Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8318 người đang online, trong đó có 1071 thành viên. 15:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112717 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bất kỳ Việt nào cũng được sao ?
    Việt gian , Việt bán nước , Việt Mao ?
    Nghĩ suy cho kỹ rồi hãy nói !
    Đừng như té giếng , nói tào lao !

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Như thế mới là dân chủ !

    Dân không tín nhiệm thì không bầu .

    Cán bộ chủ chốt phiếu không cao .
    Thì về chăn vịt , đừng nên cố !
    Đừng nên thắc mắc hỏi tại sao ?
    Dù trên cơ cấu , dân không thích ...
    Nguyên nhân nằm đấy chứ ở đâu ?
    Tư duy cán bộ nên đổi mới ...
    Không đổi thì anh mãi đau đầu !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tôi hiểu ý chú kia nói , nhưng nói vậy là nói bậy , nói cùn . Kẻ đã bán nước cho giặc liệu có mua vũ khí đánh giặc không ?
    Cách lập luận không logich , mà chỉ spam tào lao thiên địa .
    Thì tôi cũng đập lại theo phong cách tào lao thiên địa !

    Hoa_Sim cách đây một tuần về trước là nữ sinh viên năm cuối .
    Còn từ đầu tháng 7 trở đi là một cựu chiến binh năm sọi ! :)):)):))

    Chỉ có bác không biết , vụ này Mod biết nhiều người biết ! :)):)):))
    Mod quy_hoa_bao_dien còn biết từ cách đây cả năm lận ! [:D][:D][:D]
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110706/Nhat-tham-gia-bao-dam-an-ninh-bien-Dong.aspx

    Nhật tham gia bảo đảm an ninh biển Đông


    06/07/2011 22:18

    Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về những căng thẳng tại biển Đông trong chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto đầu tuần này.

    Theo báo Mainichi, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Matsumoto tuyên bố cộng đồng quốc tế “chia sẻ mối quan tâm đối với việc tự do đi lại và an ninh hàng hải” và rằng ông đang tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang tại biển Đông. Ông Matsumoto khẳng định sẽ nỗ lực đảm bảo an ninh hàng hải và đi lại tự do trên biển như đã thỏa thuận với Mỹ tại cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước vào cuối tháng trước. Ngoại trưởng Nhật cũng khẳng định đảm bảo việc đi lại tự do và an toàn trên biển sẽ đem lại lợi ích cho toàn khu vực.
    Cũng tại cuộc họp báo trên, ông Matsumoto cho biết ông đã giải thích cho người đồng cấp Trung Quốc về một loạt “mục tiêu chiến lược chung Nhật - Mỹ” vừa được cập nhật, trong đó thúc giục Trung Quốc đóng vai trò xây dựng và có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo ổn định trong khu vực. Ông cũng đã yêu cầu Trung Quốc tăng cường tính minh bạch về sức mạnh quân sự của nước này.
    Phi quân sự hóa biển Đông
    Trong khi đó, theo giới phân tích, một thỏa thuận hòa bình cho vấn đề biển Đông có thể đạt được nếu các bên tham gia tranh chấp sẵn sàng đối thoại và phi quân sự hóa khu vực này.
    [​IMG]
    Tàu Giao Long được đưa xuống biển ngày 1.7 - Ảnh: Wantchinatimes.com
    Theo báo Businesss World của Philippines, đầu tuần này các chuyên gia về chính sách đối ngoại và chính trị châu Á đã tham gia một cuộc hội thảo tại Manila để thảo luận về một “kế hoạch giải pháp” hướng tới hòa bình, hợp tác và tiến bộ trong vấn đề biển Đông.
    Phát biểu tại hội thảo, bà Aileen San Pablo-Baviera, giáo sư châu Á học thuộc Đại học Philippines, khẳng định: “Các cuộc tranh chấp trên biển Đông là một phép thử thái độ và hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, cũng như trong vai trò là một nước lớn trong khu vực”.
    Để giải quyết tranh chấp, các chuyên gia tại hội thảo nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại với toàn khối ASEAN nhằm “hạ nhiệt” và “chế ngự sự nhiễu loạn”, ngăn chặn các hành động thù địch. Thiếu tướng Vinod Sainghal thuộc tổ chức Eco Monitors Society (Ấn Độ) đã đề nghị một số “bước đi ban đầu nhằm tạo cơ sở cho hòa bình bền vững trong khu vực”. Những bước đi này bao gồm cam kết ngừng tăng cường chiếm đóng, ngừng các hoạt động xây dựng, quân sự hóa và cắm tàu hải quân tại các đảo tranh chấp; phá hủy dần các cơ sở quân sự hiện hữu theo một thời gian xác định.
    Chuyên gia Nazery Khalid thuộc Viện Hàng hải Malaysia thì đề xuất một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về luật pháp được Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền tại biển Đông ký kết như một cơ chế ngăn ngừa xung đột.



    Ém thông tin vụ tràn dầu ở Bột Hải
    Cục Hải dương Trung Quốc (SOA) ngày 5.7 lần đầu tiên công bố chi tiết về sự cố tràn dầu ở Bột Hải xảy ra hôm 4.6, tức cách đây hơn một tháng, tại mỏ Penglai 19-3. AFP dẫn số liệu chính thức cho hay số lượng dầu loang vào khoảng 11.000 thùng trên diện tích 840 km2 mặt biển. Dư luận đang rất bất bình về việc nhà chức trách và Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã không cung cấp thông tin chính xác về vụ việc trong cả tháng trời. Sau khi sự việc bị phanh phui trên internet cuối tháng 6, CNOOC phải thừa nhận sự cố trên nhưng đến ngày 3.7, họ vẫn thông báo rằng phạm vi tràn dầu chỉ 200 m2 và sự cố đã được xử lý, ít ảnh hưởng đến môi trường.
    Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua đăng bài xã luận chỉ trích mạnh mẽ CNOOC ém nhẹm thông tin và cáo buộc SOA bao che cho tập đoàn này.

    Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc
    Trung Quốc lại vừa có động thái khiến các nước trong khu vực lo ngại. Theo Tân Hoa xã, tàu ngầm Giao Long của nước này đang thực hiện một cuộc thám hiểm dưới lòng biển Đông kéo dài 47 ngày. Nhà chức trách cho biết trong chuyến đi bắt đầu từ ngày 1.7, tàu Giao Long có sứ mệnh lặn xuống độ sâu 5.000m để chụp ảnh, quay phim, khảo sát đáy biển và thu thập mẫu vật.
    Tàu Giao Long, được thiết kế lặn đến độ sâu 7.000m, đã thực hiện 17 lần lặn xuống biển Đông trong thời gian 31.5 -13.7 năm ngoái. Cũng theo Tân Hoa xã, lần đó tàu Giao Long đã xuống tới độ sâu 3.759m. Như vậy, Trung Quốc là nước thứ 5, sau Mỹ, Pháp, Nga và Nhật, làm chủ được công nghệ lặn sâu quá 3.500m tính từ mặt nước biển.
    Trùng Quang
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Úc cắt viện trợ cho Trung Quốc, Ấn Độ


    07/07/2011 0:00

    [​IMG]



    Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn đang nhận viện trợ từ nhiều phía - Ảnh: Kim Trí

    Chính phủ Úc hôm qua thông báo sẽ cắt viện trợ cho hai nền kinh tế ngày càng lớn mạnh là Trung Quốc và Ấn Độ.



    Hãng tin AAP trích lời Ngoại trưởng Kevin Rudd nói hai quốc gia này đã “không còn đủ điều kiện” để tiếp tục nhận viện trợ. “Họ (Trung Quốc và Ấn Độ - PV) lần lượt là hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 6 trên thế giới. Cả hai đều có tiềm lực kinh tế đáng kể và đã bắt đầu có những chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế”, ông Rudd nói.
    Theo Chương trình viện trợ Úc (AusAid), Trung Quốc và Ấn Độ đang nhận từ nước này khoản viện trợ hằng năm lần lượt là 35 triệu AUD (770 tỉ đồng) và 25 triệu AUD (550 tỉ đồng). Từ nay, các khoản này sẽ được dành cho các quốc gia láng giềng nghèo hơn như Indonesia, Papua New Guinea và Đông Timor.
    Ngoại trưởng Rudd cũng cho hay động thái này là phản ứng của chính phủ sau khi xem xét báo cáo độc lập đầu tiên tổng kết chương trình viện trợ 15 năm của nước này do một cơ quan nghiên cứu thực hiện. Báo cáo kết luận AusAid đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên “cần có những thay đổi”, và đưa ra 39 khuyến nghị, trong đó có đề nghị cắt viện trợ cho hai quốc gia nói trên, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho khu vực Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương. “Đó là nơi mà chúng tôi tin những khoản viện trợ sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất”, ông Rudd nói. Ông cũng chỉ ra rằng đó là những khu vực Úc có thể góp vai trò lớn và cũng là nơi trực tiếp gắn bó lợi ích kinh tế của nước này.
    Ngoại trưởng Rudd cũng cho hay ngân sách viện trợ của Úc sẽ tăng 500 triệu AUD, đạt 4,84 tỉ AUD (tương đương 0,3% tổng thu nhập quốc gia) trong năm tài khóa 2011-2012, và dự kiến ở mức 8 tỉ AUD trong vòng 5 năm tới. Hiện tại, AusAid cung cấp khoảng 75% quỹ của mình cho các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Thục Minh
    (VP Singapore)
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110707/Hop-tac-ASEAN-Trung-Quoc.aspx

    Hợp tác ASEAN - Trung Quốc

    07/07/2011 0:37

    Từ ngày 5 - 6.7, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra các hội thảo “Tăng cường kết nối giữa ASEAN - Trung Quốc và Củng cố hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh phi truyền thông trong bối cảnh gia tăng kết nối”.

    Đây là một trong nhiều hoạt động do Việt Nam, với vai trò điều phối quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc, đăng cai tổ chức để kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc (1991-2011). Tham dự có các quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu của 10 nước ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.
    Các đại biểu đã thảo luận phương hướng, biện pháp để ASEAN và Trung Quốc hợp tác thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể và kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển, vận tải biển, hàng không, công nghệ thông tin, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, di cư bất hợp pháp, buôn lậu ma túy, rửa tiền và an ninh biển...
    Thiện Nhân



    Vụ này rồi sẽ gây ra nhiều luồng dư luận đây !
    Nhưng tôi nghĩ đây là một động thái đúng .
    Thằng bành trướng muốn gây sự để có cớ phát động chiến tranh xâm lược .
    Ta chặn tay nó bằng các biện pháp hoà bình , lôi kéo bạn bè ASEAN vào cuộc , như vậy là nó muốn song phương ta bày trận đa phương .
    Nó muốn chiến tranh , ta muốn hoà bình .
    Khối ASEAN và thế giới sẽ ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam !
    :)>-:)>-:)>-
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Người mẹ vượt hơn 1000 hải lý ra đảo thăm con


    QĐND - Thứ Tư, 06/07/2011, 21:39 (GMT+7)


    QĐND Online - Hơn 60 tuổi, nhưng mẹ Trần Thị Tịnh, quê thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, không sợ sóng to, gió lớn. Tháng 6 vừa qua, mẹ đã ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) thăm con rể là Trung tá Vũ Văn Cường, hiện đang giữ cương vị Chỉ huy phó Tham mưu trưởng xã đảo Song Tử Tây. Những ngày con tàu HQ936 (Vùng 4 Hải quân) rong ruổi vượt hơn 1.000 hải lý suốt hành trình từ đất liền ra Trường Sa và từ huyện đảo Trường Sa trở về đất liền, chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng mẹ Tịnh. Trong số gần 100 thân nhân của chuyến tàu đi Trường Sa vừa qua, mẹ Tịnh là người phụ nữ cao tuổi nhất. Ngoài 60, lại là lần đầu đi biển trong hành trình dài ngày, cả tàu ai cũng lo mẹ say sóng. Vậy mà mẹ Tịnh chịu sóng biển thật giỏi, suốt hành trình từ đất liền ra đảo 3 ngày, 2 đêm mẹ không say sóng. Chỉ khi tàu trở về đất liền, do gặp phải áp thấp nhiệt đới, sóng cấp 5, cấp 6 mẹ mới bị say nhẹ.

    Mẹ tâm sự: “Tôi rất yêu quý và tự hào có chàng rể là sỹ quan Hải quân, nên dù đi lại khó khăn, tôi vẫn quyết ra đảo thăm và động viên con. Đây cũng là chuyến thực tế để hiểu thêm về biển đảo của Tổ quốc, cuộc sống và nhiệm vụ của quân và dân nơi đầu sóng, ngọn gió. Trước ngày rời
    Nam Định vào TP Hồ Chí Minh để lên tàu ra huyện đảo Trường Sa, người thân trong nhà đã chuẩn bị cho mẹ cả thuốc chống say sóng”.
    [​IMG]
    Con rể đón mẹ Tịnh trên cầu cảng xã đảo Song Tử Tây

    Được biết, quê hương Nam Định của mẹ Tịnh có nhiều con em đang công tác sinh sống ngoài các đảo, xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa và đã thành truyền thống, năm nào cũng vậy, cứ vào dịp đón Xuân mới là các cấp chính quyền huyện Trực Ninh và tỉnh Nam Định lại tổ chức gặp mặt, động viên, biểu dương gia đình có con em đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi lần được mời dự gặp mặt như thế, mẹ Tịnh thấy thật tự hào, và càng thêm quý mến chàng rể thảo.


    Vốn là giáo viên nên mẹ Tịnh thật vui tính, dễ gần với mọi người. Hai buổi tối trong hành trình từ đất liền ra đảo, trên boong tàu HQ936, mẹ Tịnh cùng một số thân nhân quây quần tập văn nghệ để khi ra đảo sẽ giao lưu, hát động viên con em. Mẹ Tịnh cứ mải mê hát đi hát lại ca khúc: “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp. Mẹ bảo chàng rể của mẹ thích nghe ca khúc này(!). Và buổi tối giao lưu văn nghệ trên xã đảo Song Tử Tây, mẹ Tịnh lên sân khấu hát ca khúc Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây thật hay. Nghe mẹ Tịnh hát, bộ đội và nhân dân xã đảo Song Tử Tây cứ vỗ tay theo nhịp điệu của ca từ. Nhiều cán bộ, chiến sỹ còn ùa lên sân khấu tặng cho mẹ những đóa hoa bàng vuông vừa hái.


    Ba ngày lưu lại trên xã đảo Song Tử Tây, mẹ Tịnh có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động, học tập công tác của quân và dân xã đảo. Mẹ thấu hiểu hơn nỗi vất vả, gian lao của những người con nơi đầu sóng, ngọn gió. Mẹ tâm sự: “Cuộc sống vật chất và tinh thần của bộ đội và nhân dân xã đảo đã bớt thiếu thốn so với trước. Đảo đã có nhà cửa khang trang, có điện năng lượng mặt trời, trữ được nước mưa cho sinh hoạt và trồng rau xanh quanh năm, có sóng điện thoại di động và xem được ti vi…Huyện đảo Trường Sa bây giờ không còn xa xôi như trước nữa. Nhưng mẹ thương quân, dân trên đảo luôn phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và bão giông. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo lại hết sức nặng nề, nhiều khi đòi hỏi sự hy cả máu xương. Nhưng những gì mẹ tận mắt thấy trên xã đảo Song Tử Tây đủ để mẹ tin rằng con rể của mẹ, cùng đồng đội và nhân dân trên xã đảo này luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc!”. Trước lúc rời tàu HQ936 vào đất liền, kết thúc chuyến thăm huyện đảo Trường Sa, mẹ Tịnh còn làm một bài thơ, ca ngợi biển đảo và những người con đang ngày đêm vững chắc tay súng canh giữ trên vị trí tiền tiêu của Tổ quốc.

    Bài và ảnh: Kiều Bình Định
  8. PECC1234

    PECC1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    194
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://my.opera.com/toquoctrongtoi/blog/show.dml/11722742
    Ý nghĩa quan trọng của việc giải phóng Trường Sa trước khi tiến về Sài Gòn

    Monday, 24. May 2010, 08:21

    Năm 1975 , trước khi tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất đất nước , hoàn toàn giải phóng miền Nam , Bộ Tổng tư lệnh chiến dịch đã cho 6 tàu hải quân cùng hỏa lực rất mạnh đánh ra Trường Sa , tiếp quản quần đảo từ tay quân đội Sài Gòn trước khi đánh trên đất liền . Cần nói rõ thêm là hải quân miền Bắc rất yếu , nhưng đã dồn lực để công chiếm và giữ Trường Sa trước khi có biến động trong đất liền . May mắn là quân đội Sài Gòn trên đảo đã đầu hàng sớm gần như không có chống cự gì . Họ được đối xử tốt , thậm chí một bộ phận lớn binh sỹ được giao các nhiệm vụ hỗ trợ bộ đội Bắc Việt giữ đảo vững chắc.

    Điều này cho thấy sự sáng suốt của ta trước dã tâm của Tàu và ta phải đi trước chúng một bước . Bởi vì nếu ta đánh trong đất liền mà chưa đánh ngoài đảo thì quân Tưởng Đài ở Ba Bình sẽ tràn qua chiếm Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn đang hoang mang , hoặc Tàu lục địa sẽ đánh ra . Khi đó , do chính quyền Sài Gòn đang bị mất dần tư cách chính trị nên vùng đảo này sẽ trở thành "vô chủ" trên văn bản pháp lý. (bài học đắt giá từ sự việc quần đảo Hoàng Sa )

    Anh Lính Giải Phóng bên cạnh người lính Cộng Hòa.. cùng nhau giữ đảo
    [​IMG]
    Chỉ một vài tuần lễ sau đó, chiến dịch Hồ Chí Minh trên đất liền bắt đầu bằng các cuộc tổng tấn công vào Buôn Mê Thuột , Đà Nẵng , Playku ...
    Giả sử chúng ta mở chiến dịch trên đất liền mà chưa giải phóng được Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn thì Trường Sa chắc chắn lọt vào tay của Tàu Mao hoặc Tàu Tưởng một cách nhẹ nhàng khi Sài Gòn đang rung chuyển . Đây chính là tầm nhìn chiến thuật rất sắc sảo của Bộ tổng tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh .

    Giải phóng Trường Sa góp phần vào bài ca Đại thắng

    Giữa tháng 3/1975, Đoàn 126 Đặc công thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia giải phóng các tỉnh còn lại ở miền Nam. Đoàn xuất phát từ Hải Phòng, theo Quốc lộ 1, vượt đèo Hải Vân và tạm dừng ở xã Hòa Hiệp (huyện Hòa Vang - tỉnh Quảng Đà). Ngày 6/4, đơn vị nhận lệnh tấn công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (do Đại tá Hoàng Hữu Thái - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ).

    Ngày 8/4, chỉ huy Đoàn 126 báo cáo với Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân ý định đánh cùng lúc trên toàn tuyến đảo, nhưng Bộ Tư lệnh xét thấy cùng một lúc tiến đánh tất cả các đảo sẽ rất khó khăn, vì từ đảo Song Tử Tây đến đảo An Bang dài 125 hải lý và cách bờ biển 300 - 400 km, nên khó có thể bí mật triển khai đồng thời lực lượng và binh khí. Do vậy, để bảo đảm chắc thắng, cấp trên đã chỉ đạo Đoàn 126 phối hợp với lực lượng của Quân khu 5, tập trung đánh một điểm tại đảo Song Tử Tây trước, từ đó rút kinh nghiệm và triển khai đánh toàn bộ các đảo còn lại. Nhận được lệnh, toàn bộ cán bộ và chiến sỹ trong Đoàn nhanh chóng làm mọi công tác chuẩn bị với sự hỗ trợ tối đa của Đoàn Vận tải Hải quân 125 (còn gọi là Đoàn tàu không số)…

    Chiều ngày 10/4, ta đã đưa toàn bộ vũ khí, đạn dược và nhu yếu phẩm xuống tàu. Đúng 8 giờ tối (10/4), các tàu được lệnh xuất phát. Đoàn đi từ cảng Đà Nẵng đến phao số 0 thì trời rạng sáng. Một tốp máy bay địch ầm ầm bay đến, vòng qua vòng lại phía trên đoàn tàu ta. Nhưng các tàu vẫn bình tĩnh đi theo hướng ra vùng biển phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) giống như tàu của ngư dân đi đánh bắt cá ngoài khơi. Sau một lúc quần đảo, tốp máy bay địch tin rằng đây là những tàu cá, nên chúng bỏ đi. Ngay lập tức, Đoàn tàu của ta chuyển hướng chạy xuống phía Nam. Ngày 12/4, đoàn đến cách đảo Song Tử Tây chừng 5 hải lý, dừng lại triển khai "đánh cá" và nhích dần vào đảo. Đến 16 giờ ngày 13/4, chỉ huy Đoàn lệnh cho anh em lên boong sẵn sàng chiến đấu. Sau mấy ngày phải nằm dưới khoang tàu, nay được lên hít thở không khí trong lành của biển khơi, các chiến sĩ thấy khỏe hẳn ra và sẵn sàng bước vào trận đánh.

    Đúng 4 giờ 30 phút ngày 14/4, bộ đội được lệnh rời tàu vào đánh đảo, vũ khí đưa lên xuồng cao su cùng vào. Khi vào bờ, các mũi thực hiện đúng theo phương án tác chiến, bí mật tiếp cận các lô cốt, đồng loạt nổ súng tấn công. Địch hoảng hốt, chạy theo các đường hào về nhà nửa nổi nửa chìm, ngoan cố chống cự. Quân ta xông lên, cùng hỏa lực chế áp, tiêu diệt các hỏa điểm và xung phong tấn công dồn dập. Quân địch hoảng loạn xin hàng. Ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng địch trên đảo, đồng thời triển khai phương án bảo vệ đảo. Ngay sau đó, các cán bộ, chiến sĩ đã được cấp trên biểu dương kịp thời và nhận chỉ thị nhanh chóng đưa anh em bị thương và tù binh về Đà Nẵng. Thừa thắng xông lên, quân ta tiếp tục tấn công giải phóng hai đảo Sơn Ca và Nam Yết. Địch hốt hoảng, rút lên tàu, tháo chạy về Sài Gòn. Tiếp đó, chỉ trong 5 ngày (từ ngày 25-29/4), quân ta đã giải phóng ba đảo còn lại là Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang.

    Có thể nói đây là một thắng lợi lớn của ta cả về quân sự và chính trị. Nếu không có sự nhạy bén ấy, để một thế lực nào đó nhân lúc quân Ngụy ở đây hoảng loạn (vì trong đất liền, đồng bọn của chúng đang thua chạy cuống cuồng), thừa cơ Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm, thì chắc chắn một bộ phận đất nước ta lại rơi vào tay ngoại bang!

    Ngày nay Trung Quốc cũng vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam. Chỉ cần chúng ta có một chút lơ là mất cảnh giác là quân Tàu sẵn sàng đem quân xâm chiếm Trường Sa. Vì vậy hải quân Việt Nam luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu.




    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  10. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này