Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3223 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 21:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113560 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Dựa trên thực tế lịch sử thì Quảng Đông , Quảng Tây đều thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam ! :-w:-w:-w
  2. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: tàu sân bay Trung Quốc chẳng có ý nghĩa gì

    7/4/2011 6:31:47 PM | Lượt xem: 2172
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Tờ China Times xuất bản ở Đài Bắc, dẫn nguồn tờ báo Hong Kong Commercial Daily, đưa tin, chuyến ra khơi lần đầu của tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang (tàu Varyag trước đây) sẽ bị dời sang tháng 8.2011 do “các vấn đề cơ khí”.
    Trước đó, có tin, tàu này bắt đầu chạy thử vào ngày 30.6.

    China Times có dẫn lời của một quan chức Trung Quốc giấu tên nói với Hong Kong Commercial Daily rằng, một số chi tiết của tàu sân bay vẫn cần phải sửa chữa và bảo dưỡng. “Bởi lẽ đây là tàu sân bay đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi không muốn có vấn đề ngay trong lần ra khơi đầu tiên. Vì thế mà chúng tôi không bao giờ nêu ngày tháng chính xác bắt đầu thử nghiệm”, nguồn tin nói. Ông cũng cho biết, những khiếm khuyết phát hiện được không phải nghiêm trọng. “Chúng tôi phải giải quyết rất kỹ lưỡng các vấn đề kỹ thuật để tàu ra mắt ở hình thức tốt nhất. Chúng tôi không muốn có vấn đề ngay trong chuyến đi đầu tiên”, ông này nhấn mạnh. Theo lời nguồn tin, hiện nay, Trung Quốc đã xác định sơ bộ tháng 8 sẽ bắt đầu thử nghiệm tàu sân bay, song không nêu ngày cụ thể. “Nhiều yếu tố sẽ có ảnh hưởng, trong đó có điều kiện thời tiết và tình hình quốc tế”.

    Nguyên nhân lùi thời hạn thử nghiệm có thể là tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông Việt Nam. Một số nguồn tin Trung Quốc cho biết, các sự kiện ở vùng biển này có lẽ đã khiến ban lãnh đạo Trung Quốc hoãn việc bắt đầu chạy thử tàu sân bay. “Trung Quốc thường thích gây sự ngạc nhiên, vì thế đã hoãn việc bắt đầu thử nghiệm”, một nhà khoa học Trung Quốc giấu tên nói.

    Trong khi đó, vào ngày thứ năm, 30.6, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry tuyên bố tại Đài Bắc rằng, trong tương lai gần, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa đối với Mỹ và Đài Loan, bởi vì “Trung Quốc còn tụt hậu nhiều năm so với chúng tôi”. “Kể cả nếu các vị có một tàu sân bay thì điều đó cũng chắng có ý nghĩa gì. Tàu sân bay phải hoạt động trong một cụm chiến đấu xung kích. Trong cuộc khủng hoảng năm 1996, chúng tôi đã phái tới eo biển Đài Loa không phải 2 tàu sân bay, mà là 2 cụm tàu sân bay xung kích, vốn bao gồm nhiều tàu, trong đó có các tàu ngầm và quan trọng nhất là các thủy thủ đoàn cụm tàu sân bay xung kích cần nhiều, nhiều năm huấn luyện, đào tạo, điều mà Trung Quốc”, ông Perry nói.
  3. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Hệ thống tên lửa hành trình Club-S cho các tàu ngầm Việt Nam

    3/30/2010 5:33:00 PM | Lượt xem: 100786 Đại Việt
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M KiloTheo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

    Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

    "Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)​

    Ông Atkov cho rằng, "thị trường các quốc gia vùng vịnh Persique là rất triển vọng đối với các hệ thống Club. Theo đánh giá của ông, "quân đội các nước này sẽ quan tâm nhất đến các hệ thống Club-M và Club-K.

    Club-M - là hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đa năng, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất. Một bệ phòng được lắp 6 tên lửa để trong contenơ chuyên chở kiêm ống phòng. Tầm bắn tùy theo loại tên lửa lửa là từ 15-275 km, trọng lượng phần chiến đấu từ 200-450 kg, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m.
  4. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    3 năm nữa Việt Nam có tàu ngầm đầu tiên

    7/1/2011 7:07:00 PM | Lượt xem: 10911
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (Kilo) đầu tiên do Nga đóng sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2014, đại diện hãng Rosoboroexport Oleg Azizov cho hay tại triển lãm hải quân MVMS-2011 ở St. Petersburg.
    .

    [​IMG]
    Tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (admship.ru)​

    Theo ông, tất cả các tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho khách hàng ở cấu hình chuẩn với hệ thống tên lửa Club. Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm Varshavyanka.

    Hợp đồng đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo được ký vào ngày 15.12.2009 trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD, chưa tính chi phí xây dựng hạ tầng căn cứ trú đóng và sửa chữa, bảo đảm và đào tạo. Hãng thực hiện hợp đồng là Admiralteisikye Verfi ở St. Petersburg.

    Admiralteisikye Verfi đã khởi đóng tàu ngầm đầu tiên dành cho Việt Nam.

    Trước đó có tin, hãng đóng tàu Nga sẽ có thể bàn giao cho Việt Nam mỗi năm một tàu. Như vậy, việc chuyển giao các tàu ngầm Projekt 636 cho Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2019.

    Hiện Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu ngầm lớp Projeket 636 Kilo sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.

    Tháng 3.2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết, Hải quân Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm. Không loại trừ, Nga sẽ cấp tín dụng để Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm, mua các loại tàu và xây dựng không quân hải quân.

    Các tàu ngầm Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, có thể chạy với tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm, có thể dùng để làm cả nhiệm vụ rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.

    Quyết định của Việt Nam mua tàu ngầm Nga phù hợp với xu hướng chung xây dựng hạm đội tàu ngầm ở nhiều nước Đông Nam Á. Hơn nữa, Việt Nam bắt tay xây dựng hạm đội tàu ngầm hiện đại khá muộn màng so với các nước Đông Nam Á khác.

    Theo đánh giá của Trung tân Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), việc phát triển khả năng tác chiến tấn công trên chiến trường biển ở khu vực Đông Nam Á trước hết trù tính việc gia tăng kho vũ khí tàu ngầm thông thường và tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ biển. Một đối tác triển vọng của Nga ở Đông Nam Á là Indonesia.

    Ở Nam Á, Ấn Độ cũng đang thực hiện các chương trình lớn hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Nga đã đưa tàu ngầm Amur-650 tham gia dự cuộc thầu mua 6 tàu ngầm thông thường của Hải quân Ấn Độ.
  5. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543


    Quảng Đông, Quảng Tây thì hiển nhiên rồi. Thời meo, đã nghe nói có ý định trả cho VN nhưng chắc sợ kiểu chó sói gửi 1 chân nên các cụ nhà ta ko nhận. Túm lại, vơi tungcua ko gì ko dám làm để đạt thỏa mãn nhất thời, sau đó có xuống bùn người tungcua vẫn tự hào, theo đúng lời dạy của đặng
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tui mà làm lãnh đạo , tui nhận lại Lưỡng Quảng ngay . Nhưng nhận đất , không nhận dân , dân Hán thì mời lui về đất Hán mà ở .
  7. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
  8. quangtuyen007vn

    quangtuyen007vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    hôm qua tôi nói với thằng bạn rằng chế độ của tàu khựa là tiểu nhân thì nó bảo, chỉ cần chiến thắng cuối cùng là được, đã chơi với nó thì chấp nhận, bọn nó bỉ ổ từ xưa đến nay như thế ai cũng biết rồi. chơi với nó thì phải chấp nhận thôi.

    có một thầy giáo về hưu bảo rằng vn mình sẽ thua nếu đánh lúc này, tôi bảo thầy yên tâm 15/7 chúng ta tập trận với MỸ , thầy nói chơi với Mỹ khác gì rước voi giày mã tổ. tôi nói nếu ko có MỸ thì đài loan đã mất vào tay TQ rồi, ĐL vẫn giàu mạnh đấy thôi.

    như vậy có thể thấy thế hệ trước có một số nhìn nhận vấn đề ko chuẩn xác do mặc cảm cuốc chiến 20 năm với MỸ.
    Cũng từ đó suy ra lãnh đạo chúng ta vẫn đang rất sáng suốt khi kết giao được với quân sự của MỸ lúc này.
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Muốn bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam. Việt Nam chỉ có 1 con đường: Sở hữu vũ khí hạt nhân.
    Với 1 thằng tiểu nhân như thằngTàu khựa, khi ta có vũ khí hạt nhân, nó không dám động thủ với mình đâu!
    [r23)]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hoa Kỳ sẽ hội nhập kinh tế khu vực cùng Việt Nam
    Đại sứ APEC của Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cùng nhau đạt được những bước tiến rõ rệt, quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực, cũng như tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân của cả hai nền kinh tế.
    Nhân chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, chiều 4/7, tại Hà Nội, Đại sứ APEC của Hoa Kỳ, ông Kurt Tong đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, về quan điểm, chính sách của Hoa Kỳ đối với hợp tác APEC.

    Ông Kurt Tong cũng đã giới thiệu mục tiêu của Hoa Kỳ trong hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến lĩnh vực này.

    Ông nhấn mạnh, với vai trò chủ nhà của Hội nghị APEC-2011, Hoa Kỳ đang có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

    Tại buổi gặp gỡ, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam đã gia nhập APEC vào năm 1998 và là nước chủ nhà của APEC vào năm 2006. Việt Nam luôn nỗ lực hợp tác trong khuôn khổ APEC, nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại, đầu tư, luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và đã ký kết các hiệp định tự do thương mại với nhiều thành viên của APEC.

    Đại sứ APEC của Hoa Kỳ đánh giá việc tham gia vào kinh tế khu vực APEC luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ. Các thành viên APEC chiếm hơn 50% sản lượng kinh tế toàn cầu, 50% giá trị thương mại toàn cầu và chiếm 40% dân số thế giới.

    Đặc biệt là 9 trong số 10 đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là ở khu vực APEC; 6 trong 10 đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ cũng ở khu vực APEC.

    Đại sứ Kurt Tong đã trao đổi về chương trình hợp tác APEC, quan điểm của Hoa Kỳ về khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương, Chương trình hợp tác đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các vấn đề tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư APEC..../.



    var currentday=5; var currentthang=7; var currentnam=2011;TTXVN
    Tin đăng lại
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này