Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3223 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 21:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113560 lượt đọc và 2070 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    )
    [​IMG]

    Xem Cảnh sát Biển Việt Nam luyện tập
    Chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 1 và Cụm Trinh sát số 1 thường xuyên luyện tập, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
    Là một trong bốn Vùng Cảnh sát biển, trực thuộc Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), Vùng Cảnh sát biển 1 có phạm vi hoạt động khá rộng, từ cửa sông Bắc Luân (Quảng Ninh) đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Còn Cụm Trinh sát số 1 có phạm vi hoạt động từ cửa sông Bắc Luân đến Cù Lao Xanh (Bình Định).

    Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; trinh sát nắm tình hình; cứu hộ cứu nạn… cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 1 và Cụm Trinh sát số 1 thường xuyên luyện tập, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.

    Hãy cùng xem một số hình ảnh Cảnh sát biển Việt Nam luyện tập:


    [​IMG]

    Thượng úy Lê Văn Quế (bên phải) - Thuyền trưởng tàu CSB 2008,
    Hải đội 101 báo cáo quân số với chỉ huy Hải đội trước giờ lên đường
    thực hiện nhiệm vụ

    [​IMG]

    Nữ quân nhân Vùng CSB 1 đang tập điều lệnh đội ngũ

    [​IMG]

    Huấn luyện võ thuật

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Xạ thủ súng 14,5 ly mạn phải và pháo 25 ly hai nòng (Tàu CSB 2008, Hải đội 101) trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    )
    [​IMG]

    Trung Quốc chỉ trích nghị quyết của Mỹ về tranh chấp biển Đông
    VIT - Trung Quốc, ngày hôm qua (4/7) đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ thông qua nghị quyết của Thượng viện lên án Trung Quốc sử dụng lực lượng tại vùng biển tranh chấp ở biển Đông, và nói rằng Mỹ “đã làm ngơ trước thực tế”.
    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hong Lei cho hay, nghị quyết của Mỹ đã “không phân biệt đúng, sai và vì vậy không đứng vững về mặt lý lẽ.”

    “Chúng tôi hy vọng các nghị sĩ Mỹ liên quan làm nhiều hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực”, ông Hong nói.

    Lâu nay, tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á xoay quanh quần đảo giàu tiềm năng tài nguyên Trường Sa. Ngoài ra, còn có tranh chấp về việc phân định lãnh thổ.

    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh các bên liên quan nên giải quyết sự khác biệt thông qua đàm phán song phương, trực tiếp; đồng thời cũng không quên khẳng định, tự do hàng hải trên biển Đông không bị ảnh hưởng bởi những tranh chấp trên.

    Nghị quyết của Thượng viện Mỹ đã kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp liên quan thông qua đàm phán đa phương và các biện pháp hòa bình.

    Thượng viện cũng cho biết các bên liên quan nên lấy Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) là cơ sở để giải quyết tranh chấp, đồng thời kêu gọi lực lượng vũ tranh Mỹ phải hành động để bảo đảm tự do hàng hải trên biển Đông.

    Trong khi đó, văn phòng Ngoại giao Philippines (DFA) đã bày tỏ sự tán dương đối với Nghị quyết do thượng nghị sĩ Jim Webb và Jim Inhofe đề xướng.

    “Các bên liên quan buộc phải thực hiện các bước cụ thể để giảm bớt căng thẳng thông qua đối thoại và ngoại giao. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia liên quan nên xem xét nghiêm túc đề nghị của chúng tôi, biến khu vực tranh chấp thành một khu vực hòa bình, hữu nghị, tự do và hợp tác (ZoPFF/C)”, DFA nói.

    Trước đó, khi giới thiệu về nghị quyết, ông Webb nhấn mạnh, đã đến lúc cho Mỹ “ủng hộ chính sách hành động”. Được biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã gặp ông Webb một vài ngày trước khi nghị quyết được trình lên Thượng viện.



    var currentday=5; var currentthang=7; var currentnam=2011;DT (Theo Phil Star)
    Tin dịch
    Nguồn tin: Philstar
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Gián điệp Trung Quốc săn bí mật Mỹ: Đánh cắp công nghệ nhạy cảm

    23/06/2011 1:28


    Một số công ty được thành lập ở Mỹ để tìm cách xuất khẩu trái phép các sản phẩm liên quan đến quân sự hoặc bị cấm tới Trung Quốc.

    “Nếu bạn có khách hàng ở Trung Quốc, xin hãy hợp tác với chúng tôi. Ở Trung Quốc, không phải công ty nào cũng được mua hàng trực tiếp từ Mỹ. Chúng tôi có thể làm người trung gian cho bạn”.
    Đó là lời quảng cáo của Alex Ngô, một cựu giáo viên phổ thông tại Trung Quốc và từng học tại ĐH Harvard của Mỹ, sau khi Công ty điện tử Chitron của ông mở văn phòng đại diện ở bang Massachusetts vào năm 1996. Có trụ sở chính tại Thâm Quyến, bề ngoài, Chitron tìm kiếm các công ty linh kiện điện tử ở Mỹ để làm trung gian xuất hàng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức liên bang phát hiện công ty này là một khâu chính trong đường dây tuồn công nghệ quốc phòng từ Mỹ tới các viện nghiên cứu liên quan đến Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, theo AP.
    [​IMG]
    Alex Ngô bị phạt 8 năm tù vì xuất khẩu trái phép công nghệ cấm - Ảnh: Deseret News
    Ông Ngô đã bị tuyên án 8 năm tù giam vào tháng 1.2011 về tội âm mưu xuất khẩu công nghệ cấm. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, những công nghệ sản phẩm được ông này đưa cho Bắc Kinh rất cần thiết cho chiến tranh điện tử, radar quân sự và liên lạc vệ tinh. “Với những công nghệ này, Trung Quốc có thể nghiên cứu ra cách đánh bại hệ thống vũ khí của Mỹ”, Ban An ninh công nghệ quốc phòng của Lầu Năm Góc đánh giá. Mỹ cấm xuất khẩu vũ khí và một số sản phẩm công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc và sử dụng các công ty hợp pháp làm bình phong là cách phổ biến để Bắc Kinh “vượt rào”. “Những công ty tư nhân ở Trung Quốc được chi tiền để làm việc này và họ nhận được sự khích lệ rất lớn “từ trên”, AP dẫn nhận định của Steven Pelak, chuyên viên kiểm soát xuất khẩu quốc gia của Bộ Tư pháp Mỹ.
    Lập công ty ma
    Mới đây, một tòa án liên bang cũng tuyên phạt công dân gốc Hoa William Tsu 3 năm tù giam do xuất khẩu trái phép hàng trăm mạch tích hợp cho Công ty Dimagit Science & Technology, có trụ sở ở Bắc Kinh. Các nhà điều tra cho biết mạch tích hợp này có nhiều ứng dụng, bao gồm sử dụng trong hệ thống radar quân sự. Theo Đài MSNBC, trong số những khách hàng của Dimagit có một viện nghiên cứu liên quan tới Tập đoàn công nghệ và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc.
    Theo hồ sơ vụ án, để có được những linh kiện bị cấm xuất, Tsu đã thành lập công ty ma tên Cheerway Trading và dùng địa chỉ của một người bạn ở bang California để chuyển hàng. Sau đó, Tsu cung cấp thông tin giả về khách hàng tới những nhà phân phối và cam kết những linh kiện mà mình mua chỉ dùng trong nước. Nếu nhà phân phối đòi hỏi thêm thông tin, Tsu sẽ lập luận rằng điều khoản trong hợp đồng với khách hàng không cho phép ông ta tiết lộ chi tiết.

    [​IMG]
    Mỹ vẫn hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm công nghệ cao tới Trung Quốc - Ảnh: Americanprogress.org
    Chiêu thức tương tự cũng được sử dụng trong một vụ án đang chờ tuyên án ở thành phố Seattle. Hồi cuối tháng 3, Dương Liêm, cựu kỹ sư của Tập đoàn Microsoft, đã nhận tội cố ý mua công nghệ bị cấm cho một “đối tác” ở Trung Quốc, bao gồm 300 thiết bị bán dẫn được sử dụng trong vệ tinh. Dương thành lập một công ty ma ở Mỹ để đăng ký là nơi cuối cùng sử dụng những linh kiện mua được. Ông ta bị bắt hồi tháng 12.2010 khi chưa kịp chuyển số hàng trên. Bị cáo khai dự định mang hàng sang Canada rồi bay sang Trung Quốc để phân phối các linh kiện. Dự kiến, Dương Liêm sẽ bị tuyên án vào ngày 30.6.
    Tranh cãi về chính sách xuất khẩu
    Nhận định về vụ án Dương Liêm, công tố viên kết luận: “Hành vi của bị cáo góp phần tạo nên một kiểu gián điệp đặc trưng của Trung Quốc trong thời đại mới”. Tuy nhiên, luật sư bào chữa phản biện rằng các vụ xuất khẩu trái phép không liên quan gì đến gián điệp hoặc cố ý lách luật mà là hệ quả từ những chính sách xuất khẩu không rõ ràng của Washington.
    Trong vụ Chitron, các luật sư bào chữa cho Alex Ngô lập luận rằng những quy định xuất khẩu của Mỹ không nói rõ những gì được và không được xuất khẩu. “Ông Ngô và những người khác tại công ty của ông ta không nhận được sự đào tạo cần thiết để hiểu những luật kiểm soát xuất khẩu cực kỳ phức tạp của Mỹ”, luật sư Michael Schneider nói. Đáp lại, Trợ lý công tố liên bang Stephanie Siegmann, khẳng định có bằng chứng rõ ràng cho thấy bị cáo nhận thức rõ hành vi phạm pháp của mình. AP dẫn biên bản tại tòa cho hay các nhà điều tra đã phát hiện trên bàn của Ngô một tờ giấy ghi: “Lợi nhuận gộp cho những linh kiện quân sự bị cấm xuất khẩu của Mỹ”. Ngoài ra, ông ta thường chỉ dẫn nhân viên qua thư điện tử: “Không được nói mình xuất khẩu linh kiện mà nói là người môi giới”.


    Theo hồ sơ vụ án, để lách luật, các nhân viên Chitron ghi trên giấy tờ những mặt hàng liên quan đến quốc phòng là “những linh kiện điện tử” và xếp vào loại “Không cần giấy phép”. Chitron cũng tạo hồ sơ giả để lừa nhà chức trách rằng các công ty trung chuyển tại Hồng Kông là nơi sử dụng sản phẩm cuối cùng.
    Văn Khoa




    Bàn tay Tàu bẩn len khắp nơi ...
    Chú Sam bắt quả tang con trời ...
    China quá giỏi nghề ăn cắp !
    Hảo à ... Ngọ tschỉ mượn tschơi thôi !

    Hầy dà ... Oan cho ngọ quá mà ...

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Gián điệp Trung Quốc săn bí mật Mỹ: Nỗ lực cài người vào CIA

    21/06/2011 0:55


    [​IMG]

    Glenn Duffie Shriver đã nhận hàng chục ngàn USD từ giới chức tình báo Trung Quốc - Ảnh: Deseret News Một thanh niên Mỹ được giới chức tình báo Trung Quốc trả tiền hậu hĩ để tìm cách xâm nhập các cơ quan chính phủ nước này.

    Glenn Duffie Shriver, 29 tuổi, là cư dân của thành phố Detroit, bang Michigan, không có tiền án, đã đính hôn và dạy tiếng Anh ở nước ngoài. AP dẫn lời người thân và bạn bè mô tả Shriver là một chàng trai chân thành, quan tâm tới người khác và “rất yêu nước”. Vì thế, mọi người đều bàng hoàng khi biết Shriver đã nhận hàng chục ngàn USD từ tình báo Trung Quốc để tìm cách có được công việc tại các cơ quan Chính phủ Mỹ, lúc đầu là ở Bộ Ngoại giao và sau đó là Cục Tình báo trung ương (CIA). Trung Quốc chưa có phản ứng về vụ này.

    Xây dựng “tình bạn”
    Trong phiên tòa hồi tháng 1, Shriver ngập ngừng khai về con đường phản bội đất nước của mình. “Nó bắt đầu từ một việc vô thưởng vô phạt”, bị cáo nhớ lại. Trong một chương trình giao lưu văn hóa ở Thượng Hải, Shriver tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc và trở nên thông thạo tiếng phổ thông. Sau khi tốt nghiệp Đại học Grand Valley, bang Michigan vào năm 2004, Shriver trở lại Trung Quốc tìm việc làm.
    Vào tháng 10.2004, khi mới 22 tuổi, Shriver đọc thấy một mẩu quảng cáo tìm một chuyên gia về Đông Á để viết các bài phân tích chính trị. Anh ta gọi đến số điện thoại trên báo và gặp một phụ nữ được gọi là Amanda ở Thượng Hải, người sau này giới thiệu anh ta với một số quan chức tình báo Trung Quốc. Shriver giao cho Amanda một bài nhận định về quan hệ Trung - Mỹ liên quan tới CHDCND Triều Tiên và Đài Loan và được trả 120 USD. Sau đó, Amanda hỏi Shriver có muốn gặp một số người khác hay không, trong đó có ông Ngô và ông Đường. Trong nhiều ngày tiếp theo, cả ba gặp nhau ít nhất 20 lần. Theo hồ sơ vụ án và lời khai của Shriver, ban đầu, các cuộc gặp chỉ tập trung vào việc phát triển “tình bạn”. Ông Ngô và ông Đường hỏi Shriver thích làm loại công việc gì và gợi ý: “Chúng ta có thể thành bạn thân” nếu anh ta tính tìm việc trong một cơ quan Chính phủ Mỹ. Bị cáo khai dần dà 2 người đàn ông Trung Quốc nói thẳng họ muốn có một số bí mật và tốt nhất là Shriver nên xin việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ hay CIA.
    Đến giữa năm 2005, Shriver nộp đơn vào Bộ Ngoại giao Mỹ. Dù không qua được bài kiểm tra, anh ta vẫn được ông Ngô và ông Đường trả 10.000 USD. Một năm sau, Shriver tiếp tục trượt phỏng vấn ở Bộ Ngoại giao nhưng vẫn nhận 20.000 USD từ 2 quan chức tình báo nói trên. Đến tháng 6.2007, Shriver nộp đơn dự tuyển vào CIA nhưng không được chấp nhận.


    [​IMG]Vụ này cho thấy nỗ lực của Trung Quốc tuyển dụng một công dân Mỹ rồi khuyến khích người đó tìm cách xâm nhập một trong những cơ sở của Washington[​IMG]


    Chưởng lý liên bang Neil MacBride
    “Bị lòng tham sai khiến”
    Trong suốt thời gian nói trên, bạn bè và gia đình không hề hay biết về “tình bạn” của Shriver ở Trung Quốc. Bà Karen Chavez, mẹ của anh ta còn rất tự hào về người con năng động. Thỉnh thoảng Shriver còn tung hỏa mù bằng cách bàn với người thân về ý định trở thành cảnh sát hay tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Có thời gian, bị cáo đến Hàn Quốc dạy tiếng Anh và hứa hôn với một cô gái tên Yumi. Không ai biết anh ta vẫn thường xuyên liên lạc với Amanda, ông Ngô và ông Đường.
    Giới chức Mỹ bắt đầu để ý Shriver sau khi phát hiện việc anh ta thường xuyên nộp đơn vào các cơ quan quan trọng trong khi lại sống phần lớn thời gian ở nước ngoài. Đến tháng 6.2010, CIA liên tục mời bị cáo đến thẩm vấn nhưng anh ta giấu giếm hoàn toàn về quan hệ với giới tình báo Trung Quốc. Cũng trong tháng 6, Shriver bị bắt và cuộc đời bí mật của anh ta bị phơi bày. Bà Chavez ngậm ngùi nói với AP: “Không ai biết gì cả. Tôi cứ ngỡ nó là đứa con ngoan, chăm chỉ làm việc kiếm tiền. Tôi không biết nó đang nghĩ gì”.

    Tháng 1 vừa qua, Shriver nhận tội làm gián điệp, âm mưu tìm kiếm thông tin quốc phòng cho Trung Quốc và khai man. Anh ta bị kết án 4 năm tù giam.

    Trong phát biểu cuối cùng trước khi tòa tuyên án, Shriver nói với thẩm phán: “Tôi nghĩ mình bị lòng tham sai khiến”. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại của AP từ nhà tù hồi tháng 4.2011, Shriver giải thích thêm về hành động của mình: “Khi bạn còn trẻ và sống một mình trong một thành phố nhộn nhịp ở nước ngoài, bạn gần như nghiện tiền và rất dễ bị dụ dỗ”.
    Nhận xét về vụ án của Shriver, Chưởng lý liên bang Neil MacBride nhận định: “Vụ này cho thấy nỗ lực của Trung Quốc tuyển dụng một công dân Mỹ rồi khuyến khích người đó tìm cách xâm nhập một trong những cơ sở của Washington. Tình báo nước ngoài luôn dòm ngó và tìm kiếm bất kỳ khe hở nào để khai thác”.
    Văn Khoa

    Ai nghĩ rằng việc này TQ không tiến hành ở VN ?
  5. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0

    Thật ra gián điệp Tàu ở Việt nam nhiều nhan nhản. Em chỉ nói một ví dụ là sành sứ Giang Tây. Hơn 5 năm qua có một bọn gọi là đồ sứ Gianh Tây - cảnh đức trấn lê la khắp ngang cùng ngõ hẻm ở Việt nam, có mặt 64/64 tỉnh thành để bán lục bình, lọ hoa, con nghê, bát ăn... bằng sành sứ.
    Nếu xét dưới góc độ lợi nhuận đơn thuần thì chả cty nào điên làm vậy vì lỗ chổng vó lâu rồi. Bọn sành sứ Giang Tây chỉ gây ảo tưởng ban đầu, ban đầu cũng có một cơn sốt ngắn mua hàng nó nhưng ngay sau đó người ta nhận ra giá nó quá đắt mà sản phẩm không thực sự có nhiều tiện dụng. Ở trong nước sứ Hải Dương, sành sứ Chu Đậu, gốm Bàu Tró, gốm sứ Bát Tràng còn ăn đứt mấy bọn sành sứ Giang Tây này.
    Tuy vậy chả hiểu sao mà mấy nhóm sành sứ Giang Tây này cứ thuê xe tải chở hàng đi khắp các tỉnh thành Việt nam từ các tỉnh đồng bằng tới các tỉnh miền núi. Từ miền Nam, miền Trung cho tới miền Bắc. Mỗi nơi đóng lại khoảng ít nhất 3 tháng. Toàn thuê những địa điểm như gần Hồ, gần cơ sở quan trọng. Người mua thì lác đác. Bác nào ở SG thì qua SVD QK7 thấy ngay nó thuê ngay gần Bộ tư lệnh QK7. Vậy mục đích của chúng là gì nếu như không vì lợi nhuận trong khi người mua không có? Nhiều năm nay đều như vậy.
    Không khó lắm để nhận thấy bọn này có thể là gián điệp của Tàu. Tuy vậy cái khó hiểu là bao nhiêu mật vụ, an ninh của Việt nam hình như không biết? Hoặc biết mà không làm gì? Trên này có mấy bác bên mật vụ, bác nào giải thích hộ cái nhỉ.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Gián điệp Trung Quốc săn bí mật Mỹ

    19/06/2011 23:05


    Giới phản gián Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tăng cường chi tiền và lôi kéo tay trong nhằm thu thập thông tin mật của nước này.

    Tính từ năm 2008, đã có 56 trường hợp bị truy tố tại Mỹ về tội làm gián điệp cho Trung Quốc hoặc cố tình chuyển thông tin nhạy cảm cho cơ quan tình báo, công ty nhà nước, công ty tư nhân hay cá nhân của Bắc Kinh, theo AP. Trong số đó có 9 nghi phạm đang chờ xét xử, 2 người đã bỏ trốn và những bị cáo còn lại đã bị kết tội.
    [​IMG]
    J-20 bị nghi sử dụng công nghệ tàng hình Mỹ - Ảnh: Nhân dân Nhật Báo
    Phần lớn các vụ này ít thu hút sự chú ý của công chúng, đặc biệt là so với vụ 10 gián điệp Nga bị giới chức Mỹ bắt và trục xuất hồi năm ngoái. Trong một thời gian dài, dư luận và giới truyền thông bàn tán xôn xao về các điệp viên Nga, nhất là về nữ đặc vụ quyến rũ Anna Chapman, chứ ít ai nói về các bị can gián điệp Trung Quốc. Điều trớ trêu là theo Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder thì các điệp viên Nga hầu như không thu thập được thông tin gì quan trọng, trong khi Washington đã bị rò rỉ nhiều dữ liệu nhạy cảm và cả công nghệ quốc phòng cho Bắc Kinh.
    “Mối đe dọa không dứt”



    [​IMG] Trong thời gian qua, Mỹ phải đối phó với mối đe dọa gián điệp không dứt từ Trung Quốc. Trước đây, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng như vậy.
    [​IMG]


    Joel Brenner, cựu Giám đốc điều hành phản gián quốc gia Mỹ


    AP dẫn lời giới chuyên gia nhận định các vụ án nói trên cho thấy Trung Quốc là nước tích cực hoạt động gián điệp nhất tại Mỹ hiện nay với cấp độ ngày càng cao và tinh vi. Ông Larry Wortzel, một cựu quan chức tình báo, phân tích trước đây Trung Quốc thường chọn người gốc Hoa, người thuộc các cộng đồng thiểu số hoặc những người có cảm tình với mình để làm gián điệp. Trong khi đó, thủ phạm trong nhiều vụ án gần đây không chỉ là người gốc Trung Quốc. Họ có thể là người Mỹ chính gốc hay là người đã nhập tịch từ những nước và vùng lãnh thổ khác. Gián điệp Trung Quốc thời nay là giáo sư, kỹ sư và doanh nhân. Có vị trí quan trọng trong xã hội Mỹ, những người này dễ dàng chào bán công nghệ quốc phòng tuyệt mật hay tuồn thông tin quan trọng cho các viện nghiên cứu Trung Quốc, thông qua nhiều khâu trung gian như các công ty ma do nhân viên tình báo Bắc Kinh dựng lên. Cựu Giám đốc điều hành phản gián quốc gia Mỹ Joel Brenner nhận định với AP: “Trong thời gian qua, Mỹ phải đối phó với mối đe dọa gián điệp không dứt từ Trung Quốc. Trước đây, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng như vậy”. Trong khi đó Bắc Kinh khăng khăng bác bỏ mọi cáo buộc. Khi được hỏi về các vụ gián điệp gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp: “Rất vô lý khi lôi kéo Trung Quốc vào các vụ việc bị cho là hoạt động gián điệp tại Mỹ”.
    Bán công nghệ tàng hình
    Một trong những vụ án gián điệp kéo dài và phức tạp nhất là vụ cựu kỹ sư chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-2 Noshir Gowadia giúp Trung Quốc thiết kế tên lửa hành trình tàng hình. Giới điều tra Mỹ phải mất nhiều năm mới thu thập đủ bằng chứng truy tố ông Gowadia và các phiên xử kéo dài nhiều tháng, các công tố viên phải hết sức cẩn trọng khi trưng ra nhiều thông tin quân sự tuyệt mật tại phòng xử công khai. Các luật sư biện hộ nói ông Gowadia chỉ cung cấp cho nước ngoài những “chất liệu cơ bản” dựa trên thông tin không thuộc dạng mật và công chúng có thể tiếp cận. Đến tháng 1.2011, ông Gowadia bị tuyên án 32 năm tù giam. Trợ lý Bộ trưởng Tư Pháp David Kris nhận định: “Ông Gowadia đã cung cấp cho nước ngoài một trong những thiết kế liên quan tới vũ khí nhạy cảm nhất của quốc gia”.
    Ông Gowadia, cư dân Mỹ gốc Ấn, làm việc cho Tập đoàn Northrop Grumman, nhà thầu sản xuất máy bay B-2, từ năm 1968-1989 trong khuôn khổ một chương trình cực kỳ bí mật. Sau đó, ông đại diện Northrop tham gia nghiên cứu tên lửa và máy bay cho Lầu Năm Góc, và làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos vào thập niên 1990 trước khi mở công ty tư vấn riêng. Ông bị bắt vào năm 2005 vì bị tình nghi bán bí mật quân sự cho Trung Quốc. Giới công tố cáo buộc trong giai đoạn 2003-2005, ông Gowadia nhận ít nhất 110.000 USD để giúp Trung Quốc thiết kế bộ tiêu âm xả cho tên lửa, giúp né tránh radar hồng ngoại và vô hiệu hóa tên lửa tầm nhiệt của Mỹ. Trong các phiên tòa hồi cuối tháng 7.2010, công tố viên liên bang Ken Sorenson nói ông Gowadia “bán mình” cho Bắc Kinh để có tiền trả khoản thế chấp hằng tháng 15.000 USD cho một ngôi nhà sang trọng ở Hawaii.
    Bên cạnh đó, ông Sorenson cũng nêu khả năng máy bay tàng hình J-20, vừa được Trung Quốc thử nghiệm lần đầu hồi tháng 1, có liên quan đến các hoạt động phạm pháp của ông Gowadia. AP dẫn lời Ông Sorenson nhấn mạnh: “Trung Quốc luôn tìm kiếm công nghệ quốc phòng Mỹ. Gần như chắc chắn Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tranh thủ tiến hành thiết kế máy bay tàng hình trong lúc ông Gowadia thường xuyên đến nước này trong giai đoạn 2003-2005”.
    Văn Khoa
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Gián điệp Trung Quốc săn bí mật Mỹ: Quan chức sập bẫy


    21/06/2011 23:21

    Một công dân Mỹ gốc Đài Loan đã chiêu dụ được 2 quan chức Mỹ cung cấp thông tin mật để gửi cho tình báo Trung Quốc.


    Quách Đài Sinh, Jim Fondren và Gregg Bergersen đều là những người có vị thế cao trong xã hội Mỹ. Quách là một doanh nhân có quan hệ rộng rãi, còn Fondren và Bergersen đều là quan chức chính quyền. Vậy mà cả ba đều đã bị kết án tù trong một vụ gián điệp cho Trung Quốc.
    Gián điệp gốc Đài Loan
    Sinh ra ở Đài Loan, có nhà hàng và vợ con ở Mỹ, ít ai nghĩ Quách Đài Sinh lại bị tình báo của Bắc Kinh lôi kéo. Khi còn ở Đài Loan, Quách Đài Sinh là huấn luyện viên quần vợt cho nhân viên Sứ quán Mỹ, theo Đài CBS. Chẳng bao lâu sau, ông ta có được thị thực dành cho sinh viên và đến hạt Cajun, bang Louisiana vào năm 1973 để học tại Đại học Nicholls. Sau khi tốt nghiệp, Quách Đài Sinh kết hôn với một phụ nữ từ Đài Loan, trở thành công dân Mỹ và định cư tại thành phố Houma, Louisiana. Tại đây, Quách mở một câu lạc bộ quần vợt và một nhà hàng cao cấp bán món Hoa.
    [​IMG]
    Ông Jim Fondren (trái) cùng ông Quách Đài Sinh trong một chuyến đi chơi - Ảnh: Website Bộ Tư pháp Mỹ
    Cuối thập niên 1980, sau một thời gian gầy dựng được nhiều mối quan hệ rộng rãi, ông Quách thành lập doanh nghiệp giới thiệu chuyên gia và sản phẩm của Mỹ tới Trung Quốc. Ông phối hợp cùng một số quan chức Washington và Bắc Kinh để xúc tiến làm ăn giữa hai bên, cung cấp kỹ sư cho các nhà máy ở Trung Quốc.
    Theo hồ sơ vụ án, trong thời gian này, Quách Đài Sinh gặp gỡ một người đàn ông tên Lâm Hồng, được cho là làm việc cho Hội Hữu nghị Quảng Đông. Tuy nhiên, hội này đến nay vẫn chưa xác nhận là có thuê người nào tên Lâm Hồng hay không. Trong phiên tòa năm 2008, Quách khai thường xuyên đến Quảng Đông để gặp Lâm Hồng, người giúp ông xây dựng mạng lưới làm ăn ở Trung Quốc. “Ông Lâm luôn quan tâm đến thái độ của Quốc hội và Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc cũng như quan hệ Mỹ - Đài Loan”, bị cáo cho hay.
    Biết ông Quách có quan hệ rộng trong giới chính trị gia và quan chức Mỹ, từ khoảng giữa thập niên 1990, ông Lâm bắt đầu nhờ ông tìm người viết bình luận về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc. Năm 2002, vài kỹ sư Trung Quốc làm việc với Quách Đài Sinh trong một dự án ở Đài Loan bị bắt sau khi về nước và ông phải nhờ Lâm Hồng đưa họ ra. Sau đó, Lâm thường xuyên nhắc lại “mối ân tình” này và càng gia tăng áp lực đòi Quách tìm kiếm những thông tin nhạy cảm hơn.
    Chiêu dụ quan chức Mỹ
    Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm người bình luận về quan hệ Mỹ - Trung của Lâm Hồng, Quách Đài Sinh tìm tới thiếu tá về hưu Jim Fondren ở Houma. Ông Fondren từng làm việc trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) và là một chuyên gia phân tích về châu Á. Khi đó, Quách nói dối với Fondren rằng các bài viết của ông được chuyển cho giới chức ở Đài Loan. Do có quan hệ thân thiết cùng thù lao hấp dẫn (800 USD - 1.500 USD/bài viết), từ năm 1997, Fondren thường xuyên cung cấp bài viết, dữ liệu cho Quách Đài Sinh, kể cả sau khi ông trở lại giữ chức Phó giám đốc Văn phòng PACOM ở Washington vào đầu thập niên 2000. Trong các bài bình luận, Fondren đã sử dụng hoặc đề cập những dữ liệu xếp vào loại mật của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo trang tin Militarytimes.com, những bức thư điện tử trao đổi với Quách Đài Sinh cho thấy Fondren đã nhận ra các tài liệu của mình sẽ đến Trung Quốc chứ không phải Đài Loan nhưng ông ta vẫn tiếp tục.
    Vào khoảng năm 2004, Quách Đài Sinh dùng tiền mua chuộc quan chức Mỹ thứ hai là ông Gregg Bergersen để khai thác thông tin mật cho Lâm Hồng. Theo AP, Bergersen là nhà phân tích chính sách hệ thống vũ khí tại Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ. Ông rất am hiểu C4ISR, một hệ thống liên lạc và kiểm soát thông tin hiện đại. Ông Quách hứa hẹn sẽ giới thiệu cho Bergersen một công việc với mức lương 6 con số sau khi ông này về hưu. Đổi lại, ông Bergersen cung cấp những thông tin mật liên quan tới C4ISR và các loại vũ khí mà Mỹ định bán cho Đài Loan.
    Để tránh bị phát hiện, Lâm Hồng đề nghị Quách Đài Sinh dùng điện thoại trả trước hay dùng điện thoại công cộng, thường xuyên thay đổi địa chỉ thư điện tử và gửi tài liệu từ sân bay hoặc một nơi công cộng khác. Tuy nhiên, khi đang điều tra một kỹ sư tại bang California bị tình nghi xuất khẩu trái phép công nghệ quân sự sang Trung Quốc, các nhân viên FBI tình cờ tìm ra manh mối về ông Quách. Họ bắt đầu theo dõi và chính thức bắt giữ ông ta vào năm 2008, khi đó Quách 58 tuổi. Trong quá trình điều tra, Quách Đài Sinh khai ra thêm Fondren và Bergersen.
    Sau nhiều phiên tòa kéo dài từ năm 2008 đến năm ngoái, ông Fondren bị kết án 3 năm tù giam về tội truyền thông tin mật cho một gián điệp nước ngoài, ông Bergersen phải ngồi tù 5 năm về tội tiết lộ thông tin quốc phòng. Trong khi đó, nhờ hợp tác với cơ quan điều tra, ông Quách được giảm án tù từ 16 năm xuống còn 5 năm, theo AP.
    Văn Khoa

  8. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Là người Việt Nam, chúng ta không cho phép bọn Tàu khựa lớn tiếng đe dọa " Dạy cho Việt Nam một bài học". [r23)][r23)][r23)][r23)]
  9. LocPhat68688

    LocPhat68688 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    14
    Không rời Hoàng Sa
    Theo thuyền trưởng Lê Nam và thuyền trưởng Lê Văn Chiến, dù khó khăn nhường nào, khi đã quyết, ngư dân vẫn luôn bám biển Hoàng Sa, nơi có những mẻ cá lớn, nơi nhiệm vụ giữ vững chủ quyền luôn được các anh ghi sâu. Thuyền trưởng Lê Nam cho hay, chuyến biển trở về trong những ngày vừa rồi, tàu nào cũng dính vào chuyện bị tàu Trung Quốc án ngữ dọa nạt, đẩy đuổi trở lui.
    “Họ tính toán rất kỹ, theo tôi, khi họ ngại mang tiếng cướp bóc, dùng bạo lực với ngư dân thì chuyển sang cắt đường biển. Cốt yếu là làm cho bà con mình nản lòng, rồi bán tàu chuyển nghề. Lúc đó, biển Đông coi như thuộc về họ” - Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng nói. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng khảng khái: “Không cách này thì cách khác, chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Thực ra, ngư dân chúng tôi muốn được ra khơi đánh bắt an toàn trên vùng biển của mình”.
    Từ ngày 1-6, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã điều 2 tàu túc trực 24/24 giờ hằng ngày để cơ động trong mọi tình huống, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.

    Cả ba thuyền trưởng mới trở về từ Hoàng Sa cho hay, họ vẫn sẽ tiếp tục ra ngư trường quen thuộc và sẽ tiếp tục thông báo cho lực lượng Biên phòng nếu phát hiện tàu lạ.
    Thuyền trưởng Lê Văn Chiến (ĐNA 90531) tâm sự: Chúng tôi quyết bám ngư trường, vùng biển Hoàng Sa chẳng phải vì một áp lực nào, mà đó là mệnh lệnh từ trong tim. Giữ ngư trường cho ai? Trước hết là cho ngư dân, sau nữa bởi đó là vùng biển của ông bà, tổ tiên ta”.
    Giọng nói đanh thép, ánh mắt của thuyền trưởng Chiến nhìn ra biển đầy quyết tâm. Tôi hiểu vì sao Bộ Tư lệnh BĐBP và BP Đà Nẵng tặng huy hiệu anh hùng cho anh. Còn Đồn BP 248 coi anh như một cầu nối tin cậy.
    Thiếu tá Trần Hữu Thanh - Đồn trưởng đồn BP 248 (BP Đà Nẵng) cho hay, với những biểu hiện mới, ngư dân cần bình tĩnh, tự tin ra khơi đánh bắt. Anh em biên phòng luôn sát cánh bên ngư dân. Những khó khăn nhất thời hiện nay thường xảy ra ở vùng biển chung, rất nhạy cảm nên cần kiểm tra kỹ lưỡng.
    Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Quang Trung - Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 2, bày tỏ, ngư dân nên cùng nhau ra khơi thành từng tốp,
    để giúp đỡ, phối hợp với nhau. Nếu đi đơn lẻ sẽ dễ dàng bị bắt nạt hơn. Cũng theo Đại tá Trung, trước tình hình phức tạp ở biển Đông, các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển đã tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và tổ chức các điểm trực ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý... nhằm hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt. n

    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/543707/Mot-kieu-bit-duong-ngu-dan-Viet-ra-khoi.html
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182


    “Thật tuyệt vời!” ca khúc "Bay qua Biển Đông"

    01/07/2011 16:34

    "Hay quá!", “Rất hào hùng, đầy hào khí Việt Nam!” … đó là những câu cảm thán được nghe thấy nhiều nhất sau khi hàng nghìn bạn trẻ được nghe bài hát này lần đầu tiên.

    "Bao nhiêu tình thương/ Bay qua đại dương/ Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương/ Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…"

    Đây có lẽ là ca khúc rock đầu tiên của thế hệ trẻ sinh sau ngày đất nước hòa bình, giải phóng viết về biên cương, đảo xa với một tình yêu tha thiết, nồng nàn mà giản dị, chân thành đến thế. Ngay từ những câu hát đầu tiên, tâm hồn người nghe đã cảm thấy rạo rực một niềm thương yêu muốn gửi gắm ra hải đảo xa xôi...


    [​IMG]
    Biển Việt Nam

    Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ
    Những cơn mưa âm thầm, ướt đôi bờ vai
    Những chiến sỹ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng
    Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng

    Nơi quê hương thanh bình, thành đô phồn hoa lấp lánh
    Những mái ấm êm đềm, bữa cơm đầm ấm
    Vẫn dõi mắt trông về, người con ở nơi biên giới
    Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

    Ca khúc được sáng tác vào buổi chiều ngày 5/6, ngày Chủ Nhật đầu tiên sau khi tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp 2 tàu thăm dò Việt Nam. Nhạc sỹ Lê Việt Khánh khi đó vừa đang ốm dậy. Anh ôm cây đàn guitar và dạo những nốt nhạc đầu tiên. Chỉ sau đó hơn 2 tuần, bản master của ca khúc đã được hoàn thiện, nhanh đến không ngờ.

    Là một nhóm nhạc pop, nhưng M4U đã thể hiện khá tốt ca khúc mang chất alternative này. Nốt cao nhất của bài hát lên tới Sol thăng quãng trên - vừa sức với giọng nữ cao và như thế - là cả một thử thách cho những chàng trai chuyên dòng pop/ballad. Phần thể hiện dù có đôi chỗ chưa trọn vẹn, chưa thật sự xuất sắc với những tai nghe đòi hỏi cao nhưng phần lời của bài hát thì thật đẹp.

    Không chỉ chứa đựng rất nhiều tình yêu, "Bay qua biển Đông" còn chứa đựng tinh thần lạc quan, vui tươi và những nhiệt huyết của tuổi trẻ bên cạnh tính trữ tình vốn có... Tác giả đã sử dụng nhiều cụm từ "đắt" như: " ghìm chắc tay súng", "tình yêu đất nước thiêng liêng", "Gửi người chiến sỹ biên cương/trái tim nồng cháy yêu thương" .... Một chút lắng đọng ở cuối bài hát càng giữ lại những nghẹn ngào yêu thương, khi nhìn… “Biển xanh lấp lánh, hải âu tung cánh” vẫn nhớ rằng “Trường Sa nơi ấy có anh!”


    Bay qua biển Đông
    Mênh mông trùng khơi
    Gửi miền biên cương xa xôi những ân tình
    Biển xanh lấp lánh, hải âu tung cánh
    Trường Sa nơi ấy có anh

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…


    [​IMG]
    Công dân Việt Nam luôn hướng về những người lính hải đảo

    Những tâm tình này luôn ở trong trái tim những người con Việt Nam đang sống trên dải đất hình chữ S. Không phải lúc nào những lời nói ấy cũng có cơ hội được bộc lộ, được trao gửi đến các chiến sĩ nơi Hoàng Sa, Trường Sa,… nhưng mỗi khi có dịp được cất lên, thì tiếng lòng ấy luôn chan chứa và giàu niềm thương mến... Với những tâm hồn trẻ trung nồng nhiệt, khi chứng kiến sự hy sinh, can trường của người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ giữ gìn Tổ quốc, thì những lời đẹp nhất chỉ có thể là những lời chân thành nhất, giản dị nhất.


    Những góc phố yên bình, Nụ hoa nở trong sương sớm
    Những cháu bé đến trường, hát vang bài ca
    Vẫn dõi mắt trông về, người anh ở nơi biên giới
    Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…

    Thanh niên Việt Nam
    Không bao giờ quên
    Ngàn năm bao nhiêu anh linh nước nam hào khí vinh quang
    Cho mỗi tấc đất
    Mẹ hiền yêu thương
    Mãi luôn
    ………………………
    Biển xanh lấp lánh,
    hải âu tung cánh
    Trường Sa nơi ấy có anh

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho mỗi tấc đất
    Mẹ hiền quê hương dấu yêu
    Mãi luôn NGỜI SÁNG!



    Bay qua Biển Đông – sáng tác: Lê Việt Khánh


    Biểu diễn: Nhóm M4U

    [​IMG]
    VN là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, đặc biệt là môi trường biển


    [​IMG]
    Chiến sĩ nơi hải đảo


    "Bây giờ là 4 giờ sáng!
    Bài hát này chỉ là một tình cảm nhỏ bé của riêng tôi, nhưng chứa đựng tình cảm và công sức của cả một tập thể nhiều con người tạo nên hình dáng cho nó! Ca sỹ Hồng Dương, ca sỹ Đinh Mạnh Ninh, và đặc biệt là ca sỹ kiêm nhạc sỹ phối khí Trần Minh Vương đã sát cánh cùng tôi thức trắng nhiều đêm để hoàn thành tác phẩm này. Tôi đã chứng kiến Trần Minh Vương kiệt sức thế nào khi trao bản master đến tay tôi và tôi thật sự cảm động và tri ân tình cảm công sức của anh em!
    "

    Trả lời phóng viên báo VietNamNet, nhạc sĩ Lê Việt Khánh cho biết:

    Tôi không muốn một bài phỏng vấn hay gì cả. Chỉ mong bài báo sẽ đưa ca khúc được lan truyền rộng rãi ... để gửi được đến nơi đảo xa, để biết rằng thế hệ trẻ ngày nay chưa bao giờ quên những cống hiến và những hy sinh xương máu của các anh. Hậu phương gửi rất nhiều tình yêu thương cho những người chiến sĩ nơi hải đảo.”


    Cảm ơn các anh chiến sĩ! Gửi đến các anh rất nhiều tình yêu thương từ trái tim của 80 triệu đồng bào ở đất liền!

    (Theo Vietnamnet)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này