Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3734 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 01:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 112978 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [-X

    Những bước leo thang trên biển Đôngf

    Ngày 15/1/1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988). <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
  2. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    hôm nào rãnh anh em mình cafe (em cai rượu, bia, chất có cồn rồi ;)) ) nói chuyện Kinh dịch chơi nhỉ ? :-bd
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nếu thoả hiệp, e ngại trước sức ép của Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, Việt Nam sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông.

    Theo phân tích của Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là xác định mục tiêu chiến lược để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở Biển Đông.

    Xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

    Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.

    Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.
    Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.

    Thứ hai, kìm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này
    Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Thứ ba, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kìm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở (áp dụng điều 47 Công ước Luật biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác trong khu vực.

    Cuối cùng, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật Biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên Biển Đông; đồng thời góp phần kìm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến/
  4. xichlaidi

    xichlaidi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    0
    đã đến nước này mà vẫn cãi được^:)^
    ăn cái này vào bụng đảm bảo 3-10 năm không tiêu
    chả trách ung thư
    tẩy chay hàng trung của
  5. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Cụ cho em tham gia với nhé .
  6. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    141
    Tình thế lưỡng nan của VN, Philippines và những cơ hội mới

    Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép.
    >> Biển Đông: Giành thời cơ, thoát hiểm hoạ
    >> Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương của Trung Quốc ở Biển Đông
    Tính đa phương trong cuộc chơi chèn ép song phương về chủ quyền
    Hợp tác đa phương giữa các quốc gia nhỏ, chống lại sự chèn ép bởi quốc gia lớn trong vùng, là điều tự nhiên, nhưng khó thực hiện. Lấy ví dụ, Trung Quốc gây hấn với tàu thuyền của Philippines gần Bãi Cỏ rong (Reed Bank). Nhưng điều đó chưa đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam, vốn muốn giữ tình láng giềng hữu hảo với Trung Quốc. Ngược lại, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Philippines, trong khi nước này vẫn có lợi ích thương mại và bang giao với Trung Quốc về nhiều mặt.
    Vì lẽ đó, tại hội nghị an ninh khu vực Shangri-La tại Singapore, người ta chứng kiến sự phản đối đồng thời của cả Việt Nam và Philippines trước hành động gây hấn của Trung Quốc. Nhưng đây không phải là hành động phối hợp trong một "Mặt trận thống nhất", như điều mà Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã nêu tại Washington sau đó, vào ngày 20/06/2011. Vì vậy, cho đến nay, bản chất của cuộc chơi chèn ép song phương do Trung Quốc tiến hành vẫn không thay đổi. Cùng với nó là sự mất mát đơn phương về chủ quyền của Việt Nam / Philippines vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Ví dụ, ngay sau khi hội nghị cấp cao về an ninh khu vực Shangri-La vừa kết thúc, Trung Quốc ngay lập tức cho 3 tầu bán vũ trang cố tình tấn công, cắt cáp tàu Viking 02 của Việt Nam.
    [​IMG] Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép. Sự hình thành một Mặt trận thống nhất trong khu vực, do đó, đòi hỏi có sự nhất trí và hợp tác đủ rộng và đủ chặt về nhiều mặt giữa các thành viên có liên quan (economies of scale and scope in coordination mechanism).
    Những chuyển biến tích cực
    Chính ở điểm này, sự tham dự của Mỹ, Nhật, và cả Nga, Ấn Độ, như là một đối trọng với Trung Quốc để gìn giữ an ninh khu vực, chứ không phải đối đầu về quân sự, là vô cùng quan trọng. Cụ thể là sau khi Thượng nghị sỹ Jim Webb lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, thì tính phối hợp của các nước trong khu vực và quốc tế đã có một sự chuyển biến tích cực. Diễn biến của hội thảo về Biển Đông tại Washington hôm 20 -21/06/2011 thể hiện điều đó.
    Từ hội thảo này, một cơ chế an ninh và hợp tác đa phương, nhằm dàn xếp hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, đã bắt đầu được hình thành. Cơ chế an ninh đó là nhằm thúc đẩy: (i) Các bên phải có hành động kiềm chế, không sử dụng vũ lực trên không và trên biển để giải quyết tranh chấp. (ii) Hình thành một mặt trận thống nhất hành động nhằm gìn giữ sự ổn định trong khu vực. (iii) Mỹ cần có hành động phối hợp một cách đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm ngăn chặn xung đột tiềm tàng. Sự phối hợp này có thể bao hàm việc tập trận chung nhằm duy trì an ninh hàng hải, cho đến việc giúp các nước trong vùng triển khai các hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nguy cơ xảy ra xâm lược vũ trang. (iv) Tăng khả năng cam kết của Mỹ với việc bảo vệ an ninh khu vực và trật tự hàng hải quốc tế. Nói rõ hơn: "Mỹ chấp nhận hay không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta (Mỹ) sẵn sàng ủng hộ những hành động nào" (McCain, 20/06/2011).
    Cần nhắc lại là, việc bảo vệ an ninh khu vực và tự do an toàn hàng hải trên Biển Đông là một dạng hàng hóa công (public goods). Thiếu vai trò của siêu nhà nước, như Mỹ và Nhật, thì sẽ có quá ít sự đảm bảo về ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Cụ thể là khi Philippines cho nhổ các cột đá do Trung Quốc dựng trên bãi đá thuộc vùng biển của mình, hay Malaysia cho máy bay ra đuổi tầu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia, thì các nước này thực tế đã cung cấp hàng hóa công. Theo nghĩa, hành động của họ ngăn cản Trung Quốc xâm hại lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của nước mình, tự nó mang tính răn đe việc Trung Quốc đi xâm hại một nước khác trong khu vực.
    Bên cạnh đó, sự trả lời được cho là cứng rắn nhất của Thủ tướng Việt Nam tại Nha Trang sau vụ việc Bình minh 02, cũng như sự đáp trả của báo Đại đoàn kết của Việt Nam trước lời đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào ngày 21/06/2011 trên tờ Hoàn Cầu, lại là một tín hiệu khích lệ Philippines thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình*.
    [​IMG]Tàu Viking 2 của Việt Nam bị cắt cáp chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri-La. Tuy nhiên, việc từng nước nhỏ cung cấp hàng hóa công, hay tự vệ đơn phương như vậy, không bao giờ là đủ để ngăn chặn sự chèn ép. Vấn đề là các nước khác trong vùng có thể ngồi yên, hưởng lợi từ việc các nước "tiền tuyến" phải đơn phương đứng ra bảo vệ chủ quyền, mà hệ quả là sẽ đem lại sự ổn định hơn tại Biển Đông, nếu họ thành công. Ngược lại, nếu họ bị suy yếu đi, thì các nước còn lại đã nằm sẵn trong một trật tự mới đang dần được thiết lập, mà không bị tổn thất gì (free ridding).
    Tình thế lưỡng nan trong hợp tác khu vực (prisoners' dilema) và động cơ hưởng lợi trên nỗ lực của nước khác (free ridding), khiến cho vai trò phối hợp của Mỹ, Nhật, và các nước như Nga, Ấn Độ, càng trở nên không thể thiếu được, dù không dễ dàng. Tuy nhiên, sau Hội thảo Biển Đông tại Washington, chúng ta có thể kỳ vọng về một sự cam kết cao hơn của Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines. Chúng ta cũng có thể kỳ vọng một sự hỗ trợ đúng lúc và hiệu quả của Mỹ, Nhật và các nước khác cho Việt Nam, trước tuyên bố hiếu chiến của Trung Quốc trên tờ Hoàn cầu. Cụ thể là Mỹ, Nhật và Nga có thể giúp nâng cao khả năng phòng thủ và cảnh báo sớm của Việt nam trên không, trên biển đảo, và trên đất liền.
    Cần nhấn mạnh rằng, vai trò của Mỹ, Nhật và cộng đồng quốc tế không phải là làm tăng sự đối đầu về quân sự. Vai trò chính là phải đưa ra những phản ứng kịp thời, phù hợp với bối cảnh cụ thể, tới đúng đối tác cụ thể, nhằm ngăn chặn khủng hoảng khu vực và thúc đẩy nỗ lực hợp tác.
    Trong bối cảnh có sự khác biệt về ý thức và khả năng bảo vệ chủ quyền giữa các nước trong khu vực; cộng với sự khó khăn về kinh tế sau khủng hoảng của cả Mỹ, Nhật và Tây Âu; bên cạnh một Trung Quốc đang lên; liệu một cơ chế an ninh quốc tế có tính đa phương có hình thành được không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn sâu hơn vào những thay đổi có thể diễn ra của cuộc chơi chèn ép, khi có sự tham dự của bên thứ ba - Mỹ, Nhật và các nước khác như Nga, Ấn Độ.
    Trung Quốc và hai cuộc chơi liên đới
    Trong cuộc chơi chèn ép song phương đã mô tả ở trên, điểm mạnh của Việt nam / Philippines là công lý đứng về phía mình. Tính phiêu lưu trong chiến lược chèn ép của Trung Quốc là nó ngày một đẩy Mỹ và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Tây Âu, bao gồm cả Úc, vào thế phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh về tự do hàng hải. Cụ thể là xung đột trong tương lai về quyền tự do lưu thông và an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương, một khi Việt Nam / Philippines và các nước trong khu vực bị mất dần chủ quyền và rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.
    Như vậy, song song với cuộc chơi chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc tiến hành một cuộc chơi khác, giành thế và lực trong cuộc cạnh tranh hay đối đầu trong tương lai về trật tự khu vực với Mỹ, Nhật, Úc và cả các nước khác như Nga, Ấn Độ.
    Xét ở thời điểm hiện tại, hai cuộc chơi này không phải là không liên đới nhau (Multi-game linkage). Cụ thể là, trước sự chèn ép hay đe dọa quân sự của Trung Quốc, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà Mỹ và Nhật đóng vai trò quan trọng, sẽ cho phép Việt Nam / Philippines "lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh". Một khi sức mạnh tự vệ của Việt Nam / Philippins tăng lên, thì sẽ làm tăng thế và lực của cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Mỹ, trong cuộc chơi thứ hai nhằm bảo vệ trật tự khu vực.
    Điểm nhấn trong sự kết nối giữa hai cuộc chơi này chính là tính chính nghĩa. Hành động của Trung Quốc càng bạo ngược, càng phi đạo lý, thì vị thế của nó trong khu vực càng giảm. Theo nghĩa, sự liên kết giữa các nước nhỏ với Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ chủ quyền và ổn định khu vực càng tăng. Ngược lại, mọi chuyển biến tích cực từ phía Trung Quốc, tự nó sẽ làm giảm nhiệt trong khu vực. Ví dụ cụ thể là việc Trung Quốc vừa tái khẳng định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng với Việt Nam vào ngày 26/06/2011. Nhưng nỗ lực ngoại giao đó sẽ chỉ làm Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn, một khi Trung Quốc lại có hành động không tương thích với lời nói.
    Phân tích trên đây cho thấy, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương mà Trung Quốc tiến hành với nước nhỏ hơn trong vùng đã thay đổi về bản chất. Bây giờ, nó bị kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự hàng hải giữa Trung Quốc và Mỹ, mà chủ yếu là xác định rõ quyền tự do lưu thông và an toàn hàng hải qua Biển Đông.
    Trong cuộc chơi ghép nối - chèn ép chủ quyền và xác định trật tự hàng hải - việc Trung Quốc tôn trọng thỏa thuận ở cuộc chơi đầu sẽ tạo sự giảm nhiệt ở cuộc chơi sau. Cụ thể là nó làm giảm sự tranh giành quyền ảnh hưởng tại khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, sự ổn định ở khu vực được duy trì: Việt Nam / Philippines không mất gì; Mỹ không can dự gì và Trung Quốc cũng không chiếm đoạt được gì về chủ quyền hay quyền tự do lưu thông hàng hải của các nước khác. (Theo ngôn ngữ của cuộc chơi chèn ép, các bên đều nhận 0 điểm).
    Trong một lựa chọn khác, Trung Quốc có thể tiếp tục gây hấn, chèn ép Việt Nam / Philippines, bất kể hậu quả là phải đối mặt với Mỹ trong cuộc giằng co về ảnh hưởng khu vực và trật tự hàng hải. Vấn đề là, Trung Quốc có tham vọng lớn muốn siết chặt con đường biển chiến lược, mà hiện có tới 80 phần trăm dầu nhập khẩu của Trung Quốc và hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó.
    Tuy nhiên, một chiến lược tiếp tục gây hấn để kiểm soát sẽ không còn là lựa chọn tốt cho Trung Quốc, ít ra là vào bây giờ. Sức mạnh răn đe của Mỹ hiện đang chiếm ưu thế khiến cho Trung Quốc khó có thể gây ra một cuộc xung đột song phương, mà ngay lập tức có thể biến thành xung đột khu vực. Tổn thất về kinh tế do con đường hàng hải chiến lược bị phong tỏa và mất mát về ngoại giao do bị cô lập trong vùng có thể là quá lớn. Trong hoàn cảnh đó, có thể xem như Trung Quốc bị lùi một bước trong chiến lược lập trật tự mới trong vùng (mất 1 điểm).
    Ngược lại, Mỹ sẽ được lợi khi dựa vào sức mạnh quân sự hiện có để duy trì trật tự hiện hữu và hưởng lợi từ quyền tự do và an toàn hàng hải ở Tây Thái Bình Dương. Nói khác đi, Mỹ thắng 1 điểm.
    Nói như vậy để thấy, Mỹ sẽ không ngồi yên, nếu Trung Quốc gây hấn tới mức đe dọa sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy, thì Trung Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả. Trong tương quan đó, Việt Nam / Philippines sẽ phối hợp phòng thủ với Mỹ nếu có xung đột xảy ra với Trung Quốc. Tổn thất sẽ ít hơn nhiều so với ngồi yên để chịu Trung Quốc gặm nhấm dần chủ quyền của mình. Nói vắn tắt, chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe dọa trên tờ Hoàn cầu Thời báo là chưa có khả năng xảy ra.
    Còn nữa
  7. chuyentoan

    chuyentoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    3 năm không hỏng, ăn vào không chết thì cũng bệnh!
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bác có ở SG không ? Hay HN ?
  9. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    SG [r2)]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời bạn cà phê nhé ? Bây giờ ? Check PM ! [};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này