Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3297 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112978 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Tướng TQ tự mâu thuẫn, lập lờ hai mặt khi nói về biển Đông
    Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 06:53
    (GDVN) - LTS: Khi trả lời báo chí nước nhà, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung, người đã được mời tham dự trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) về sự kiện biển Đông, TS Vũ Cao Phan đã chia sẻ về việc một số học giả Trung Quốc còn băn khoăn về việc nước này ngang ngược tuyên bố chủ quyền trong đường lưỡi bò.

    TS Phan nói: “Gần đây tôi đọc được thông tin về một học giả Trung Quốc, thiếu tướng Kiều Lương, nêu một ý kiến thế này: "Cách suy nghĩ về biển Đông của người Trung Quốc chúng ta chưa rõ ràng. Chúng ta chưa xem các quan điểm, tuyên bố chủ quyền của chúng ta thế này có phù hợp với luật pháp quốc tế nói chung, hay công ước về biển nói riêng chưa. Ngay cả khái niệm cùng khai thác mà ta nêu ra, ta nhấn mạnh thì ta đã có ý tưởng thực tế, thiết kế như thế nào, đã bàn bạc với các nước chưa, hay mới chỉ là khẩu hiệu suông".

    Để tìm hiểu thông tin TS Vũ Cao Phan đưa ra, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã cất công tìm lại bài phỏng vấn Thiếu tướng không quân Kiều Lương của báo Tề Lỗ buổi chiều. Xin trích đăng bài phỏng vấn này để Quý độc giả nhìn thấy rất rõ mâu thuẫn không thể chối cãi ngay trong lý lẽ của người được Trung Quốc coi là học giả hàng đầu về chiến lược quân sự:

    + Một mặt, vẫn thừa nhận đường lưỡi bò không rõ ràng và không phù hợp với luật pháp quốc tế, với công ước biển nhưng một mặt vẫn tìm mọi cách để biến biển Đông thành ao nhà.

    + Sợ mất điểm trên vũ đài quốc tế, sợ “mất đạo nghĩa” nhưng vẫn nhắm mắt nói rằng: “Biển Đông của chúng ta”.

    [​IMG]
    Kiều Lương

    PV: Hiện tại trong nước có nhiều người phân tích từ nhiều khía cạnh, cho rằng có rất nhiều nhân tố quyết định việc Trung Quốc không nên dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông. Theo ông vấn đề biển Đông mãi không được giải quyết, nguyên nhân do đâu?

    Kiều Lương: Thực ra, bất luận có bao nhiêu nhân tố đều không phải là vấn đề căn bản. hiện tại, vấn đề căn bản là cách nghĩ của chúng ta về vấn đề Biển Đông không rõ. Thế giới đang có những thay đổi, một số thay đổi xảy ra khi nội lực của anh còn yếu.

    Trong những diễn biến lịch sử đó, tối thiểu phải có người làm rõ, việc tuyên bố Biển Đông là biển của Trung Quốc có mâu thuẫn với “Luật biển” và luật pháp quốc tế ngày nay không. Trên phương diện luật pháp quốc tế và luật biển, Biển Đông có những vùng biển nào, những đảo nào là lãnh thổ của Trung Quốc, cần phải làm rõ trước.

    PV: Như thế cũng có nghĩa là, đầu tiên phải làm rõ căn cứ lịch sử, sau đó mới phân tích diễn biến của nó?

    Kiều Lương: …Thắng thua được mất không chỉ là quy tắc của sới bạc, mà còn là luật chơi của trò chơi quốc tế. Các cơ quan hữu quan nên làm rõ điều này. Hiện tại một số cơ quan chỉ là lên tiếng hoặc kháng nghị, điều này không có ý nghĩa lớn. Điều quan trọng thực sự là làm việc này đến nơi đến chốn.

    PV: Đối với vấn đề biển Đông, nhà nước chúng ta có chính sách nhất quán “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác”, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

    Kiều Lương: Chúng ta có thể thấy rằng, “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” thực ra không có tiến triển nào trên thực tế. Chúng ta là quốc gia mạnh nhất trong khu vực này, điều đó không phải bản cãi, nhưng mạnh nhất chưa chắc đồng thời đã là nước có sức mạnh “đạo nghĩa”.

    Chỉ tranh cãi suông mấy câu với người ta không được. Anh phải có một số ý tưởng thực tế, quy hoạch thực tế, sau đó đi thương lượng với người ta. Như vậy cũng không phải bảo chúng ta đánh là xong. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia bị hố là hố lúc đánh nhau, dù có là nước mạnh đi nữa. Huống hồ hiện tại chúng ta mới đang phát triển.

    PV: Cùng nhau khai thác, điều này có nên bắt đầu từ những nguyên tắc như vậy ko?

    Kiều Lương: Ví dụ, cùng chung khai thác, chúng ta coi biển Đông như 1 công ty TNHH, đề xuất một phương án cổ phần, thương lượng và hoạch định phân khúc một cách hợp lý.

    Đương nhiên, cùng nhau khai thác không phải là động đến ai cũng khai thác với họ. Ở mỗi một khu vực chúng ta đều thực hiện chế độ cổ phần, chỗ gần chúng ta chúng ta cổ phần, chỗ gần bạn chúng ta cũng cổ phần, các nước xung quanh đều thành cổ đông, lợi ích toàn bộ được gắn chặt với nhau.

    PV: Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích gắn chặt mới có thể gác lại tranh chấp?

    Kiều Lương: Ngay từ trước thập niên 70 thế kỷ trước, biển Đông sóng yên bể lặng. Tài nguyên dưới đáy Biển Đông được phát hiện cuối những năm 60, những năm 70 mới được để ý, tuy nhiên lúc đó các quốc gia trong vùng đều chưa có nhu cầu năng lượng lớn, hai là không có năng lực khai thác nên chẳng chú ý đến nó.

    Nhưng hiện nay các nước đều coi năng lượng là nhân tố thiết yếu cho quá trình trỗi dậy, nhìn thấy dầu khí ở biển Đông mắt sáng lên, dù là của mình hay không phải của mình cũng muốn tham dự.

    Về cơ bản, nguyên nhân chủ yếu của xung đột Trung – Việt không phải do ý thức hệ mà là lợi ích kinh tế. Hiện tại, Việt Nam mỗi năm đều thu lợi rất nhiều đô la từ biển Đông, đồng thời trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ, mà dầu mỏ ấy lại lấy từ biển Đông.

    PV: Có tin tức cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quôc Varyag năm nay sẽ hạ thủy, sau khi chúng ta có tàu sân bay điều này có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông?


    Kiều Lương: Căn bản không thể mang nó đến đây để sử dụng. Nếu như xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, căn bản không cần dùng tới hàng không mẫu hạm. Hơn nữa chúng ta cũng không mong muốn xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông.

    PV: Tại sao?


    Kiều Lương: vì các nước quanh vùng tuy hầu hết đều có mưu đồ đối với Biển Đông của chúng ta, nhưng các nước này không có nước nào lớn, cơ bản đều là nước nhỏ và vừa.

    Trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay, người phương Tây ngày càng bất lịch sự và không có tâm, vậy thì, hành động bảo vệ chủ quyền của anh là chính đáng, phương Tây cũng cho rằng anh ỷ lớn ức hiếp nhỏ.

    Dư luận phương Tây luôn đáng sợ, sự tổn hại của dư luận do phương Tây tạo ra lớn hơn rất nhiều so với những cái chúng ta được ở Biển Đông. Tại sao vậy? Vì nó làm cho anh không có cách nào để đứng trên đỉnh cao đạo nghĩa và làm các việc phù hợp với quyền và lợi ích, những việc nên làm.

    Do đó Trung Quốc không thể mắc mưu này. Hãy nhìn người Mỹ xem, nghe nói sức mạnh của họ càng lớn bao nhiêu nhưng họ lại càng không lên gân ở đây bấy nhiêu. Người Mỹ luôn tỏ ra khôn ngoan đối với vấn đề Biển Đông…

    PV: Nếu dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông sẽ thế nào?

    Kiều Lương: Nếu như đơn thuần là hành vi quân sự, tôi không dám đoán định, dù bên nào cũng sẽ không tham gia, ngay cả Mỹ, không vì muốn giúp đỡ một nước nào đó mà đánh nhau với Trung Quốc, tuyệt đối không thể.

    Tuy nhiên, anh có thể dành được thắng lợi nhỏ về mặt quân sự, khả năng về mặt chính trị và trên vũ đài quốc tế anh lại mất điểm, đó mới là mối lo lớn nhất của chúng ta.

    PV: Quân đội Việt Nam rêu rao phải dùng vũ lực, nước chúng ta lại chỉ lên tiếng kháng nghị. Dư luận trong nước đang ngày càng nóng, có rất nhiều bạn trẻ bày tỏ trên internet là chúng ta cần cứng rắn, ông đánh giá thế nào về điều này?

    Kiều Lương: Sự bức xúc của người dân là điều có thể hiểu được. Trung Quốc có 1,3 tỉ dân, tổng GDP đứng thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự đang ngày càng tăng. Người dân thấy lợi ích quốc gia bị xâm phạm mà tỏ ra căm phẫn là điều hết sức bình thường. Khi lợi ích quốc gia bị xâm hại, tinh thần dân tộc cũng tương tự như vậy.

    PV: Ông đánh giá như thế nào về thái độ và hành vi của nước ta đối với vấn đề Biển Đông hiện nay?

    Cá nhân tôi cho là mềm, tính phức tạp của vấn đề Biển Đông khiến chúng ta không thể cứng rắn. Nhưng không cứng rắn không có nghĩa là khoanh tay ngồi nhìn lợi ích bị mất, không cứng rắn cũng có thể nghĩ giải pháp.

    Ngoài ra, chính phủ chúng ta cũng cần có trách nhiệm giải thích và thông báo với người dân, hạn chế tối đa việc hiểu nhầm, làm rõ về nhận thức.
    Tin liên quan:

  2. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0

    Ối giời, đến câu này thì em lạy bác...
    thứ nhất, bác cũng phải nhớ là quang trung hoàng đế cũng được đảng viết ra một phần (kiểu như tam quốc của la quán trung ý bác). Về nguồn lề trái, bác tham khảo cuốn "tổ quốc ăn năn" để có thêm thông tin, em thấy có 1 chương viết về quang trung đấy. Cái này em cũng chỉ muốn bác tham khảo, không bắt bác phải tin, nhưng đường là nó phải có cả 2 lề, phải và trái mới thành con đường - đạo.
    thứ hai, nếu bác nói "nếu" thì em bảo: nếu VNCH giải phóng miền bắc...thì ngày nay VN còn hơn cả hàn quốc nhật bản thì sao =))

    Nguyên tắc của em là chỉ tôn trọng sự thật, không bình luận (khen hay chê ai) khi không có thông tin chính xác. Cái câu em ...bình luận về bác, là em cũng chỉ nói là bác...sặc mùi...lề phải thôi...:)) chứ cũng chả bảo bác là đúng hay sai...

    Nói thực tâm, thì em cũng chả thích cái đường một chiều, như anh Châu nói ý...ôi chao~X. anh Châu cũng chỉ mới nói có vậy, đã bị ném đá tới tấp rồi, huống chi em :-*
  3. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu Nguyễn Ánh Gia Long không mở rộng mà hoàng đế Quang Trung còn sống thì không mấy vùng đất mà nhà Nguyễn mở rộng nhằm nhò gì, lấy lại Lưỡng Quảng nữa bác ạ.
  4. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Philippines -Trung Quốc chưa yên, vì Trường Sa.

    Việt-Long- RFA

    2011-07-06

    Tuần qua Hà Nội và Bắc Kinh tỏ ra muốn xoa dịu dư luận về những tranh chấp chủ quyền lãnh hải biển Đông, đồng thời cũng tuyên bố muốn giải quyết bằng đường lối ngoại giao. Tuy nhiên giữa Trung Quốc với Philippines vẫn xảy ra va chạm.
    [​IMG] photo courtesy Wikipedia
    Biển Đông, với những vùng tranh chấp

    Đụng chạm không nhẹ

    Những va chạm này không phải là nhẹ, về mặt ngoại giao, kèm theo những lời tố giác của Manila ngụ ý Bắc Kinh lấn áp dọa nạt ngư phủ Philippines trên hải phận Trường Sa.

    Ngày hôm nay vừa có diễn biến mới trong vụ Philippines cấm một nhà ngoại giao cao cấp thuộc tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila tham dự bất kỳ cuộc hội họp nào với phía Philippines, nhu tin tức hôm qua đã nói. Hôm nay tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila ra thông cáo bác bỏ những quan điểm trong văn thư của Philippines. Lời lẽ của thông cáo này được báo chí gọi là “gai góc”. Ngày hôm nay vừa có diễn biến mới trong vụ Philippines cấm một nhà ngoại giao cao cấp thuộc tòa đại sứ Trung Quốc ở Manila tham dự bất kỳ cuộc hội họp nào với phía Philippines, nhu tin tức hôm qua đã nói. Hôm nay tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila ra thông cáo bác bỏ những quan điểm trong văn thư của Philippines. Lời lẽ của thông cáo này được báo chí gọi là “gai góc”.

    Phát ngôn nhân tòa đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Tôn Dực, ngỏ ý ông không muốn bình luận về nhận xét của một người dấu tên. Phát ngôn nhân họ Tôn tuyên bố rằng mọi nhân viên của tòa đại sứ đều hành xử hết sức đúng đắn trong tinh thần trách nhiệm, để tăng tiến và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Philippines và Trung Quốc.
    [​IMG]
    Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Philippines tại Manila



    Trở lại nguồn gốc của vụ này, ngày hôm qua một bản ghi nhớ phổ biến nội bộ của văn phòng Ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc bộ ngoại giao Philippines, không ký tên, nhưng lại đem tiết lộ với báo chí, cho biết là một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã hành xử không thích hợp với tư cách một nhà ngoại giao. Ông này đã to tiếng với các quan chức của Philippines trong một cuộc họp với Philippines về tiềm năng dầu mỏ ở quần đảo Trường Sa. Đương sự được nêu tên ông Lý Vĩnh-Thịnh, bí thư thứ nhất và người đứng đầu bộ phận chính trị của tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila. Văn thư của Philippines cũng cho biết Đại sứ quán Trung Quốc đã nhận được thông báo về việc ông này không được dự họp trong tương lai.

    Nguyên do: chủ quyền ở Trường Sa

    Điều đáng chú ý là cuộc hội họp mà trong đó viên chức cao cấp của Trung Quốc đã bị coi là có hành vi thô bạo chỉ là buổi họp về đề tài tiềm năng dầu mỏ ở một vùng biển thuộc Trường Sa. Nói về tiềm năng dầu mỏ mà lại có sự lớn tiếng, thì điều người ta phải nghĩ trước tiên là buổi họp có thảo luận vấn đề chủ quyền tại khu vực đó, nên cũng có vấn đề khai thác chung hay không. Và vì có mâu thuẫn trong quan niệm về chủ quyền hay quyền khai thác- thăm dò, cho nên mới dẫn đến việc được gọi là sự to tiếng của nhà ngoại giao Trung Quốc. Phía Manila đã đưa ra biện pháp ngoại giao rất nặng nề, phải nói để là làm mất mặt một đại cường đang muốn khẳng định tư thế cường thịnh của họ trên toàn thế giới.

    Một cách dè dặt, người ta vẫn cho là ít nhất hai bên cũng đã có đụng chạm về vấn đề quyền khai thác, thăm dò thuộc về bên nào, và như vậy hiển nhiên liên quan đến chủ quyền lãnh hải. Bởi vì mãi tới ngày hôm qua, Philippines mới tố cáo Trung Quốc về một sự kiện đã diễn ra trong tháng trước, ít ra cũng cách nay một tuần lễ. Sự kiện đó, theo Phó đô đốc Alexander Pama của hải quân Philippines nói với báo chí, là một chiếc máy bay phản lực không rõ xuất xứ đã bay rà sát bên trên một tàu đánh cá của Philippines, chỉ cách chưa đầy 10 mét, khiến ngư dân hoảng sợ... Philippines nói đến một “chiếc máy bay lạ” giống như Việt Nam đã nói đến “tàu lạ” vì không chính thức xác nhận được căn cước của phương tiện hay vũ khí chiến tranh đó. Tuy nhiên về tính cách chính thức, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã từ chối bình luận, nói rằng hiện chưa có thông báo chính thức về vụ việc này.

    Hải quân Philippines cho biết vụ này xảy ra tại vùng biển sát với hòn đảo nhỏ gọi là Investigator Shoal, tức là bãi Thám Hiểm, theo tên gọi của Việt Nam.

    Xin nhắc lại, các bản đồ cổ của Việt Nam đã ghi nhận toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Theo cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép của Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của triều đình dưới thời nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn cũng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18. Hằng trăm bản đồ của những nước đi biển hùng mạnh như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa lan đều ghi nhận Hoàng Sa của Việt Nam, rồi đến Trường Sa cũng vậy. Mãi thế kỷ 19 nhà Thanh mới khiếu nại với Pháp về Trường Sa. Vì thế tên của các đảo và đá, bãi, của Trường Sa – Hoàng Sa là do ngư dân và triều đình Việt Nam đặt từ nhiều thế kỷ trước. Người Pháp trong thời gian đô hộ Việt Nam cũng từng xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tuy có sự phản đối của Trung Hoa. Nơi này lại có nhiều tàu ngoại quốc đi qua, ghé qua, nên các đảo ở Trường Sa có tên quốc tế.
    Bãi Thám hiểm là san hô nổi, ở khu vực tây nam của quần đảo Trường Sa, gần phía đảo Palawan của Philippines và nằm ở phía bắc Malaysia. Xung quanh bãi Thám Hiểm là Đá Công Đo, tức Commodore Reef, bị Philippines chiếm đóng, rồi phía bắc là Đá Núi Lê, hay Núi Le, tức Cornwallis South Reef, do Việt Nam trấn giữ, phía tây là Đá Kỳ Vân, tức Mariveles Reef, bị Malaysia chiếm đóng, phía nam là bãi Kiệu Ngựa. Không thấy một đảo hay đá, bãi nào ở gần đó mà do Trung Quốc đòi chủ quyền. Nhưng hành động bằng máy bay như vậy chưa bao giờ do Malaysia hay Việt Nam thi hành, cho nên công luận đều cho đó là hành động của Trung Quốc. Và vụ này có thể đã xảy ra ở khu biển rộng hơn giữa Trường Sa và đảo Palawan của Philippines. Nếu là Trung Quốc hành động như thế thì chỉ có một lý do là họ cho biết họ muốn loại hết các nước khác ra khỏi Trường Sa.


    Vẫn đi Trung Quốc, muốn song phương?


    Nhưng dù vậy, Tổng thống Philippines Benigno Aquino của Philippines sẽ vẫn thăm Trung Quốc, và hôm nay ngoại trưởng Philippines đi Bắc kinh để xếp đặt cho chuyến đi này.

    Điều ấy có nghĩa là là dù sao Manila vẫn phải tỏ thiện chí muốn giải quyết bằng đường lối thương thuyết, bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, tuy vẫn tỏ lập trường cứng rắn về quân sự.
    Tổng thống Aquino có tuyên bố rằng chuyến công du của ông nhằm giải quyết những tranh chấp về lãnh hải giữa hai nước. Ông nói cần phải đối thoại với phía bên kia để có cơ may đạt thoả thuận.

    Dù sao, chuyến đi của Tổng thống Philippines sang Trung Quốc cũng không có nghĩa là Manila chấp nhận giải quyết song phương với Bắc Kinh như người Trung Hoa vẫn mong đợi.

    Lý do là tất cả các nước ASEAN có liên quan đến vấn đề Trường Sa đều nói rõ họ muốn có một giải pháp ngoại giao đa phương. Việc Việt Nam hay Philippines sang Trung Quốc có thể được hiểu là một hành động để giải quyết những vụ việc trực tiếp liên quan đến hai nước, không phải là sự xác nhận đi theo đường lối song phương để giải quyết toàn bộ vấn đề chủ quyền ở biển Đông hay quần đảo Trường Sa.
  5. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa: Tư liệu và sự thật lịch sử
    Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 06:11
    các tư liệu đương đại của cả Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVII đều chép rất cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa.

    Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
    Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.


    [​IMG]
    Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier tại Amsterdam vào năm
    1760có ghi chú quần đảo Paracel bên cạnh bờ biển xứ Đàng Trong (Ảnh: ĐĐK)
    1. Tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, hình thức độc đáo duy nhất của quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo ngoài Biển Đông trong các thế kỷ 17-18
    Cuốn sách xưa nhất và ghi chép khá đầy đủ và cụ thể về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải là Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn viết vào năm 1776. Sách chép: “Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải.... .
    Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...
    Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản...
    …Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 (1753) có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh đội Cát Liềm (Cát Vàng?) huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu (Nguyễn Phúc Khoát?) sai cai bạ Thuận Hoá là Thức Lượng hầu làm thư trả lời”.


    [​IMG]
    Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius xuất bản năm 1606 tại Amsterdam (Ảnh: ĐĐK)
    Như vậy, thông qua một hệ thống các tư liệu gốc, khách quan, xác thực và có giá trị sử liệu cao, Lê Quý Đôn đã giớí thiệu tương đối đầy đủ vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của hai đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
    Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) là bộ chính sử do Quốc sử viện thời Lê Trịnh biên soạn, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trên căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Ý nghĩa của Đại Việt sử ký tục biên chính là nó đã biến ghi chép khoa học, khách quan của Lê Quý Đôn thành một nội dung của bộ Quốc sử, chuyển tinh thần cơ bản của bản chép tay của Lê Quý Đôn thành bản khắc in chính thức trên danh nghĩa quốc gia.
    Đại Nam thực lục Tiền biên là phần đầu bộ chính sử của triều Nguyễn được khởi soạn năm 1821, hoàn thành và khắc in năm 1844, có đoạn mô tả Vạn Lý Trường Sa và các đội Hoàng Sa, Bắc Hải không khác Phủ Biên tạp lục và Đại Việt sử ký tục biên.
    Toản tập An Nam lộ của Đỗ Bá Công Đạo soạn năm 1686, phần bản đồ phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển có vẽ Bãi Cát Vàng và ghi chú rõ mỗi năm đến tháng cuối đông Chúa Nguyễn đưa 18 chiếc thuyền đến đó nhặt vàng bạc. Khoảng một thập kỷ sau, vị Hoà thượng Trung Quốc Thích Đại Sán sau khi sang Đàng Trong, trên đường trở về nước đã mô tả khá chi tiết về bãi cát Vạn Lý Trường Sa và cho biết: “các Quốc vương [Chúa Nguyễn] thời trước hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo các bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào” .
    Thật ra từ thế kỷ XVI trở về trước, các nhà hằng hải phương Tây đã có nhiều ghi chép và bản đồ xác định vùng quần đảo giữa Biển Đông là Baixos de Chapar (Bãi đá ngầm Chămpa) hay Pulo Capaa (Đảo của Chămpa) và đoạn bờ biển tương đương với khu vực từ cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) đến cửa biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được gọi là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa) . Như thế từ rất lâu đời các nhà hằng hải phương Tây đã coi các quần đảo giữa Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong.
    Bước sang thế kỷ XVII, số lượng tầu thuyền của người phương Tây đi đến vùng biển này thường xuyên hơn và nhận thức của họ về các quần đảo giữa Biển Đông cũng phong phú và chính xác hơn. Nhiều tư liệu chép đến các vụ đắm tầu ở Paracel được người Đàng Trong ra tận nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam. Chính quyền Đàng Trong đã dành cho mình quyền giải quyết hậu quả và xử lý các hàng hoá tiền bạc trên các tầu bị đắm ở Hoàng Sa. Chính vì thế mà vào năm 1701, các giáo sĩ người Pháp trên tầu Amphitrite khẳng định: “Paracel là một quần đảo thuộc về vương quốc An Nam” .
    Như thế các tư liệu đương đại của cả Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVII đều chép rất cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa.
    Tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ trong thế kỷ XVII, đội Hoàng Sa được đề cập đến sớm nhất vào thời điểm nào và trong nguồn sử liệu nào?
    Sử sách nhà Nguyễn đều chép thống nhất đội Hoàng Sa được tổ chức ngay từ thuở quốc sơ, tức là từ thời các Chúa Nguyễn đầu tiên. Tuy nhiên sách cũng không xác định rõ là Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Phúc Nguyên hoặc Nguyễn Phúc Lan…?

    [​IMG]
    Bản đồ hàng hải Châu Âu thế kỷ 15-16 (Ảnh: ĐĐK)
    Tại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn giữ được tờ đơn đề ngày 15/Giêng/1775, do Hà Liễu là Cai hợp phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh đứng tên xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa. Đơn cho biết: “Nguyên xã chúng tôi xưa có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Vào năm Tân Mùi (1631), Đốc chiến là Võ Hệ đã đệ đơn xin tâu được lập hai đội nữa là đội Đại Mạo Hải Ba và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người...”.
    Tư liệu cho phép suy đoán lúc đầu chúa Nguyễn chỉ cho tổ chức một đội Hoàng Sa 70 suất, sau lập thêm đội Quế Hương và đến năm 1631 lại có thêm hai đội Đại Mạo Hải Ba và Quế Hương Hàm 30 suất nữa.
    Năm 1636, người Hà Lan đã đư¬ợc phép mở một th¬ương điếm ở Hội An, d¬ưới quyền điều hành của Abraham Duijcker. Ngày 6-3, tại Hội An chúa Thư¬ợng Nguyễn Phúc Lan đã tiếp Duijcker và nhân đó, Duijcker khiếu nại việc “chiếc tàu mang tên Grootenbroeck bị đắm ở ngoài khơi bãi cát Paracels, đoàn thuỷ thủ đã đ¬ược các ng¬ười Việt xứ Đàng Trong cứu giúp, nh¬ưng đồng thời cũng lấy đi tổng số tiền là 25.580 réaux”. Ông có nhiệm vụ xin đ¬ược bồi hoàn số tiền đó. Chúa Nguyễn Phúc Lan cho rằng “những việc đó đã đ¬ược xảy ra từ thời chúa tr¬ước (tức chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), không nên đề cập đến nữa, ngược lại, người Hà Lan từ nay sẽ được hoàn toàn tự do mang hàng hoá đến buôn bán, đ¬ược miễn thuế, vả lại, sau này nếu có tàu Hà Lan bị đắm ở ngoài khơi thì sẽ không có chuyện tịch thu hàng hoá đ¬ược cứu hộ nữa".
    Phải chăng những người Việt cứu giúp tầu Grootenbroeck bị đắm ở Hoàng Sa nói trên chính là người của đội Hoàng Sa, và như vậy càng có cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa chí ít đã xuất hiện từ đầu những năm 30 của thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635).
    Bước sang thế kỷ XVIII, hoạt động chủ quyền của chúa Nguyễn ở các vùng quần đảo giữa biển Đông càng trở nên nhộn nhịp thu hút sự chú ý nhiều người trong nước và nước ngoài. Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh các tài liệu chính thức của nhà nước, của các địa phương còn có những ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ, các nhà quân sự, các phái bộ ngoại giao nước ngoài và các học giả trong ngoài và nước.
    Cũng đúng vào năm 1776 khi Lê Quý Đôn viết sách Phủ biên tạp lục khảo tả rất cụ thể về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa, thì ở quê hương của đội Hoàng Sa, dân phường Cù Lao Ré làm đơn nói rõ đội Hoàng Sa đã có lịch sử lâu đời và bên cạnh chức năng thu lượm hoá vật, hải vật còn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an toàn vùng biển đảo: “Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương...
    Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp...” .
    Không chỉ thống nhất với các nguồn tư liệu chính thức của Nhà nước mà nguồn tư liệu này còn gắn liền với các di tích và truyền thuyết ở địa phương như miếu Hoàng Sa, những bến bãi đội Hoàng Sa xuất phát, thậm chí cả những ngôi mộ giả, những nghĩa địa giả với những nghi lễ hết sức đặc biệt của làng quê đưa tiễn những người con quả cảm của mình đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa, nguyện dấn thân vào cõi chết vì một vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc: “Hoàng Sa đi có về không; Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi”.


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Quang Trung Hoàng Đế là vị anh hùng dân tộc bách chiến bách thắng , không phải là anh hùng của Đảng CS VN .
    Những gì chúng ta biết về Quang Trung là do sử sách trước khi có Đảng đã ghi lại .
    Ngay như Duyên Anh , một nhà văn chống Cộng nổi tiếng cũng có cuốn truyện " Mơ thành người Quang Trung " rất hay , hồi nhỏ tôi đọc thấy thích lắm !
  7. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Có bác nào biết thông tin về sức khỏe của nguyên TBT Tàu khựa: Giang Trạch Dân?
    Em nghe nói, hình như tèo téo teo rồi!!!![r2)][r2)][r2)]
  8. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Bác lấy tổ quốc ăn năn để nói về Vua Quang Trung, vị Hoàng đế có thể nói duy nhất dám nói: "... đánh cho chúng nó biết nước Nam anh hùng là có chủ" Thực lòng đáng sợ, đáng buồn một người như bác.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Không loại trừ con cháu Lê Chiêu Thống , Nguyễn Ánh đang trả thù bằng luận điệu bỉ ổi bôi nhọ vị anh hùng dân tộc Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung !
  10. choiboi179

    choiboi179 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Con cháu nhà Ngiuyễn đang cố lấy lại thanh danh chút đỉnh mà, bỏ qua đi bác. Cả cái hội nghị gì mấy năm trước cũng thế [:D]
    Tiếc cho 9 đời chúa Nguyễn, hậu thế của Nguyễn Hoàng tệ quá. Đừng bày trò bêu xấu Quang Trung mà thiên hạ cười cho thối mặt [:D]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này