1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4567 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 11:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113457 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đồng minh thân thiết ??? :-o

    Sau hàng loạt vụ gây hấn , khiêu khích , cướp đảo , lấn đất , cắt cáp , đe doạ sẽ " lấy lại những đảo VN chiếm của TQ " mà còn có nhận định ngây thơ này sao ??? :-??:-??:-??

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1


    chính Hitle cũng đã định đưa thế giới theo con đường cộng sản như TQ bây giờ:))
  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Mẽo đã sai lầm khi không để Liên Xô tấn công tên phát xít, bành trướng, kẻ gây hại cho cả thế giới như Trung quốc.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Con đường dẫn đến chủ nghĩa phát xít của Hitler và Mao giống nhau , nhưng bảo rằng Hitler muốn " đưa thế giới theo con đường cộng sản " bác có chứng cứ tài liệu nào không ? :-??
  5. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói chung nghèo và hèn thì phải vậy thôi.

    Hãy nhìn tụi vùng Vịnh kìa. Iraq bị nện vì mấy mỏ dầu mà các nước khác muốn nhảy vào. Bọn Âu Mỹ kích Kuwait đánh Iraq, sau đó Iraq đánh lại. Và cuối cùng thì các mỏ dầu của Iraq và Kuwait lọt vào tay bọn Âu Mỹ.

    Lần này đánh nhau thì Tung Của lại giống như Iraq thôi, vì nếu Tung Của chiếm được Việt Nam (giống tình huống Kuwait bị Iraq tấn công) thì bọn Âu Mỹ nhảy vào xâu xé Tung Của thôi. Lúc ấy toàn bộ dầu mỏ ở biển đông đều thuộc về tay bọn Âu Mỹ.

    Em ghét bọn bành trướng Tung Của là cái gì cũng muốn ăn một mình, ăn không được thì phá cho hôi. Hơn một năm qua các cụ nắm cổ phiếu Pxyz thì biết rớt giá thảm hại như thế nào rồi đấy. Chính phủ không còn tiền thu về dầu nên phải tận thu về thuế nên => cả nền kinh tế đi xuống.

    Nhiều năm này Tung Của gây sức ép đối với các hãng dầu mỏ trên thế giới không được thuê giàn khoan của Việt Nam, nên Pxyz ngày càng chi xuống. Không doanh thu mà còn phải tốn chi phí bảo trì sửa chữa máy móc.

    Cụ nào thua lỗ Pxyz thì hãy chửi cha bọn Tung Của. Vì các anh big boys và market makers vô tội nhé. :-"
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/07/toi-bat-ngo-ve-hieu-ung-buoi-phong-van-cua-dai-phuong-hoang/

    XÃ HỘI
    Thứ bảy, 2/7/2011, 11:37 GMT+7

    'Tôi bất ngờ về hiệu ứng buổi phỏng vấn của đài Phượng Hoàng'

    Là học giả Việt Nam duy nhất được mời tham dự trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) về sự kiện biển Đông, tiến sĩ Vũ Cao Phan chia sẻ với VnExpress xung quanh nội dung bài phát biểu gây nhiều chú ý trong và ngoài nước này.
    >Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc


    - Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) đặt vấn đề phỏng vấn ông trong bối cảnh nào?
    - Phượng Hoàng là đài truyền hình vệ tinh toàn cầu, một trong những đài có ảnh hưởng đặc biệt với giới người Hoa nói chung. "Nhất Hổ nhất tịch đàm" là một đại talk show liên tuyến toàn cầu mỗi tháng một kỳ, truyền phát đến hơn 150 quốc gia do người dẫn chương trình nổi tiếng Hồ Nhất Hổ chủ trì, phát vào tối thứ bảy và phát lại vào chiều chủ nhật.
    Nhân sự kiện nóng lên ở biển Đông, đài Phượng Hoàng muốn tổ chức một talk show và mời một số học giả ở các đầu cầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đại Lục và Việt Nam tham gia theo cách liên tuyến.
    Ở Việt Nam, Đài Phượng Hoàng đã đề nghị Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học xã hội) cử một học giả tham gia và Viện đã giới thiệu tôi. Tôi nghĩ đây là cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề biển Đông, để nhân dân Trung Quốc biết được cái gì đúng, cái gì không đúng xung quanh việc này.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Vũ Cao Phan: "Tôi nghĩ đây là cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề biển Đông, để nhân dân Trung Quốc biết được cái gì đúng, cái gì không đúng xung quanh việc này". Ảnh: Hoàng Hà.
    - Cuộc phỏng vấn được thực hiện như thế nào, thưa ông?
    - Chương trình được thực hiện theo phương thức ghi hình trước, phát sóng sau (cách nhau hai ngày). Trước khi ghi âm, ghi hình, đài Phượng Hoàng gửi cho tôi câu hỏi và đề nghị trả lời bằng văn bản. Tôi chuẩn bị trả lời bằng cả tiếng Việt, tiếng Trung và yêu cầu tất cả những gì tôi nói trong văn bản này không được cắt bỏ. Nếu thỏa mãn yêu cầu ấy tôi mới tham gia và họ đồng ý. Họ cho biết thời lượng chương trình dành cho tôi khoảng 30 phút.
    Nhưng hôm đó buổi truyền hình có nhiều học giả ở nhiều đầu cầu cùng tham gia, không đủ 30 phút cho tôi. Trong buổi truyền hình, tôi chỉ trả lời hai câu hoàn chỉnh, câu 3 (bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt) do sắp hết thời lượng nên bị cắt để chuyển sang câu 4 mà đài cho rằng quan trọng hơn. Câu này cơ bản tôi nói được đúng ý, nhưng không đủ thời gian nói hết. Tôi hơi tiếc câu 3, câu tôi tâm đắc nhất thì lại không có thời gian nói. Tuy nhiên tôi hy vọng toàn bộ phần trả lời của tôi sẽ được họ đưa lên mạng như tôi đã đề nghị. Hiện tôi cũng chưa biết điều này có thực hiện được không.
    Tôi cũng không được xem chương trình phát sóng vì Việt Nam không bắt được đài Phượng Hoàng, nên không biết diễn biến thực tế trên trường quay như thế nào, việc đưa thông tin câu trả lời của tôi đến đâu. Tôi đã gửi bản tiếng Việt và bản tiếng Trung phần trả lời bằng văn bản sang nhờ một số bạn ở Trung Quốc đối chiếu với chương trình được phát.
    Các bạn cho biết, về cơ bản phù hợp với những nội dung đã phát trên truyền hình và họ còn cho biết truyền hình một mặt đưa lời của tôi (bằng tiếng Việt vì tiếng Hán của tôi không được lưu loát lắm), một mặt hiển thị câu trả lời của tôi bằng chữ Trung Quốc theo văn bản mà tôi gửi sang. Văn bản này đã được bạn Phó Thiên Phóng, một người giỏi tiếng Hán hiệu đính. Điều này cũng thể hiện tính khách quan của phía Phượng Hoàng.
    - Mặc dù không ghi hình trực tiếp, nhưng ông có thể cảm nhận điều gì về không khí của buổi truyền hình?
    - Tôi cảm nhận không khí trường quay có vẻ nóng, trong đó một học giả nói về Việt Nam khá gay gắt. Lúc ấy tôi định trả lời ngay, nhưng rất tiếc là họ đã chuyển qua đầu phía Đài Loan.
    Trong chương trình, tôi cũng thấy vui khi có người Trung Quốc nói: "Hai nước chúng ta phải nắm tay nhau để đến giữa thế kỷ này Việt Nam và Trung Quốc đều là những xã hội khá giả". Tôi nghe loáng thoáng tiếng người ở đầu dây của một nước khác nói: "Hai nước Việt - Trung cần phải ngồi lại với nhau để tìm ra nguyên nhân, cùng nhau thỏa thuận để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, không nên để xảy ra tranh chấp dẫn đến vũ lực".
    - Sau khi chương trình lên sóng, ông nhận được phản hồi thế nào từ khán giả, nhất là người Trung Quốc?
    - Tôi nghĩ chắc là tích cực. Trong thế giới người Hoa, đài Phượng Hoàng là một trong những đài có vị thế cao nhất nên tôi rất muốn họ biết được những điều trung thực đã xảy ra ở biển Đông. Vài người bạn của tôi bảo rằng buổi phát hình thứ hai người xem đông hơn. Có lẽ do hiệu ứng của buổi phát hình đầu tiên đã kéo mọi người đến chăng?
    Ý định của tôi tham gia chương trình này là muốn đưa thông tin đến với các bạn Trung Quốc, chứ không hướng đến người xem Việt Nam vì mình không xem được chương trình và những điều tôi nói mọi người đều biết rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên về hiệu ứng bài trả lời truyền hình của mình đối với trong nước. Hiện riêng trên mạng có đến hàng trăm nghìn người truy cập vào bài phỏng vấn và mới qua một tuần tôi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, tin nhắn, chủ yếu là người trong nước, nhưng cũng có không ít người Việt ở nước ngoài.
    Tôi nhớ, có hai cuộc điện thoại, một ở phía nam, một ở nước ngoài gọi về, đều là giọng nữ, vừa nói vừa như muốn khóc. Họ cảm ơn tôi đã giúp họ hiểu tình hình. Họ còn nói từ bây giờ có thể tự tin hơn nhiều lắm.
    - Trong bài phỏng vấn, ông nói khi hai nước ngồi với nhau thì phải “ngồi thẳng”, điều đó có ý nghĩa gì?
    - Rất nhiều người đã hỏi tôi câu này. Câu trả lời của tôi đơn giản thôi. Thẳng lưng sẽ thẳng lòng, thẳng thắn và trung thực. Thẳng lưng giúp nhìn cao, thấy xa. Thẳng lưng sẽ thấy mình lớn hơn và tự tin hơn, loại đi cái mặc cảm nhược tiểu nếu có.
    [​IMG]
    "Có học giả cũng ngờ ngợ về việc tuyên bố chủ quyền trong vùng nội thủy đường lưỡi bò". Ảnh: Hoàng Hà.- Là phó chủ tịch hội Hữu nghị Việt Trung, ông đánh giá thế nào về cách nhìn nhận của số đông người Trung Quốc về vấn đề biển Đông?
    - Cuối năm ngoái chúng tôi có một cuộc trao đổi thẳng thắn với các học giả Trung Quốc, tôi nhận thức rằng có những điều các bạn biết, có những điều không biết. Khi tôi đưa thông tin, các bạn tỏ ra hơi ngạc nhiên, chứng tỏ họ không có đủ thông tin. Rất nhiều học giả Trung Quốc thông qua báo chí, trang mạng phát biểu quan điểm giống như quan điểm của Chính phủ. Có thể họ không nắm được thông tin, hoặc có thể cố tình nói thế. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến khác lạ.
    Gần đây tôi đọc được thông tin về một học giả Trung Quốc, thiếu tướng Kiều Lương, nêu một ý kiến thế này: "Cách suy nghĩ về biển Đông của người Trung Quốc chúng ta chưa rõ ràng. Chúng ta chưa xem các quan điểm, tuyên bố chủ quyền của chúng ta thế này có phù hợp với luật pháp quốc tế nói chung, hay công ước về biển nói riêng chưa. Ngay cả khái niệm cùng khai thác mà ta nêu ra, ta nhấn mạnh thì ta đã có ý tưởng thực tế, thiết kế như thế nào, đã bàn bạc với các nước chưa, hay mới chỉ là khẩu hiệu suông". Chính họ cũng ngờ ngợ về việc tuyên bố chủ quyền trong vùng nội thủy đường lưỡi bò.
    - Vậy làm thế nào để người dân Trung Quốc tiếp cận được với sự thực khách quan?
    - Vừa rồi bài trả lời phỏng vấn của tôi có bản tiếng Hán, tôi không biết đưa bản tiếng Hán vào kênh nào của Việt Nam để người Trung Quốc có thể đọc được. Chúng ta không có một kênh tiếng Hán nào, thật đáng tiếc.
    Vấn đề này rất quan trọng, chúng ta đưa thông tin không phải tuyên truyền gì cả, chúng ta chỉ cần nói đúng. Nếu những sự kiện xảy ra vừa rồi, ta có kênh để nhân dân Trung Quốc biết được không có gì đột xuất cả, càng không có chuyện Việt Nam đe dọa dùng vũ lực. Nếu người Trung Quốc biết chuyện thuyền cá Việt Nam nhiều lần bị bắt, bị chuộc đòi tiền, giàn khoan bị áp lực thế này thế kia, thì họ sẽ hiểu không phải tự nhiên Việt Nam phản ứng.
    - Để giải quyết tình hình căng thẳng ở biển Đông, theo ông chúng ta nên có hành động như thế nào?
    - Tôi từng nói chúng ta không thể chống con sào xuống Thái Bình Dương để đẩy con thuyền Việt Nam ra xa khỏi Trung Quốc. Hai nước trở thành láng giềng đó là sự ấn định của của tạo hóa, lịch sử, không thể thay đổi được. Chúng ta không có cách nào khác là chấp nhận vị trí địa lý mà mình có, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn, có lợi cho hai bên. Vấn đề là chúng ta phải ở tư thế như thế nào, phải xử sự ra sao thì lại là câu chuyện tưởng dễ mà khó. Nhưng tôi là một người lạc quan, tôi rất tin mọi sự sẽ được giải quyết theo hướng tích cực.
    Ông Vũ Cao Phan là tiến sĩ lịch sử nghệ thuật quân sự, nguyên cán bộ giảng dạy Học viện Quốc phòng; trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung.
    Hồng Khánh - Hoàng Thùy thực hiện


  7. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    nhiều tài liệu

    nhưng cái từ ''cộng sản'' của hít le nó hiểu theo nghĩa khác

    giống như Mao vậy

    pôn pốt là con đẻ của Mao

    nó cũng muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản như Mao đấy~X~X~X~X
  8. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    CHIẾN THUẬT ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN CỦA TRUNG QUỐC


    [​IMG]
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
    REUTERS




    Tú Anh.

    Vừa qua, ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản Trung Quốc cho lưu hành một tài liệu mật, chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện, thông tin đa chiều, ở trong cũng như ngoài nước.
    Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc luôn khẳng định là một quốc gia đang phát triển với chủ trương yêu chuộng hòa bình, quan hệ tốt với láng giềng và tôn trọng tự do. Trên thực tế, ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản, trong một tài liệu mật, đã chỉ đạo tiêu trừ mọi tiếng nói phản biện và thông tin đa chiều, ở trong cũng như ở ngoài nước, gây bối rối cho chính phủ.
    Tháng 3/2011 năm nay, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra một lời tuyên bố mang tính cảnh báo tại Quốc hội : Nhân dân đang căm phẫn chế độ.
    Có lẽ, để đối phó với mối đe dọa này, giới lãnh đạo Trung Quốc đề ra một loạt biện pháp trấn áp, không từ một hình thức nào và không sót một đối tượng nào trong xã hội.
    Các biện pháp này gồm : tăng cường kiểm duyệt thông tin, bắt giam tức khắc mọi cá nhân loan tải thông tin bất lợi cho chính phủ, gia tăng theo dõi mọi thành phần dân chúng ngay từ tuổi còn thơ và tố giác những người than oán.

    Trên đây là nội dung một tài liệu mật của ban Tuyên huấn, thuộc Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vừa được báo chí Tây phương tiết lộ, nhân chuyến công du châu Âu của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
    Theo các trích đoạn đăng trên Danish newpaper Information của Đan Mạch thì chính sách của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với dáng vóc bề ngoài trầm tĩnh, hiền hòa của ông Ôn Gia Bảo.
    Tài liệu mật do cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản cho lưu hành nội bộ vào giữa tháng Giêng và tháng Ba năm nay hướng dẫn cách « duy trì quân bình trong bộ máy quyền lực », gia tăng kiểm duyệt thông tin và nỗ lực « định hướng » công luận quốc tế sao cho thuận lợi cho Trung Quốc.
    Mục tiêu của chiến thuật này là duy trì « độc quyền thông tin » và ngăn chận trước mọi nguồn « thông tin nhạy cảm ». Trong tương lai, phải cải tiến các biện pháp « theo dõi thông tin » và nhanh chóng « nhận diện các nguồn tin bất hợp pháp vô hiệu hóa và tiêu trừ mọi nguồn tin và thông tin trên các mạng Trung Quốc cũng như trên mạng nước ngoài có nội dung làm bối rối chính phủ Trung Quốc ».
    « Bạo lực là phương tiện »
    Để đạt được mục tiêu này, Ttrung ương chỉ thị cho chính quyền các tỉnh, huyện, xã phải lập « tổ đặc nhiệm » định hướng dư luận với nhiệm vụ tham gia thảo luận trên các diễn đàn thông tin và blog. Bên cạnh đường dây « ******* mạng », chính quyền dự kiến thành lập chức vụ gọi là « thủ trưởng thông tin » ở mọi cấp, mọi nơi từ « đại học, trường học, sở làm cho đến tận các trại hè của học sinh » để gọi là « kịp thời phát hiện bất cứ ai » chỉ trích chế độ.
    Cũng trong chiều hướng này, ban Tuyên huấn nêu lên mối đe dọa mà họ gọi là « những thế lực thù địch bên trong và bên ngoài » thực hiện âm mưu buộc Trung Quốc cải cách chính trị theo mô hình Tây phương. Tài liệu mật cho rằng đây là một hình thức can thiệp vào nội tình, đánh phá ngầm ý thức hệ chính trị và văn hóa Trung Quốc, làm hại hình ảnh của chế độ.
    Biện pháp mà giới lãnh đạo đề ra để ngăn chận « âm mưu » này là phải giới hạn không gian hoạt động của các phóng viên quốc tế, các công ty tư nhân nước ngoài và phòng ngừa « kẻ thù trong nước phát biểu với báo chí ngoại quốc ».
    Cụ thể là phải « làm giảm ảnh hưởng của thành phần ly khai tại Tây Tạng và Tân Cương trong công luận quốc tế ».
    Theo giới quan sát, chỉ thị mật của đảng Cộng Sản Trung Quốc gián tiếp thừa nhận tình hình nội trị đang có vấn đề trong bối cảnh mỗi năm có hơn 200 ngàn vụ dân oan biểu tình.
    Mặc khác, nó cho thấy Bắc Kinh ý thức được là họ không dập tắt được khát vọng độc lập của người dân Tây Tạng và Tân Cương bằng bạo lực và đang lo ngại ảnh hưởng của phong trào Mùa Xuân Ả Rập.
    Trên báo mạng công giáo châu Á, Asia News, giám đốc tổ chức Tây Tạng Tự Do tại Anh Quốc bà Stephanie Bridgen nhận định, tài liệu mật này là bằng chứng cho thấy sự « giả trá » của lãnh đạo Trung Quốc.
    Ngày 28 /06/2011 vừa qua, tại Luân Đôn, thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết « Trung Quốc tương lai sẽ là một nước hoàn toàn dân chủ, pháp trị, bình đẳng và công lý trong đó người dân có quyền giám sát và chỉ trích chính phủ ».
    Thực tế, theo chuyên gia Stephnie Bridgen, chà đạp nhân quyền là một sách lược của giới lãnh đạo Bắc Kinh để có thể tiếp tục thống trị nhân dân Tây Tạng và nhân dân Trung Quốc.

    (Nguồn)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc có thể nói hiện nay đã đạt được mục đích khi làm suy 2 thế lực mạnh là Nga - Mỹ bằng lực lượng Afghanitan đầu tiên làm suy yếu Nga sau đó kích động thế giới hồi giáo thù Mỹ do va chạm lợi ích kinh tế , việc đánh phủ đầu tòa tháp đôi đã đẩy kinh tế Mỹ suy sụp hoàn toàn .....




  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/2...t-Nam-Bien-Dong-la-van-de-cua-ca-khu-vuc.aspx

    Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam: Biển Đông là vấn đề của cả khu vực

    03/07/2011 0:57

    Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, Đại sứ Nhật Bản tại VN Yasuaki Tanizaki đánh giá cao bước phát triển mới trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, đồng thời bày tỏ quan ngại đặc biệt của Nhật Bản về những diễn biến gần đây trên biển Đông.

    Trong thời gian gần đây tình hình biển Đông diễn biến khá phức tạp. Đại sứ nhận định thế nào về vấn đề này? Quan điểm chính thức của phía Nhật Bản?

    [​IMG]
    Đại sứ Nhật Bản tại VN Yasuaki Tanizaki - Ảnh: Trường Sơn


    Những diễn biến vừa qua tại biển Đông làm bản thân tôi hết sức lo lắng. Tôi sợ rằng sự kiện này có thể làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (TQ) xấu đi và hai bên cần nỗ lực tránh tình trạng đó. Tôi được biết Việt Nam, TQ cũng đã có những nỗ lực để duy trì mối quan hệ song phương. Mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã có chuyến đi tới Bắc Kinh để đàm phán về vấn đề này. Tôi hy vọng thông qua những đàm phán này sẽ không tiếp tục có những hành động thái quá làm cho tình hình ngày càng xấu đi.
    Nếu vì lý do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông làm quan hệ Việt Nam - TQ xấu đi thì sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương mà còn cả khu vực. Với quan điểm duy trì hòa bình, ổn định chúng tôi cho rằng chúng ta nên tránh để tình trạng này phát sinh.
    Ngoài ra, sự ổn định của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và khu vực biển Đông cũng có liên hệ trực tiếp đến lợi ích của Nhật Bản. Ổn định trong chính sách của các quốc gia ĐNA sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của Nhật Bản. Bên cạnh đó trên80% lượng dầu thô mà Nhật Bản nhập từ Trung Đông sẽ đi qua con đường biển qua các nước ĐNA. Chính vì vậy chúng tôi mong các nước ở ĐNA giữ vững hòa bình, ổn định.
    Để giải quyết vấn đề này cần thông qua các biện pháp đàm phán hòa bình, dựa trên pháp luật quốc tế như luật quốc tế, Công ước Luật biển 1982 hoặc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà ASEAN đã thỏa thuận với TQ. Ngoài ra, với vai trò là một thành viên của ASEAN, Việt Nam có thể cân nhắc khả năng đàm phán với ASEAN và dựa trên DOC giải quyết.
    Trên góc độ cộng đồng quốc tế tôi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ thể hiện sự quan tâm của mình đối với vấn đề này. Vì như đã nói, đây không chỉ là vấn đề giữa TQ và Việt Nam mà còn là vấn đề có ảnh hưởng đến khu vực và lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Do vậy chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và có thể tăng cường thêm mối quan tâm của mình trong tương lai sắp tới.

    [​IMG]
    Tranh chấp ở biển Đông ảnh hưởng đến giao thương của Nhật Bản - Ảnh: blooberg
    Ông có kỳ vọng gì vào sự phát triển, hợp tác của Nhật Bản - Việt Nam trong tương lai?


    Đầu năm vừa rồi Việt Nam đã tiến hành Đại hội Đảng, tháng 5 vừa rồi là kỳ bầu cử Quốc hội và tháng 7 này Việt Nam sẽ có một đội ngũ lãnh đạo mới. Tôi hy vọng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Tôi mong rằng thông qua các khoản vay ODA, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và xóa đói giảm nghèo. Hiện tại Nhật Bản có xu hướng đặt các địa điểm sản xuất ở nước ngoài và xu hướng này ngày càng tăng mạnh. Do đó chúng tôi hy vọng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn nữa và hiện tôi cũng đang thúc đẩy cho hoạt động này.
    Nhật Bản cũng mong sẽ có các cuộc đối thoại, trao đổi về an ninh, quốc phòng với Việt Nam. Như tôi đã nói vấn đề biển Đông có liên quan rất mật thiết đến lợi ích của Nhật Bản. Chúng tôi mong rằng sẽ tăng cường đối thoại về vấn đề này với Việt Nam.
    Thứ ba là phát triển hơn nữa người học tiếng Nhật ở Việt Nam. Hiện nay có khoảng 44 nghìn người đang theo học tiếng Nhật và chúng tôi mong rằng sẽ tăng con số này lên nhiều hơn nữa. Năm 2013, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất là năm hữu nghị Nhật - Việt, do đó chúng tôi mong sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn ở hai nước trong năm này.
    Xin cảm ơn Đại sứ.

    “Chúng tôi cảm ơn nhân dân Việt Nam”
    Đại sứ Yasuaki Tanizaki sinh năm 1951, làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản từ năm 1975. Ông bắt đầu đảm nhiệm vai trò Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam từ tháng 8.2010. Trước đó ông là Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
    Xúc động trước những tình cảm và sự giúp đỡ nhân đạo của người dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3.2011, Đại sứ Yasuaki Tanizaki nói:
    "Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Việt Nam đã phát động toàn quốc ủng hộ Nhật Bản, đồng thời chia sẻ những tình cảm ấm áp với Nhật Bản. Bản thân chúng tôi và cũng như người dân Nhật Bản đã rất ngạc nhiên với sự giúp đỡ to lớn về vật chất cũng như những tình cảm nồng ấm của nhân dân Việt Nam.
    Đầu tháng 6 vừa qua, ngài Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư ********************** cũng đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Mặc dù chuyến thăm hạn hẹp về mặt thời gian nhưng có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện tấm lòng, sự chia sẻ cảm thông của chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa, đồng thời thúc đẩy nhiều thỏa thuận hợp tác đã được hai nước thông qua trước đó.
    Tôi còn được biết rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà sự đóng góp ủng hộ cho một quốc gia khác gặp thảm họa thiên tai diễn ra ở quy mô lớn như vậy. Khi nghe được điều này tôi thực sự rất cảm động và rất cảm ơn tấm lòng mà nhân dân Việt Nam đã dành cho đất nước chúng tôi".
    Nguyên Phong
    (thực hiện )


    Hoan nghênh phát biểu của ông đại sứ Nhật Bản ! =D>=D>=D>
    Việt Nam và Nhật Bản cùng là nạn nhân của thằng kẻ cướp Trung Quốc ! Cùng bị TQ tranh giành đảo và lãnh hải !
    Cách tốt nhất để chặn bàn tay bẩn thỉu của tên kẻ cướp xảo quyệt TQ là các nạn nhân của TQ cần liên hiệp lại , mở mặt trận từ các hướng để phân tán lực lượng của TQ .
    Một anh dân phòng khó bắt được một thằng ăn trộm , nhưng 5 , 7 anh xúm lại thế nào cũng trói được kẻ gian phi !
    Cần liên minh cả Ấn Độ , Mông Cổ , Nga ... hình thành một tổ chức tạm gọi là " Hiệp hội các nước có tranh chấp lãnh thổ với TQ "
    Hoặc rõ ràng hơn : " Liên minh các nước bị TQ cướp đất cướp đảo " .

    TQ muốn đàm phán song phương để đánh bại từng đối thủ , thì ta cần lôi kéo thêm nhiều đối thủ của TQ liên minh lại với nhau để đánh bại âm mưu của tên đại bá muốn làm bá chủ thế giới !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này