Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4015 người đang online, trong đó có 197 thành viên. 00:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112975 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Lý Thường Kiệt – nỗi kinh hoàng của quân Tống

    Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc.
    Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Quê gốc của ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức, kinh thành Thăng Long. Làng An Xá sau đổi tên là Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình).
    Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.
    Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

    [​IMG]
    Tượng Lý Thường Kiệt ở Đại Nam Cổ Tự (tỉnh Bình Dương)
    Sau khi chiến thắng, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc tháo phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công. Ít lâu sau ông lại được thăng chức Thái úy, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (là chức quan thứ hai trong triều), đứng sau chức Thái sư lúc ấy là do Lý Đạo Thành đảm nhiệm.
    Chiến dịch Ung Châu: ra tay trước thay vì ngồi yên đợi giặc
    Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.
    Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
    Đứng trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, ông cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc”. Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.
    Với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua.
    Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng.
    Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
    Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
    Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
    Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.
    Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt.
    Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: “bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ”? (Việt sử tiêu án).
    Trận tuyến Như Nguyệt và bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà”
    Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ.
    Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt
    Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống.
    Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa. Ông bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiềm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng.
    Ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.
    Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, tập kết trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó triển khai các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt.
    Một lần, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến. Quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy.
    Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng.
    Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà – một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Trương Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này.
    Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: “Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan”.
    Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.
    Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài “thơ thần”đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.
    Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt.
    Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống.
    Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên.
    Nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất mang một nhân cách lớn
    Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
    Bài “thơ thần” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam
    Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
    Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.
    Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi.
    Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.
    Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ
    Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.
    Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn.
    Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau:
    “Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả”.
    Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc.
    (Theo TTXVN/Vietnam+)
  2. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Mấy hnay kg thấy bọn nó gây hấn nhỉ
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hổ giấy thôi , Mỹ nó dẹp là phải im ngay .
    Thật ra Biển Đông dậy sóng thì ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi Mỹ !
    Giữ ổn định Biển Đông vì quyền lợi Mỹ , chứ Mỹ cũng chẳng thật tâm thiết tha gì vì VN !
  4. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Anh đang ở đâu thế?
  5. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Từ hôm đó đến jờ, nay anh mới lên mạng...hic :((
    Mấy hum nay có jì dzui không đới :-w
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đường Trường Chinh , Tân Bình . Lại định hát với nhau à ? :D
    Cụ @trongvcbs về SG chưa nhỉ ? :-w
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vẫn còn nghe âm vang giọng ca ấm áp truyền nhiễm của cụ và Miss đây ! Cảm ơn cụ rất nhiều vụ cái camera nhé ! [};-[};-[};-
  8. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Oh...nhầm roài...@ndl_70 mừ [:D]
    Thanks cái rì...cho khách sáo :))
    Ngày mai bắt đầu....từ hôm nay.....:-"
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc: Bánh trung thu “3 năm không hỏng”

    06/07/2011 09:08:59
    Bánh trung thu Trung Quốc để 3 năm vẫn không bị hỏng, không đổi màu mà chính người sản xuất cũng không rõ nguyên nhân.

    “Mãi không biến chất”

    Hôm qua, báo Trùng Khánh Buổi tối của Trung Quốc đăng bài về vụ bánh trung thu để quên 3 năm ở góc nhà trong điều kiện nhiệt độ bình thường nhưng vẫn không hỏng. Khi cắt ra, nhân bánh vẫn tươi ngon như vừa mua về, trông không hề biến màu hoặc chảy nước.

    Bà Trần, sống ở khu Cửu Long, thành phố Trùng Khánh, hoảng sợ kể cho phóng viên rằng bà mua chỗ bánh đó từ năm 2008 nhưng do được tặng nhiều bánh quá nên ăn không hết và quên luôn. Theo bà Trần, số bánh này có ghi thời hạn sử dụng chưa tới 2 tháng. Thời tiết ở Trùng Khánh có 4 mùa rõ rệt, bánh lại được bảo quản trong điều kiện thường nhưng “không hề biến chất”.

    “Chuyện này quá kỳ quái. Từ nay về sau, ai dám ăn bánh trung thu nữa chứ? Chắc chắn là bánh đã được ướp tẩm rất nhiều hóa chất”, tờ báo dẫn lời bà Trần nói.

    Phóng viên Trùng Khánh Buổi tối cũng tận mắt kiểm chứng bánh trung thu do bà Trần cung cấp. Trên bao bì ghi rõ ngày sản xuất là ngày 2/9/2008, do Công ty TNHH thực phẩm Gia Sĩ Đức Trùng Khánh sản xuất, thời hạn sử dụng trong 50 ngày.

    [​IMG]Chiếc bánh trung thu được cho là để 3 năm vẫn không hỏng. Ảnh: Báo Trùng Khánh Buổi tối


    Quan sát bên ngoài, tờ báo cho biết bánh có màu vàng ruộm, không hề có gì khác lạ. Theo ghi chú ngoài bao bì thì các thành phần của bánh là: nhân vị dứa, bột lúa mì, nước đường, bơ, nước thơm, bột kết tinh không màu (Potassium sorbate), dịch kết tinh không màu không mùi dehydrogenation (Sodium acetate trihydrate), trứng gà… Trong đó bột kết tinh không màu và dịch kết tinh chính là hai hóa chất chống thối rữa.

    Nhà sản xuất lấp liếm

    Khi phóng viên báo Trùng Khánh Buổi tối tìm tới Công ty Gia Sĩ Đức Trùng Khánh thì giám đốc họ Hùng của cơ sở này phủ nhận sự việc trên. Bà Hùng tuyên bố từ xưa tới nay chưa hề gặp trường hợp lạ như vậy. Số hàng mẫu được giữ lại trong xưởng cũng chỉ để được tới một năm.

    “Ở nhiệt độ thông thường và nếu bảo quản tốt, bánh trung thu có thể để được tới một năm”, bà này thanh minh.

    Bà Hùng thừa nhận xưởng sản xuất có sử dụng chất chống thối rữa thực phẩm nhưng khẳng định hàm lượng vẫn nằm trong quy định của nhà chức trách. Tuy nhiên bà không thể giải thích được tại sao bánh của xưởng để suốt 3 năm mà không hỏng.

    Ông Lưu Sùng Hoa, Hội phó Hội Liên hiệp doanh nghiệp Trùng Khánh và là một chuyên gia về bánh nướng thì nói sau khi xử lý tốt mọi khâu kỹ thuật, bánh trung thu có thể bảo quản được một thời gian dài với điều kiện: bao bì nguyên vẹn, không nứt, thủng để lọt gió, bánh hoàn toàn nằm trong môi trường cách ly. Mặt khác trong khâu sản xuất, vệ sinh của công nhân… phải được thực hiện tốt, tuyệt đối không được nhiễm khuẩn.

    Ông Lưu cũng rất ngạc nhiên về trường hợp bánh trung thu “không biến chất” nói trên. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân hiện tượng lạ này.

    Việt Nam hằng năm nhập không ít bánh trung thu từ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan do mẫu mã đẹp, nhiều loại mùi vị; đặc biệt nhiều loại bánh đắt tiền, sang trọng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về công nghệ sản xuất bánh trung thu ở Trung Quốc và nhiều nước như Canada, Úc, New Zealand… đã cấm nhập bánh trung thu từ nước này.

    Kiểm tra thật sát bánh trung thu nhập khẩu​
    Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM, theo thủ tục quy định trình tự đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu (trong đó có bánh trung thu), thì: khi hàng về đến cảng, công ty phải đi đăng ký với cơ quan chức năng, và Bộ Y tế sẽ chỉ đạo một cơ quan trực thuộc Bộ tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm đạt chất lượng thì sản phẩm sẽ được thông quan. Sau khi thông quan, để được lưu thông trên thị trường, công ty, doanh nghiệp phải đến công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm tại Cục ATVSTP (Bộ Y tế).

    Trước thông tin về bánh Trung thu tại Trung Quốc “để 3 năm nhìn vẫn đẹp”, một chuyên gia về ATVSTP của Sở Y tế TP.HCM cho biết: “Thông thường các cơ sở sản xuất bánh trung thu trong nước đăng ký hạn sử dụng (HSD) của bánh từ 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Các cơ sở sản xuất tự đưa ra HSD, và phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong thời HSD”.

    Chi cục ATVSTP TP cho biết, trung thu tới đây, chi cục sẽ phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế sẽ kiểm tra thật sát đối với những mặt hàng bánh trung thu nhập khẩu, nhất là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

    (Theo Thanh niên)
  10. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Em cập nhâạ cho các bác 1 đoạn hội thoại giữa anh Sơnhx và anh Bìnhtc ở bển hôm rồi (các bác có thể tin hay không là tùy)

    Binhtc: nếu vn tiếp tục gây hấn, tq sẽ dùng biện pháp quân sự...

    Sơnhx: đồng chí vừa nói cái gì? có phải đồng chí dọa đánh việt nam ???

    .....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này