Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3650 người đang online, trong đó có 96 thành viên. 01:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112978 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Thấy bác nói nhảm quá ;))
    Đảng viết về Quang Trung ??? Thế còn sử sách các đời trước thì sao??? Nguyễn Ánh sau khi cầm quyền có sửa chữa sử sách để bôi nhọ Quang Trung không nhỉ? Nói như bác thì tất cả đều đáng nghi ngờ, mà cái thứ "tổ quốc ăn năn" của đám hải ngoại vứt đi kia lại càng không thể tin được.
    Tự bác đã định kiến ra cái gì tin, cái gì ko tin. Vậy mà còn đi thuyết phục người khác nhìn đa chiều là thế nào??? Dù sao lịch sử cũng không chỉ có mỗi Đảng nghiên cứu, viết lách. Còn có rất nhiều nhà sử học nghiên cứu độc lập - và thực tế Quang Trung thế nào, Nguyễn Ánh ra sao đã có 1 số kết luận không thể thay đổi rồi (về 1 số điểm chính - chứ ko phải toàn diện).
    VNCH ngay từ lúc miền Bắc chưa đánh đã đủ thối nát rồi. Cái này là chính Mỹ nhận xét chứ ko phải người miền Bắc nói. Tuy không phải ai là VNCH cũng thối nát, nhưng phải nói là hệ thống lãnh đạo của VNCH đã tới mức bó tay rồi. Quản lý kinh tế, chỉ huy quân thì dở, chứ buôn lậu (gạo, thuốc phiện) thì trùm :-". Nếu VNCH giỏi thì đã chẳng thua quân đội miền Bắc - còn nếu với không nếu gì trời. Hồi đó Mỹ vừa ngưng viện trợ đã la như cha chết vì chả biết làm gì tự nuôi thân, còn mong gì chuyện đưa đất nước vượt Nhật Bản, Hàn Quốc??? Hão huyền!!!
  2. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp dạy học của Tung Của.
    Cô giáo: "Các em lắng nghe và đọc cho thuộc nhé. Đường lưỡi bò to bằng mông của cô...Nào! Đọc to lên: Đường lưỡi bò to bằng mông của cô. Một...hai...ba...."
    Học sinh: Đường lưỡi bò to bằng mông của cô

    [​IMG]
    '
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    như thế nào là quân tử như thế nào là tiểu nhân. câu đối trứ danh gắn với số phận của Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường

    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
    Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai


    Hà hà... trên đời này quân tử hay tiểu nhân đều hay, việt cộn , việt gian , việt bán nước , việt mao.... cứ có chữ việt vào thì thằng nào quân tử thằng nào tiểu nhân
  4. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Mục đích cao nhất của quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là đạt được Công lý.
    Đây là quá trình gian nan vất vả, vì kẻ mạnh luôn có xu hướng áp đặt, chèn ép và từ chối Công lý.
    Nhưng lịch sử đã chứng minh, Công lý hoàn toàn có thể đạt được, nếu có lòng quả cảm và chiến lược đấu tranh đúng.
  5. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chúng ta cần:


    • Suy nghĩ, lập trường phải có các phẩm chất: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì.
    • Giao tế, truyền thông phải hướng đến các tiêu chí: Công khai - Công luận - Công pháp.
    • Hành động, lựa chọn phải căn cứ trên các nguyên tắc: Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thực lực.
    [r23)]
  6. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    141
    http://vef.vn/2011-07-06-dung-tu-bien-thanh-ao-nha-cua-trung-quoc

    Đừng tự biến thành 'ao nhà' của Trung Quốc



    (VEF.VN) - Thương nhân Trung Quốc đi đến các hang cùng ngỏ hẻm, thậm chí lội ruộng để mua nông sản. Ai cấp phép để họ được làm như vậy? Ai quản lý các thương nhân này? Phải chăng Trung Quốc đang coi thị trường Việt Nam là "ao nhà" của họ?
    Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chọn chất vấn của độc giả Chithanh7677 để gióng lên hồi chuông báo động về những mối nguy đằng sau việc thương nhân Trung Quốc đang ồ ạt vơ vét nguyên liệu nông sản Việt Nam nói riêng, và các nguyên liệu, hàng hoá khác nói chung.
    Phản hồi về bài viết Trung Quốc ồ ạt vét nông sản: Nguy hay cơ?, có đến 2/3 ý kiến độc giả bày tỏ sự lo ngại về tình trạng này, mặc dù đã diễn ra từ lâu và rộ lên thời gian gần đây, nhưng cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam gần như "bó tay".
    Mua bán kiểu tận thu, tận diệt
    Độc giả Kinhcan (way_to_bed@...) cho rằng, trong khi một vài nước khác ở châu Âu đang thực hiện việc hạn chế, căng hơn nữa là cấm xuất khẩu nông sản, cho thấy một tín hiệu về việc an ninh lương thực đang có nguy cơ bị đe dọa, thì Trung Quốc lại đang kiếm lời được rất nhiều từ hàng hóa nông sản có chất lượng từ Việt Nam.
    Mặc dù lượng nông sản từ nước ta có nguồn cung rất dồi dào, nhưng cũng sẽ đến lúc dẫn đến tình trạng khủng hoảng, đồng thời các doanh nghiệp cũng để mất một nguồn thu và nguồn cung rất lớn nếu tình hình này cứ tiếp tục diễn ra.
    Thậm chí, nhiều độc giả nghi ngờ về động cơ của thương nhân Trung Quốc khi sang Việt Nam thu gom nông sản. Độc giả Lee (lttu58@...) nghi ngại, nhiều người thấy Trung Quốc mua giá cao cho nông dân thì cảm thấy là tốt, cứ bán cho họ, và thương nhân Trung Quốc cứ qua mua. Nhưng, có chắc là bán được giá cao thì thu nhập sẽ cao, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn không hay kéo theo đó là DN không có nguyên liệu, lượng lớn công nhân ngồi chơi và giá cả tăng theo?
    Độc giả BinhKT (binhktxd...) nhận xét, Trung Quốc từ xưa tới nay, cách buôn bán của họ làm lũng đoạn thị trường thế giới. Còn tại Việt Nam, từ ngày mở cửa thông thương biên giới những năm 90, họ thu mua chủ yếu hàng hoá tại cửa khẩu phía Bắc. Giá thu mua do hiệp hội buôn bán của họ ấn định. Mới đầu họ thu mua giá rất cao đối với mặt hàng họ cần, tư thương Việt Nam thấy thế ồ ạt đem hàng đến, thế là họ trở mặt hạ giá xuống tận mặt đất khiến không ít người "dở khóc dở cười, bán thì không được, đổ đi cũng không xong". Nhiều người mất cả chì lẫn chài dẫn đến trắng tay.
    [​IMG]
    Thương nhân Trung Quốc sang tận Bắc Giang mua vải Lục Ngạn (ảnh SGTT) "Có một điều đáng lưu ý là hầu hết các tư thương của Trung Quốc đều ở trong một hiệp hội, tùy theo ngành hàng họ thu mua, giá cả do hiệp hội quyết định. Vì thế người trong hiệp hội không thể mua phá giá thị trường (kể cả giá rẻ), do đó tư thương Việt Nam kinh doanh nhỏ lẻ " kiểu mua cướp, bán tranh" bị Trung Quốc ép giá (thậm chí là gần như cướp không, vì nếu bán rẻ cho tư thương Trung Quốc cũng không dám mua vì vi phạm quy ước của hiệp hội và sẽ bị phạt rất nặng).
    Mặt hàng khô tồn đọng tại cửa khẩu thì không sao, mặt hàng đông lạnh, tươi sống, hoa quả quá "date" (hạn sử dụng) để thối thì chỉ có nước đổ đi", độc giả này phân tích.
    Còn nữa, thương nhân Trung Quốc khi đã thò được cả hai chân vào thị trường nội địa của Việt Nam rồi thì bất chấp mọi giá để mua, chủ yếu gây lũng đoạn thị trường trong nước, và gây sốt giá. Kiểu thu mua của họ là "tận thu, tật diệt". TẬN THU ở đây là thu mua kiểu vơ vét. TẬN DIỆT ở đây là không để con giống cho tái sản xuất. Điều đó minh chứng qua việc họ thu mua từ con đỉa.
    Trở lại vấn đề "Trung Quốc ồ ạt vét nông sản"? vậy câu hỏi là: Ai cho phép tư thương Trung Quốc sang tận ao nhà để vơ vét? Tại sao họ được phép đi khắp ngang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam? Phải chăng Trung Quốc coi thị trường Việt Nam là "ao nhà" của mình chăng?
    Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Trương Đức (thahcong1963@...) cho rằng, mục đích tận thu của thương nhân Trung Quốc quá rõ ràng, không phải chỉ vì lợi nhuận mà còn rối loạn thị trường.
    Chẳng hạn, khi Trung Quốc thu mua cả tôm cá nhiễm tạp chất, việc sản xuất nông sản, thủy sản Việt Nam sẽ náo loạn, không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn, quy trình nào, không chỉ tăng rủi ro cho nền kinh tế, người sản xuất, tiểu thương nếu họ giảm giá đột ngột hay không thu mua nữa mà còn là hành vi nhằm giảm uy tín chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường các nước khác, vi phạm các cam kết với WTO và các quy chuẩn chất lượng, phá vỡ các cam kết và hợp đồng đã ký với các nước EU, Mỹ, v.v...
    Hơn nữa, tình trạng này sẽ hình thành tâm lý và thói quen nguy hại cho nông dân, ngư dân Việt Nam: gian dối, a dua, phụ thuộc vào người mua, nguy hại đến sức khỏe, môi trường, bòn rút kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên...
    Đừng quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc
    Ngoài ý kiến lên án gay gắt, một số độc giả bình tĩnh nhìn nhận, rằng để trả lời những câu hỏi tại sao trên, chính cơ quan quản lý, các thương nhân, người dân Việt Nam cần soi lại mình trước.
    Theo một độc giả, việc thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản không có gì đáng lo ngại, mà phải xem đây là cơ hội, là thời cơ để hoàn thiện mình hơn.
    Về mặt giá cả nếu bán được giá cao, có lãi để người dân tái sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản là điều rất tốt. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có sự cạnh tranh thì mới phát triển được, không thể đợi vào sự bảo hộ của nhà nước mãi. Tại sao tư thương Việt không tìm hiểu xem Trung Quốc mua nông sản của ta làm gì, kinh doanh có lãi hay không để học hỏi?
    Và vấn đề thu thuế. Liệu chính phủ có thu được đủ thuế cho các giao dịch này hay không, nếu thu đủ thì đây là cơ sở để quản lý, nếu không đủ thì phải xem lại ngành thuế!
    Mặt khác, theo độc giả Khachquan2011, chẳng phải chúng ta đang trong quá trình hội nhập hay sao? Câu chuyện thương nhân đi mua hàng là câu chuyện quá bình thường. Chúng ta thấy thương nhân trong nước đâu có phải vì thương nông dân mà có thể tùy ý mua với giá cao hơn thị trường để trợ giúp nông dân.
    Ví như vải Lục Ngạn đang quá nhiều, tư thương Việt Nam có sẵn sàng vì nông dân mà bỏ tiền ra gom hàng không? Còn thương nhân Trung Quốc đang mua với giá cao hơn để "phá hoại" ngành vải thiều hay sao? An ninh lương thực là đại sự quốc gia - điều này nhà nước cần có chính sách quản lý, nhưng không phải vì thế mà cấm nông dân không được bán nông sản khi có nhiều sản phẩm ế thừa mà thị trường trong nước cũng không tiêu thụ nổi mà giá cả thì thấp.
    Độc giả Huongduong1229 cho rằng, tình trạng thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua hàng nông sản vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Ở cấp vĩ mô, các cơ quan nghiên cứu thị trường cần xem xét đã đưa ra được dự báo thị trường chưa? Có tạo ra được những chính sách vĩ mô có tầm quyết định, định hướng cho sản xuất và xuất khẩu?.
    Chúng ta thường nói: 3 nhà (nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học) với tình hình hiện nay thì yếu nhất là nhà quản lý. Nên không tạo sức bật được cho nền kinh tế mặc dù chúng ta sản xuất ra được hàng hóa nhưng không đáp ứng được thị trường (lúc thì ế, lúc thì khan hiếm).
    Nói đi nói lại, để thương nhân Trung Quốc vào thao túng thị trường nông sản nội địa, đầu tiên vẫn là lỗi của chúng ta không làm chủ được nguồn nguyên liệu, kênh phân phối - đầu vào của sản xuất.
    Chỉ có điều, độc giả Trương Đức khẳng định, nông dân Việt Nam - với bản chất và thói quen sản xuất nhỏ, không có kế hoạch, chiến lược và tư duy yếu kém về phát triển bền vững sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc, mất kiểm soát. Khi đó thương nhân dễ dàng thao túng, lũng loạn. Vì vậy việc tuyên truyền, định hướng và ngăn chặn không chỉ là của ngành chức năng mà cả của chính quyền các cấp.
    Do vậy, độc giả Denell_tran kiến nghị:
    1. Nhà nước cần xem xét đến khả năng sử dụng hàng rào thuế quan để cân bằng cung cầu trong nước với xuất khẩu. Hạn chế các con đường tiểu ngạch. Chính sách thuế sẽ áp dụng linh hoạt và tuân theo các cam kết của khối WTO.
    2. Sử dụng và kiên quyết thực thi các hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định với tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Về vấn đề này thì không nói chắc mọi người cũng biết, chúng ta hiện nay chưa được bảo vệ đúng mức và xứng đáng trước những sản phẩm có chứa các độc tố cao, hàng giả... nhập khẩu mà chủ yếu từ Trung Quốc. Các cơ quan kiểm dịch, kiểm định chưa được quan tâm đúng mức và hiện làm việc chưa hết trách nhiệm. Nhiều sản phẩm khi nước ngoài phát hiện, loan tin rồi thì các cơ quan của ta mới đi lấy mẫu về kiểm tra....
    3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng, người sản xuất có ý thức về việc trao đổi thương mại với đối tác khó lường như Trung Quốc. Tuyên truyền để người dân không vì cái lợi trước mắt mà buôn bán sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, của tương lai đất nước.
    4. Cấm và thực thi nghiêm túc các điều luật cấm sản xuất, buôn bán, sử dụng các sản phẩm có độc tố gây hại, và cần đưa ra xét xử ở khung hình sự. Hiện chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền...
  7. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bố nhà mình cái gì cũng thiếu, thông tin thì ém nhẹm hết mịa --> dang thuc hien chính sách mị dân
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nước miếng, nước mồm chảy tè le, nhiểu nhảo. Hèn gì bọn khựa đứa nào đứa nấy cái lưỡi dài ngoằn giống con cún nhà em quá.=))=))=))
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhìn dòng chữ PORN... ở bên phải , phía dưới có thể biết hablackhorse lấy hình này từ đâu ra ...
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    PetroVietnam giữ kế hoạch khai thác dầu khí biển Đông

    Tập đoàn Dầu khí nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã được quốc tế công nhận, vì vậy sẽ không thay đổi kế hoạch khai thác, thăm dò biển Đông, và đang cân nhắc mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài muốn rút khỏi đây.
    > Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam


    Tại cuộc họp báo công bố kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm tổ chức chiều 5/7, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) Phùng Đình Thực cho hay sau sự cố tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, hoạt động thăm dò, khai thác vẫn diễn ra bình thường trên thềm lục địa của Việt Nam, vốn đã được các công ước quốc tế công nhận. Trên cơ sở tuân thủ Luật Biển quốc tế do Liên Hiệp Quốc ban hành từ năm 1982, tập đoàn chủ trương xây dựng kế hoạch khai thác thăm dò dầu khí trên biển Đông hằng năm và hiện vẫn thực hiện đúng kế hoạch đưa ra.
    "Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo khảo sát địa chấn của tàu Bình Minh 02 ở thềm lục địa của Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo vệ an toàn cho hoạt động của tàu", ông Thực nói.
    [​IMG]Tập đoàn Dầu khí nhấn mạnh, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là "bất biến". Ảnh: PVNÔng Thực cho rằng, biển Đông có thể còn nhiều biến động, nhưng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là "bất biến" do đó, quan điểm của tập đoàn là ứng xử bình tĩnh, phối hợp với các bộ ngành liên quan để khai thác, thăm dò biển Đông như kế hoạch.
    "Chúng tôi quan điểm ứng xử trên biển Đông lúc này là bình tĩnh, lấy “bất biến” ứng “vạn biến”, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước vừa tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển”, CEO PetroVietnam nhấn mạnh.
    Giá trị các tài sản của ConocoPhilips tại Việt Nam lên đến 1,5 tỷ USD. ConocoPhillips đang nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn.Trả lời VnExpress.net về động thái của Tập đoàn dầu khí sau khi Hãng dầu mỏ lớn thứ ba nước Mỹ ConocoPhillips lên kế hoạch bán cổ phần tại ba mỏ dầu và khí gas tự nhiên ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ông Thực cho hay, tập đoàn cùng các đối tác khác đang xem xét mua lại cổ phần này, và có thể thực hiện quyền ưu tiên của nước chủ nhà. Tuy nhiên, ông Thực nhấn mạnh, cần lưu ý về lý do khiến ConocoPhillips rút. "Nguyên nhân hãng này rút lui có thể do họ đang cơ cấu lại. Cũng có ý kiến cho rằng mỏ này đang trong giai đoạn phức tạp và họ không gia tăng khai thác nữa", ông Thực cho biết.
    Theo báo cáo của PetroVietnam, 6 tháng đầu năm tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt gần 12 triệu tấn, trong đó có 7,23 triệu tấn dầu thô, 4,7 tỷ m3 khí. Trong số này, tập đoàn xuất bán dầu thô 7,2 triệu tấn, gồm: xuất khẩu hơn 4,1 triệu tấn, cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất 2,74 triệu tấn, bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 310.000 tấn...
    Tính chung, doanh thu của PetroVietnam 340.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 75.000 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước kế hoạch năm nay, doanh thu tập đoàn 640.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 138.400 tỷ đồng.
    Từ nay đến cuối năm, PetroVietnam tập trung khởi công các dự án như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam. Tập đoàn cũng sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác gồm Visovoi-Nhennhexxky (Nga), giai đoạn 2 mỏ Tê giác Trắng và Đại Hùng, mỏ Chim Sáo và Dana lô SK 305-Malaysia.
    [​IMG]Tàu chở dầu đang nhận hàng tại cảng Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.Liên quan một số vấn đề tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Sinh Khang, Phó tổng giám đốc PetroVietnam cho biết thêm, tập đoàn đang hoàn thiện thủ tục để áp dụng cơ chế tài chính đặc biệt đối với nhà máy, trình Chính phủ phê duyệt. Hiện tại, VietNam Airlines cũng đã chấp nhận mua xăng máy bay Jet A1 do Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất. Dự kiến, vài ngày tới, mẻ xăng máy bay đầu tiên do nhà máy cung cấp sẽ được dùng trong các chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
    Theo kế hoạch, ngày 15/7 nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng tổng thể lần đầu. Dự kiến đến ngày 7/9 sẽ khởi động trở lại và đến 15/9 vận hành đạt 100% công suất nhà máy.
    Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn lo lắng: “Hai tháng bảo dưỡng rơi vào cuối năm, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu thị trường trong nước tăng cao. Do vậy, việc đưa nhà máy vận hành trở lại sớm chừng nào thì càng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước".
    Lãnh đạo Petro Vietnam cũng cho biết, số nợ của EVN đã lên tới khoảng 7.000 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tập đoàn đang phối hợp với EVN đề nghị "nhà đèn" trả dần.
    Ông Thực cho biết: “Chúng tôi đang phối hợp với EVN để họ dần trả nợ cho PetroVietnam. Mặc dù EVN nợ đến 7.000 tỷ đồng nhưng chúng tôi không đốc thúc trả khoản tiền này hay siết vài dự án điện của họ, mà cần có thời gian để hoàn trả nợ theo từng giai đoạn với quan điểm là lợi ích đất nước phải đặt lên hàng đầu”.
    Trí Tín - Hoàng Lan
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này