Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5882 người đang online, trong đó có 641 thành viên. 18:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112963 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. LocPhat68688

    LocPhat68688 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    14
    Không rời Hoàng Sa
    Theo thuyền trưởng Lê Nam và thuyền trưởng Lê Văn Chiến, dù khó khăn nhường nào, khi đã quyết, ngư dân vẫn luôn bám biển Hoàng Sa, nơi có những mẻ cá lớn, nơi nhiệm vụ giữ vững chủ quyền luôn được các anh ghi sâu. Thuyền trưởng Lê Nam cho hay, chuyến biển trở về trong những ngày vừa rồi, tàu nào cũng dính vào chuyện bị tàu Trung Quốc án ngữ dọa nạt, đẩy đuổi trở lui.
    “Họ tính toán rất kỹ, theo tôi, khi họ ngại mang tiếng cướp bóc, dùng bạo lực với ngư dân thì chuyển sang cắt đường biển. Cốt yếu là làm cho bà con mình nản lòng, rồi bán tàu chuyển nghề. Lúc đó, biển Đông coi như thuộc về họ” - Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng nói. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng khảng khái: “Không cách này thì cách khác, chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Thực ra, ngư dân chúng tôi muốn được ra khơi đánh bắt an toàn trên vùng biển của mình”.
    Từ ngày 1-6, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã điều 2 tàu túc trực 24/24 giờ hằng ngày để cơ động trong mọi tình huống, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.

    Cả ba thuyền trưởng mới trở về từ Hoàng Sa cho hay, họ vẫn sẽ tiếp tục ra ngư trường quen thuộc và sẽ tiếp tục thông báo cho lực lượng Biên phòng nếu phát hiện tàu lạ.
    Thuyền trưởng Lê Văn Chiến (ĐNA 90531) tâm sự: Chúng tôi quyết bám ngư trường, vùng biển Hoàng Sa chẳng phải vì một áp lực nào, mà đó là mệnh lệnh từ trong tim. Giữ ngư trường cho ai? Trước hết là cho ngư dân, sau nữa bởi đó là vùng biển của ông bà, tổ tiên ta”.
    Giọng nói đanh thép, ánh mắt của thuyền trưởng Chiến nhìn ra biển đầy quyết tâm. Tôi hiểu vì sao Bộ Tư lệnh BĐBP và BP Đà Nẵng tặng huy hiệu anh hùng cho anh. Còn Đồn BP 248 coi anh như một cầu nối tin cậy.
    Thiếu tá Trần Hữu Thanh - Đồn trưởng đồn BP 248 (BP Đà Nẵng) cho hay, với những biểu hiện mới, ngư dân cần bình tĩnh, tự tin ra khơi đánh bắt. Anh em biên phòng luôn sát cánh bên ngư dân. Những khó khăn nhất thời hiện nay thường xảy ra ở vùng biển chung, rất nhạy cảm nên cần kiểm tra kỹ lưỡng.
    Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Quang Trung - Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 2, bày tỏ, ngư dân nên cùng nhau ra khơi thành từng tốp,
    để giúp đỡ, phối hợp với nhau. Nếu đi đơn lẻ sẽ dễ dàng bị bắt nạt hơn. Cũng theo Đại tá Trung, trước tình hình phức tạp ở biển Đông, các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển đã tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và tổ chức các điểm trực ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý... nhằm hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt. n

    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/543707/Mot-kieu-bit-duong-ngu-dan-Viet-ra-khoi.html
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182


    “Thật tuyệt vời!” ca khúc "Bay qua Biển Đông"

    01/07/2011 16:34

    "Hay quá!", “Rất hào hùng, đầy hào khí Việt Nam!” … đó là những câu cảm thán được nghe thấy nhiều nhất sau khi hàng nghìn bạn trẻ được nghe bài hát này lần đầu tiên.

    "Bao nhiêu tình thương/ Bay qua đại dương/ Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương/ Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…"

    Đây có lẽ là ca khúc rock đầu tiên của thế hệ trẻ sinh sau ngày đất nước hòa bình, giải phóng viết về biên cương, đảo xa với một tình yêu tha thiết, nồng nàn mà giản dị, chân thành đến thế. Ngay từ những câu hát đầu tiên, tâm hồn người nghe đã cảm thấy rạo rực một niềm thương yêu muốn gửi gắm ra hải đảo xa xôi...


    [​IMG]
    Biển Việt Nam

    Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ
    Những cơn mưa âm thầm, ướt đôi bờ vai
    Những chiến sỹ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng
    Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng

    Nơi quê hương thanh bình, thành đô phồn hoa lấp lánh
    Những mái ấm êm đềm, bữa cơm đầm ấm
    Vẫn dõi mắt trông về, người con ở nơi biên giới
    Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

    Ca khúc được sáng tác vào buổi chiều ngày 5/6, ngày Chủ Nhật đầu tiên sau khi tàu Trung Quốc liên tục cắt cáp 2 tàu thăm dò Việt Nam. Nhạc sỹ Lê Việt Khánh khi đó vừa đang ốm dậy. Anh ôm cây đàn guitar và dạo những nốt nhạc đầu tiên. Chỉ sau đó hơn 2 tuần, bản master của ca khúc đã được hoàn thiện, nhanh đến không ngờ.

    Là một nhóm nhạc pop, nhưng M4U đã thể hiện khá tốt ca khúc mang chất alternative này. Nốt cao nhất của bài hát lên tới Sol thăng quãng trên - vừa sức với giọng nữ cao và như thế - là cả một thử thách cho những chàng trai chuyên dòng pop/ballad. Phần thể hiện dù có đôi chỗ chưa trọn vẹn, chưa thật sự xuất sắc với những tai nghe đòi hỏi cao nhưng phần lời của bài hát thì thật đẹp.

    Không chỉ chứa đựng rất nhiều tình yêu, "Bay qua biển Đông" còn chứa đựng tinh thần lạc quan, vui tươi và những nhiệt huyết của tuổi trẻ bên cạnh tính trữ tình vốn có... Tác giả đã sử dụng nhiều cụm từ "đắt" như: " ghìm chắc tay súng", "tình yêu đất nước thiêng liêng", "Gửi người chiến sỹ biên cương/trái tim nồng cháy yêu thương" .... Một chút lắng đọng ở cuối bài hát càng giữ lại những nghẹn ngào yêu thương, khi nhìn… “Biển xanh lấp lánh, hải âu tung cánh” vẫn nhớ rằng “Trường Sa nơi ấy có anh!”


    Bay qua biển Đông
    Mênh mông trùng khơi
    Gửi miền biên cương xa xôi những ân tình
    Biển xanh lấp lánh, hải âu tung cánh
    Trường Sa nơi ấy có anh

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…


    [​IMG]
    Công dân Việt Nam luôn hướng về những người lính hải đảo

    Những tâm tình này luôn ở trong trái tim những người con Việt Nam đang sống trên dải đất hình chữ S. Không phải lúc nào những lời nói ấy cũng có cơ hội được bộc lộ, được trao gửi đến các chiến sĩ nơi Hoàng Sa, Trường Sa,… nhưng mỗi khi có dịp được cất lên, thì tiếng lòng ấy luôn chan chứa và giàu niềm thương mến... Với những tâm hồn trẻ trung nồng nhiệt, khi chứng kiến sự hy sinh, can trường của người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ giữ gìn Tổ quốc, thì những lời đẹp nhất chỉ có thể là những lời chân thành nhất, giản dị nhất.


    Những góc phố yên bình, Nụ hoa nở trong sương sớm
    Những cháu bé đến trường, hát vang bài ca
    Vẫn dõi mắt trông về, người anh ở nơi biên giới
    Gửi gắm một niềm tin yêu tha thiết bao la

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho dẫu sóng gió muôn trùng phong ba cách xa…

    Thanh niên Việt Nam
    Không bao giờ quên
    Ngàn năm bao nhiêu anh linh nước nam hào khí vinh quang
    Cho mỗi tấc đất
    Mẹ hiền yêu thương
    Mãi luôn
    ………………………
    Biển xanh lấp lánh,
    hải âu tung cánh
    Trường Sa nơi ấy có anh

    Bao nhiêu tình thương
    Bay qua đại dương
    Gửi người chiến sỹ biên cương trái tim nồng cháy yêu thương
    Cho mỗi tấc đất
    Mẹ hiền quê hương dấu yêu
    Mãi luôn NGỜI SÁNG!



    Bay qua Biển Đông – sáng tác: Lê Việt Khánh


    Biểu diễn: Nhóm M4U

    [​IMG]
    VN là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, đặc biệt là môi trường biển


    [​IMG]
    Chiến sĩ nơi hải đảo


    "Bây giờ là 4 giờ sáng!
    Bài hát này chỉ là một tình cảm nhỏ bé của riêng tôi, nhưng chứa đựng tình cảm và công sức của cả một tập thể nhiều con người tạo nên hình dáng cho nó! Ca sỹ Hồng Dương, ca sỹ Đinh Mạnh Ninh, và đặc biệt là ca sỹ kiêm nhạc sỹ phối khí Trần Minh Vương đã sát cánh cùng tôi thức trắng nhiều đêm để hoàn thành tác phẩm này. Tôi đã chứng kiến Trần Minh Vương kiệt sức thế nào khi trao bản master đến tay tôi và tôi thật sự cảm động và tri ân tình cảm công sức của anh em!
    "

    Trả lời phóng viên báo VietNamNet, nhạc sĩ Lê Việt Khánh cho biết:

    Tôi không muốn một bài phỏng vấn hay gì cả. Chỉ mong bài báo sẽ đưa ca khúc được lan truyền rộng rãi ... để gửi được đến nơi đảo xa, để biết rằng thế hệ trẻ ngày nay chưa bao giờ quên những cống hiến và những hy sinh xương máu của các anh. Hậu phương gửi rất nhiều tình yêu thương cho những người chiến sĩ nơi hải đảo.”


    Cảm ơn các anh chiến sĩ! Gửi đến các anh rất nhiều tình yêu thương từ trái tim của 80 triệu đồng bào ở đất liền!

    (Theo Vietnamnet)
  3. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    141
    đợi việt nam đem 6 em kilo và vài chục em SU 30 về cùng dàn S400 về sẽ dạy cho tàu khựa mộ bài học, cái tàu sân bay silang gì đó vừa lai lừa vừa lai con la kia cho nó vài quả Barhmos cho nó đi đời luôn[r37)]
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Moodys: Trung Quốc tính sai nợ chính quyền địa phương
    VIT - Hôm 05/7, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s cho biết, nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc có thể vượt xa so với số liệu mà nước này công bố, đặt các ngân hàng Trung Quốc vào tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tới xếp hạng tín dụng của họ.
    Theo số liệu mà Moody’s ước tính, nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc có thể cao hơn con số mà Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) công bố là 3.500 tỷ NDT (540 tỷ USD).

    Hôm 27/6, NAO cho biết, cuối năm 2010, chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ NDT (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% GDP của nước này năm 2010.

    Hãng xếp hạng Moody’s cho biết đã tìm thấy nhiều khoản nợ tiềm tàng sau khi thu thập nhiều số liệu khác nhau từ các cơ quan của Trung Quốc.

    Hãng này cho rằng, quy mô tiềm ẩn của các khoản nợ tại nhiều ngân hàng Trung Quốc có thể đang gần với trường hợp xấu. Tỷ lệ các khoản nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc có thể lên đến 8-12%, so với 5-8% trong trường hợp bình thường. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong những trường hợp xấu thường ở mức 10-18%.

    Moody’s cảnh báo, trừ khi Trung Quốc đưa ra được một kế hoạch tổng thể rõ ràng để giải quyết các khoản nợ của chính quyền địa phương, nếu không, xếp hạng triển vọng tín dụng của các ngân hàng nước này sẽ bị hạ xuống mức tiêu cực.

    Với nỗ lực làm dịu những lo ngại của các nhà đầu tư về khoản nợ khổng lồ tiềm ẩn của chính quyền địa phương, các cơ quan lớn của Trung Quốc như cơ quan kiểm toán quốc gia, cơ quan điều tiết ngân hàng và ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cùng nhau can thiệp để đánh giá tình hình nợ.

    Tuy nhiên, những cơ quan này đã sử dụng các định nghĩa và phương pháp kế toán khác nhau để xác định các khoản nợ, dẫn đến sự chênh lệch trong các dự báo chính thức.

    Ông Yvonne Zhang, nhà phân tích của Moody’s cho rằng, việc các kiểm toán viên nhà nước Trung Quốc đã bỏ qua tới 3.500 tỷ NDT nợ của chính quyền địa phương cho thấy, có khả năng họ không có đầy đủ hồ sơ cần thiết về các khoản vay này và có thể gây ra nguy cơ phạm pháp rất lớn.


    var currentday=5; var currentthang=7; var currentnam=2011;Theo Reuters
    Tin dịch
    Nguồn tin: Reuters
  5. ckchanpheo

    ckchanpheo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    10
    Đối với VN thì bọn nó ko cần gián điệp, chúng mua công khai....
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110627/My-Trung-tham-van-ve-bien-Dong.aspx

    Mỹ - Trung tham vấn về biển Đông

    27/06/2011 0:28

    [​IMG]

    Dự thảo nghị quyết về biển Đông của thượng nghị sĩ Jim Webb sắp được thông qua - Ảnh: Stripes.com
    Dù Trung Quốc không muốn đề cập vấn đề biển Đông, Mỹ vẫn nhấn mạnh quan tâm của mình với tình hình khu vực trong buổi tham vấn tại Hawaii.

    Đoàn Mỹ đã nói thẳng với đoàn Trung Quốc rằng Washington muốn biển Đông “hạ nhiệt” khi quan chức cấp cao hai nước gặp nhau trong buổi tham vấn song phương về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương, kết thúc hôm qua tại Hawaii. Trong khi Mỹ và Trung Quốc vẫn thường đối thoại, buổi tham vấn là cuộc hội đàm đầu tiên tập trung đặc biệt về những tình hình trong khu vực.
    Bloomberg dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Kurt Campbell cho hay ông đã có những trao đổi “thiết thực và hữu ích” với trưởng đoàn Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải. “Chúng tôi muốn phía Trung Quốc giảm bớt căng thẳng”, ông Campbell nói trước báo giới, khẳng định Mỹ đang thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan đến tranh chấp tại biển Đông. Tuy nhiên, Thứ trưởng Thôi không có mặt trong buổi họp báo sau hội đàm. Trước cuộc họp, ông này từng khẳng định vấn đề biển Đông không nằm trên bàn nghị sự. Còn nếu Mỹ đề cập chuyện đó, đoàn Trung Quốc sẽ nói là tình hình căng thẳng hiện nay không phải do Bắc Kinh gây nên, theo ông Thôi.
    Bên cạnh các vấn đề về biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho hay đã cùng phía Trung Quốc thảo luận về nhiều mặt, cụ thể như việc các hoạt động phát triển quân sự của Trung Quốc gây quan ngại cho nhiều phía, chính sách của Trung Quốc với CHDCND Triều Tiên và Myanmar cũng như những quan tâm của Mỹ trong khu vực. Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là tăng cường sự minh bạch giữa hai nước. Dự kiến, buổi tham vấn tiếp theo sẽ được tổ chức tại Trung Quốc nhưng chưa xác định được thời gian.
    Trong một diễn biến khác, Chủ tịch tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là ông Jim Webb cho hay dự thảo nghị quyết do ông và thượng nghị sĩ Jim Inhofe cùng đệ trình nhiều khả năng sẽ được thông qua trong vòng một tuần nữa. Nội dung của nghị quyết lên án hành động dùng vũ lực của Trung Quốc tại biển Đông vừa qua, đồng thời kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho tranh chấp. AFP dẫn lời ông Webb cho hay bản nghị quyết sẽ làm rõ lập trường của Thượng viện Mỹ về vấn đề biển Đông.

    Mỹ - Philippines tập trận chung
    Bắt đầu từ ngày mai, hải quân Mỹ - Philippines sẽ khởi động cuộc tập trận chung 11 ngày tại biển Sulu, gần khu vực Philippines than phiền bị tàu Trung Quốc quấy rối. Khoảng 800 lính Mỹ cùng hai tàu khu trục và một tàu cứu hộ sẽ tham gia với 300 lính thủy Philippines, theo AFP. Trong khi đó, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương Gary North hôm qua khẳng định Mỹ đang theo dõi sát sao tình hình tại biển Đông. Ông North đến Manila theo lời mời của Tư lệnh không quân Philippines Oscar Rabena.
    Thụy Miên
  7. Up_dow2011

    Up_dow2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Quả này..........xong phim các chú rồi......giờ ngồi đó mà lớn tiếng
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chính xác ! Mấy chú ba Tàu coi chừng !
    Sau Mỹ , Việt Nam chuẩn bị thộp cổ đám điệp viên TQ và bọn người Hoa nằm vùng tay sai của Bắc Kinh !
    Danh sách có hết bên an ninh phản gián rồi , vấn đề là bắt khi nào và mẽ lưới sẽ chọn lọc hay vét sạch cá lớn cá bé thì còn chờ hiệu lệnh và giờ G thôi !
    Chắc chắn bọn tay sai Bắc Kinh sẽ bị đập toe mõm . b-(b-(b-(

    Đây là tấm gương :


    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110621/Gian-diep-Trung-Quoc-san-bi-mat-My-Quan-chuc-sap-bay.aspx
  9. KeTamThan

    KeTamThan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    63
    Philippines 'cấm cửa' quan chức TQ

    [​IMG]

    Philippines cấm một bí thư Đại sứ quán Trung Quốc tham gia các cuộc họp vì thái độ hung hăng của ông này trong thảo luận về Biển Đông với quan chức nước chủ nhà.

    Bộ Ngoại giao Philippines nói Bí thư thứ nhất Lý Vĩnh Thịnh, người phụ trách bộ phận chính trị của Đại sứ quán Trung Quốc, đã cao giọng với một nhân viên ngoại giao Philippines trong một cuộc họp thảo luận việc mà Manila cáo buộc là tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Philippines xung quanh quần đảo Trường Sa.

    Một biên bản của Vụ châu Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines cho hay ông Lý đã thể hiện "hành vi không phù hợp với một nhà ngoại giao" và do vậy, ông không thể được phép tham gia các cuộc họp trong tương lai giữa hai bên.

    Hãng thông tấn AP nói họ đã nhìn thấy biên bản mà vụ này gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario.

    Hãng này cũng nói ít nhất ba quan chức ngoại giao Philippines nói bí thư Lý đã cao giọng một cách hung hăng trong cuộc thảo luận về việc "tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Philippines gần quần đảo Trường Sa".

    Sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận gì về việc này.

    Vi phạm lãnh hải

    Philippines cáo buộc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông, mà nay được nước này gọi là Biển Tây Philippine, tới chín lần trong những tháng vừa qua.

    Việt Nam cũng nói tàu Trung Quốc đã gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí của PetroVietnam trong ít nhất hai trường hợp.

    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn một mực khẳng định nước này có chủ quyền "không thể chối cãi" với phần lớn Biển Đông.

    Trong các vụ việc, Philippines - quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ, luôn tỏ ra cứng rắn.

    Manila đã điều chiến đấu cơ và tàu chiến ra tuần tra ngoài biển.

    Mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nói một chiến đấu cơ không rõ của nước nào đã vi phạm không phận Philippines trên bãi Dalagang Bukid Shoal ở Trường Sa, bay thấp chỉ cách cần ăngten của một tàu đánh cá có sáu mét.

    ( BBC )

    Nghĩ tới thái độ của Việt Nam ta trước Tầu khựa mà thấy ... "tự hào" đíu chịu được!
  10. soccer

    soccer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Đã được thích:
    137
    Vì sao biển Đông lại thành biển Trung Hoa?

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-04-vi-sao-bien-dong-lai-thanh-bien-trung-hoa-

    Tác giả: Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU lý giải vì sao Biển Đông, từ tên gọi Giao Chỉ dương (thế kỷ XV) lại bị người phương Tây ghi nhầm là biển Nam Trung Hoa hay biển Trung Hoa như hiện nay.

    Trong bài viết "Từ biển Giao Chỉ đến "đường lưỡi bò" nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã chỉ ra rõ, các bản đồ cổ của chính những người Trung Quốc vẽ từ thời xưa đều ghi rõ biển Đông là Giao Chỉ dương, Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải.

    Từ đây, một vấn đề khác đặt ra là : biển Đông từ tên gọi Giao Chỉ dương (thế kỷ XV), vì sao lại bị người phương Tây ghi nhầm là biển Nam Trung Hoa (hay biển Trung Hoa) như hiện nay? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết tiếp theo của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để lý giải cho câu hỏi trên.

    Từ thời thượng cổ đến thế kỷ XV, người ta tưởng rằng địa cầu chỉ có ba châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi. Có lẽ khởi đầu là nhà địa lý Ptoléméo (người Hy Lạp) đã vẽ ra bản đồ thế giới gồm ba châu lục kéo dài từ Nam cực đến Bắc cực và từ Đông phương sang Tây phương, chiếm phần lớn diện tích địa cầu, diện tích đại dương không còn bao nhiêu. Các nhà địa lý và bản đồ học Tây phương cứ theo mẫu đó mà hoàn thiện dần.

    Nhiều sai nhầm thuở sơ khai

    Năm 1492, Christophe Colomb (còn gọi là Kha Luân Bố, người Tây Ban Nha) tin theo bản đồ đương thời, tưởng rằng cho thuyền vượt Đại Tây Dương một hành trình không xa thì sẽ tới Ấn Độ. Nên khi tới châu lục tân thế giới (châu Mỹ), ông tin liền đây là Ấn Độ và gọi thổ dân nơi đây là người Ấn Độ (indien, Indian). Danh xưng sai nhầm này còn tồn tại mãi đến nay.

    Năm 1497, Vasco de Gama (1469-1524), người Bồ Đào Nha, đã chỉ huy một đội thương thuyền hùng hậu lần đầu tiên phát kiến đường hàng hải sang Ấn Độ bằng cách đi vòng qua Phi châu qua mũi Hảo Vọng rồi ngược lên và rẽ sang phải theo duyên hải Ấn Độ Dương. Ngày 20-5-1498, đoàn thuyền Vasco de Gama mới tới ngoài thành Calicút, sau hơn 10 tháng gian nan, lênh đênh trên biển cả. (1)

    Dù sao địa danh Ấn Độ cũng rất tiêu biểu và hấp dẫn dưới thời cổ đại và trung cổ: Kha Luân Bố theo hướng tây đi tìm, hóa ra phát kiến châu Mỹ và Vasco de Gama theo hướng đông đi tìm, phát kiến cả phần Đông Á văn minh từ ngàn xưa và cư dân đông đúc nhất thiên hạ.

    Vào thế kỷ XVI, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha theo đường biển đi lên phía bắc qua duyên hải Việt Nam thăm dò Trung Hoa rồi Nhật. Họ chiếm lãnh Macau của Trung Hoa và đặt thương điếm lớn nhất tại đó năm 1557. Đến đâu họ cũng điều tra kinh tế và vẽ bản đồ theo khoa học cho đúng kinh độ và vĩ độ (2).

    Bản đồ bán đảo Đông Dương được vẽ đúng với thực tế để đính chính lại phần Đông Nam Á đã vẽ theo tưởng tượng sai nhầm ở các bản đồ phổ biến trước đó suốt nhiều năm. (Xin so sánh phần địa lý ấy của hai bản đồ đính kèm). Bán đảo này được gọi là bán đảo Ấn Độ ở bên ngoài sông Hằng (Presqu'ile de l'Inde delà le Gange). Vì thế hầu hết bản đồ Tây phương suốt ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII đều ghi địa danh phần này là Đông Ấn Độ (India Orientalis). Tất nhiên không có chỗ nào ghi là biển Trung Hoa (Mer de Chine).

    Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

    Cũng vào thời ấy, giữa bờ biển nước ta và quần đảo Paracel (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa), các bản đồ thường ghi là vịnh Giao Chỉ gần Trung Hoa (Golfe de la Cochinchine). Địa danh Cochinchine nguyên là tên hai nước Giao Chỉ (Cochin) và nước Tần (Chine), viết theo Hán tự. Người Tây phương đọc âm hơi khác rồi ghi bằng chữ latin: Giao Chỉ (tức Việt Nam) thành Cauchy, Cochi, Cochin; còn Tần thành ghi là T'sin, Cin, Chine hay China. Nước Cochin (Giao Chỉ) trùng tên một thị trấn Cochin ở Ấn Độ nên người Bồ Đào Nha ghi CochinChina (Giao Chỉ gần nước Tần-China) cho dễ phân biệt. Cochin là chủ từ, China là túc từ. China thành tên nước Trung Hoa.

    Từ năm 1525, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Diogo Ribeiro đã phát hiện quần đảo Pracel rất lớn (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa) nằm ở giữa biển Đông. Ông xác định quần đảo này thuộc chủ quyền Cochin (Giao Chỉ) nên ghi bờ biển Pracel (Costa da Pracel) ở duyên hải Quảng Ngãi ngày nay (3).

    Đến thế kỷ XIX, người ta mới thấy rõ khối quần đảo Paracel (là những hòn đảo nhỏ nằm rải rác từ Bắc xuống Nam. Ở Bắc gọi là quần đảo Paracel (Hoàng Sa), ở Nam gọi là quần đảo Spratly (Trường Sa). Biển Đông bao quanh quần đảo ấy không còn là biển Cochinchina mà ghi sai nhầm là biển China (China Sea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ XX, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.

    Có lẽ phần nào từ sự sai nhầm ấy mà Trung Quốc khẳng định biển Giao Chỉ hay biển Đông là biển của mình kể cả các quần đảo trong biển ấy nữa. Giữa thế kỷ XX, Trung Hoa Dân Quốc (chính quyền Tưởng Giới Thạch) đã đưa ra "đường lưỡi bò" để đòi quyền làm chủ 80% biển Đông. Rồi sau đó là đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kéo dài sự hiểu nhầm này, gần nhất là vào năm 2009, họ đã tiếp tục trình lên Liên Hiệp Quốc phần lãnh hải của mình với đường chữ U vô lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự ghi nhầm địa danh gây ra thật nhiều tai hại và sẽ còn phức tạp hơn nếu sự hiểu nhầm ấy còn kéo dài nữa.

    (Theo Pháp luật TP.HCM)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này