạng Trung Quốc đã đăng lại bài báo này và ghi nguồn trích dẫn là Nhân dân nhật báo, tuy nhiên khi kiểm tra link gốc thì dường như nó đã bị rút xuống, chỉ để lại trên website thời báo Hoàn cầu, một phiên bản của Nhân dân nhật báo.

    Có thật Trung Quốc đã "lỡ lời" như AFP đưa tin?


    Trong thời điểm báo chí Trung Quốc "lập lờ đán lận con đen" sự kiện 26/5, hãng tin AFP ngày hôm qua 5/5 đưa một tin vắn với cái tít khá nhiều ý nghĩa: "Trung Quốc lỡ lời (cam kết) duy trì hòa bình, ổn định trên biển Nam Hải (biển Đông)".

    [​IMG]Xuồng cao tốc của Việt Nam giải quyết hậu quả vụ tàu Bình Minh
    02 bị tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắp cắp thăm dò địa chấn


    Theo đó, AFP cho rằng trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông trở nên căng thẳng, việc Bộ trưởng Quốc phòng nước này Lương Quang Liệt tuyên bố: "Trung Quốc nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển Nam Hải (biển Đông)" khi đoàn đại biểu Việt Nam và Philipine đều có mặt là một sự "lỡ lời".

    Bản tin được nhiều báo Trung Quốc trích dẫn, và sự "lỡ lời" ấy nhằm mục đích gì? Nếu từ "lỡ lời" ấy được hiểu theo nghĩa đen của nó, AFP đã gián tiếp cho thấy "bộ mặt thật" của Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông, đó là nói một đằng, làm một nẻo, gây sự với láng giềng xong gặp nhau lại bảo: "Không có gì!" Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy, hãy xem học giả Trung Quốc bình luận như thế nào về động thái này tưởng như ôn hòa này của giới chức Bắc Kinh.

    Lý Hiểu Ninh, một chuyên gia quân sự Trung Quốc đã có bài phân tích trên đài Phượng Hoàng, Hồng Kông rất đáng chú ý. Theo chuyên gia này, sự thay đổi góc độ tiếp cận vấn đề ấy của Bắc Kinh là một nước cờ chiến lược khôn ngoan, tách bạch vấn đề biển Đông thành 2 khía cạnh. Một là tranh chấp chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế phải đàm phán song phương, góc độ an ninh và tự do hàng hải, hoan nghênh sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác có quan tâm.

    Như vậy, Washington có muốn "can thiệp" cũng khó, vì vấn đề an ninh hàng hải mà Mỹ quan tâm, Bắc Kinh không "cấm đoán", nhưng liên quan đến vấn đề chủ quyền thì không để nước nào can dự và phải do Bắc Kinh đàm phán song phương với từng nước. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tình hình đã có chút thay đổi bằng việc Trung Quốc vừa cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, trong đó có Indonesia, Brunei, Malaysia trực tiếp liên quan đến biển Đông.

    Tiếp đến, việc Mỹ đang sa lầy tại Iraq, Afghanistan sẽ khó có thể điều động lực lượng quân sự từ Trung Đông qua Đông Á, việc giải quyết tranh chấp biển Đông theo ý đồ của Bắc Kinh sẽ trở nên thuận lợi hơn.
    Tin liên quan:





Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này