Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5492 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 23:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112973 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    To còi mà không đưa bằng chứng , tức vu cáo ! Chú nói ở bàn nhậu , tôi không bàn .
    Còn đưa lên đây cả ngàn người xem , mọi tin tức đều phải có nguồn gốc rõ ràng , càng không thể lấy cái sai của người này chụp lên đầu người kia ! Như những tin thời sự Biển Đông , tôi đều có đưa link dẫn chứng .
    Chú không đưa được link mà dám nói cán bộ Đoàn TN ăn nhậu bằng tiền quỹ kế hoạch nhỏ , có tin là nếu cấp bộ Đoàn nào đó đọc thấy bài của chú sẽ kiện chú vì bôi nhọ cả triệu đoàn viên TN và đội viên TNTP không ?
    Không phải vì diễn đàn đa chiều rồi muốn nói điều bẩn thỉu nào thì nói nhé ! [-X[-X[-X

    Ngậm máu phun người , miệng mình dơ trước ! :-":-":-"
  2. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Kệ cụ muốn nói gì thì nói.

    Em hoàn toàn tin tưởng vào cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Lần trước em chỉ nói sơ sơ thôi mà họ xử lý công việc đến nơi đến chốn.:-"

    Em cũng chả sợ các anh, các chú ******* hay an ninh tới thăm em. Tới thì em mời pha trà rót nước mời, nếu có thể sẽ tổ chức nhậu.

    Lực lượng *******, an ninh Việt Nam không xấu như các lời xuyên tạc. Nên em chẳng lo. :-"
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trơn như chạch !
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông: Nói một đằng, làm một nẻo


    12/06/2011 0:20


    * Chuyện gây hấn từ tin tặc Trung Quốc
    * Mỹ kêu gọi giải pháp hòa bình cho biển Đông



    Sau cái bắt tay, những lời hữu hảo, người ta thấy ngay hành động đơn phương, gây căng thẳng của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông.

    [​IMG]
    Tàu hải giám số hiệu 84 của TQ xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp ngày 26.5 - Ảnh: AFP
    Ấn phẩm chủ nhật của báo Straits Times ngày 5.6 có bài viết Món thân mật trong thực đơn (Geniality is on the menu) thuật lại không khí bữa ăn trưa ngày 4.6 mà nước chủ nhà Singapore dành cho trưởng đoàn các nước tham dự Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-La (SLD) từ 3 - 5.6.2011.
    Theo bài báo, không khí bữa tiệc rất thân mật. Khác với bữa ăn trưa tương tự năm trước (không khí khá căng thẳng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội TQ Mã Hiểu Thiên tung ra những lời gay gắt trong phòng hội nghị). Lần này, ông Gates đã không còn đưa ra những lời thách thức hay cáo buộc nào đối với Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt.
    Rất nhiều cam kết…



    Mỹ kêu gọi giải pháp hòa bình cho biển Đông
    Giới chức Mỹ vừa tuyên bố Washington quan ngại về những căng thẳng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông và kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho tình hình này. AFP hôm 10.6 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay: "Chúng tôi lo ngại trước một số thông tin gần đây về tình hình ở biển Đông" và nhấn mạnh việc phô trương sức mạnh và các hành động khác chỉ làm căng thẳng leo thang.
    Cũng vào ngày 10.6, Văn phòng thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc TQ liên tiếp sử dụng vũ lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, nhất là các vụ tàu TQ cắt cáp, quấy rối tàu Bình Minh 02 và Viking II trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngày 13.6, nghị sĩ Webb dự kiến trình một nghị quyết lên Thượng viện Mỹ lên án việc TQ sử dụng vũ lực tại biển Đông và kêu gọi tìm giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp tại vùng biển này.
    Văn Khoa


    Qua ngày 5.6, bài phát biểu của ông Lương mới "tình cảm" làm sao. Sau khi điểm qua tình hình thế giới, ông nói: "Ngay khi bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính trách nhiệm chung giúp chúng ta xây dựng môi trường cho một nền hòa bình trường tồn và thịnh vượng chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Ông kêu gọi thế giới thực hành 4 nguyên tắc hợp tác an ninh. Đó là: bình đẳng và tôn trọng những lợi ích cốt lõi và quan tâm chính yếu của nhau; hiểu biết và tin cậy để hiểu những ý đồ chiến lược của nhau; chia sẻ với nhau khi hạnh phúc, lúc đau thương, bằng cách không tạo liên minh để làm hại bên thứ ba; và cởi mở với tất cả, đoàn kết và hợp tác để cùng nhau đóng góp cho an ninh châu Á - Thái Bình Dương.
    Trong bài phát biểu kéo dài hơn 45 phút, ông Lương khẳng định: TQ cam kết vì hòa bình và ổn định của khu vực thông qua hợp tác an ninh; tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau và lợi ích chung thông qua hợp tác an ninh; thực hiện nghĩa vụ quốc tế thông qua hợp tác an ninh.
    Về vấn đề biển Đông, ông Lương nói: "TQ cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông". Chính vì vậy, năm 2002 TQ đã ký kết với ASEAN Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) và đang đối thoại với ASEAN để thực thi tuyên bố này. Có điều, Bộ trưởng Quốc phòng TQ không nhắc tới Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Công ước này được giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc ĐH quốc gia Singapore, gọi là "hiến pháp quốc tế" với hơn 160 quốc gia phê chuẩn và tuân thủ. Trong khi đó, dù Mỹ chưa chính thức phê chuẩn UNCLOS, ông Gates hôm 4.6 cũng kêu gọi các nước giải quyết bất đồng về biên giới trên biển theo văn bản pháp lý có tính chất phổ quát toàn cầu này.
    …nhưng hành động trái ngược
    Lời nói chưa kịp để gió thổi bay, ngay sáng 9.6, tàu cá mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính 311 và 303 của TQ đã hung hăng lao về phía tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II, do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03 thuộc khu vực thềm lục địa của VN.
    Gần như cùng thời điểm đó, tại Philippines, quốc gia cũng đang bị tàu TQ liên tục quấy rối, Đại sứ TQ tại nước này, ông Lưu Kiến Siêu lớn giọng cảnh cáo các nước tránh xa biển Đông. "Chúng tôi yêu cầu các bên dừng ngay việc tìm kiếm khả năng khai thác tài nguyên trong vùng biển của TQ. Đồng thời, nếu nước nào muốn thì có thể đàm phán với TQ về khả năng hợp tác cùng khai thác", báo Philippine Daily Inquirer trích lời ông Lưu. Ông này cũng tuyên bố: "Chúng tôi đang thực thi quyền tài phán của mình trong vùng này, vì vậy chúng tôi sẽ làm bất cứ việc gì thích hợp để thực thi quyền ấy".
    Những hành động trái ngược ngay lập tức sau những cái bắt tay và những lời hoa mỹ của TQ vừa kể trên, thật ra, không có gì lạ đối với thế giới. Ngay sau hôm kết thúc SLD, báo Straits Times ngày 6.6 đã đăng bài bình luận của nhà phân tích Michael Richardson "tiên đoán" điều gì sắp xảy ra ở biển Đông, mà đặc biệt là đối với Philippines.
    Trong bài viết có tựa đề Bắc Kinh tăng nhiệt ở biển Đông trên báo Straits Times, chuyên gia Michael Richardson nói rằng: "Cho đến gần đây Manila vẫn tỏ ra nhún nhường bởi lo sợ đối đầu ngoại giao với TQ". Và bởi vậy, "TQ có lẽ xem Philippines là mục tiêu "mềm", bất kể "Philippines là một đồng minh lâu dài của Mỹ, trong khi Việt Nam và Malaysia thì không (là đồng minh của Mỹ - PV)".
    Liệu Washington có đem lại sự bảo đảm cho Manila tương tự như Washington đã làm đối với Nhật Bản, sau khi nước này bị TQ gây hấn trên đảo Senkaku hồi tháng 9.2010? Câu trả lời là rất mơ hồ, tác giả Richardson lý luận. Lý do là hiệp ước đồng minh giữa Mỹ và Philippines ký năm 1951, chỉ nhắc đến trường hợp Philippines bị tấn công quân sự ở vùng Thái Bình Dương chứ không có giá trị nếu chuyện đó xảy ra trong vùng biển Đông. Chính vì vậy, "nếu TQ thấy được điểm yếu này, họ sẽ bôi đậm nó lên để tiếp tục chính sách cứng rắn ở biển Đông", nhà báo này nhận định.
    Điều đáng tiếc là ở tại SLD, tiếng nói về câu chuyện biển Đông của Philippines khá mờ nhạt, mặc dù trước đó Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Voltaire Gazmin, tuyên bố sẽ đưa các vụ tấn công mới nhất của TQ vào vùng biển của nước này ra trước toàn thể hội nghị. Chỉ đến khi được các đại biểu đặt câu hỏi, ông Gazmin mới nói: "Hành động uy hiếp của TQ không nhất thiết làm Philippines lo sợ".
    Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng VN, đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhẹ nhàng mà thẳng thắn vạch trần sự giả dối, sự bất nhất giữa hành động và lời nói của TQ. Bên cạnh việc liệt kê ra hàng loạt những vụ vi phạm công pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam của TQ, đại tướng Phùng Quang Thanh chỉ rõ: "Chúng tôi luôn mong muốn TQ thực hiện như là những tuyên bố của mình, công khai với toàn thế giới".



    Bắc Kinh phải kiềm chế trên biển
    Đó là tựa bài xã luận đăng trên báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 10.6 về tình hình gần đây ở biển Đông. Bài xã luận có đoạn: "Chính quyền TQ lập luận rằng nước này có chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển này. Dù thế nào đi nữa, tuyên bố đơn phương của TQ rõ ràng không thể chấp nhận được".
    Tờ báo còn nhận định với những hành động đơn phương gần đây ở biển Đông, TQ đã vi phạm Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC), ký với ASEAN hồi năm 2002, và nhấn mạnh: "TQ sẽ không bao giờ có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu họ không làm theo những gì đã nói".
    Cũng theo bài xã luận, các nước ASEAN cần đoàn kết giữ cho biển Đông không trở thành "ao nhà" của TQ và đẩy mạnh đàm phán với nước này để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), có tính ràng buộc pháp lý hơn DOC.
    Minh Trung
    Thục Minh
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  6. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc cầu cứu Mỹ khiến căng thẳng Biển Đông nhanh chóng hạ nhiệt



    Nguồn: *******.org


    Một cách nhìn nhận của đài FRI Trung Quốc về tình hình biển Đông . Một bài viết được đăng lại trên đại đa số các trang Web của Trung Quốc khiến rất nhiệu " Bựa " Trung Quốc hụt hẫng và thất vọng .

    Bà con tham khảo và chém nhiệt tình nhé !!!

    TB : Do thời gian có hạn nên một mình dịch lại hơi vội , có gì trong trình bày chưa được hoàn thiện , mong được lượng thứ !

    Bắc Kinh chuyển hướng tìm kiếm cứu binh từ Mỹ khiến căng thẳng ở Biển Đông nhanh chóng hạ nhiệt .

    16 Tháng 6, tại Moscow, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Nga đã ký kết tuyên bố chung giữa hai nước "về tình hình quốc tế hiện nay và các vấn đề quốc tế chính ." Tuyên bố thể hiện quan điểm chung về hàng loạt vấn đề lớn hiện nay của quốc tế và khu vực trong đó bao gồm cả vấn đề nóng như , hạt nhân Triều Tiên , Libya, Iran và Afghanistan v…v , nhưng đáng chú ý là, hai nguyên thủ đã không có bất kỳ một từ ngữ nào nhắc tới vấn đề là mối quan tâm nhất của Trung Quốc hiện nay – Xung đột Biển Đông . Chủ đề nói chuyện hôm nay của chúng ta sẽ bắt đầu từ vấn này . Về vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng sự ủng hộ của Nga chắc chắn có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc Trung Quốc giải quyết thuận lợi cuộc khủng hoảng ngày càng phức tạp tại Biển Đông, từ đó chúng ta có thể thấy, trong thời gian cuộc hội đàm này Trung Quốc đã thất bại trong việc thuyết phục Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông .

    Cùng lúc này , một số cư dân mạng quân sự đã để ý thấy rằng , đúng vào lúc lãnh đạo Trung Quốc-Nga vui vẻ bắt tay nhau thì chiếc tàu hộ vệ lớp Gerpar thứ hai do Nga chế tạo cho Việt nam đang trền đường về Việt Nam . Vì vậy , rất nhiều trang Web về quân sự cảu Trung Quốc đều đặt câu hỏi đối với việc khi cuộc tranh chấp biển Trung Việt không ngừng leo thang, Nga bí mật giúp Việt Nam mở rộng và nâng cao sức mạnh quân đôi . Đài FRA đã trích dẫn các bình luận nói rằng , trong vấn đề tranh chấp biển Đông ĐCSTQ cố tình đẩy mũi nhọn mâu thuận cho các nước khác , nhưng cách mà Trung Quốc làm ngơ trước sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nga đối với Việt Nam cho thấy ĐCSTQ không thực sự đặt lợi ích quốc gia của Trung Quốc lên trước hết .

    Mặt khác, cuộc khủng hoảng ngày càng căng thẳng ở biển Đông cũng không có bất kỳ một dấu hiệu hãm phanh . Trong thời gian này , Philippines đã huy động hải quân dỡ bỏ những cột mốc được coi là “ xây dựng bất hợp pháp “ của Trung Quốc trên các rạn san hô tại biển Đông ; công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Việt nam Việt Nam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí tại biển Đồng , và chuẩn bị tăng sản lượng khai thác dầu mỏ nửa cuối năm lên thêm 8%. Cả hai nước nhắm mắt làm ngơ,trước sự phản đối ngoại giao của Trung Quốc và cố gắng để công khai và mở rộng thêm vấn đề lãnh thổ tại biển Đông . Một bài viết chuyên mục của tác giả Ding dang trên mạng trực tuyến nói rằng ; đối với những hành động như vậy mà phản ứng có liên quan của người phát ngôn bộ ngoại giao vẫn như không có chuyện gì xảy ra thì thật khiến người ta kinh ngạc .. Còn một số nhân vật bên quân đội thì thể hiện thái độ đe dọa , nói gì gì “ đừng ép Trung Quốc đến mức độ nhịn cũng không nhịn được nữa “. Nhưng bây giờ vấn đề là người ta đã đẩy Trung Quốc vào chân tường, nói chung, không còn bất cứ còn còn chỗ nào để nhẫn nhịn được nữa , vậy mà Trung Quốc vẫn tiếp tục nhẫn nhịn như trước , hơn nữa đến một câu nói có trọng lượng cũng không dám nói 。

    Nghiên cứu lý do của hiện tượng này là , để chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại , lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung quốc , một ngày không cho phép có bất kỳ một tạp âm nào xuất hiện , như thường lệ tất cả các phương tiện truyền thông từ lâu đã sẵn sàng loại bỏ tất cả những âm vần không hài hòa . Đến lúc đó, nếu vấn đề Biển Đông lại xuất hiện những ngôn từ không hay thì làm sao có thể hiện sự hòa bình thịnh vượng của “ Thần Châu đại địa , Hải yên hà thanh “ ? Thứ hai, Nga như một quyền lực toàn cầu tiềm năng, tất nhiên trên biển Đông có lợi ích riêng của họ, nhưng lợi ích này của họ chẳng có sự gắn kết nào với lợi ích của phía Trung Quốc . Nói cách khác, việc Việt Nam và Philippines đang cố gắng đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông có thể phù hợp với nhu cầu về chiến lược của Nga . Do đó, Nga không thể công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc mà khiển trách những hành động mạo hiểm của Việt Nam và Philipin .

    Trong bối cảnh này, Trung Quốc chỉ có thể xuống nước cầu cứu Hoa Kỳ “ tha cho một nước cờ “ trên bàn cờ biển Đông . Điều này không có ? 16 Tháng Sáu, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình gọi điện thoại hội đàm cùng Phó Tổng thống Biden , hai bên đã đồng ý "xử lý đúng đắn các vấn đề nhạy cảm." Vậy , tại thời điểm này, cái gọi là "vấn đề nhạy cảm" là cái gì ? Điều quan trọng nhất tất nhiên không có gì khác ngoài vấn đề liên quan tới biển Đông . Tuy nhiên, báo cáo của phía Trung Quốc về việc này lại nói rằng , Tập Cận Bình nhận lời mời hội đàm qua điện thoại với Biden làm ra vẻ như người Mỹ có việc cần nhờ vả Trung Quốc . Đây là một điển hình văn hóa thích sĩ diện của Trung Quốc, rõ ràng Trung Quốc đang cần phải nhờ vả tới Hoa Kỳ, vậy mà làm như người Mỹ đang cần nhờ vả tới Trung Quốc, không biết căn bệnh này của chính phủ Trung Quốc bao giờ mới có thể thay đổi được đây ? Mặc dù vậy chắc chắn rằng sau những phản ứng của Biden , tranh chấp Biển Đông không thể có thêm đợt song lớn nào nữa .

    Không ngoài dự đoán , kể từ đó tình hình tranh chấp biển Đông giống như một sự thay đổi hoàn toàn trong suy nghĩ , cục diên căng thẳng “ rút kiếm , giương cung “ sẵn sàng xung đột ban đầu trong chốc lát trở nên “ trời yên biển lặng “ . Ngay sau đó không lâu , đặc phái viên ban lãnh đạo Việt Nam , Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn nhanh chóng đến thăm Bắc Kinh, ngày 27 Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc trong cuộc phỏng vấn đã cho biết hai nước đã đạt đồng thuận về một loạt vấn đề ", cả hai bên đều thể hiện muốn thông qua đàm phán thương lượng , giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển .... " Đáng chú ý là, cùng thời gian đặc phái viên của Việt Nam tới thăm Trung Quốc , hai nước Trung Mỹ cũng đã hội đàm tại Honolulu. Theo tin cho hay trong cuộc đàm phán, đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ , Trợ lý Ngoại trưởng Colin Campbell nói : "Hoa Kỳ đã vô tình khuấy động ngọn lửa tranh chấp trong vấn đề Biển Đông, chúng tôi hy vọng sẽ duy trì hòa bình và ổn định

    Rõ ràng, điều này là sự đáp trả đối với việc Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc CuiTian Qi công khai cảnh cáo Hoa Kỳ . Cui Tianqi trước đó không lâu khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông đã cao giọng yêu cầu Mỹ không nhúng tay vào tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông để tránh làm xấu thêm tình hình. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng chỉ trích Trung Quốc rằng , chính hành động của Trung Quốc tại Biển Đông góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực, do đó, yêu cầu Trung Quốc đối thoại để giải quyết vấn đề hiện tại của Biển Đông. Về vấn đề này, bài viết của Ding dang viết : Hành động này của Mỹ giống như một người anh đang dạy dỗ đứa em ; Anh tốt với người khác là mong em tốt , nhưng em cũng phải tự mình xem lại bản thân mình ! Trên thực tế, việc đặc phái viên Trung Quốc đã không quản ngại đường xa đến một đất nước xa xôi khác tiến hành hội đàm với Mỹ đã cho thấy rằng Trung Quốc đã chấp nhận vị trí trọng tài và người điều đình trong cục diện tranh chấp biển Đông của Mỹ , hơn nữa Hoa Kỳ trong lần so chiêu với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông Trung Quốc này rõ ràng đã chiếm thế thượng phong.

    T rong trường hợp này, những lời lẽ cứng rắn của Cui Tianqi chẳng qua cũng là những phản ứng bề mặt , nói trắng ra là nói cho nhân dân trong nước nghe , để thể hiện Trung Quốc không yếu đuối trong vấn đề Biển Đông , thậm chí còn dám thách thức cả nước Mỹ. Nhưng một vấn đề không thể không đặt ra là ,nếu vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, sao lại phải tới tận lãnh thổ nước khác để bàn chuyện riêng của nhà mình ? Điều này thể hiện rằng ngoài việc chấp nhận vai trò trọng tài của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ra , cũng cho thấy rằng Trung Quốc cấp thiết cần sự hỗ trợ của Mỹ trong vấn đề hòa bình và ổn định trên Biển Đông . Nói cách khác, nếu không có bàn tay giúp đỡ của Hoa Kỳ, tranh chấp và cuộc xung đột biển Đông sẽ rất khó giải quyết trong một thời gian ngắn, điều này không nghi ngờ là một vấn đề đau đầu lón đối với một Trung Quốc đang mong muốn duy trì một môi trường hòa bình bên ngoài để duy trì sự ổn định nội bộ của Trung Quốc .

    Chính bởi vì điều này, Trung Quốc đã buộc phải cúi mình để đến lãnh thổ của nước khác để đàm phán vấn đề mà từ trước tới nay mình không muốn bị “ Quốc tế hóa “ – vấn đề biển Đông , với mục đích là để có được sự tha thứ và hỗ trợ của đối phương .Phản ứng của Mỹ lại thể hiện rằng , Mỹ vẫn giữ thể diện cho Trung Quốc , sẵn sàng giữ im lặng theo ý đồ của Trung Quốc . Sự tiến triển của vấn để cũng thể hiện rõ rằng sự thay đổi thái độ của Mỹ có tác dụng rõ rệt ngay tức khắc đối với việc ổn định tình hình ở Biển Đông . Mấu chốt của vấn đề còn nằm ở chỗ , thông qua đợt so găng này phía Mỹ đã bội thu . Không chỉ cho Trung Quốc hiểu ai mới là ông chủ thực sự là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ai mới là người có khả năng xác định xu hướng của tình hình khu vực, và hành động như một vai trò lãnh đạo trong khu vực, tất cả những điều này rõ ràng có một ý nghĩa quan trong trong việc hình thành cục diện chiến lược cuối cùng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai .

    Ngoài ra, trong lần này Mỹ hỗ trợ Trung Quốc dập tắt ngọn lửa đã cháy trên Biển Đông này, chắc chắn cái giá Trung Quốc phải trả cũng không nhỏ . Sự thật cho thấy rằng Mỹ không bao giờ thực hiện mua bán bị lỗ , cũng không làm những điều trái với lợi ích của chính quốc gia của họ, để trao đổi sự hỗ trợ Mỹ , Trung Quốc sẽ phải trả cái giá như thế nào ngoài bàn đàm phán thì có lẽ chỉ có một vài nhân vật chóp bu mới được rõ . Tất nhiên, nếu chúng ta có thể giữ tất cả hồ sơ, một ngày nào đó thế hệ con cháu chúng ta có thể thấy . Qua ví dụ này, chúng ta có thể hiểu từ góc độ chiến lược, Trung Quốc vẫn ở trên thế yếu trong đại cục quốc tế , do đó, về tổng thể vẫn phải chịu sự điều khiển bởi người khác. Từ góc độ chiến lược, lo lắng nội bộ của Trung Quốc lớn hơn nhiều sự sợ hãi đối đến từ bên ngoài , nếu so sánh hơn thiệt thì đối với bên ngoài “ dĩ hòa vi quý “ không tiếc xương máu tìm kiếm hòa bình bên ngoài, để đảm bảo sự ổn định nội bộ.

    Những điều này có lần Tôi cũng có nhận định tương tư,rõ ràng bàn cờ biển Đông không thuộc thằng Tung Của quyết định. Nói nôm na như thế này anh hàng xóm mới trúng đất mới có tý tiền bày đặt chơi ngông mua sắm đủ thứ cho con cái nhà mình,nhưng anh có hiểu cái giàu có nó phải kèm theo giá trị anh nó như thế nào thì anh có quyền nói chuyện lẽ phải với người hàng xóm.Tóm lại :Thằng Tung Của là thằng khôn nhưng không có ngoan
  7. khoailangran

    khoailangran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Mỹ từng có kế hoạch ném bom hạt nhân Trung Quốc

    1/20/2010 10:51:00 PM | Lượt xem: 2941 Quỳnh Lai (Tổng hợp)
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Mỹ vừa cho giải mật một số hồ sơ quan trọng liên quan đến giai đoạn những năm 50-60 của thế kỷ trước. Đáng chú ý nhất trong số này có một tài liệu cho thấy, thế giới từng có nguy cơ phải hứng chịu thêm một thảm họa của vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]
    Tổng thống Dwight Eisenhower​

    Cụ thể là quân Mỹ đã có kế hoạch ném bom hạt nhân vào Trung Quốc để ngăn chặn quốc gia này phong tỏa vùng vịnh Đài Loan. May mắn là Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight Eisenhower đã quyết định từ bỏ các biện pháp quân sự cực đoan chống lại Bắc Kinh, khi mà các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ đã sẵn sàng cho sứ mạng hủy diệt của mình...
    Tài liệu đáng chú ý vừa được Lầu Năm Góc giải mật này nằm trong kho lưu trữ của Không quân Mỹ, trước khi được Cơ quan Lưu trữ an ninh quốc gia tại Trường đại học Tổng hợp George Washington công bố. Tất cả chỉ được đưa ra ánh sáng sau một quyết định của tòa án dựa trên luật tự do thông tin – một kết quả mà cộng đồng các nhà sử học Mỹ đạt được sau gần 10 năm đề nghị.
    Nội dung một trong số những tài liệu quan trọng này cho thấy, Eisenhower đã chỉ đạo các chỉ huy quân sự cao cấp tại Lầu Năm Góc từ bỏ kế hoạch tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một phương án được coi là “khả thi” sau khi Bắc Kinh cho phong tỏa vùng vịnh Đài Loan.
    Vào thời điểm đó, căng thẳng xung quanh Đài Loan bắt đầu leo thang với việc Trung Quốc thắt chặt các biện pháp bao vây hòn đảo này. Pháo binh Trung Quốc đã bắn phá hai hòn đảo tiền tiêu của Đài Loan.
    Trước tình hình này, Tổng thống Eisenhower đã chấp thuận đề xuất của tham mưu trưởng liên quân về việc cử tàu chiến viện trợ cho hai hòn đảo, cũng như hỗ trợ khả năng phòng không cho Đài Loan. Đã có không ít cuộc đối đầu quyết liệt giữa máy bay của hai bên tại khu vực này.
    “Eisenhower ban đầu dự tính rằng, Trung Quốc sẽ được cảnh báo trước bằng những loại vũ khí thông thường, trước khi Mỹ quyết định thả những trái bom hạt nhân hủy diệt hàng loạt xuống quốc gia này” – một phần trong tài liệu giải mật ghi rõ như vậy. Khi tình hình đã có những leo thang căng thẳng mới, Lầu Năm Góc ra lệnh phải chuẩn bị triển khai những biện pháp đáp trả mang tính cực đoan hơn.
    Cụ thể là vào tháng 8/1958, Không quân Mỹ đã đưa vào tình trạng báo động chiến đấu cao nhất đối với 5 máy bay ném bom B-47, tất cả đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mạng ném bom hạt nhân xuống lãnh thổ Trung Quốc.
    Khả năng sử dụng biện pháp hủy diệt trên để giải quyết xung đột đã được Quốc hội cũng như toàn thể nội các của Eisenhower phê chuẩn. Người duy nhất không tham gia bật đèn xanh cho chiến dịch này chính là Ngoại trưởng John Foster Dulles, khi đó đang bận trong một kỳ nghỉ riêng.
    Liên quan đến kế hoạch này, người đứng đầu Hội đồng tham mưu liên quân, tướng không quân Nathan Twining đã đề xuất nên ném một số quả bom nguyên tử công suất 10-15 kiloton xuống các khu vực lân cận của Xiamen, một thành phố nằm trên bờ biển của Trung Quốc thẳng hướng với phía Đài Loan.
    Kế hoạch của Lầu Năm Góc còn dự kiến thêm, nếu như sau đòn tấn công hạt nhân trên, Trung Quốc vẫn không chịu chấm dứt phong tỏa Đài Loan, Mỹ sẽ tiếp tục đánh phá các sân bay của Trung Quốc khiến họ không có cơ hội đáp trả.
    May mắn là cuộc khủng hoảng trên đã được giải quyết bằng những phương pháp khác. Eisenhower đã ra lệnh cấm thả bom nguyên tử xuống Trung Quốc do lo ngại sẽ có hàng ngàn dân thường tại cả Trung Quốc và Đài Loan phải thiệt mạng. Hơn nữa, hành vi hiếu chiến trên của Washington có thể dẫn đến khả năng leo thang xung đột hạt nhân nghiêm trọng trên toàn thế giới, do vào thời điểm đó phía Liên Xô cũng đã có bom nguyên tử.
    Quyết định trên của Tổng thống Eisenhower ban đầu đã nhận được sự phản đối gay gắt của giới quân sự. Theo tướng không quân Lawrence Kuter (một trong những tác giả của bản kế hoạch tấn công hạt nhân), việc sử dụng vũ khí hạt nhân được coi là hành động cần thiết để đánh bại chính quyền Trung Quốc. Ông này thậm chí còn gọi quyết định “phản ứng có giới hạn” của Tổng thống thay cho kế hoạch hạt nhân là “một thảm họa”.
    Đến tháng 10 năm đó, phía Trung Quốc tuyên bố chính thức ngừng bắn, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài suốt vài tháng, khiến khả năng leo thang quân sự của Mỹ hoàn toàn bị loại bỏ
  8. vaidaichua

    vaidaichua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    464
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giữ vững an ninh Biển Đông nói riêng , toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam nói chung không thể thiếu việc củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam - Lào - Campuchia .
    Đây là một trong những bước đi đúng đắn
    .

    http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30012&cn_id=466631

    Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cam-pu-chia

    21:44 | 30/06/2011


    Ngày 30/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia đang ở thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

    Đoàn do đồng chí Xai Chum, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Thường trực Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Vương quốc Campuchia dẫn đầu.

    Cùng dự cuộc tiếp có đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.


    [​IMG]
    Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
    tiếp Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Campuchia. (Ảnh: TTXVN)

    Đồng chí Xai Chum cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dành thời gian tiếp Đoàn; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe của các đồng chí Chia Xim, Chủ tịch Đảng Nhân dân Cam –pu –chia, Chủ tịch Thượng viện; Hun Xen, Phó Chủ tịch Đảng, Thủ tướng Chính phủ; Hêng Xom –rin, Chủ tịch danh dự Đảng, Chủ tịch Quốc hội Cam –pu-chia tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam; nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới; chúc mừng thành công Đại hội XI **********************, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của **********************, nhân dân Việt Nam nhất định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí thông báo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và những thành tựu trong công cuộc phát triển đất nước Cam - pu – chia dưới sự lãnh đạo của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Cam- pu –chia do Đảng nhân dân Cam –pu –chia làm nòng cốt; chân thành cảm ơn về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, vô tư, trong sáng mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đảng Nhân dân và nhân dân Cam-pu-chia trong suốt 60 năm qua; đặc biệt đã cứu giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh và phát triển đất nước; khẳng định Đảng Nhân dân và nhân dân Cam-pu-chia nguyện làm hết sức mình cùng với Đảng và nhân dân Việt Nam mãi mãi gìn giữ, vun đắp cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài giữa hai Đảng, hai nước Cam-pu-chia – Việt Nam.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cam-pu-chia do đồng chí Xai-Chum dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam; một lần nữa chúc mừng Đảng Nhân dân Cam-pu-chia kỷ niệm 60 năm ngày thành lập; chân thành cảm ơn Đoàn về những tình cảm, lời nói tốt đẹp dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu cấp cao của hai Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những thành tựu to lớn mà Đảng Nhân dân và nhân dân Cam-pu-chia đã giành được trong thời gian qua; bày tỏ tin tưởng dưới sự giám sát, quản lý, điều hành của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia do Đảng Nhân dân Cam-pu-chia làm nòng cốt, nhân dân Cam-pu-chia nhất định giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong việc thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng giai đoạn 2008-2013, xây dựng thành công một nước Cam-pu-chia độc lập, hòa bình, dân chủ, trung lập, không liên kết và phát triển phồn vinh. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ hài lòng về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Cam-pu-chia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả; khẳng định chính sách nhất quán trước sau như một của Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài Việt Nam – Cam-pu-chia, vì lợi ích của nhân dân hai nước,vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhờ Đoàn chuyển lời thăm hỏi thân thiết và chúc sức khỏe tới Thái thượng hoàng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Hoàng Thái hậu và Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mu-ni; tới Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Thượng viện Chia Xim; Phó chủ tịch Đảng, Thủ tướng Chính phủ Hun Xen; Chủ tịch danh dự của Đảng, Chủ tịch Quốc hội Hêng Xom –rin và các vị Lãnh đạo khác của Đảng Nhân dân và Nhà nước Cam-pu-chia.

    Trước đó Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu đã có cuộc Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cam-pu-chia do đồng chí Xai Chum, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Thường trực Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Cam-pu-chia, Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Vương quốc Cam-pu-chia dẫn đầu. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến về một só vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm; trao đổi thống nhất về phương hướng; biện pháp thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước. Sau Hội đàm, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng trong các năm 2011 – 2012.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Cam-pu-chia có các cuộc làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Đoàn đại biểu Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu và Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương, do đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu và thăm một số cơ sở kinh tế ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh./.



    (Theo TTXVN)
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30093&cn_id=467185

    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia

    15:07 | 05/07/2011



    [​IMG]
    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam tiếp
    Đại tướng Sao Sô-kha, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia kiêm
    Tư lệnh Hiến binh quốc gia Campuchia.
    (ĐCSVN) - Sáng 5/7, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại tướng Sao Sô-kha, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia kiêm Tư lệnh Hiến binh quốc gia Campuchia đang ở thăm, làm việc tại nước ta từ ngày 4 đến 7/7.
    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ chào mừng Đại tướng Sao Sô-kha và các thành viên trong đoàn Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia thăm và làm việc tại nước ta; chúc chuyến thăm thu được kết quả tốt đẹp.
    Đại tướng Sao Sô-kha chân thành cảm ơn Trung tướng Đỗ Bá Tỵ đã dành thời gian tiếp; bày tỏ vui mừng được đến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Đại tướng Sao Sô-kha thông báo kết quả hội đàm với Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tình hình trong khu vực và trao đổi kinh nghiệm trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
    Trong thời gian thăm, làm việc tại nước ta, đoàn Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia thăm Trường bắn Miếu Môn và một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam./.



    Khổng Minh Khánh (CTV)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này