Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6489 người đang online, trong đó có 700 thành viên. 21:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112971 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Xin cam1 ơn bác Hoang-Viet đã giới thiệu cho ACE blog này,trong blog này có 1 bài mà tôi đặc biệt muốn post lên đây cho mọi người cùng đọc.Giá như tất cả chúng ta đều có được suy nghĩ như cậu thanh niên của bức thư này thì hay biết mấy:-??


    [​IMG]

    Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

    Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

    Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hi vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực. Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, ******* đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm 1 hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như 1 số nhân viên an ninh đã cho là như thế.

    Cháu chưa gặp chú bao giờ, cũng không biết gì nhiều về chú, chưa từng giao tiếp. Hôm nay, cháu quyết định viết thư này gửi chú sau khi đọc được Bản Tuyên Cáo Đặc Biệt của 90 nhân sỹ mà trong đó có chú đồng ký tên, để nói lên một số cảm nhận, suy nghĩ và trăn trở của mình về tình hình hiện tại của đất nước trước họa xâm lược bành trướng đến từ đất nước láng giềng Trung Quốc.


    Cháu hoàn toàn ủng hộ và có chung suy nghĩ, lập trường với 4 điểm tuyên bố trong bản Tuyên Cáo trên. Chính vì vậy cháu viết thư này gửi chú để một lần nữa khẳng định điều đó, đồng thời trình bày thêm một số chi tiết và cảm nhận xung quanh vấn đề này với mong muốn là góp 1 chút sức lực, tiếng nói của mình để giúp cho tình hình đất nước sáng sủa, tốt đẹp hơn.


    Sau khi cuộc biểu tình tuần hành chống hành động xâm phạm lãnh hải, phá hoại tài sản thuộc chủ quyền Việt Nam của 3 tàu hải giám Trung Quốc cũng như thái độ gây hấn, chủ trương xâm lược của đất nước láng giềng này kết thúc lần đầu tiên chiều ngày 05 tháng 06 thì cháu được 4 người đi trên 2 xe gắn máy tự nhận là “an ninh thành phố” mời uống càfe khi đang trên đường từ nhà đến chỗ làm vào trưa hôm sau, tức thứ hai ngày 06/06/2011. Vì không nghĩ rằng họ là “hàng giả” nên mặc dù cách mời càfe rất không được lịch sự cũng như họ chẳng nói danh tánh, chức vụ nhưng cháu vẫn đồng ý vào quán càfe gọi là “trao đổi” với điều kiện duy nhất là họ trả tiền nước mà không cần họ phải xưng danh. Họ không đem theo giấy tờ gì, chỉ trao đổi miệng xung quanh vụ việc cháu đi biểu tình chống Trung Quốc vào ngày hôm trước 05/06. Họ giải thích những điều hệt như những gì mà ông trung tướng hải quân và thầy hiệu phó trường ĐH KHXH&NV đã cố thuyết phục đoàn biểu tình giải tán hôm Chủ Nhật. Cháu đã trình bày lại tất cả cảm nhận, suy nghĩ của mình về những hành động gây hấn gia tăng trên biển Đông của Trung Quốc cũng như lý do, nhận thức về việc đi biểu tình ngày Chủ Nhật của mình và tranh luận về những lợi và hại khi biểu tình như thế. Buổi “trò truyện” không mấy căng thẳng và nhìn chung là không có gì bức xúc, cháu cũng tin rằng họ đã hiểu được lý do, mục đích, ý nghĩa việc đi biểu tình chống Trung Quốc của cháu. Kết thúc, họ chỉ bảo rằng không muốn cháu đi nữa vì cũng không giải quyết được gì. Cháu khẳng định không việc làm nào là không có ý nghĩa và nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc còn tiếp tục gia tăng sức ép và làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông, cháu sẽ tiếp tục xuống đường và cháu hi vọng rằng cơ quan an ninh sẽ không làm khó dễ vì sau buổi trao đổi, cháu nghĩ họ hiểu được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ thực sự của cháu trước vấn đề trên.


    Thế nhưng,

    Sau đó, vào sáng ngày 09/06/2011, Internet và tiếp theo là báo chí chính thống đã lại loan tải hình ảnh tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Viking II thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, một lần nữa vẫn là ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Và thế là sáng Chủ Nhật ngày 12 tháng 06, cháu lại đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc số 39 Nguyễn Thị Minh Khai để biểu tình phản đối. Nhưng không suôn sẻ như ngày 05/06, ngay khi cháu vừa tiến vào công viên 30/4 góc đường Alexandre De Rhodes và Phạm Ngọc Thạch thì từ bên kia đường, 5-6 người thanh niên xông qua, tay chỉ thẳng mặt cháu và hét to “nó đó” rồi họ chụp tay, ghì cổ đưa cháu lên 1 chiếc xe máy vừa trờ tới và chở thẳng vào Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đường Lê Duẩn trước sự chứng kiến đầy e dè, không kịp phản ứng của một số người đứng gần cháu ở công viên. Lúc đó, cháu đã nghĩ rằng, vậy là những người an ninh đã nói chuyện với cháu ở quán càfe và những người bắt cháu đi sáng nay họ không biết nhau, hay là những người an ninh hôm trước chỉ giả vờ hiểu thiện chí của mình?!


    Cũng may, không như những người đã đưa cháu đến, những người ngồi làm việc thì tỏ ra lịch sự, dễ chịu và hòa nhã hơn. Sau khi trao đổi, tra hỏi, lấy tường trình về lý lịch, về sự việc biểu tình ngày 05/06 và sự việc sáng ngày hôm đó 12/06 thì cháu phải ngồi trong phòng cho đến tận chiều. Có nước uống, chỉ thiếu cơm trưa. Ở đó, các anh an ninh không cho dùng từ bị bắt cũng như tạm giữ mà chỉ được dùng từ “mời làm việc”, 1 lời mời hơi thiếu thiện chí, có chút thô bạo trong đưa đón, không được ăn trưa và chẳng thể khước từ. Nhưng cũng không sao, vì ngày hôm đó các anh ấy bận rộn quá nên thôi mình tự cho mình cái quyền thông cảm vậy với lại ngồi không như thế mà ăn cơm bằng tiền thuế của mọi người thì cũng… khó coi.


    Thôi cháu kể lại chút chuyện riêng gọi là những ấn tượng chẳng bao giờ phai được thế, chứ cũng không muốn nói nhiều vì nó rất dễ tạo ra cảm giác thiếu thiện cảm giữa những người có liên quan trong đó với nhau.


    Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi họa ngoại xâm 1 lần nữa đã lăm le quay trở lại và từng giờ từng phút chực chờ, điều cháu mong muốn nhất là dân tộc Việt Nam thực sự đoàn kết, thống nhất một lòng để gìn giữ quê hương, chống quân bá quyền xâm lược. Cháu chỉ là 1 công dân trẻ vô danh tiểu tốt nên có lẽ vì thế mà những lần làm việc với cơ quan an ninh vừa qua họ có vẻ không muốn lắng nghe vì cho rằng cháu ấu trĩ, bồng bột lắm chăng. Vì vậy, cháu muốn nhờ thông qua chú cũng như các bậc nhân sỹ có tên tuổi gửi gắm những suy nghĩ tận đáy lòng mình đến họ cũng như đến tất cả những ai còn quan tâm đến vận mệnh đất nước hôm nay.


    Một ngày ngồi tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 – nơi được mượn tạm để cơ quan an ninh làm việc với những người đi biểu tình chống Trung Quốc bị đưa vào đó, cháu đã chứng kiến nhiều sự việc thật sự đáng buồn. Mà bây giờ, cháu sẽ kể ra đây như một nhận định của mình để mọi người có rảnh thì cùng nghĩ ngợi chút xem sao.


    - Hôm đó, có những bạn khi bị mời vào làm việc đã vì sợ hãi mà khai rằng có người lôi kéo các bạn ấy tham gia biểu tình và sẽ có tiền thưởng. Cháu thì tin chắc là không bao giờ có chuyện đó, có chăng là lần đầu tiên các bạn này đối diện với cơ quan *******, lại với những hành động “mời làm việc” không lấy gì làm thiện cảm nên đã sợ mà nói thế cho mau xong chuyện. Nhưng đó là 1 sự “mau xong chuyện” thật đáng buồn, vì bỗng dưng nó đánh mất đi hình ảnh và ý nghĩa hết sức trong sáng và cao đẹp của chính các bạn ấy và tất cả mọi người khi tham gia tuần hành yêu nước. Cũng vì những lời khai ấy mà câu khẳng định trong bản tường trình của cháu “tôi tự nguyện đến đây một mình, để biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hoàn toàn không chịu sự xúi giục, lôi kéo của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào” đã bị 1 số nhân viên an ninh đặt vấn đề và không tin là như thế. Cháu nghĩ, thái độ trên của các bạn ấy đã vô tình làm gia tăng căng thẳng giữa cơ quan an ninh nhà nước và nhân dân khi mà không có một niềm tin nào được khẳng định. Không phải lỗi của các bạn ấy, lại càng không thể trách các bạn ấy được vì lòng yêu nước của các bạn ấy đã bị đối xử không mấy ôn hòa nên sự sợ hãi vũ lực là điều đương nhiên một người bình thường sẽ cảm thấy.

    - Ngược lại, tại nơi cháu bị mời làm việc hôm đó cũng có một vài bạn rất kiên quyết, cứng rắn đã thể hiện thái độ bất hợp tác bằng cách im lặng không làm việc với phía an ninh. Theo suy nghĩ riêng của cháu, cháu thấy như thế cũng không phải là 1 cách hay. Bởi vì, ngày hôm đó là ngày người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước chống họa ngoại xâm từ phương Bắc của mình. Thái độ như thế đã vô tình làm gia tăng căng thẳng và đẩy lực lượng an ninh với người biểu tình vào thế đối đầu nhau, trong khi tất cả đều là người Việt Nam. Và người Việt Nam nào lại không căm phẫn trước hành động bá quyền Trung Quốc. Cháu đồng ý rằng các bạn đó không sai, không hề sai nhưng cháu nghĩ những giây phút đó không còn phải là lúc để giải quyết cho sòng phẳng, rạch ròi chuyện anh – tôi ai đúng ai sai mà nên 1 điều rằng khi đó ai kiềm chế được thì hãy cố gắng bỏ qua những tiểu tiết vì mục đích chung. Người an ninh có nhiệm vụ của họ, có mệnh lệnh cấp trên để phải tuân theo, chứ cháu tin ai lúc đó ai chả sục sôi lòng yêu nước. Chính vì vậy, cần làm sao để cơ quan an ninh và người biểu tình gần nhau hơn, hiểu nhau hơn là điều quan trọng, hơn là để những người an ninh buộc phải có những hành động không hay, không đúng chỉ để khống chế lòng yêu nước của chính dân mình.

    - Cháu không dám chê trách cách xử lý tình huống của các bạn ấy, vì rõ ràng họ phải chịu những áp lực lớn và căng thẳng trong khi lại chỉ là những người trẻ với tấm lòng yêu nước quá thơ ngây. Nhưng chỉ là thấy buồn vì một bối cảnh như vậy lại đang là 1 thực tế diễn ra trên đất nước mình.


    - Với suy nghĩ đó, cháu chọn lựa giải pháp cho mình là hợp tác. Hợp tác không có nghĩa là khuất phục, mà là thể hiện thái độ tôn trọng lẫn nhau với tinh thần đối thoại, lắng nghe, suy nghĩ và thượng tôn sự thật. Hợp tác thẳng thắn, rõ ràng và kiên định để vừa giúp những người an ninh hoàn thành nhiệm vụ vừa giúp họ hiểu rõ tâm tư, suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, thậm chí cả tên của những người làm việc với cháu, cháu cũng còn không để ý vì biết họ chẳng thể nào là “hàng giả” ở đâu ra được. Nhờ giữ được thái độ tôn trọng lẫn nhau và buổi làm việc của cháu không căng thẳng, cũng không đi ra ngoài vấn đề biểu tình chống Trung Quốc như 1 số bạn khác cháu thấy phải khai cả địa chỉ, password e-mail và blog. Căn bản, cháu là 1 công dân, mang dầy đủ giấy tờ tùy thân của mình để đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, đó là điều cháu chẳng có gì phải giấu diếm và khi cơ quan an ninh cần thì sẵn sàng cho họ biết, cũng coi như thể hiện được phần nào thái độ “dám làm – dám chịu trách nhiệm” của mình. Và mặc dù cháu là người cuối cùng được ra khỏi căn phòng tiếp dân của Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 hôm đó, nhưng nhìn chung không có thái độ gì xấu hay tình huống nào căng thẳng trừ những giây phút cuối cùng khi chuẩn bị bước ra: 1 sếp an ninh có vẻ như chức lớn nhất nhì ở đó cấm cháu lần sau không được đi biểu tình chống Trung Quốc nữa, thì cháu cũng chỉ nhắc lại lời cam kết của mình rằng “nếu Trung Quốc tiếp tục lộng hành trên biển Việt Nam, tiếp tục hành vi xâm lược Việt Nam thì cháu sẽ tiếp tục đi và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”, mọi người có vẻ căng thẳng nhưng cháu vẫn được về.


    - Có điều này nữa mà khi làm việc cháu đã rất muốn nói song họ không cho cháu nói, đó là cháu rất không đồng tình với cái lối suy nghĩ “mọi việc đã có đảng và chính phủ lo”. Thưa chú, hôm đó cháu đã khẳng định với họ rằng nếu chính phủ không có nhân dân thì không thể nào thắng được họa ngoại xâm từ Trung Quốc, cũng khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiến hành chiến tranh đánh Việt Nam, cháu sẽ tình nguyện nhập ngũ và ôm súng đi hàng đầu tiên ra mặt trận. Nhưng họ vẫn luôn áp đặt rằng “mọi việc đã có đảng và chính phủ lo”. Đối với cháu, đó là 1 thái độ xem thường nhân dân và sỉ nhục lòng yêu nước của người Việt Nam, một dân tộc không đồng lòng, không đoàn kết, không tôn trọng lẫn nhau. Thế mà xã hội Việt Nam hôm nay đã mất lòng tin đến như vậy đấy, đến nỗi ai bộc lộ lòng yêu nước bằng trái tim và chọn lựa của mình thì cũng đều là “có thể có vấn đề”, chỉ vì đảng không chọn cách thể hiện ấy hay sao?!


    - Trong khi đoàn kết, thống nhất, đồng lòng là những mong muốn mà cháu và có lẽ mọi người biểu tình những ngày ấy đều khát vọng đem đến, thể hiện cho nhà nước sống lại niềm tin thì dường như những điều tốt đẹp ấy bị từ chối một cách thẳng thừng và thậm chí là còn gay gắt. 05/06 là một ngày vui, nhưng cũng thực sự là 1 ngày buồn. Sau khi đoàn người diễu hành dọc các phố và quay trở về lại trước Lãnh sự quán Trung Quốc thì nơi này đã được phong tỏa kiên cố bằng các hàng rào barrier và một lực lượng an ninh, *******, csgt, cscđ, dân phòng, quản lý thị trường… dày đặc. Đoàn biểu tình đành dừng lại trước ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai. Những phút giây trước đó là 1 ngày vui, nhưng đến lúc ấy đã thành 1 ngày buồn. Đoàn biểu tình nhất định muốn vượt qua, để đứng hiên ngang trực diện Lãnh sự quán Trung Quốc biểu dương lòng yêu nước trong khi phía an ninh cũng tỏ rõ thái độ cứng rắn và kiên quyết giải tán đoàn biểu tình. Một trung tướng hải quân đã được cử ra để thuyết phục mọi người giải tán về nhà. Những lời lẽ vẫn chỉ là những gì đã được lặp đi lặp lại bấy lâu nay mà mọi người đã thấy quá cũ kỹ và không hiệu quả. Đoàn biểu tình vẫn tiếp tục ở lại. Rồi đến thầy hiệu phó (hay hiệu trưởng gì đấy) trường ĐH KHXH&NV lại cố cầm loa thuyết phục mọi người giải tán. Vẫn những lý luận và giọng điệu không có gì mới mẻ. Một số thanh niên biểu tình đã tranh luận cứng rắn với thầy giáo này. Không những thế, 1 thanh niên trong đoàn biểu tình đã giành lấy loa phóng thanh và có những lời lẽ thiếu sáng suốt dành cho đám đông vẫn không bị thuyết phục ấy khiến 1 số bạn bị kích động. Lúc đó, cháu thực sự thấy buồn. Việt Nam là đây sao. Thấy rằng chẳng thể nào tranh luận vì căn bản mọi người khi đó đã chẳng còn ai chịu nghe ai, mà không thể nào giải tán như thế được, bằng mọi giá, đoàn biểu tình phải hiên ngang đứng đối diện và đi ngang qua Lãnh sự quán Trung Quốc để cho chúng thấy ý chí Việt Nam là không gì khuất phục được, để cho chúng thấy mọi người Việt Nam là một và sẽ không có chuyện người Việt Nam chặn đứng người Việt Nam chỉ vì 1 mối quan hệ ngoại giao với tên láng giềng đểu cáng. Và cháu đã quyết định giơ cao tấm biểu ngữ, đứng bất động tại chỗ hướng thẳng về phía Lãnh sự quán Trung Quốc để cho những kẻ ở trong đó hiểu rằng, người Việt Nam ôn hòa và yêu chuộng hòa bình, nhưng ý chí chiến đấu và tinh thần bảo vệ tổ quốc là bất diệt. Và kiên quyết, nếu hàng rào của người Việt Nam không mở ra cho người Việt Nam cùng nhau thể hiện tinh thần dân tộc thì nhất định không thả tay ra. Những giây phút đáng buồn tiếp tục kéo đến, khi mà một số người khi chứng kiến hành động của cháu đã tiến lại gần khích bác, châm chọc, mỉa mai và cười cợt. Một người an ninh tiến lại gần và thuyết giảng, cháu im lặng trong khi 1 bạn khác đã tiến lại và lên tiếng tranh luận với người an ninh. Rồi lại im lặng, rồi 1 sếp an ninh nào đó đã đứng từ phía sau những tấm barrier 1 lần nữa buông lời khích bác, rằng là cháu muốn tạo dấu ấn cá nhân, chơi trội để nổi tiếng, vẽ trò… Chưa 1 sự thất vọng và nỗi buồn nào nặng nề bằng, khi cháu đứng đó với mong ước rằng người Việt Nam sẽ thôi chia rẽ, sẽ thôi không chịu lắng nghe nhau, rằng cháu đứng đó, là để đại diện và thay thế cho tất cả những người Việt Nam yêu nước nào mà hôm đó không thể đến, không thể đứng đó hay đứng đó mà vì nhiệm vụ không thể biểu hiện lòng yêu nước của mình – những người an ninh, những người lính đứng gác trước Lãnh sự quán Trung Quốc, vậy mà 1 trong số họ lại buông những lời như thế. Nhưng cháu vẫn đứng, vì lúc đó nỗi thất vọng ấy cũng không còn nghĩa lý, mà điều quan trọng nhất là không đầu hàng Trung Quốc. Cũng thấy mừng, khi một số bạn dù không quen biết cũng lại tiếp nước cho cháu uống và cho cháu cả 1 cái nón đội cho bớt nắng. Cũng thấy vui hơn, khi mà vì hành động đó của cháu, đã có những cuộc tranh luận giữa 2 bên mà mọi người chịu lắng nghe hơn. Ít ra phải vậy chứ, người Việt Nam dù có vì hoàn cảnh, dù có bất đồng thì cũng nên tranh luận với nhau, hà cớ gì cứ phải căng thẳng, mâu thuẫn để cho bọn xâm lược Trung Quốc chúng cười. Rồi những giây phút cuối cùng, điều cháu mong muốn cũng đã tới khi 1 nhân viên an ninh tiến lại cầm tấm biểu ngữ thay cho cháu đồng thời lắng nghe xem cháu muốn điều gì. Và cháu đã yêu cầu điều đơn giản nhất: “Các anh, các chú ******* hãy mở các tấm barrier, dẫn mọi người diễu hành ngang qua trước lãnh sự quán Trung Quốc rồi giải tán”. Điều đó được chấp thuận ngay. Ngày hôm ấy, cháu không kịp nói thêm gì vì các bạn lo sợ cháu quá mệt nên đã dìu đi và không cho nói gì hết, nhưng đó là chi tiết mà cháu đã muốn nói rằng nó có ý nghĩa nhất của ngày biểu tình hôm ấy, ít ra là với cháu. Cháu, lúc đó chính là đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, của cả đoàn biểu tình mấy ngàn người sáng đó và đặc biệt là của những người nào còn ở lại cho đến tận giây phút cuối cùng. Và người an ninh kia, được xem như là người đại diện cho nhà nước. Nhà nước, hãy tiếp thu và tiếp tục nguyện vọng của nhân dân như cái cách mà người an ninh ấy đã tiếp lấy tấm biểu ngữ trên tay cháu và tiếp tục giơ cao đi ngang qua trước mặt bọn sứ quán Tàu. Đó mới là Việt Nam. Đó mới là dân tộc Việt Nam với dòng máu Lạc Hồng thực sự đồng tâm hiệp lực chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh đó, cháu xem như 1 cái tát vào mặt dành cho bọn Tàu, rằng dù các người có lớn mạnh, nham hiểm đến đâu, có dùng thủ đoạn nào để chia rẽ người Việt Nam, để người Việt Nam chống lại chính nhau thì cuối cùng các người cũng vẫn phải thất bại. Và một Việt Nam đoàn kết, thống nhất đã cùng nhau rất ôn hòa, trật tự nhưng không kém hiên ngang và ngạo nghễ đi ngang qua mặt các người.


    - Thế nhưng đã không thể có thêm 1 lần như thế khi mà sáng ngày Chủ Nhật tiếp theo 12/06/2011 cháu đã trở thành 1 trong những thanh niêm sớm nhất có mặt tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 theo những lời mời cứng rắn và gượng ép. Tại đây, trong khi hầu hết những người an ninh qua thái độ khiến cháu nhận thấy rằng họ hiểu và cảm nhận được tâm tư của cháu qua hình ảnh 7 ngày trước thì vẫn có người hỏi cháu rằng “mày đứng như vậy rồi được bao nhiêu?”. 1 câu hỏi chà đạp lòng yêu nước mà cháu nghĩ rằng sẽ không có nhiều người như cháu để có thể im lặng và tha thứ cho anh ta ngay lúc đó đồng thời biện hộ giúp anh ta rằng, có lẽ do anh ta mới lấy lời khai của cái bạn thanh niên nói rằng có người rủ biểu tình và hứa sẽ thưởng tiền. Sau đó, những người an ninh khác làm việc thì thẳng thắn, tôn trọng cháu hơn. Họ cũng cố gắng để cháu hiểu và thông cảm rằng họ có nhiệm vụ phải đảm bảo an ninh, trật tự và quan trọng nhất là chủ trương, chính sách của nhà nước. Cháu đã nhấn mạnh rằng cháu đi thể hiện thái độ phản đối Trung Quốc chứ không phản đối ******* hay tìm cách gây chuyện chống lại họ, không những vậy còn rất tôn trọng việc họ phải thực thi nhiệm vụ cũng như sẽ rất biết ơn nếu như họ cố gắng làm tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự và bảo vệ đoàn người yêu nước biểu tình. Một anh an ninh trẻ đã than rằng “ngoại xâm chống chưa xong giờ còn phải đối phó với các ông”, nghe mà ngao ngán. Ngao ngán vì với lối suy nghĩ ấy, người an ninh đó, rõ ràng đã đặt họ - nhiệm vụ của họ và những người biểu tình - lòng yêu nước của nhân dân vào vị thế đối đầu nhau trong khi người biểu tình chắc chắn không ai muốn thế. Chẳng phải ngày 05 tháng 06 đã diễn ra rất ôn hòa và trật tự đó thôi.


    - Rồi họ nói nhiều về vấn đề quan ngại rằng sẽ có những người xấu lợi dụng cuộc biểu tình để gây rối, xuyên tạc hoặc thậm chí là khủng bố, bạo loạn. Cũng có lý với tình hình rối ren và phức tạp của Việt Nam hiện giờ. Nhưng cháu và họ lại đưa ra 2 cách giải quyết vấn đề hoàn toàn trái ngược. Họ thì bảo, chính vì vậy, họ phải nghiêm cấm biểu tình và khuyên cháu không nên đến những nơi “nhạy cảm” như thế để làm phức tạp thêm tình hình và có thể gây nguy hiểm cho chính mình. Trong khi, cháu lại trình bày rằng, nếu như thế nhà nước nên nhanh chóng xúc tiến luật biểu tình để hợp thức hóa và có thể quản lý được, như vậy sẽ không lo bị ai lợi dụng những tình huống đó để gây rối loạn, mất trật tự. Song, có vẻ như đó là 1 ý kiến không được lắng nghe. Họ bảo rằng, bây giờ nhà nước chưa cho phép thì không được biểu tình, cháu bảo rằng những giờ phút thế này chính là thực tiễn để nhà nước đưa ra các điều luật biểu tình cho chính xác và phù hợp. Hơn nữa, lẽ ra nếu quan ngại những vấn đề như những người tham gia bị kích động, xúi giục… thì lại càng cần phải để cho những người giữ vững được lập trường và tư tưởng như cháu được tham gia, bởi chính những người như cháu sẽ là nhân tố đảm bảo ý nghĩa của việc biểu tình, đảm bảo sự trong sáng, minh bạch, giữ gìn trật tự, tính ôn hòa cho cuộc biểu tình. Và mặc dù sự thật hiển nhiên rằng hôm 12/06 ấy cháu đã bị giữ lại nhưng việc biểu tình vẫn diễn ra. Chứng tỏ rằng có cấm đoán cháu thì cũng đâu thể ngăn cản được việc ấy. Phải, chẳng có thứ gì có thể nhốt giữ lòng yêu nước cả. Nhưng không. Họ vẫn bắt cháu phải cam kết rằng lần sau không được đi biểu tình chống Trung Quốc nữa. Và cháu đã ghi vào bản cam kết rằng, nếu lần sau tiếp tục biểu tình, cháu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Không biết đến bao giờ, người ta mới tin vào cái gọi là nhiệt huyết và lòng yêu nước trong sáng của nhân dân chú nhỉ?


    - 19 tháng 06, cháu không đi biểu tình. Không phải vì sự đe dọa đó, mà chỉ bởi đơn giản cháu nghĩ, Trung Quốc đã tỏ ra e dè và không còn lớn lối, ngang ngược trắng trợn như 2 lần trước đó nữa nên để tránh gia tăng căng thẳng giữa chính những người Việt Nam với nhau (an ninh ******* và nhân dân quần chúng) cháu quyết định ở nhà. Và người nhân viên nhà nước đến cùng anh ******* khu vực hôm đó có lẽ đã hơi bị chút ngạc nhiên khi họ vào nhà mà thấy cháu còn đang ngủ. Người trung niên nói là ở bên tuyên giáo quận, cháu cũng không để ý lắm vì chẳng có ý định phản kháng gì. Chú ấy bảo rằng đến thuyết phục cháu ở nhà, không đi biểu tình thêm nữa, hành động biểu tình thể hiện lòng yêu nước là đáng hoan nghênh nhưng hiện tại nó không phù hợp và gây mất trật tự, an ninh. Cháu cũng trao đổi về những suy nghĩ của mình xung quanh việc đó: được gì, mất gì, chứng tỏ được gì khi đi biểu tình như thế. Đồng thời 1 lần nữa khẳng định rằng nếu Trung Quốc tiếp tục lớn lối gây hấn, thì cháu sẽ lại đi mà không có thứ gì có thể ngăn cản được. Còn khi tình hình đã lắng dịu bớt, thì không cần ai canh giữ, cấm đoán, tự cháu sẽ ở nhà như ngày Chủ Nhật 19/06 nhằm không làm gia tăng căng thẳng, nhất là giữa người Việt Nam với nhau. Hẻm nhà cháu là hẻm cụt, người ta đứng canh ở ngoài đầu đường, nhưng dường như không tin tưởng vào tính đảm bảo nên cứ thỉnh thoảng lại thấy 2 anh dân phòng chở nhau lượn tới trước nhà, có lẽ để khẳng định rằng cháu vẫn còn ở đó. Hôm ấy và Chủ Nhật 26 tháng 06 vừa qua, cháu ở nhà và lòng rạo rực với khí thế ngoài Hà Nội, như một con chim trong *****g nhìn thấy đồng loại đang sải cánh tự do. Cũng thấy hơi buồn và ngột ngạt, nhưng thôi, phải biết kìm nén vì tình hình chung. Hơn nữa, đôi khi vì mang chút ấm ức mà ta lại có thể suy nghĩ được sâu hơn, kỹ hơn và biết cách đặt mình vào vị thế của người khác, bao gồm cả những người không những không được thể hiện tinh thần yêu nước như mình và còn phải mang nhiệm vụ ngăn cản nó. Phải chi, họ cũng hiểu cho mình như mình đã hiểu và cảm thông cho họ chú ha. Nếu mà cả dân tộc này thực sự đồng lòng, thì Trung Quốc làm gì dám láo!


    Hôm nay, đọc được bản tuyên cáo của chú và các bậc học giả, trí thức tên tuổi cháu cảm thấy rất vui mừng. Trong cái thời buổi xã hội mà trọng lượng tiếng nói của một con người chỉ được cân nặng bằng danh tiếng của anh ta thì những tiếng nói như của chú và các trí thức, học giả đã ký tên trong bản Tuyên Cáo về hành động gây hấn của Trung Quốc là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chứ những tiếng nói nhỏ bé, lẻ loi như cháu thì có ai nghe. Và cháu hi vọng rằng những tiếng nói như trên sẽ góp phần giúp mọi người Việt Nam biết lắng nghe nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn để tiến tới đoàn kết và thống nhất nhằm cứu lấy và nắm giữ cho thật tốt vận mệnh quốc gia.


    Cháu ủng hộ hoàn toàn 4 điểm tuyên bố trong bản tuyên cáo ấy và cũng muốn được ký tên vào đó, nhưng thôi, để tránh việc người ta bảo rằng cháu chơi nổi lấy tiếng trong bối cảnh thế này nên nếu được chú có thể ghi tên cháu là Một người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc xâm lượcngày 05/06 được không chú. Hi vọng qua bản tuyên cáo này, cũng như những tiếng nói, hành động tiếp theo của các bác các chú, nhà nước sẽ thấu hiểu được tấm lòng của nhân dân và có những chính sách phù hợp hơn. Bởi lẽ, ngoại giao là quan trọng, nhưng đối nội mới là sự sống còn của một quốc gia, một chính phủ khôn ngoan phải là người dung hòa được hai điều đó.

    Những ngày qua, trong lòng cháu chất chứa rất rất nhiều cảm xúc, cứ định viết ra rồi lại thôi vì có lẽ, đôi khi ta cần phải biết im lặng để lắng nghe tiếng nói của cuộc đời. Nhưng hôm nay cháu quyết định nói ra, 1 lần những suy nghĩ, cảm nhận, trăn trở của mình để tự xác nhận với bản thân, rằng cháu đang hiện hữu trên cuộc đời như thế và cũng để tìm 1 chút niềm vui khi có được những người đồng cảm và thông hiểu.

    Cuối thư, cháu xin kính chúc chú cùng tất cả các nhân sỹ, học giả đồng ký tên trong bản kiến nghị trên sức khỏe, nghị lực và nhiệt huyết.

    Một hôm nào đó, khi mà Trung Quốc lại giở thói côn đồ và hành động bá quyền xâm lược, cháu sẽ lại tiếp tục đi và ngày hôm đó, Sài Gòn của cháu sẽ không chịu kém cạnh Hà Nội của chú nữa đâu. Hìhì.

    Sài Gòn, 28 tháng 06, 2011
    Gửi các chú, các bác chưa 1 lần quen
    Cháu
    Một người Việt Nam
  2. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    tuyệt vời, tôi khâm phục đồng chí viết bức thư này.
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Ko biết mấy bô lão có thấu cái lổ tai ko nhỉ???? Kakka
  4. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thế là có phát ngôn rõ ràng rồi:

    Theo kế hoạch, ngày 15/7 nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng tổng thể lần đầu. Dự kiến đến ngày 7/9 sẽ khởi động trở lại và đến 15/9 vận hành đạt 100% công suất nhà máy.


    Nhà máy ngưng hoạt động vì lý do bảo dưỡng chứ không phải vì hết dầu hay vấn đề biển Đông nhé.



    PetroVietnam giữ kế hoạch khai thác dầu khí biển Đông

    Tập đoàn Dầu khí nhấn mạnh, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã được quốc tế công nhận, vì vậy tập đoàn không thay đổi kế hoạch khai thác, thăm dò biển Đông, và đang cân nhắc mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài muốn rút khỏi đây.

    Tại cuộc họp báo công bố kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm tổ chức chiều 5/7, ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) cho hay, sau sự cố tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, tập đoàn vẫn hoạt động thăm dò, khai thác bình thường trên thềm lục địa của Việt Nam vốn đã được các công ước quốc tế công nhận. Trên cơ sở tuân thủ Luật Biển quốc tế do Liên Hiệp Quốc ban hành từ năm 1982, tập đoàn chủ trương xây dựng kế hoạch khai thác thăm dò dầu khí trên biển Đông hằng năm và hiện vẫn thực hiện đúng kế hoạch đưa ra.
    "Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo khảo sát địa chấn của tàu Bình Minh 02 ở thềm lục địa của Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo vệ an toàn cho hoạt động của tàu", ông Thực nói.
    [​IMG]
    Tập đoàn Dầu khí nhấn mạnh, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là "bất biến". Ảnh: PVN Ông Thực cho rằng, biển Đông có thể còn nhiều biến động, nhưng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là "bất biến" do đó, quan điểm của tập đoàn là ứng xử bình tĩnh, phối hợp với các bộ ngành liên quan để triển khai đúng kế hoạch khai thác thăm dò biển Đông như kế hoạch.
    "Chúng tôi quan điểm ứng xử trên biển Đông lúc này là bình tĩnh, lấy “bất biến” ứng “vạn biến”, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước vừa tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển”, CEO PetroVietnam nhấn mạnh.
    Giá trị các tài sản của ConocoPhilips tại Việt Nam lên đến 1,5 tỷ USD. ConocoPhillips đang nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Trả lời VnExpress.net về động thái của Tập đoàn dầu khí sau khi Hãng dầu mỏ lớn thứ ba nước Mỹ ConocoPhillips lên kế hoạch bán cổ phần của họ tại ba mỏ dầu và khí gas tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ông Thực cho hay, tập đoàn cùng các đối tác khác đang xem xét mua lại cổ phần này, và có thể thực hiện quyền ưu tiên của nước chủ nhà. Tuy nhiên, ông Thực nhấn mạnh, cần lưu ý về lý do khiến ConocoPhillips rút. "Nguyên nhân hãng này rút lui có thể do họ đang cơ cấu lại. Cũng có ý kiến cho rằng mỏ này đang trong giai đoạn phức tạp và họ không gia tăng khai thác nữa", ông Thực cho biết.
    Theo báo cáo của PetroVietnam, 6 tháng đầu năm tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt gần 12 triệu tấn, trong đó có 7,23 triệu tấn dầu thô, 4,7 tỷ m3 khí. Trong số này, tập đoàn xuất bán dầu thô 7,2 triệu tấn, gồm: xuất khẩu hơn 4,1 triệu tấn, cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất 2,74 triệu tấn, bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 310.000 tấn...
    Tính chung, doanh thu của PetroVietnam 340.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 75.000 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước kế hoạch năm nay, doanh thu tập đoàn 640.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 138.400 tỷ đồng.
    Từ nay đến cuối năm, PetroVietnam tập trung khởi công các dự án như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam. Tập đoàn cũng sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác gồm Visovoi-Nhennhexxky (Nga), giai đoạn 2 mỏ Tê giác Trắng và Đại Hùng, mỏ Chim Sáo và Dana lô SK 305-Malaysia.
    [​IMG]
    Tàu chở dầu đang nhận hàng tại cảng Dung Quất. Ảnh: Trí Tín. Liên quan một số vấn đề tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Sinh Khang, Phó tổng giám đốc PetroVietnam cho biết thêm, tập đoàn đang hoàn thiện thủ tục để áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt đối với nhà máy, trình Chính phủ phê duyệt. Nhà máy được áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt vừa phát huy hiệu quả kinh tế vừa khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp tục đầu tư nâng công suất, mở rộng dự án.
    Hiện tại, VietNam Airlines cũng đã chấp nhận mua xăng máy bay Jet A1 do Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất. Dự kiến, vài ngày tới, mẻ xăng máy bay đầu tiên do nhà máy cung cấp sẽ được dùng trong các chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
    Còn 10 ngày nữa là nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần đầu. Các nhà thầu quốc tế đã điều động hơn 400 chuyên gia có mặt tại công trường để lên phương án, sẵn sàng cho việc bảo trì. Lúc cao điểm, có khoảng 3.000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân của các nhà thầu quốc tế và trong nước tập trung về tham gia bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
    Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn lo lắng: “Hai tháng bảo dưỡng rơi vào cuối năm, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu thị trường trong nước tăng cao. Do vậy, việc đưa nhà máy vận hành trở lại sớm chừng nào thì càng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước".
    Theo kế hoạch, ngày 15/7 nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng tổng thể lần đầu. Dự kiến đến ngày 7/9 sẽ khởi động trở lại và đến 15/9 vận hành đạt 100% công suất nhà máy.
    Lãnh đạo Petro Vietnam cũng cho biết, số tiền nợ của EVN đã lên tới khoảng 7.000 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tập đoàn đang phối hợp với EVN đề nghị "nhà đèn" trả dần.
    Ông Thực cho biết: “Chúng tôi đang phối hợp với EVN để họ dần trả nợ cho PetroVietnam. Mặc dù EVN nợ đến 7.000 tỷ đồng nhưng chúng tôi không đốc thúc trả khoản tiền này hay siết vài dự án điện của họ, mà cần có thời gian để hoàn trả nợ theo từng giai đoạn với quan điểm là lợi ích đất nước phải đặt lên hàng đầu”.
    Trí Tín - Hoàng Lan
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thật tiếc là anh thanh niên này đã không cho biết tên hoặc địa chỉ email để liên lạc .

    Thư ngõ gửi một người yêu nước dũng cảm , trí tuệ và đầy bản lĩnh ,

    Tôi đã đọc bức thư của em gửi TS . Nguyễn Xuân Diện . Tôi tán thành hoàn toàn suy nghĩ của em cùng cách ứng xử điềm đạm , thông minh và đầy khí phách bản lĩnh Việt Nam .
    Thật sự vui mừng khi đất nước Việt Nam có những người trẻ như em . Chính em đã tiếp thêm ngọn lửa yêu nước cho tôi và những ai may mắn đọc được bức thư dạt dào tình yêu quê hương đất nước và tinh thần dũng cảm đấu tranh không ngại khó khăn trở lực .
    Hãy nổ lực phấn đấu học cho giỏi em nhé ! Tương lai Việt Nam nằm trong tay những người sống với lửa trong tim và trí tuệ bản lĩnh kiên cường như em .
    Mong một ngày nào đó , tôi được thấy tên em trong danh sách ứng cử đại biểu quốc hội , nếu cùng khu vực bầu cử , lá phiếu của tôi chắc chắn sẽ dành cho em .
    Hãy học cho giỏi và đừng bao giờ để ngọn lửa nhiệt tình trong tim em nguội lạnh ! Ước mong sao em sớm thành tài và trở thành một người lãnh đạo tốt .
    Bác Hồ cũng từng là một thanh niên yêu nước , không sợ cường quyền !
    Các tướng lĩnh quân đội ta cũng đều khởi đầu đường binh nghiệp với quân hàm binh nhì , không ai vào quân đội là làm tướng ngay được ( trừ đại tướng Võ Nguyên Giáp ) .
    Em đang đi đúng hướng và hãy luôn giữ vững lòng tin , em nhé !

    Tôi tin em ! >:D<[};-[};-[};-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Đoàn kết trên biển

    05/07/2011 23:58


    Nhà nghiên cứu Lê Sơn (Phương Ngọc) vốn là dân Quảng Ngãi, nên anh rất quan tâm đến chuyện ngư dân Quảng Ngãi đánh cá xa bờ tại Hoàng Sa luôn bị nước ngoài làm khó. Trong bài viết Nông dân và ngư dân của mình, anh Lê Sơn đã hết sức vui mừng và ủng hộ mô hình “Tổ đoàn kết sản xuất trên biển” vừa được một bộ phận ngư dân Quảng Ngãi thành lập.

    Theo Lê Sơn, đó là mô hình “Lấy đoản binh thắng trường trận” mà cha ông chúng ta, từ thời Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã thực hiện thành công. Gọi những tổ đoàn kết sản xuất của ngư dân Quảng Ngãi là “đoản binh” thực ra chỉ là một cách gọi, chứ ngư dân mình chủ yếu ra khơi đánh cá chứ chẳng đánh ai. Có điều, nếu làm ăn riêng lẻ như lâu nay, thuyền nào biết thuyền ấy, thì rất dễ trở thành mục tiêu “ngon xơi” cho tàu Trung Quốc bắt nạt, thậm chí hành hung tàn nhẫn. Nay thì ngư dân Quảng Ngãi sẽ ra khơi với những tổ-đoàn-đội từ 5 thuyền trở lên, vừa trợ giúp nhau đánh cá, không bo bo giữ “bí mật ngư trường” cho riêng mình mà chia sẻ thông tin với bà con, cho tới tập trung lực lượng mỗi khi trên biển xảy ra sự cố, nhất là khi bị tàu nước ngoài vô cớ hành hung. Đoàn kết là sức mạnh mà!
    Trước đây, do sản xuất riêng lẻ, ra khơi riêng lẻ, nên mỗi khi gặp nạn bị mất thuyền hay ngư lưới cụ, thì sự trợ giúp của nhà nước hay của các tổ chức xã hội, của những người yêu mến ngư dân cũng rất khó khăn. Nay thành lập các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, thì nhà nước và các tổ chức xã hội hay doanh nghiệp đã có những địa chỉ tin cậy để trợ giúp mỗi khi ngư dân gặp khó khăn hay bất trắc.
    Huyện Bình Sơn vừa rồi đã thí điểm thành lập Hợp tác xã (HTX) nghề cá xã Bình Châu - là địa phương có số lượng lớn tàu thuyền đánh cá xa bờ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hoạt động của HTX nghề cá này có hiệu quả, thì đây là một mô hình cần nhân rộng, mặc dù hoạt động theo cơ chế HTX yêu cầu nhiều điều kiện hơn là thành lập Tổ đoàn kết sản xuất trên biển rất nhiều.
    Trước mắt, mô hình “Tổ đoàn kết sản xuất trên biển” của ngư dân Quảng Ngãi là một mô hình vừa tầm cần được phát huy tối đa, để làm sao toàn bộ ngư dân đánh cá xa bờ đều tự nguyện tham gia vào các tổ đoàn kết này.
    Thanh Thảo
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    [​IMG]
    Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN trong sử sách Trung Quốc
    http://vitinfo.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/LA90513/default.html
    Trước năm 1909, rất nhiều tài liệu của Trung Quốc đã gián tiếp và trực tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, người Việt Nam đã phát hiện, sử dụng và xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình, liên tục, mà không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả của Trung Quốc.
    1. Chư Phiên Chí của sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống

    Cuốn Chư Phiên Chí chép: Sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Cho đến đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị.

    Tài liệu cổ này cũng cho biết, vùng Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa bây giờ) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm; đồng thời mô tả rõ Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, tức không thuộc về Trung Hoa, mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

    2. Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696

    Trong quyển 3 của Hải ngoại Ký sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa và khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo này.

    Hải ngoại Ký sự mô tả: "Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn Lý Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa. Nếu thuyền bị trái gió, trái nước tấp vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi... Quảng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền lui tấp vào. Mùa thu nước dâng cạn, chảy rút về hướng Đông, bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa".

    Tương quan với tài liệu của Việt Nam về hoạt động của đội Hoàng Sa, có thể nói, những gì Thích Đại Sán viết là hoàn toàn phù hợp, khách quan ghi nhận chủ quyền của Đại Việt đối với quần đảo Hoàng Sa.

    3. Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909

    Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa.

    Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc, gồm: Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên; Thiên hạ Thống nhất Chi đồ đời Minh trong Đại Minh Nhất thống chí, năm 1461; Hoàng Minh Đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh Chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ, năm 1635; Lộ phủ, Châu huyện đồ đời Nguyên vẽ lại trong Kim cổ dư đồ của Nguyễn Quốc Phụ đời Minh, năm 1638; Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ trong tập Hoàng triều Nhất thống dư địa tổng đồ (khuyết danh), năm 1894; Đại Thanh đế quốc trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thường Vụ An Thư Quán Thượng Hải, năm 1905...

    Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa vào tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để xác minh chủ quyền Trung Quốc, trái lại, họ phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng.


    Theo chính sử triều Nguyễn ghi lại, đội Hoàng Sa là một tổ chức khá đặc biệt trong thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa tư nhân vừa Nhà nước; vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lý nhà nước trên một vùng rộng lớn của Biển Đông thời ấy.

    Hàng năm, đội Hoàng Sa bắt đầu đi biển từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch thì về; thực hiện các nhiệm vụ được triều đình giao phó: thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa, kiêm quản trông coi các đội khác cùng làm nhiệm vụ nhưng ở khu vực khác như đội Bắc Hải ở phía nam (tức quần đảo Trường Sa). Về sau, đội còn đảm trách thêm việc đi xem xét, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vùng quần đảo Hoàng Sa; hay do thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về các bọn cướp biển (từ năm Gia Long)...

    Như vậy, quá trình hoạt động của đội Hoàng Sa và các đội kiêm quản khác chính là quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục, kéo dài trong nhiều thế kỷ (từ đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX) và tuân theo luật lệ rõ ràng của Nhà nước phong kiến Việt Nam.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhiều dự án dầu khí của PVN trên biển Đông sắp hoạt động

    06/07/2011 0:34


    Tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm của Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) chiều 5.7, ông Phùng Đình Thực - Tổng giám đốc PVN cho biết, từ nay đến cuối năm 2011 PVN sẽ đưa vào vận hành nhiều dự án: công trình RC6, RC7 của Liên doanh Vietsopetro; giàn WHP-MT1 dự án biển Đông 1 - lô 05-2, 05-3; hạ thủy giàn khoan 90m nước. Đồng thời, sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác, gồm 3 mỏ trong nước (Tê Giác Trắng, Đại Hùng giai đoạn II, Chim Sáo) và 2 mỏ ở Liên bang Nga, Malaysia; qua đó gia tăng trữ lượng dầu khí thêm khoảng 20-25 triệu tấn.

    Liên quan đến việc các tàu thăm dò khai thác dầu khí của PVN bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu, cắt cáp, ông Thực khẳng định, PVN đang thực hiện tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa VN và các vùng đặc quyền kinh tế VN theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 của LHQ và theo đúng kế hoạch đã được xây dựng hằng năm. PVN cũng cho biết đã có 2 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 10,2 triệu tấn thu hồi, ký 5 hợp đồng dầu khí mới trong đó có 1 hợp đồng với nước ngoài.
    M.Hà - H.Cừ




    Tin vui cho VN , nhưng cần tăng cường cảnh giác phòng vệ !
    Nhà có thêm vàng , thêm tiền của thì càng phải nâng cao năng lực tự vệ chống cướp !
    Càng không nên nghe lời những người mở cửa mời cướp vào nhà rằng ta phải giữ hoà hiếu với hàng xóm láng giềng ! Nhất là khi tên hàng xóm đó đã lộ rõ dã tâm ăn cướp !
  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Ôi lịch mợ cái thằng C.hó Nạ này
    Nếu theo logic của nó thế lày nó chắc sắp đổi tên nước nó thành Đầu Đất à quên Trái Đất mất =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Một kiểu bịt đường ngư dân Việt ra khơi

    TP - Họ vừa cập âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) sau chuyến đi dài ngày ở Hoàng Sa, ba thuyền trưởng Nguyễn Văn Tư (tàu ĐNA 90049), Lê Xuân Dũng (tàu ĐNA 90305) và Nguyễn Văn Dũng (tàu ĐNA 90406) gặp PV Tiền Phong, tường thuật chi tiết.
    [​IMG]Cảnh sát Biển vùng 2 sẵn sàng bảo vệ ngư dân.
    Những hải trình nhọc nhằn
    Anh Nguyễn Văn Tư, kể: “Chuyến biển của tui kéo dài 11 ngày, xuất phát đúng ngày 29-5, ra tới tọa độ 17o30/ Bắc – 109o20/ Đông thì gặp sự cố lần đầu tiên tui mới thấy. Nhiều tàu cá Trung Quốc đứng dàn hàng ngang, có cả một tàu ngư chính hậu thuẫn. Tui giật mình, sao có hiện tượng lạ kỳ thế này. Sau đó, qua ICOM, mấy thuyền trưởng khác cho biết, họ án ngữ đó lâu rồi.
    Lúc đó là ban ngày, thấy tàu tui, họ truy đuổi, không cho đi qua vùng biển đó. Ngặt nỗi, đó là con đường duy nhất để đến được luồng cá ở Hoàng Sa, thuộc vùng biển của ta mà ngư dân hay đánh bắt. Mấy lần trước, họ chỉ đứng xa xa một tàu. Nhưng giờ đây, họ trực suốt, hễ thấy tàu cá Việt Nam là họ đẩy trở lui”.
    Theo anh Tư, hiện tượng cắt đường ra biển của tàu Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam xuất hiện khoảng 1 tháng trở lại đây, tại 2 tọa độ chính là 17o00/ Bắc – 110o20/ Đông và 17o30/ Bắc – 109o20/ Đông. “Trước đây chúng tôi vẫn gặp tàu ngư chính, lúc thì họ xua đuổi, tịch thu, có lúc thì họ cho đi. Nhưng giờ đây, bất kể giờ nào, tàu mình cũng không thể vượt qua tọa độ đó nữa” – Anh Tư nói.
    Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng kể: Lúc đó khoảng 14h chiều 5-6, mới chạy đến vùng biển cách tọa độ trên khoảng 20 hải lý thì đụng tàu ngư chính Trung Quốc. Tọa độ trên thuộc vùng biển Việt Nam, thế mà họ truy đuổi quyết liệt.
    Tàu ngư chính là tàu sắt, màu trắng xanh, công suất lớn, có vũ khí. Lúc đó họ chỉ đẩy đuổi, không cho tàu mình vượt qua. Tàu ĐNA 90406 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng cũng chung số phận như hai tàu trên, mới ra khơi đã gặp ngay bình phong án ngữ trước thềm biển chung.
    [​IMG]Những thuyền trưởng vừa trở về từ Hoàng Sa .
    Không rời Hoàng Sa
    Theo thuyền trưởng Lê Nam và thuyền trưởng Lê Văn Chiến, dù khó khăn nhường nào, khi đã quyết, ngư dân vẫn luôn bám biển Hoàng Sa, nơi có những mẻ cá lớn, nơi nhiệm vụ giữ vững chủ quyền luôn được các anh ghi sâu. Thuyền trưởng Lê Nam cho hay, chuyến biển trở về trong những ngày vừa rồi, tàu nào cũng dính vào chuyện bị tàu Trung Quốc án ngữ dọa nạt, đẩy đuổi trở lui.
    “Họ tính toán rất kỹ, theo tôi, khi họ ngại mang tiếng cướp bóc, dùng bạo lực với ngư dân thì chuyển sang cắt đường biển. Cốt yếu là làm cho bà con mình nản lòng, rồi bán tàu chuyển nghề. Lúc đó, biển Đông coi như thuộc về họ” - Thuyền trưởng Lê Xuân Dũng nói. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng khảng khái: “Không cách này thì cách khác, chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Thực ra, ngư dân chúng tôi muốn được ra khơi đánh bắt an toàn trên vùng biển của mình”.

    Từ ngày 1-6, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã điều 2 tàu túc trực 24/24 giờ hằng ngày để cơ động trong mọi tình huống, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.​

    Cả ba thuyền trưởng mới trở về từ Hoàng Sa cho hay, họ vẫn sẽ tiếp tục ra ngư trường quen thuộc và sẽ tiếp tục thông báo cho lực lượng Biên phòng nếu phát hiện tàu lạ.
    Thuyền trưởng Lê Văn Chiến (ĐNA 90531) tâm sự: Chúng tôi quyết bám ngư trường, vùng biển Hoàng Sa chẳng phải vì một áp lực nào, mà đó là mệnh lệnh từ trong tim. Giữ ngư trường cho ai? Trước hết là cho ngư dân, sau nữa bởi đó là vùng biển của ông bà, tổ tiên ta”.
    Giọng nói đanh thép, ánh mắt của thuyền trưởng Chiến nhìn ra biển đầy quyết tâm. Tôi hiểu vì sao Bộ Tư lệnh BĐBP và BP Đà Nẵng tặng huy hiệu anh hùng cho anh. Còn Đồn BP 248 coi anh như một cầu nối tin cậy.
    Thiếu tá Trần Hữu Thanh - Đồn trưởng đồn BP 248 (BP Đà Nẵng) cho hay, với những biểu hiện mới, ngư dân cần bình tĩnh, tự tin ra khơi đánh bắt. Anh em biên phòng luôn sát cánh bên ngư dân. Những khó khăn nhất thời hiện nay thường xảy ra ở vùng biển chung, rất nhạy cảm nên cần kiểm tra kỹ lưỡng.
    Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Quang Trung - Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 2, bày tỏ, ngư dân nên cùng nhau ra khơi thành từng tốp, để giúp đỡ, phối hợp với nhau. Nếu đi đơn lẻ sẽ dễ dàng bị bắt nạt hơn. Cũng theo Đại tá Trung, trước tình hình phức tạp ở biển Đông, các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển đã tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và tổ chức các điểm trực ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý... nhằm hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
    Ghi chép của Nam Cường
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này