Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6170 người đang online, trong đó có 603 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112689 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
  2. trumck2000

    trumck2000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    0
    kụ này phán 1 câiu vô thưởng vô phạt mà đã bị chụp mũ ngay?
    Mod ơi, em chả hiểu cái top này là top gì? mod giải thích dùm cái.
    Hay đổi thành top chụp mũ đi mod
  3. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Nói thẳng ra lòng yêu nước với mỗi ng dân Việt ko ai ko có. Nhưng CĐCS với kiểu ngu dân để trị, coi nd như con rối thích cho nói thì mới đc nói, nói theo định hướng và làm gì là việc của các LD thì quan điểm của tôi ( và chắc chắn của rất nhiều người) là: KE ****** CHUNG MAY, sập càng nhanh càng tốt.
  4. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    :-o:-o:-o Stop [-X[-X[-X[-X!
  5. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    http://tuoitrevnnet.com.invisionzone.com/index.php?showtopic=69874

    Cách đây hơn 500 năm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đến trận đánh ở biển Ðông. Sau đây là nguyên văn đoạn viết. Nếu không tin, xin tìm cuốn" Trạng Trình NBK" xuất bản 1992 NXB Văn hóa:

    1/-"Phú quý Hồng trần mộng, bần cùng bạch phát sinh; Hoa thôn đa khuyển phệ (Hoa thôn: làng người Hoa,đa khuyển phệ:có nhiều tiếng chó sủa;);

    2/- Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ);

    3/-Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích);

    4/-Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh ( phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách (canh dần-Tân mão) sẽ khởi binh,nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến...);

    5/- Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)...

    6/- Rồi ra mới biết thánh minh, mừng đời được lúc hiển vinh reo hò....

    Nếu cụ Trạng Trình đúng thì thật may mắn cho xã tắc !


    Nhân đây Blog Phamvietdaonv xin góp thêm một vài kiến giải:

    Về câu 1: "Phú quý hồng trần mộng" có thể hiểu: Do Biển Ðông có nhiều dầu, Trung Quốc lại đang " bần cùng bạch phát sinh", nghĩa là đang thiếu nhiên liệu trầm trọng do kinh tế phát triển nóng nên phải mơ độc chiếm Biển Ðông; Còn câu: "Hoa thôn đa khuyển phệ" thì quá rõ. Hiện có rất nhiều tướng lĩnh Trung Quốc thuộc phái " khuyển phệ " đang chủ trương phái động đánh Việt Nam để độc chiếm Biển Ðông; trong đó ý kiến của Lý Hồng Mai trên Hoàn cầu gần là một trong những "khuyển phệ" tiêu biểu...Lời tiên tri của cụ Trạng Trình là chính xác...

    Về câu thứ 2: Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ) câu này ứng với đám blogger đang thường xuyên viết bài thúc giục chính phủ không được hèn hạ tìm cách thỏa hiệp, đầu hàng Trung Quốc mà phái có biện pháp cứng rắn bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh hải, lãnh thổ...

    Về câu thứ 3: Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích)...

    Có thể cụ Trạng Trình đã tiên đoán miền bắc sẽ có máy bay SU 34 hoặc máy bay HU 1A do Mỹ trang bị để trông giữ biển ; miền nam có Tàu ngầm Kilo của Nga, hay Hạm đội của Mỹ giúp canh chừng...

    Về câu thứ 4: -Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh ( phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách(Canh Dần-Tân Mão) sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến...);

    Câu này đang chờ xem có ứng nghiệm: sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh; trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến trong năm Canh Dần, Tân Mão ( 2010-2011)?

    Về câu thứ 5: - Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)...

    Có thể tiên đoán: Thiên tử ở đây sẽ là Mỹ sẽ xuất hiện đóng vai trò trọng tài để phân chia Biển Ðông không để Trung Quốc bắt nạt Việt Nam.

    Ghi chú của người chuyển: 2 năm Canh Dần và Tân Mão thuộc hành Mộc (Tùng Bách Mộc) nên khi nói năm Tùng Bách thì hiểu là Canh Dần (1950, 2019) và Tân Mão (1951, 2011). Có thể đã ứng vào chiến tranh Triều Tiên năm 1950 chăng? Không chắc, vì Liên Quân Mỹ-Nam Hàn chết rất nhiều, không thể nói "bất chiến mà tự nhiên thành" được, may ra ứng với tình hình VN hiện nay thì mừng lắm. NTT,
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Ông nghị sỹ của Phillippines này được đấy: Ăn nói có gang - có thép, nội dung trả lời rất có trình độ!

    Nghị sĩ Philippines: Trung Quốc phải xuống thang ở biển Đông
    Cập nhật lúc :8:26 AM, 04/07/2011
    Theo hạ nghị sĩ Walden Bello, Trung Quốc phải xuống thang ở biển Đông để tránh can thiệp bằng quân sự của Mỹ vào khu vực.


    [​IMG]
    Hạ nghị sĩ Philippines Walden Bello.​
    Tờ Nhật báo Inquirer của Philippines vừa đăng tải một bài phỏng vấn giữa tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc với hạ nghị sĩ Walden Bello của Philippines.

    Theo ông Walden Bello, tờ Hoàn cầu Thời báo liên lạc với ông để xin phỏng vấn tuy nhiên sau khi nhận được câu trả lời thì tờ báo này lại không hề có hành động phản hồi hay đăng tải bài phỏng vấn.

    Đất Việt Online xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Walden Bello, hạ nghị sĩ của Philippiness và Chủ tịch Liên minh Không mang nợ.

    PV - Ông nhận xét ra sao về tình hình căng thẳng hiện tại ở biển Đông? Liệu căng thẳng có tiếp tục leo thang?

    Ông Walden Bello - Tôi ngại rằng căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng trên biển Đông và có chiều hướng vượt qua tầm kiếm soát đối với Philippiness cũng như các nước Đông Nam Á khác?

    - Trong các vấn đề ở biển Đông, Trung Quốc luôn thực hiện chủ trương đặt sang một bên những tranh chấp và đi tới sự phát triển chung. Theo ý kiến của ông, đó có phải là cách thích hợp để giải quyết vấn đề?

    -
    Cách thích hợp để giải quyết vấn đề là thông qua đàm phán đa phương giữa các bên có liên quan. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) đã chỉ rõ về các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đất liền của các nước và giải pháp khả thi duy nhất cho các vùng tranh chấp là đàm phán đa phương giữa các bên.

    Tuy nhiên Trung Quốc từ chối giải pháp này. Thay vào đó, Trung Quốc cố gắng đơn phương giải quyết vấn đề bằng cách thâm nhập vào các vùng đặc quyền kinh tế
    (EEZ) của nước khác hoặc xây dựng các công trình trong các vùng này.

    Ví dụ như vụ việc chiếm đóng Đá Vành Khăn (tên quốc tế: Mischief Reef, tên Philippiness: Panganiban) của Trung Quốc vào năm 1995. Đảo Đá Vành Khăn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippiness nhưng lại cách bờ biển Trung Quốc hơn 1.000 hải lý.

    Ngoài ra, yêu sách đường lưõi bò của Trung Quốc còn ngang nhiên bỏ qua Vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý hay các vùng lãnh hải của các nước khác trong khu vực. Thực tế là vùng biển và đảo mà Trung Quốc cho rằng nằm trong lãnh thổ của nước này vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ nước này đến vài nghìn hải lý nếu chiếu theo công ước quốc tế. Có thể thấy Trung Quốc đang lặp lại ví dụ về các nước thực dân châu Âu trước kia.

    [​IMG]
    Hạ nghị sĩ Philippines Walden Bello tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 8/6/2011 tại Manila. Ảnh: Reuters
    - Một số ý kiến cho rằng chiến tranh ở biển Đông là không tránh khỏi, ông có đồng ý với nhận định này?

    - Không, tôi không cho rằng sẽ xảy ra chiến tranh. Mặc dù có thể xảy ra một số đụng độ giữa hải quân các nước. Trung Quốc phải xuống thang và từ bỏ những hành động hung hăng nếu không trong vài trường hợp có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

    Hãy nhớ rằng, chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến ngoài ý muốn, và một khi các xung đột quân sự bắt đầu sẽ là vô phương để kềm hãm nó. Ngoại giao đa phương cho một giải quyết toàn diện về vấn đề "biển Tây Philippines" (ông Bello dùng từ "biển Tây Philippiness" để gọi biển Đông - PV), cũng là cách tốt nhất để tránh một cuộc xung đột không mong muốn.

    - Đến mức độ nào các tranh chấp biển Đông sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines?

    - Những mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể trở thành trái đắng nếu các nước Đông Nam Á nhận thức rằng Trung Quốc đang bắt đầu hành xử giống một bá chủ quân sự kiêu ngạo.

    Một ví dụ có thể kể đến là cách Nhật Bản viện đến vũ lực để giành quyền kiểm soát đất đai và tài nguyên của Đông Nam Á 70 năm trước đây. Thương nhân Nhật Bản, các nhà đầu tư, và người định cư đi đến các quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á trước khi quân đội Nhật Bản đến.

    Tất nhiên, Trung Quốckhông phải là đế chế Nhật Bản, nhưng bạn không thể đổ lỗi cho người dân trong khu vực Đông Nam Á nếu họ lo lắng vì những dấu hiệu của sự bá quyền quân sự đến từ một quyền lực Đông Bắc Á khác.

    - Ông có nhận xét gì về vai trò của Mỹ trong căng thẳng ở biển biển Đông, và Mỹ sẽ làm cách nào để gây ảnh hưởng đến sự căng thẳng này?

    - Tất cả các quốc gia đã ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển đều cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong tuyến đường thủy chính của thế giới, trong đó có biển "Tây Philippines" (biển Đông). Philippines phải dựa vào ASEAN như những đồng minh chiến lược để giải quyết vấn đề trên biển "Tây Philippines" với Trung Quốc.

    Theo tôi việc đem tàu sân bay của Mỹ vào khu vực sẽ biến căng thẳng trên biển Đông thành xung đột giữa những siêu cường. Tuy nhiên, tôi không đổ lỗi cho các chính phủ trong hành động. Theo tôi, lỗi là ở các hành vi hung hăng của Trung Quốc.

    Cách tốt nhất để tránh sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông là Trung Quốc phải dừng ngay các hành vi gây hấn và tiếp tục các cuộc thương lượng trên bàn ngoại giao. Một giải pháp ngoại giao sẽ tránh được sự can thiệp quân sự của Mỹ vì lợi ích tốt nhất của cả Trung Quốc và Philippines.

    - Vấn đề biển Đông sẽ là một vấn đề đau đầu trong thời gian dài đối với các nước liên quan và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương? Theo ông, điểm đột phá để giải quyết vấn đề này là gì?

    - Đúng vậy, vấn đề xung đột biển "Tây Philippines" sẽ là một vấn đề trong thời gian dài nếu chúng ta không giải quyết vấn đề bằng đàm phán đa phương.

    Một biển "Tây Philippines" phi quân sự nơi mà các đường biên giới được nhất trí giữa các bên như cách mà Việt Nam và Trung Quốc giải quyết ở Vịnh Bắc Bộ và đường biên giới trên bộ là sự bảo đảm tốt nhất cho hòa bình trong khu vực.

    Nếu Trung Quốc có thể giải quyết một cách hòa bình các đường biên giới với Việt Nam, tại sao họ không làm điều tương tự trong các cuộc thảo luận đa phương với các nước giáp với biển "Tây Philippines"?
  9. GiaCatDu8x

    GiaCatDu8x Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/07/2011
    Đã được thích:
    0
    bác này là dân đảo chíh hay sao mà toàn tiền trung thế này ^:)^
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Nên in lại sách trắng về Trường Sa và Hoàng Sa
    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/543792/Nen-in-lai-sach-trang-ve-Truong-Sa-va-Hoang-Sa.html

    > Giàu lên từ Hoàng Sa, Trường Sa
    > Sốt bài hát về biển đảo
    TP - “Tôi nhớ hồi tôi làm Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Chính phủ ta công bố sách trắng về Trường Sa và Hoàng Sa. Nội dung cơ bản là khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và tuyên bố rộng rãi ra quốc tế”, ông Lưu Văn Lợi, 99 tuổi, nói.

    [​IMG]
    Một góc đảo Song Tử Tây(huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Thưa ông, sách trắng đó ra đời trong bối cảnh nào?
    Bối cảnh trước và sau khi xuất bản sách trắng vẫn thế, Trung Quốc đưa ra yêu sách về đường 9 đoạn là đường biên giới trên biển của mình. Sau khi sách trắng được công bố, họ vẫn lại nhắc lại lập luận về đường gấp khúc 9 đoạn.
    Theo ông, trong bối cảnh tranh chấp biển Đông hiện nay, có nên in lại cuốn sách trắng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
    Tôi nghĩ là nên in lại.

    [​IMG]
    Ông Lưu Văn Lợi - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Ảnh: Phùng Nguyên. Ông có kinh nghiệm gì trong vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
    Kinh nghiệm của tôi là phải dựa vào cơ sở pháp lý để đấu tranh. Cơ sở pháp lý đó là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, dựa vào đó mà làm rõ chủ quyền của ta, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo và quần đảo…
    Cảm ơn ông.

    Ông Lưu Văn Lợi là tác giả của nhiều cuốn sách về chủ đề biên giới. Bộ VH-TT&DL mới đây cho tái bản cuốn sách ông viết có tựa đề “Cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Sách được in bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
  11. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Giải mã tư thương Trung Quốc mua gom nông sản
    http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/541917/Giai-ma-tu-thuong-Trung-Quoc-mua-gom-nong-san.html
    TP - Việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn của nông dân Việt Nam mua gom nông sản, tuy nông dân được lợi trước mắt do giá bán cao, nhưng về lâu dài, không cẩn thận lại ăn quả đắng...

    [​IMG]
    Hàng nông sản Việt Nam xuất qua cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) sang Trung Quốc Ảnh: Phạm Anh. Mua gom khắp nơi
    Thời gian gần đây, nhiều tư thương Trung Quốc càn quét từ Nam ra Bắc để thu gom nông sản (tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy sản…) nhập về nước. Tư thương Trung Quốc gom hàng qua hai kênh, đại lý thu gom của Việt Nam, hoặc trực tiếp đến vườn của nông dân mua, với giá cao hơn tại thị trường nước ta. Tư thương của họ lùng các tỉnh Tây Nguyên để mua sắn, tiêu, cà phê; các tỉnh miền Tây Nam bộ mua thịt lợn nái, sữa; duyên hải miền Trung thu gom nguyên liệu thủy sản, miền núi phía Bắc thu mua sắn…
    Theo Cục số liệu quốc gia Trung Quốc, trong tháng 5-2011, giá tiêu dùng đã tăng 5,5% so với cùng kì năm ngoái (cao nhất trong vòng 34 tháng trở lại đây), trong đó giá lương thực tăng tới 11,7%. Giá thực phẩm và các mặt hàng khác tăng cao khiến giá sinh hoạt đang trở thành vấn đề nóng bỏng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này, nên đây là cơ hội để thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua nông sản, về bán kiếm lợi nhuận cao.
    Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, họ đang lùng mua nguyên liệu sắn lát của mình. Thời gian qua, rất nhiều xe sắn của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, lối mở biên giới. “Tôi từng sang Quảng Đông, đi thăm mấy nhà máy thức ăn chăn nuôi của họ, thấy toàn sắn của ta. Việc họ tìm mua khiến giá sắn nguyên liệu tại nước ta được đẩy lên cao. Trước đây giá sắn chỉ 1.500 - 2.000 đồng/kg, thì nay đã 5.500-6.000 đồng/kg, thậm chí còn hơn. Giá sắn lên cao, giúp nông dân ở miền núi tăng thêm thu nhập, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đang cao, sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, từ đó tác động dây chuyền đến giá thực phẩm, cuối cùng người tiêu dùng mình chịu”, ông Lịch nói.
    Còn theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vừa rồi giá thực phẩm ở Trung Quốc lên rất cao, nên tư thương họ sang ta lùng sục mua. “Cái này không thể kiểm soát được, vì họ vào mua tự do dọc biên giới. Cho nên, cuối tuần trước, đầu tuần vừa rồi, giá thịt ở Quảng Ninh rất cao, có khi lên tới 70-72 nghìn đồng/kg lợn hơi. Thời gian qua, còn có thông tin phía Trung Quốc tuồn lợn kém chất lượng sang bên mình, nhưng nay hiện tượng này không còn nữa”- ông Giao nói.
    Lợi và hại
    Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận định việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn lùng mua nông sản. Thực tế, nước ta sát Trung Quốc, nên xác định đây là thị trường tốt để tiêu thụ nông sản của ta. Và khi họ có nhu cầu, là cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam, nông dân được lợi. Tuy nhiên, nếu họ thay đổi chích sách, việc tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro, và nhiều bài học đã diễn ra với nhiều hàng nông sản của ta như hoa quả, rau, cao su, cà phê, hồ tiêu, vải thiều… “Việc họ mua giá cao có tính tức thời, nó phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, như sắn là một bài học. Khi giá sắn cao lên, thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, mà chủ trương của ta thì không thể phát triển cây sắn một cách tùy tiện được, nhất là quảng canh, dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía…, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Bài toán trồng - chặt, đã diễn ra ở nhiều địa phương”- ông Ngọc nói.
    TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn. Còn ở góc độ thị trường, Việt Nam không phải một thị trường lệ thuộc của Trung Quốc, mỗi thị trường đều có đường biên giới của nó. Nhìn theo khía cạnh khác, các nhà thu mua hàng nông sản của Việt Nam cũng phải xem lại vì sao bị thua trên chính sân nhà của mình. “Phải làm rõ việc thu gom này kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ, kéo theo hệ quả xấu, như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại các quy định, nếu họ làm thiệt hại cho Việt Nam, cần phải có hành động.
    Còn theo ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam, đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa. “Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.

    Giá thịt đang giảm
    Ông Hoàng Kim Giao cho biết, thực phẩm những ngày hè giảm 5-7%, do nóng bức. Đến cuối tuần qua thịt lợn giảm nhẹ. Giá thịt lợn trong dân chỉ 56-57 nghìn đồng/kg hơi, nhưng qua tay thương lái, giá hiện lên 60-62 nghìn đồng/kg hơi. Tại Hà Nội, chỉ mấy ngày giá thịt lợn từ 68 nghìn đồng/kg hơi, thì nay chỉ khoảng 64-65 nghìn đồng/kg. Hiện, các địa phương đã đẩy mạnh sản xuất hơn, đưa ra thị trường khá nhiều. Chỉ khoảng 3 tháng tới, thực phẩm lại dư thừa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này