Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6170 người đang online, trong đó có 645 thành viên. 22:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112692 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Cụ nên sửa chữ ký là : ...... chẳng có tương lai .
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P1. Đọc cảm thấy thú vị làm sao
    VIT - Ít thấy có nền kinh tế trên thế giới nào thu hút được sự quan tâm của thế giới như Trung Quốc. Trung Quốc được mệnh danh là “người khổng lồ” với chiếc mặt nạ khiến người ta lầm tưởng là nguồn cung cấp “vô tận” lao động giá rẻ cũng như khả năng tăng trưởng “vô hạn”. Tuy nhiên, chính điều nay đang làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của quốc gia này.

    Lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi. Người tiêu dùng Trung Quốc tiết kiệm quá nhiều và chi tiêu dè xẻn. Trong khi đó, các công cụ chính sách kinh tế và chính trị của đất nước vẫn còn chưa phát triển. Bộ máy quan chức nhà nước dường như chỉ biết hạn chế chi tiêu khi xuất khẩu trở nên suy yếu, từ đó dẫn đến một nguy cơ giảm phát cho nền kinh tế. Khi người tiêu dùng Mỹ hạn chế chi tiêu và bong bóng hàng hóa toàn cầu bắt đầu tiêu tan, những nhược điểm cơ bản trên sẽ kết hợp lại theo cách khó có thể mang lại một kết thúc tốt đẹp cho Trung Quốc, hoặc cho phần còn lại của thế giới.

    Kinh tế Trung Quốc dễ bị suy giảm hơn nhiều người tưởng. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, có rất ít người Trung Quốc có khả năng chi tiêu tùy ý để có thể hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Các phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc phải đạt GDP bình quân đầu người ở mức 5.000 USD thì người dân nước này mới có thể chi tiêu thoải mái được.

    Khoảng 110 triệu người Trung Quốc đã có mức thu nhập như vậy hoặc hơn, song họ chỉ chiếm 8% dân số của cả nước và 35% GDP của Trung Quốc trong năm 2009, trong khi xuất khẩu của nước này chiếm 27%. Ngay cả sức mua của các tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Trung Quốc cũng chỉ bằng 6% sức mua của người Mỹ.

    Sự cường điệu thái quá

    Với chi tiêu giới hạn trong nước như vậy, tại sao rất nhiều nhà phân tích dự đoán rằng, Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ?

    Điều đó một phần là do họ tin vào một quan niệm sai lầm về việc ngay cả khi nền kinh tế Mỹ phải chịu thất bại, phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

    Sau chương trình kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 586 tỷ USD trong năm 2009, Trung Quốc đã nhập khẩu mạnh các nguyên liệu công nghiệp như quặng sắt và đồng; việc xây dựng các nhà máy xi măng, thép, điện và các nhà máy công nghiệp khác bùng nổ trong nước. Và đây chính là lý do giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vũ bão trong thời gian qua.

    Quan niệm mà nhiều nhà phân tích lầm tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn thiếu sót đơn giản là vì, hầu như tất cả các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, phần lớn hàng xuất khẩu của các nước châu Á trực tiếp hoặc gián tiếp đến Mỹ. Chính vì vậy, khi người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu do mất việc làm sau cuộc suy thoái vào năm 2008, Trung Quốc và hầu hết các nước châu Á đang phát triển khác cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

    Do vậy, sự tự tin thái quá về khả năng của Trung Quốc trong việc giữ nền kinh tế khỏi bùng nổ một phần cũng chỉ mang tính chất tâm lý.

    Thành công và tự mãn

    Sự thành công gần đây của kinh tế Trung Quốc đã khiến nhiều người thực sự cho rằng, nền kinh tế nước này là “thần kỳ”. Quả thật, người Trung Quốc có nhiều điều để tự hào. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, một thành công đáng nể đối với Trung Quốc kể từ cuối thập kỷ 1970, khi kinh tế nước này vẫn là nền kinh tế tiền công nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, thành công này có thể dẫn đến một sự tự mãn.

    Ông Gary Shilling, chủ tịch của A Shilling Gary & Co và là tác giả của bài báo này cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009 và sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lúng túng. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ lên kế hoạch khuyến khích chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng trong nước, tuy nhiên, điều này vẫn còn ở thì tương lai.

    Cỗ máy tăng trưởng

    Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng tốt. Xuất khẩu ngày càng tăng, đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ, đã kích thích Trung Quốc chi tiêu nhiều tiền nhằm đáp ứng việc sản xuất nhiều hơn nữa hàng hóa xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu người Trung Quốc từ nông thôn tới thành thị.

    Tuy vậy, tiền lương còn thấp do nguồn cung lao động dồi dào đã hạn chế chi tiêu tiêu dùng trong nước. Vì vậy, Trung Quốc không thể đầu tư ra nước ngoài mà phần lớn tiền tiết kiệm đi vào các ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp. Số tiền này sau đó được cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả vay với lãi suất trợ cấp. Câu hỏi đặt ra là, tại sao trong một đất nước gần như “tôn thờ” sự ổn định, các nhà lãnh đạo lại muốn phá vỡ nền kinh tế đang chạy trơn tru này?

    Ông Shrilling cho rằng, trước khi lo lắng về việc Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế số một thế giới, chúng ta cần phải xem xét các khoảng cách còn tồn tại giữa nền kinh tế nước này với nền kinh tế Mỹ. Năm 2009, GDP của Trung Quốc là 4,9 nghìn tỷ USD, chỉ bằng 34% GDP ở mức 14,4 nghìn tỷ USD của Mỹ. Song điều này lại có được là do Trung Quốc có dân số 1,32 tỷ, gấp 4,3 lần dân số Mỹ. Bên cạnh đó, khoảng cách về GDP bình quân đầu người thậm chí còn lớn hơn, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 3.790 USD, chỉ bằng 8% so với GDP bình quân đầu người của Mỹ là 46.405 USD!

    Điều không thể


    Để duy trì khoảng cách ở mức hiện tại, GDP của Trung Quốc cần phải tăng trưởng hai con số trong vòng 4 năm trước khi suy giảm hẳn, hoặc tăng gấp 6 lần trong vòng 3 thập kỷ (với giả định GDP thực tế của Mỹ tăng 2% trung bình mỗi năm trong vòng 30 năm tới với các dự báo dân số của chính phủ).

    Để loại bỏ khoảng cách GDP bình quân đầu người với Mỹ trong vòng 30 năm, GDP của Trung Quốc sẽ phải tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm trong 3 thập kỷ, hoặc mở rộng 17,8 lần kích thước hiện tại của nó.

    Tỷ lệ tăng trưởng như vậy đối với Trung Quốc gần như là không thể nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P2
    http://vitinfo.vn/Muctin/Quocte/Kinhtetoancau/LA90383/default.htm

    VIT - Trung Quốc đã trở thành một “người khổng lồ” kinh tế, bởi quốc gia này có một lực lượng lao động sản xuất lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước chậm phát triển với các công cụ chính sách kinh tế và xã hội chưa hoàn thiện theo các tiêu chuẩn phương Tây. Những công cụ này có thể thúc đẩy tăng trưởng đạt mức ấn tượng, song nó lại che dấu nhiều nhược điểm ẩn sâu trong nền kinh tế Trung Quốc.

    Các nước đang phát triển có thể tương đối dễ dàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách cạnh tranh công nghệ với các quốc gia phát triển. Còn đối với trường hợp của Trung Quốc, nước này tăng trưởng bằng cách “ép buộc” các nước phát triển khác chia sẻ công nghệ đánh đổi bằng kinh tế hoặc chỉ đơn giản là “ăn cắp” công nghệ từ nước khác.

    Kinh tế Trung Quốc đã có nhiều thay đổi sau khi gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD được tung ra vào năm 2009. Tăng trưởng GDP của quốc gia này đã nhảy vọt từ mức 6% vào đầu năm 2009 lên tới mức hai con số vào năm ngoái. Hầu hết số tiền này đã được giao cho các ngân hàng do chính phủ kiểm soát. Trong suốt năm 2009, các khoản cho vay ở Trung Quốc đã tăng 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 32% kể từ đầu năm 2006. Nguồn cung tiền cũng tăng 29% vào thời điểm đó.

    Những khoản vay này đã được tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, công cộng và bất động sản. Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, trong tháng 1/2010, giá bất động sản tại nước này đã tăng 9,5% so với năm trước đó và có thể còn nhiều hơn nữa theo các ước tính thực tế. Bên cạnh đó, việc làm cũng đã tăng theo cùng các hoạt động kinh tế.

    Tăng trưởng thiếu bền vững


    Đây là điều cần lưu ý đối với nền kinh tế Trung Quốc. Sự tăng trưởng thiếu bền vững sẽ không thể che đậy những lỗ hổng cơ bản của nền kinh tế nước này mãi được.

    Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu và kiểm soát tiền tệ để bảo vệ tăng trưởng. Song sự tăng trưởng này sẽ bị “khựng” lại, một khi người tiêu dùng Mỹ chuyển hướng sang tiêu dùng tiết kiệm. Trong thập kỷ qua, mỗi năm xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng 21%.

    Trung Quốc có một lượng lao động giá rẻ lớn. Theo ước tính, lượng lao động dồi dào đã thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 1,8 điểm phần trăm mỗi năm kể từ cuối thập niên 1970, tuy nhiên, sự co lại của dân số trong độ tuổi lao động một phần do chính sách một con cứng nhắc sẽ làm giảm tương đối tăng trưởng kinh tế của nước này trong những thập kỷ tới.

    Tiền lương tăng, dân số già

    Tiền lương tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng lên, thậm chí các nhà sản xuất của nước này đang di chuyển sản xuất sang các nước như Việt Nam và Pakistan, nơi mà tiền lương trả cho người lao động rẻ hơn 1/3 ở Trung Quốc. Trong năm qua, công nhân của một số nhà máy ở Trung Quốc đã được tăng lương từ 20-30% hoặc hơn. Bên cạnh đó, điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện cũng làm giảm dòng chảy lao động giá rẻ tới các thành phố.

    Tuy nhiên, tỷ lệ người lao động về hưu so với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng từ 39% trong năm ngoái lên 46% vào năm 2025. Đây không phải là “điềm lành” đối với sự phát triển tương lai của Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế với quy mô lớn vào năm 1978, các hệ thống quản lý tỷ lệ thất nghiệp, hưu trí và y tế nhà nước vẫn chưa được tạo ra, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã từng tuyên bố rằng, chính phủ sẽ “tạo ra một mạng lưới an toàn xã hội bao gồm tất cả”, đồng thời cũng đã đề ra mục tiêu cung cấp chăm sóc y tế cơ bản cho tất cả người dân Trung Quốc vào năm 2020.

    Tiết kiệm nhiều, chi tiêu ít


    Vì lý do trên, Trung Quốc buộc phải tiết kiệm mạnh để có thể cung cấp cho quỹ phúc lợi và hưu trí của mình. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao, chi tiêu thấp và kết quả là, kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Các hộ gia đình của Trung Quốc tiết kiệm gần 30% thu nhập trung bình, phần lớn để trang trải cho các chi phí tuổi già và các chi phí y tế.

    Khi dân số Trung Quốc dần lão hóa, tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm xuống khi nhiều người già không còn lao động nhưng vẫn chi tiêu. Tuy nhiên, tiết kiệm giảm và chi tiêu nhiều hơn sẽ không thể trở thành thứ có thể thay thế cho xuất khẩu suy yếu của nước này. Người Trung Quốc tiêu dùng chỉ bằng khoảng 1/10 so với tiêu dùng của người châu Âu và Mỹ cộng lại. Khi khu vực châu Âu vẫn còn đang gặp khó khăn với cuộc khủng hoảng nợ công, trong khi đó, chính phủ Anh ngừng kích thích kinh tế và người tiêu dùng Mỹ tiếp tục thắt chặt chi tiêu, thì việc tiết kiệm của Trung Quốc giảm cũng khó có thể bù đắp những tác động tiêu cực khi xuất khẩu nước này trở nên suy yếu.

    “Bóng đen” lạm phát

    Sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc nhằm tránh cho nền kinh tế khỏi bùng nổ lại có thể dẫn đến lạm phát khiến nền kinh tế nước này bị “tê liệt”. Tháng 2/2010, Văn phòng Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, giá cả gia tăng tăng đặt ra thách thức đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

    Bất động sản bùng nổ đẩy giá nhà đất tại Trung Quốc lên cao kỷ lục. Giá các căn hộ tại Bắc Kinh được bán cao gấp 22 lần thu nhập trung bình (trong khi giá nhà ở trung bình tại Mỹ chỉ gấp 6 lần). Một mét vuông đất tại Trung Quốc theo ước tính cao gấp 164 lần so với thu nhập bình quân đầu người, so với chỉ 33 lần ở Nhật Bản.

    Gói kích thích kinh tế năm 2009 giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt, song cũng khiến lạm phát giá tiêu dùng của nước này tăng tốc đến 5,5% vào tháng 5/2011, vượt xa mục tiêu 4% mà chính phủ đã đề ra cho cả năm 2011. Giá lương thực mang tính nhạy cảm về mặt chính trị và ổn định xã hội, bởi nó ảnh hưởng tới nhiều người Trung Quốc có mức thu nhập chỉ đủ sống. Tháng 5/2011, giá lương thực tại Trung Quốc đã tăng 11,7% so với năm trước đó.

    Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tiến hành các biện pháp thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với những công cụ kinh tế không mấy hiệu quả như hiện tại, chưa chắc Trung Quốc có thể kiểm soát được một sự sụt giảm mạnh mà nền kinh tế lại không hề bị tổn thương một cách đáng kể.
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Vì sao kinh tế Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi kết cục “bi thảm”? – P3
    VIT - Trung Quốc đang hy vọng có thể hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng nóng mà không bị rơi vào một cuộc suy thoái. Điều này sẽ vô cùng khó khăn với Trung Quốc, bởi lạm phát đang gia tăng, còn khả năng của chính phủ lại hạn chế, trong khi đó, mô hình kinh tế của nước này lại không bền vững.

    Những lo ngại về lạm phát trong nước bắt đầu từ vấn đề nhà ở. Trong khi xuất khẩu sụt giảm do tiêu dùng Mỹ hạn chế, nguồn vốn bị đe dọa bởi chi tiêu chính phủ thắt chặt, năng suất dư thừa kèm theo tiêu dùng trong nước ít, thì nhà ở lại trở thành động cơ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây. Theo ước tính, một nửa GDP của Trung Quốc liên quan đến hoạt động bất động sản.

    Chính phủ Trung Quốc đang lo lắng giá nhà đất gia tăng và đã có những động thái để ngăn chặn tình trạng đầu cơ như yêu cầu các ngân hàng tăng thế chấp và lãi suất cho vay…

    Những hạn chế của chính phủ đã kiềm chế doanh số bán nhà tại Trung Quốc, tuy nhiên, điều này không thể hoàn toàn ngăn chặn được bong bóng bất động sản ở nước này. Năm ngoái, giá nhà ở đã tăng 40% tại Trung Quốc. Các nhà xây dựng tại Trung Quốc đang kiềm chế giá nhà ở sụt giảm bằng cách trì hoãn việc hoàn thành xây dựng các khu nhà, trong khi vẫn tiến hành xây dựng các khu nhà khác. Chính điều này đã tạo ra tình trạng thiếu hụt nhà ở giả tạo tại đây. Tất nhiên, những nỗ lực này sẽ khó để duy trì, bởi nếu làm như vậy, họ sẽ buộc phải thắt chặt nguồn vốn của chính mình. Nhà ở tại Trung Quốc hiện được xây dựng với tốc độ gấp đôi, thậm chí hơn so với tốc độ bán ra.

    Các khoản vay “mập mờ”

    Hôm 27/6, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) cho biết, đến cuối năm ngoái, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ NDT (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% khoản GDP trị giá 39.800 tỷ NDT của Trung Quốc trong năm 2010. Báo cáo chỉ ra rằng, các khoản vay ngân hàng lớn dành cho chính quyền tỉnh ở nước này đã bị đầu tư bất hợp lý vào bất động sản.

    Không dừng lại đó, nhiều khoản vay khổng lồ khác dành cho các doanh nghiệp nhà nước với mục đích tài trợ cho cơ sở hạ tầng, cũng đã bị đổ vào đầu tư bất động sản.

    Với nguồn cung ngày một tăng cao, trong khi nhu cầu hạn chế và chính phủ kiểm soát chặt chẽ về đầu cơ, sự sụp đổ của bong bóng bất động sản tại Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian.

    Khoảng cách giàu nghèo và mối lo tăng giá

    Nhà ở không phải là vấn đề duy nhất dẫn đến nguy cơ lạm phát gia tăng tại Trung Quốc. Tháng 5/2011, giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng 5,5% so với năm trước đó. Trước đó, tháng 12/2010, chính phủ Trung Quốc đã thống nhất đặt sự ổn định mức giá tổng thể là ưu tiên số một trong danh sách ưu tiên kinh tế của đất nước.

    Trong một đất nước có nhiều người vẫn đang sống ở hoặc dưới mức nghèo đói, chi phí thực phẩm rõ ràng là mối lo lớn. Trong khi đó, giá lương thực tại Trung Quốc đã tăng 11,7% trong tháng 5/2011.

    Chính phủ Trung Quốc dường như ngày càng lo lắng về bất ổn xã hội. Tháng 11/2010, chính phủ nước này cho biết sẵn sàng kiểm soát giá cả để giảm bớt lạm phát, đặc biệt về thực phẩm và năng lượng, đồng thời cho biết sẽ hỗ trợ người nghèo bằng các khoản thanh toán phúc lợi cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục và lan rộng từ khu vực nông thôn cho tới thành thị.

    Thu nhập bất bình đẳng đang là vấn đề của nước này. Dòng chảy của người dân đến những khu vực thành thị thịnh vượng hơn đã nâng cao các tiêu chuẩn sống, tuy nhiên, khoảng cách giữa người giàu và nghèo tại Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng. Năm ngoái, thu nhập bình quân đầu người tại Trung Quốc là 2.900 USD ở thành thị nhưng chỉ khoảng 900 USD ở các vùng nông thôn.

    Khả năng có hạn

    Khả năng giải quyết những mối lo trên của chính phủ Trung Quốc là rất hạn chế. Ngân hàng trung ương của nước này mới chỉ thực hiện chính sách tiền tệ gần như duy nhất là điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và hạn chế các ngân hàng cho vay. Kể từ tháng 1/2010, chính phủ Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12 lần (hiện ở mức 21,5%), trong khi tăng lãi suất cho vay 4 lần (hiện ở mức 6,31%) để điều chỉnh các khoản vay không hiệu quả dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

    Cuối cùng, để thực hiện bất kỳ chính sách nào trong một nền kinh tế mà chính phủ kiểm soát một phần, một phần định hướng theo thị trường là rất khó. Hiện tại, trước khi đưa ra một quyết định lớn, chính phủ Trung Quốc phải xem xét và phán đoán phản ứng của thị trường và sau đó phải cố gắng giảm thiểu những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra cho những quyết định đó.

    Những hậu quả không mong muốn

    Để quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi, các quan chức Trung Quốc phải ước tính bao nhiều tiền nóng chảy vào Trung Quốc có thể làm cho tiền tệ của đất nước mạnh hơn, từ đó xác định cách điều chỉnh những tác động không mong muốn của dòng chảy này.

    Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và thặng dư thương mại của Trung Quốc đã thúc đẩy dự trữ ngoại hối của nước này tăng vọt đến hơn 3.000 tỷ USD. Cho đến gần đây, tất cả tất cả mọi khoản thu nhập của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đều phải chuyển đổi thành đồng NDT, tuy nhiên, sau đó, ngân hàng trung ương nước này đã buộc phải phát hành trái phiếu để tránh làm mất giá đồng tiền này.

    Tương tự như vậy, chính phủ Trung Quốc hàng năm đặt giới hạn cho các khoản vay của ngân hàng trước, tuy nhiên sau đó xác định lại mô hình cho vay hàng tháng. Bởi vậy, các ngân hàng của nước này thường vội vã cho vay vào đầu năm do lo ngại chính phủ sẽ điều chỉnh vào nửa cuối của năm.

    Ông Gary Shilling, chủ tịch của A Shilling Gary & Co và là tác giả của bài báo này cho rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ khó kiểm soát nền kinh tế khỏi “hạ cánh cứng” và nền kinh tế nước này sẽ gặp phải hứng chịu một kết cục không mấy tốt đẹp.
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    ok [r2)]
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Có nhiều nước như Italia thì m.ày chết m.ẹ luôn nghe thằng khốn nạn

    Italy kiên quyết loại trừ hàng "nhái" Trung Quốc
    VIT - Hôm 21/6, cảnh sát Italy đã bắt giữ lượng tài sản trị giá 36 triệu USD của một số công ty may mặc Trung Quốc ở một khu vực gần Florence. Đây là một trong những vụ tấn công hàng giả mà Italy nhằm vào các nhà sản xuất Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp thời trang của nước này.
    Cảnh sát Italy tuyên bố, trong hơn một năm qua, họ đã tiến hành điều tra đối với 70 doanh nghiệp dệt may và đồ da Trung Quốc đặt tại Florence, Pisa và trung tâm dệt may Prato tại nước này. Chỉ trong hôm 21/6, cảnh sát Italy đã phong tỏa 396 tài khoản ngân hàng, 183 xe cộ và 76 tài sản bất động sản của các công ty Trung Quốc.

    Cảnh sát Italy cho rằng, các công ty là mục tiêu trong cuộc điều tra nói trên đã kiếm được những khoản tiền lớn bằng cách thuê lao động bất hợp pháp với mức lương thấp để sản xuất và bán hàng giả. Chủ các doanh nghiệp này còn bị tình nghi đã tuồn tiền cho nhân thân để họ chuyển tiền về các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc.

    Theo cảnh sát Italy, tổng số tiền mà các doanh nghiệp đã chuyển từ Italy về Trung Quốc lên tới 238 triệu EUR và là tiền hoàn toàn trốn thuế. Tòa án Italy đã ban hành lệnh lục soát và bắt giữ đối với vụ việc hôm 21/6 dựa trên những cáo buộc từ phía cảnh sát đối với hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế và biển thủ tại các công ty đang bị nghi vấn.

    Tuy nhiên, không có người nào bị buộc tội trong vụ việc này và cảnh sát Italy vẫn chưa xác định danh tính cụ thể của chủ các doanh nghiệp trong vụ điều tra.

    Trước vụ việc này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome đã đưa ra tuyên bố: “Trung Quốc tôn trọng các hoạt động điều tra của cơ quan chức năng Italy nhằm đảm bảo một thị trường có trật tự. Chúng tôi hy vọng rằng, trong cuộc điều tra này, quyền hợp pháp của người Trung Quốc nhập cư sẽ được bảo vệ và đảm bảo.”

    Cuộc tấn công hôm 21/6 đánh dấu nỗ lực của chính quyền Italy đối với các hoạt động bị nghi ngờ trốn thuế và chuyển tiền bất hợp pháp của các nhà sản xuất dệt may Trung Quốc.

    Trong thập kỷ qua, người nhập cư Trung Quốc đã tràn ngập ở các khu vực Prado và Tuscan, hai địa điểm được xem là trung tâm của ngành công nghiệp thuộc da và dệt may của Italy. Những người Trung Quốc nhập cư này đã đưa ra các sản phẩm giá rẻ, khiến hàng loạt các nhà sản xuất truyền thống của Italy bị thiệt hại nặng nề.

    Hiện chỉ còn khoảng 3.800 công ty dệt may của Italy tại Prato, bằng một nửa con số so với thập kỷ trước. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của các công ty Italy ở vùng này cũng đã giảm một nửa trong khoảng thời gian trên, còn 1,7 tỷ EUR.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc lại bùng nổ với hơn 4.000 nhà sản xuất dệt may nổi lên trong thập kỷ qua, so với con số chỉ ở mức hàng trăm một thập kỷ trước đó. Còn ở Tuscan, các biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc đã thay thế nhiều biển hiệu tiếng Italy, biến thị trấn một thời bình yên này thành một khu phố Trung Quốc sôi động.

    Ông Riccardo Marini, lãnh đạo một hiệp hội ngành dệt may tại Prato cho biết: “Người Trung Quốc đang ăn nên làm ra, trong khi nhiều người dân địa phương không kiếm nổi việc làm”. Ông hoan nghênh vụ điều tra và bắt giữ tài sản bất hợp pháp vừa qua của cảnh sát Italy đối với các công ty dệt may Trung Quốc.

    Theo cảnh sát Italy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may và đồ da tại Italy đang hoạt động chui, sử dụng lao động bất hợp pháp đến từ Trung Quốc. Không giống như các nhà sản xuất Italy sử dụng nguyên vật liệu truyền thống của Italy, các công ty Trung Quốc nhập nguyên vật liệu thô với giá rẻ hơn từ Trung Quốc và bán sản phẩm dưới mác “Made in Italy” với mức giá cao hơn rất nhiều.

    Sau các cuộc điều tra, cảnh sát Italy đã phong tỏa hoạt động của 318 công ty Trung Quốc. Các công ty này trong cuộc điều tra này thường có hai bộ sổ sách khác nhau, cho phép họ che giấu mức thu nhập thực sự, đồng thời sử dụng các loại mã để che dấu thân phận của các ông chủ.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  8. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Hậu quả của thói hung hăng, bất chấp tất cả của tungcua . Rồi người tungcua ở đâu cũng sẽ bị xua đuổi vì tư tưởng đại hán, bành trướng của lãnh đạo tungcua.
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    'Lãnh đạo Trung Quốc hành xử tiểu nhân với VN'





    [​IMG]


    Đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho rằng Quốc Hội nên thông qua luật biểu tình của người dân.


    Một Đại biểu Quốc hội của Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn về việc lãnh đạo Trung Hoa có những hành xử thiếu quân tử, mà ông gọi là 'tiểu nhân' với Việt Nam.
    Trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ hôm 03/7/2011, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (VN) đánh giá Trung Quốc chưa thể hiện được đúng mức vị thế của một nước lớn.
    Ông cũng đưa ra lời khuyên cho Chính phủ VN cần đối phó ra sao đối với Trung Quốc (TQ) trước những căng thẳng biển, đảo hiện nay, cũng như trước tham vọng lâu dài của nước láng giềng phương Bắc.
    Ông Quốc cũng đề cập tới kinh nghiệm phân định lãnh thổ với TQ có liên quan tới Thác Bản Giốc cũng như đề xuất việc Quốc hội và Nhà Nước VN nên mau chóng thông qua một đạo luật về biểu tình của người dân.
    Trước hết, nhà sử học, đại biểu quốc hội này cho biết phản ứng của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trước những hành vi được cho là cố tình gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc.
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Là cơ quan nghề nghiệp, đương nhiên vấn đề về Biển Đông, chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất nhiều rồi. Trong thời điểm này chúng tôi cũng ra một số tạp chí để phù hợp với không khí chung, thể hiện rõ một lần nữa quan điểm của giới sử học về vấn đề Biển Đông, cả về góc độ khoa học cũng như thái độ của giới sử học. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa việc nghiên cứu biển, đảo VN, vấn đề chủ quyền và truyền thống của ông, cha ta đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước như thế nào.
    Một trong nội dung vốn là nguyên lý của Trung Hoa là tính quân tử. Tại sao những người lãnh đạo TQ hiện nay lại đang hành xử với VN, một cách thiếu quân tử, hay nói cách khác là tiểu nhân như vậy?
    Ông Dương Trung Quốc


    BBC:Còn quan điểm cá nhân của ông trước thái độ, hành xử gần đây của TQ?
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Thực ra VN và TQ có một lịch sử rất lâu dài. Và trong 1.000 năm tự chủ của mình, người VN vẫn lấy sự hòa hiếu làm trọng. Chỉ khi nào bị xâm lược, thì chúng ta mới cầm vũ khí. Có thể nói, thái độ của ông, cha chúng ta là hết sức khôn ngoan và minh bạch. Hầu như tất cả các triều đại ngày xưa đều chấp nhận sắc phong của Trung Hoa, nhưng chưa bao giờ có một ông Vua nào của VN bước chân qua bên kia biên giới để nhận sắc phong đó cả.
    Tôi có suy nghĩa như thế này, với tư cách một nước nhỏ, VN luôn muốn giữ hòa hiếu, rất nhiều giá trị của văn hóa Trung Hoa, người VN vẫn gìn giữ. Chúng tôi vẫn còn thấy những đền thờ từ rất xưa, như đền thờ ông Sỹ Nhiếp. Mặc dù ông là một quan Thái thú, nhưng bởi vì ông cũng có công đưa vào một số văn minh của Trung Hoa, người VN cũng gọi ông là Nam Giao Học Tổ. Vì thế tôi nghĩ rằng thái độ của người VN từ trước đến nay hết sức là hòa hiếu.
    Thế nhưng tất cả những gì diễn ra gần đây khiến chúng tôi suy nghĩ rằng TQ là một nước lớn và bây giờ họ đang càng mong muốn thể hiện mình là nước lớn. Thế nhưng càng là nước lớn, thì càng phải có trách nhiệm đối với Thế giới và phải thể hiện được tư cách của mình. TQ có một nền văn minh rất lớn, tác động, ảnh hưởng nhiều quốc gia, trong đó có VN.
    Một trong nội dung vốn là nguyên lý của Trung Hoa là tính quân tử. Tại sao những người lãnh đạo TQ hiện nay lại đang hành xử với VN, một nước nhỏ luôn ở bên cạnh mình vốn luôn giữ hòa hiếu, một cách thiếu quân tử, hay nói cách khác là tiểu nhân như vậy? Đấy là một điều chúng tôi đang băn khoăn. Những việc 'cắt cáp,' đối xử với ngư dân ngoài biển, những người dân lao động bình thường. Họ cũng như VN đều nhân danh là một chế độ luôn nhân danh đứng về phía người dân, mà sao lại đối xử như thế?
    Đương nhiên, đã là một quốc gia đứng cạnh TQ, thì người VN cũng hiểu thế nào là Trung Quốc.
    [​IMG]Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội


    'Hành động yêu nước'
    BBC: Lãnh đạo hội Khoa học Lịch sử VN có biết gì tới một cái gọi là 'đồng thuận chung' được đề cập trong chuyến thăm và hội đàm tuần cuối tháng Sáu vừa qua ở TQ của Thứ trưởng Ngoại giao VN Hồ Xuân Sơn với các đối tác nước này?
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Đương nhiên tôi nghĩ rằng tìm cách tháo gỡ để giữ lấy hòa hiếu là mục đích chung và người dân chắc cũng mong muốn như thế. Nhưng còn cái đồng thuận chung là thế nào, cho tới giờ vẫn chưa có thông tin cụ thể. Mà theo các thông tin khác, thì mỗi phía đưa ra có phần chênh nhau, khác nhau. Tôi nghĩ rằng, trước sau như một, người VN vẫn mong muốn hòa hiếu như ông, cha của mình trước đây, nhưng phải giữ được chủ quyền của đất nước.
    BBC: Đánh giá của ông về dư luận ở trong nước qua các cuộc biểu tình phản đối TQ vốn đã diễn trong suốt 5 tuần qua?
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Sau các cuộc biểu tình đầu tiên, sau này dần dần, chúng tôi thấy trong truyền thông chính thức của nhà nước cũng đã xác nhận đấy là những hành động yêu nước của người dân. Cách thể hiện có thể chưa phù hợp lắm với chủ trương của Nhà nước về cách bày tỏ. Thế nhưng, dẫu sao việc người dân được thể hiện quan điểm của mình, tôi thấy là một điều hết sức cần thiết.
    Đừng tranh luận 'biểu tình' hay 'tụ tập'. Vì bản chất biểu tình có cả hai mặt: biểu tình phản đối cũng có, biểu tình ủng hộ cũng có. Cho nên Nhà nước nên coi biểu tình là một lợi khí của mình. Nếu chúng ta biết dồn lòng dân vào một định hướng có ích cho đất nước, thì điều đó chỉ có lợi thôi.
    Đại biểu Dương Trung Quốc


    Tôi đã phát biểu trên một số phương tiện truyền thông trong nước rằng đừng tranh luận 'biểu tình' hay 'tụ tập'. Vì bản chất biểu tình có cả hai mặt: biểu tình phản đối cũng có, biểu tình ủng hộ cũng có. Cho nên Nhà nước nên coi biểu tình là một lợi khí của mình.
    Nếu chúng ta biết dồn lòng dân vào một định hướng có ích cho đất nước, thì điều đó chỉ có lợi thôi.
    Kể cả việc chúng ta mong muốn hòa bình, hữu nghị với TQ, thì việc lấy ý chí của người dân được thể hiện, tôi nghĩ cũng là một phương tiện. Vì thế tôi nghĩ rằng Quốc hội nên có một Luật Biểu tình.
    Và nếu (biểu tình) đã trở thành một lợi khí, sẽ định hướng được lòng người phục vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Và tôi nghĩ rằng điều này, nhân dân sẽ hết sức đồng thuận.
    [​IMG]Ông Dương Trung Quốc khuyên Quốc hội Việt Nam nên thông qua một đạo Luật Biểu tình.


    Lời khuyên với VN
    BBC: Ông có lời khuyên gì cho Nhà nước, Chính phủ VN đối phó với các hành vi gây căng thẳng của TQ hiện nay, cũng như trước ý đồ, tham vọng lâu dài của họ đối với lãnh thổ, lãnh hải của VN về lâu về dài?
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Từ góc độ của người làm sử học, đây là một vấn đề phức tạp, không đơn giản, tôi nghĩ rằng đương nhiên đã xảy ra sự đương đầu, thì cần tìm hiểu sức mạnh của VN ở đâu. Chắc chắn trong điều kiện hiện nay, đứng về mặt kinh tế cũng như quân sự, chúng ta chưa có một lợi thế nào. Nhưng như trong quá khứ, chúng ta thường đặt ra một câu hỏi là tại sao trong những thế kỷ xa xưa, thời kỳ nhà Lê, hay nhà Trần trước đó, ông cha chúng ta có thể đánh thắng những giặc ngoại xâm rất hùng mạnh như giặc Nguyên Mông, hay giải phóng khỏi giặc Minh. Lúc đó VN làm gì có điều kiện để có sự viện trợ quốc tế. Hoàn toàn là sự tự thân, tự cường của mình. Câu trả lời chính là bởi vì chúng ta có lòng dân.
    Trong bối cảnh hiện nay, cái mạnh nhất của VN chính là phát huy dân chủ. Nếu phát huy được dân chủ, thì Nhà nước cũng mạnh mà đất nước càng mạnh. Tôi nghĩ TQ rất e ngại nếu có một nước VN dân chủ ở bên cạnh sườn họ
    Đại biểu Dương Trung Quốc


    Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, cái mạnh nhất của VN chính là phát huy dân chủ. Nếu phát huy được dân chủ, thì Nhà nước cũng mạnh mà đất nước càng mạnh. Tôi nghĩ TQ rất e ngại nếu có một nước VN dân chủ ở bên cạnh sườn họ. Ít nhất chúng ta cũng ghi nhận một thời kỳ lịch sử, tuy không dài lắm, đó là giai đoạn kể từ năm 1945 tới năm 1950, lúc đó người VN đã có thể tự mình làm cuộc cách mạng giải phóng, giành độc lập từ tay Thực dân Pháp và đánh đổ chế độ Phong kiến VN. Thế nhưng lúc đó làm gì có một ai đứng đằng sau? Không có ai, nhưng người VN vẫn duy trì được cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến năm 1950, sau Chiến thắng Biên giới, đương nhiên lúc đó hoàn cảnh quốc tế thu hút VN vào trong cuộc đụng đầu Đông - Tây, cuộc Chiến tranh Lạnh, sang một bước khác.
    Nhưng rõ ràng với hoàn cảnh hoàn toàn chỉ có người VN, song với tinh thần phát huy dân chủ, tinh thần yêu nước, VN vẫn có một sức mạnh.
    Thua thiệt hay không?
    [​IMG]Ông Dương Trung Quốc cho rằng Hiệp ước Biên giới Việt - Trung gần nhất đảm bảo sự yên ổn trước mắt.


    BBC: Liệu VN có thua thiệt gì bất hợp lý trong các cuộc phân định biên giới lãnh thổ, lãnh hải với TQ, như trong trường hợp khu vực Thác Bản Giốc? Hội Khoa học Lịch sử VN có biết gì về những thỏa thuận bí mật cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, nếu có, và Hội có được Nhà nước tham vấn một cách thích hợp trong các thỏa thuận, phân định quan trọng cấp Nhà nước đó?
    Đại biểu Dương Trung Quốc: Phân định lãnh thổ là một vấn đề rất phức tạp, với những quốc gia như VN với TQ chẳng hạn. Giữa hai nước này, trong quá khứ lịch sử xa xưa, tinh thần vẫn phải nói là phân định Bắc, Nam rõ ràng. Thế nhưng trên quan niệm nhận thức về lãnh thổ cụ thể, trên những tọa độ cụ thể, chắc lúc đó chưa rõ ràng. Sau đó chúng ta có một thời kỳ mà người Pháp đại diện cho VN thỏa thuận với TQ trong việc hoạch định biên giới. Và sau này, chúng ta vẫn lấy cơ sở là đường biên giới Pháp - Thanh làm nền tảng ban đầu. Cho nên việc phân định là vấn đề hết sức phức tạp, vì nó vừa là vấn đề lịch sử, vừa là vấn đề thực tế ở diễn biến của cả trăm năm thay đổi. Phải tính tới các tiêu chuẩn có tính chất phổ quát của quốc tế trong vấn đề phân chia ở những địa hình cụ thể.
    Việc có được một Hiệp định Biên giới, ít nhất đó là một cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, nhất là với Trung Quốc - là một quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để lấn át, với tất cả rất nhiều các thủ đoạn
    Đại biểu Dương Trung Quốc


    Trong quá trình làm việc về vấn đề biên giới, những người làm sử học, trong đó có các cơ quan nghiên cứu về lịch sử, vẫn được tham khảo ý kiến, đương nhiên tham gia vào một số chương trình nghiên cứu thôi, còn việc phân định là việc của Chính phủ, của cơ quan ngoại giao. Và chúng tôi cũng được biết rằng ngay trong Quốc Hội, trong quá trình chúng ta tiến hành ký kết, cũng có các cuộc trình bày ở Quốc hội cho các đại biểu quốc hội nắm vững thực tế vấn đề như thế nào.
    Còn việc ngồi tính toán xem được mất như thế nào, thì chắc chắn đây là điều hết sức cụ thể. Tôi không bình luận về việc đó, nhưng tôi nghĩ rằng cho tới thời điểm bùng nổ căng thẳng trong quan hệ giữa VN-TQ, việc có được một Hiệp định Biên giới, ít nhất đó là một cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, nhất là với Trung Quốc - là một quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để lấn át, với tất cả rất nhiều các thủ đoạn.
    Tôi nghĩ, ít nhất điều này bảo đảm sự yên ổn trước mắt. Còn vấn đề đánh giá quá khứ lịch sử, thế nào là được, thế nào là mất, tôi nghĩ phải hết sức cụ thể, chứ không thể võ đoán được.




    Dương Trung Quốc chửi thằng Trung Quốc ...
    Tiểu nhân mà tự đắc dương dương !
    Thường xuyên xâm lấn biên cương ...
    Rêu rao 4 tốt , xem thường lân bang ...
    Thối om mười sáu chữ vàng ...
    Đừng tin Túng Của mà mang hoạ vào !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này