Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8062 người đang online, trong đó có 1083 thành viên. 09:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 112707 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bác đã có topic riêng về vụ này rồi mà ? Đừng chen vào làm loãng topic Biển Đông này .
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời các bác giải lao xem lại một bài đã đăng năm ngoái , mà tính thời sự vẫn nóng đến bây giờ :

    Trích:
    saxophon viết lúc 06:54 - 19/05/2010 [​IMG]
    Kính thưa các bác !

    Ta đã quen với Tân Cổ giao duyên từ lâu ....

    Đó là sự kết hợp sáng tạo giữa 2 nền âm nhạc : Âm nhạc Tây phương thất cung ( Do Re Mi Fa Sol La Si Do) và Ngũ Cung ( Hò Xự Xàng Xê Cống ), với đại biểu là nền âm nhạc Vọng Cổ miền Nam .
    Hôm nay kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ kính yêu lần thứ 120 , tôi xin giới thiệu thể loại văn nghệ mới : Thơ Rap giao duyên !!!

    Là mối lương duyên giữa Thi ca và Âm nhạc !

    Giữa xưa và nay !

    Giữa Đông Á và Bắc Mỹ !

    Biết đâu đấy , không chừng nhờ chút ngẫu hứng mà tôi trở thành người khai sinh ra một thể loại văn nghệ mới chăng ? Và biết đâu sẽ được ghi tên vào sách Guinness Việt Nam , mà không chừng cả Guinness thế giới nữa ! [:D][:D][:D]

    Xin mời các bác thưởng lãm :

    Căn bệnh tàn khốc
    Minamata là tên một thành phố xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto, nhưng nó cũng là tên một căn bệnh xuất phát từ thành phố này.

    Lúc đó, dù bị tình nghi liên quan đến vụ này, Công ty Chisso vẫn phủ nhận mọi trách nhiệm và tiếp tục xả chất thải ra vịnh
    Giờ đây, vịnh Minamata đã trong sạch trở lại, Công ty Chisso đã bỏ hàng chục tỉ yên để bồi thường và chính phủ cũng có nhiều động thái hỗ trợ bệnh nhân Minamata. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, căn bệnh khủng khiếp này vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Chisso đã từng góp phần phát triển thành phố Minamata và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương nhưng hậu quả mà công ty này gây ra không gì bù đắp được.
    Trong bài phát biểu tại lễ tưởng niệm hôm 1.5, Thủ tướng Hatoyama cho rằng hội chứng Minamata chưa thật sự chấm dứt và ông hứa sẽ tận lực giúp người dân đối phó với ô nhiễm môi trường. Chính phủ cũng sẽ tăng cường trợ cấp y tế và hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội để chữa lành những nỗi đau dai dẳng hơn 50 năm qua.
    Văn Khoa








    Trông người mà nghĩ đến ta :-w:-w:-w
    Hậu quả nhãn tiền thấy rõ ~X~X~X
    Chuyện cũ bên Nhật ...giờ đang diễn lại ....nhưng mà diễn ra ....bên ta !!! :-??:-??:-??
    Trước tiên cũng là ....lén lút trút xả ...chất độc ra sông , ...đào vàng phá rừng ... [r23)][r23)][r23)]

    Khi bị phát hiện ....thì ra sức nguỵ biện , .... cãi chày cãi cối ....cãi với đầu gối ^:)^^:)^^:)^

    Nào là :

    Báo chí chúng nó ...nói láo tuốt luốt ...nói dóc nói phét...đ ách có chứng cứ :-j:-j:-j

    Chúng tớ đứng đắn ,...chúng tớ sáng suốt \m/\m/\m/...chúng tớ có nắm... giấy phép đấy chứ ???:-??

    Rồi thì hằm hè :

    Mày là thằng nào ? ...mà làm kỳ đà ? ...Toàn là người nhà ...mà mày bàn lùi ...[-X
    Mày là thằng khùng ...mày là thằng gàn ... Mày còn làm tàng ...thì mày dè chừng b-(
    Ngang nhiên khoe khoan :

    Đây công ty tao...bao nhiêu công lao =D>=D>=D> ...Tao không hoang mang...tao không lo chi \:D/\:D/\:D/
    Mi nghe lung tung ... đi tung tin hung :-[:-[:-[ Tao cho vô kho ...tao cho đi tong :-h:-h:-h

    Rất là nhã nhặn ...với cơ quan ******* :
    Công lao chúng tôi ...to như ...cái thùng tô nô >:D:D:D=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    Vài ba năm sau .... báo chí xôn xao :
    Hội chứng ... Ghẽ Cẩm Giàng !!! [-)
    Ung thư ....U sông Vàng !!! :((
    Bệnh lạ ....Sông Thị Vải !!! :-o
    Tâm thần ....Cầu sông Hàn !!! ~X


    X_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_X


    Nghĩ đến đây , không thể cười được nữa ...
    Ôi quê hương ...sao nghe lòng xốn xang ...
    Ngoài biển Đông ... bọn giặc cướp ngang tàng !!!
    Cấm biển , bắt dân , giam tàu , cướp đảo !!!
    Tay bắt tay , miệng cười tươi ... Hảo hảo !!!
    Mà lòng lang , dạ sói , thói tham tàn ...

    Dù ai nói ngược nói ngang ... [-X
    Lòng ta vẫn nhớ Cát Vàng đảo ta !!! :)>-
    Mơ ngày lấy lại Hoàng Sa !!! =D>
    Nước non bền vững , nhà nhà ấm no !!! :-bd


    Viết xong lúc 5g 20 ngày 19-5-2010
    tại thành phố Hồ Chí Minh
  3. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    TQ mua hết thực phẩm ngon, thực phẩm sạch của VN, để lại cho người VN ăn toàn thực phẩm độc hại
  4. viki

    viki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam vào lúc mà ta không ngờ nhất - Hoà hoãn giả bộ tạm thời có thể là con bài ru ngủ làm ta mất cảnh giác. Cuộc chiến biên giới năm 1979 là một ví dụ. Xin ghi lại một kịch bản TQ tấn công VN để ta biết phải làm gì trong lúc này.

    Lạm bàn: Kịch bản Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam nếu xẩy ra cuộc chiến Trung – Việt do Trung Quốc phát động.
    Nguyễn Hữu Quý

    Đặt vấn đề:

    Sau sự kiện có thể gọi là chưa từng có trong mức độ leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc 03 tàu Hải giám, mà thực chất là tàu chiến, cắt cáp của Tàu Bình Minh02 ngày 26/5; truyền thống yêu nước của người Việt lại có dịp bùng nổ, cho dù hiện đang ở trong nước, hay công tác và định cư ở nước ngoài.

    Nguy cơ một cuộc chiến tranh xẩy ra trên Biển Đông sẽ là không tránh khỏi; bởi những tham vọng của Trung Quốc đã có cơ hội đạt đến đỉnh điểm. Thậm chí, truyền hình Trung Quốc còn chiếu chương trình lên kế hoạch tấn công Việt Nam (1).

    Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chống đối hành vi này của Trung Quốc thì bà Khương Du người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông; và khẳng định (2):

    "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.

    Như vậy, người Việt Nam phải nhớ và hiểu rằng, sau sự kiện ngày 26/5/2011; Trung Quốc đã chính thức coi vùng biển trong phạm vi “lưỡi bò Trung Hoa” đã là của họ. Mọi sự hoạt động của tàu Việt Nam kể cả trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý theo luật pháp quốc tế, kể từ nay đều bị người Trung Quốc đã cho là… bất hợp pháp. Một sự leo thang cực kỳ nguy hiểm, báo hiệu sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh. [Trung Quốc đã đi từng bước một nhằm đã biến từ cái không thể sang cái có thể và chuyển thành điều tất yếu, đương nhiên; đây là “thành quả” của “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ” mà Trung Quốc đã lừa gạt được từ lâu].

    Cùng với việc xem “Biển Đông là lợi ích cốt lõi” thì việc dùng giải pháp quân sự để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là với Việt Nam (được Trung Quốc cho là yếu nhất) sẽ như là một hiển nhiên, là quyền Trung Quốc.

    Trong bài: “Việt Nam hãy chuẩn bị một cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược!”(3), tôi đã tiên liệu rằng: Điều băn khoăn cuối cùng của Trung Quốc trong việc chọn thời điểm khởi sự, chính là dư luận quốc tế.


    [​IMG]
    Chuối ngọc trai (màu đen) và đường vận chuyển dầu mỏ trong tham vọng đại dương của Trung Quốc


    Cơ sở cho nhận định này xuất phát từ tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc; trong khi khu vực Đông Bắc Á con đường tiến ra đại dương của Trung Quốc bị chặn lại bởi các cường quốc Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, và kể cả Philippin, với sự đảm bảo của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ đóng tại Nhật Bạn; đấy là chưa kể đến phía ngoài là “Chốt biên phòng” Guam của Mỹ. Vì vậy, Biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc trong tham vọng bành trướng ra đại dương và khẳng định cường quốc của mình.

    Để thực hiện tham vọng này, “cái gai” lớn nhất trong con mắt người Trung Quốc chính là Việt Nam, với “mặt tiền” án ngữ hơn 3.000 km chiều dài Biển Đông theo phương Bắc-Nam; do đó, không sớm thì muộn, buộc Trung Quốc phải gây chiến mới có thể thực hiện giấc mộng “lưỡi bò Trung Hoa”, và xa hơn là giấc mơ “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls).

    Bằng chiếc thòng lọng “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ”, ban đầu núp bóng là để “Bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin”, nhưng thực chất là mua chuộc, đưa một số lãnh đạo Việt Nam lún sâu vào sai lầm lịch sử từ cách đây khoảng 20 năm; và đến hôm nay, một số lãnh đạo Việt Nam đã bị thòng lọng đang dần xiết cổ, và chỉ biết im lặng, ú ớ, nhượng bộ từng bước… mặc cho các sự kiện ngoài Biển Đông là hết sức nghiêm trọng đối với vận mệnh đất nước diễn ra như trong những ngày qua.

    Mặc dù có rất nhiều ý kiến của người Việt Nam ta cho rằng, rất khó để có thể xẩy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông do Trung Quốc phát động trong thời gian tới; tuy nhiên, như đã nói trên, nếu không chủ động gây ra một cuộc chiến trên Biển Đông với Việt Nam, thì không bao giờ Trung Quốc có được giấc mơ “lưỡi bò Trung Hoa”.

    Phải hiểu hết được khái niệm “lợi ích cốt lõi”, đặt Biển Đông ngang với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, thì mới thấy hết được tầm quan trọng của Biển Đông đối với người Trung Quốc là như thế nào.

    Và, với dòng máu di truyền mang bản chất xâm lăng để “mở mang bờ cõi”, thì Biển Đông là vấn đề cốt tử trong tiến trình phát triển của dân tộc Trung Hoa.

    Vì vậy, việc khởi sự và đưa Việt Nam vào một cuộc chiến tranh để qua đó lấy trọn được Biển Đông là một bước đi tất yếu của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

    Chính vì thế, trong mấy năm gần đây, dân cư mạng Trung Quốc rất nóng lòng cho một cuộc chiến được gọi là “thu hồi Nam Sa” mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đã kích hoạt rất thành công nhằm chuẩn bị dư luận trong nước họ.

    Gần đây nhất, ngày 30-5-2011 Trung Quốc đã đưa tin lên truyền hình với kế hoạch tiến đánh VN theo 3 vị trí, và sẽ trấn giữ Vịnh Bắc Bộ và đồn trú tại Tây Nguyên, là 2 khu vực quan trọng nhất của VN, đồng thời họ tiến chiếm luôn Trường Sa…

    Lạm bàn về kế hoạch tấn công của Trung Quốc.

    Trong một góc nhìn cá nhân của một người có hiểu biết trung bình, lại rất “trái nghề”; không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, nhưng vì sự lo lắng cho đất nước, chính vì thế mà tôi viết ra những suy nghĩ như sau:

    Kịch bản cho một cuộc chiến mà lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra với phương châm: tổng lực, nhanh gọn, đạt được mục tiêu ở Biển Đông… có thể được đặt dưới những cái tên: “thu hồi Nam Sa”, “dạy cho Việt Nam một bài học nữa”, hoặc “lập lại chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa” v.v.., và có thể sẽ là:

    1. Sau khi bằng các thủ thuật để Việt Nam gặp sai lầm (và rất có thể cũng không nhất thiết là đợi cho đến lúc phía Việt Nam gặp sai lầm), Trung Quốc sẽ tuyên chiến, đồng thời ra lời “hiệu triệu” để hơn một tỷ người Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến mà họ lừa phỉnh nhân dân được cho là chính nghĩa; Việc “bật đèn xanh” để công khai trên các trang mạng, và chiếu trên truyền hình, được xem như là bước đi đã chín muồi.

    2. Trước khi tuyên bố ra toàn thế giới, đương nhiên là đã có sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam trên Biển Đông; rất có thể Trung Quốc sẽ cắm cờ Việt Nam trên tàu Trung Quốc và có sự nổ súng, ngụy tạo ghi hình… làm cứ liệu công bố trước toàn thế giới.

    Đây là khả năng rất có thể xẩy ra, thậm chí với nhiều kịch bản khác nhau. Vì chỉ có như vậy Trung Quốc mới có lý do khai chiến.

    3. Ngay sau lời tuyên bố là hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn Tàu chiến với hải trình từ Đảo Hải Nam, Quần đảo Hoàng Sa sẽ tiến về Trường Sa; Không ngoại trừ một số sẽ tiến vào hướng đất liền có nhằm đánh “vỗ mặt” vào hậu phương từ đường Biển gây rối loạn.

    4. Trên đất liền, dọc biên giới phía bắc là tiếng súng đì đoàng bắn từ bên kia Biên giới vào lãnh thổ Việt Nam, hòng phân chia lực lượng của quân đội Việt Nam ở biên giới phía bắc; nếu điều kiện cho phép thì tiến sâu hơn nhằm tạo thành nhiều chiến trường buộc Việt Nam phải đối phó trên nhiều mặt trận, gây rối loạn cho công tác tổ chức, điều hành chiến tranh của Việt Nam…

    5. Nhưng đòn “phủ đầu” của Trung Quốc lại là từng tốp với hàng chục máy bay xuất phát từ Vân Nam, Quảng Đông… trực chỉ các mục tiêu quân sự của Việt Nam; đó là các sân bay ở miền Bắc (do cự ly gần có thể đủ nhiên liệu quay trở về), là các điểm đặt hỏa tiễn phòng không, K-300P Bastion v.v..

    Trong lúc Việt Nam đang đối phó với những tình huống bất ngờ ngay trong đất liền, thì ngoài Biển Đông mọi sự như đã an bài theo tính toán của người Trung Quốc. Nghĩa là, bằng một lực lượng đông hơn gấp nhiều lần, bằng hỏa lực mạnh từ các tàu chiến (kể cả tàu ngầm đã tiến đến gần mục tiêu từ những đêm hôm trước), và máy bay ném bom… Trung Quốc đã san phẳng các đảo có người và các dàn DK của Việt Nam và thực hiện đổ bộ quân lên các đảo…

    Việt Nam, nếu không có phương án để đối phó với kế sách này của Trung Quốc thì xem như cầm chắc thất bại.

    6. Các sân bay và cơ sở phòng không từ Nghệ An trở ra sẽ là mục tiêu đầu tiên trên đất liền để Trung Quốc tiêu diệt, nhằm hỗ trợ và tạo an toàn cho lực lượng hải quân và không quân ngoài Biển Đông thực hiện nhanh gọn việc chiếm các đảo theo chiến lược vạch ra.

    Với những diễn biến trên; Về phía nước ta, chỉ cần Trung Quốc thả một quả bom đầu tiên, hay loạt đạn đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam; thì lập tức, Việt Nam phải bằng mọi giá triệt tiêu cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Hoàng Sa (quân đội ta, bằng lực lượng không quân hoàn toàn làm được việc này). Đây được xem như là “đánh vào hậu phương” của Trung Quốc, tạo ra sự bất ngờ ngược trở lại dành cho bọn xâm lược chủ động gây chiến.

    Những vấn đề được đặt ra từ phía Việt Nam.

    Với tham vọng, mưu mô, lật lọng và xảo quyệt… của giới lãnh đạo Bắc Kinh và dòng máu Đại Hán, thì mọi thứ nên được tính đến để giảm thiểu sự bất ngờ. Sự táo bạo và bất ngờ gần như đã dành 50% chiến thắng, bài học này thì có lẽ không có nước nào hơn Việt Nam; nhưng tiếc thay, lần này lại là cuộc chiến tranh phòng thủ mang tính thụ động của nước ta.

    Như vậy, tạo sự bất ngờ từ phía nước ta chính là có nhiều phương án đối phó và nhiều phương án chủ động phản công trở lại để tiêu diệt lực lượng không quân trên bộ lẫn trên biển và tàu chiến Trung Quốc ngoài Biển Đông.

    Theo tôi, những việc cần phải làm là:

    1. Đài truyền hình TP HCM cần có phương án để thay thế đài truyền hình Trung ương khi Hà Nội có biến cố xẩy ra. Đáp ứng nhu cầu thông tin trong mọi lúc đến cả nước.

    2. Lực lượng không quân và phòng không bờ biển là yếu tố quyết định đến thắng lợi của Việt Nam trong trận chiến này. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các căn cứ quân sự Phòng không-không quân và cơ số máy bay (kể cả các loại MIC đã lạc hậu, miễn là phi công gan dạ, dũng cảm… vì đường bay của Việt Nam ta là không dài), và cơ số đạn dược, tên lửa là vấn đề sống còn lần này.

    Riêng máy bay, phải có sơ đồ bay từ nhiều hướng (từ nhiều sân bay) xuất phát tại một thời điểm để xạ kích, tiêu diệt tàu chiến quân xâm lược ngoài Biển Đông.

    Với những máy bay lạc hậu thì có nhiều tốp làm nhiệm vụ đánh chặn không quân Trung Quốc.

    Với những máy bay hiện đại (cự ly dài) thì cần nghiên cứu đường bay vòng xuống phía Nam qua hải phận Malaysia và Brunei, trên đường về Việt Nam mới bắn mục tiêu là tàu chiến Trung Quốc, nếu có bị trúng đạn thì có thể đã vào gần đất liền có lực lượng ca nô cao tốc ứng cứu v.v.. Kể cả, nếu có thể được, việc đàm phán với Philippin để có thể hạ cánh trên đất Philippin khi cần v.v…

    3. Ngoài Bạch Long Vĩ và Tây Nguyên mà đài Truyền hình Trung Quốc công khai công chiếu cho là hai khu vực quan trọng nhất của Việt Nam, thì Đà Nẵng là địa điểm đáng nghi số 1 để Trung Quốc đổ bộ nhằm chia cắt và gây bất ngờ.

    Được biết, tại Đà nẵng có một khách sạn tên là Furama(4) (tại 68 Hồ Xuân Hương, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng) là khách sạn 5 sao nằm trên khu bãi biển Trung Hoa (?!)[rất nhố nhăng với cái tên gọi này] mà chỉ có người Hoa mới vào được (?!); vì vậy phải đặt trong sự giám sát chặt chẽ. Nếu có tín hiệu sóng phát ra từ đây thì sẽ là tín hiệu dẫn đường cho tầu ngầm đổ bộ.

    Ở những nơi khả nghi như trên (Bạch Long Vĩ, Đà Nẵng, Bauxite Tây Nguyên…) đều phải bố trí lực lượng bộ đội tinh nhuệ đồn trú, cỡ từ hàng trung đoàn đến sư đoàn; khi cuộc chiến xẩy ra thì chủ động “xử lý” trước nếu thấy khả nghi… và cấp tốc tiêu diệt, san phẳng ngay khi có chứng cứ.

    Hình ảnh lính Trung Quốc được cấp căn cước thường dân trước khi sang Việt Nam làm “công nhân”(5); nếu đúng như vậy, thì than ôi, không biết nói như thế nào cho hết!

    Lời kết:

    Như đã nói, trong suy nghĩ của đa số, cuộc chiến Trung – Việt do Trung Quốc khởi sự là rất khó xẩy ra; nhưng với bản chất lật lọng, bất chấp sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế… của giới lãnh đạo Bắc Kinh thì mọi thứ đều có thể diễn ra.
    Ngay tại Diễn đàn đối thoại Shangri la đang diễn ra tại Singapore, trong cuộc gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, khi đề cập đến sự kiện tàu Bình Minh 20, tướng Lương Quang Liệt khẳng định: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”? rõ ràng, chỉ có bản chất lật lọng, côn đồ đã đạt đến ở cấp nhà nước thì mới trả lời như vậy trước một sự thật hiển nhiên, chứng cứ rõ ràng đến như vậy.
    Hiện tại đang là thời điểm mà Trung Quốc nô dịch được Việt Nam về mọi mặt , chỉ còn trừ có lòng dân Việt Nam mà họ chưa làm gì được; và có thể nói, trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử đã qua, thì chưa bao giờ Trung Quốc nô dịch được Việt Nam như lần này. Đây cũng chính là cơ hội ngàn năm mà trong suy nghĩ của người Trung Quốc, rằng nếu khởi chiến sẽ nắm chắc phần thắng lợi thuộc về phía họ; Sự sốt sắng và hung hăng của giới Bloggers và lãnh đạo Trung Quốc là xuất phát từ niềm tin này.

    Về phần mình, cũng chưa bao giờ thế nước và lòng dân nước Việt lại ở trong một tình thế hết sức trớ trêu trước kẻ thù như ở thời điểm này.

    Trên thế giới này, từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây…, chưa từng diễn ra trong lịch sử, khi mà lòng yêu nước của công dân lại còn phải “xin phép” triều đình(?!).

    Có thể nói, đây là một “hiện tượng lịch sử” có một không hai của lịch sử nhân loại; trái ngược với lẽ tự nhiên trong tiềm thức con người; phản quy luật tự nhiên… và như vậy, từ sự sai lầm này, dân tộc Việt Nam sẽ phải trả những giá đắt mà từ thuở Hai Bà trưng đến nay người Việt phương Nam chưa thấy bao giờ. Đó là từng bước một sẽ mất hẳn 80% diện tích Biển Đông.

    Mọi việc phỏng đoán, tiên liệu thì cứ phỏng đoán, tiên liệu; nhưng nếu có Việt gian được Trung Quốc dung dưỡng nằm vùng ở cấp Quân ủy trung ương hoặc Bộ tổng tham mưu, thì than ôi…!

    Lịch sử Việt Nam như đang chờ đợi bước ngoặt?
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thêm một bài để cười chơi ....

    [​IMG] 15/05/10, 18:00#26Có nhiều người vẫn còn mơ hồ , không hiểu hết ý nghĩa ba từ "bán toàn bộ" , nên HĐQT TKU vẫn còn lợi dụng được sự u mê mù mờ đó , mưu toan đổ võ cho bà con ta , thế nên mới có bài ráp này :


    " Bán toàn bộ "
    CTCP Công nghiệp Tung Kuang (mã CK: TKU): Ông Ma Chia Lung là Thành viên HĐQT công ty đăng ký bán toàn bộ 442.558 đơn vị. Ông Chan Chun Shung là Phó chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 435.896 cổ phiếu đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/5 đến 7/7/2010.



    Bán toàn bộ ........ tức là .......bán tất cả :-w:-w:-w

    Bán tất cả ...........nghĩa là ....bán tuốt luốt :-??:-??:-??

    Bán tuốt luốt .......ý là ..........bán rốt ráo :-o:-o:-o

    Bán rốt ráo .........chính là ....bán tống tháo :-":-":-"

    Bán tống tháo ......hay là ......bán hết trơn [:D][:D][:D]

    Bán hết trơn ........ấy là ........bán thanh lý [-)[-)[-)

    Bán thanh lý ........ý là ..........bán khoá sổ :-??:-??:-??

    Bán khoá sổ ........đó là .........bán xoá sổ :)>-:)>-:)>-

    Bán xoá sổ .........tức là .........bán sạch sẽ >:D:D:D<

    Bán sạch sẽ ........nghĩa là ......bán triệt để \:D/\:D/\:D/

    Bán triệt để ........gọi là .........bán tổng thể :-":-":-"

    Bán tổng thể .......để mà ........chạy dzìa Tàu [:D][:D][:D]

    Chạy dzìa Tàu ......vì ngộ ........đã quá giàu $-)$-)$-)

    Bởi quá giàu ........nên ngộ ......tschẳng xợ ai [-X[-X[-X

    Tschẳng xợ ai ......nên giờ .......ngộ xắp đai :((:((:((

    Xợ mắc quai ........nên ngộ ......tăng ký pán :)]:)]:)]

    Có pao nhiêu ...... ngộ pán ......hết pấy nhiêu :-??:-??:-??

    Túm lại là ...........ngộ pán ......xạch xành xanh ^#(^^#(^^#(^

    Ngộ pán .............lanh tanh bành ^:)^^:)^^:)^

    Tschú nào ...........hổng tschạy nhanh :-o:-o:-o

    Có tschết ............đừng trách anh ~X~X~X.....:)):)):))



    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))


  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33

    Nó trả sòng phẳng cao gấp rưỡi, gấp đôi mấy thằng VN mua thì dại gì mà ko bán cho nó, người nông dân có thu nhập cao, bớt khổ. Chứ để mấy thằng VN nó ép giá, từ lúa gạo, đến thuỷ sản, nông sản ... Người dân 1 nắng 2 sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà bao đời vẫn nghèo khổ, đói rách... Mịa nó chứ toàn những thằng hút máu ND. nó mua rau cải của nông dân có 2- 3 k /ký mà ra đến chợ nó bán trên 20k/ký, cá tra nó mua 26 k/ký nó bán cho tây 4- 7 $ /ký..... thử hỏi có cái đạo lý nào như thế ko.???? Có mấy thẳng nước ngoài vào thu mua nên, tiêu, cafe, vải, thịt lợn, gà mới có giá cao như thế...Nông dân được lợi lớn là điều tốt....

    Còn chuyện gì ra chuyện ấy, nó nhăm nhe biển của ta thì ta phải phản đối đấu tranh, còn thương trường nó mua bán hợp lý sòng phẳng thì ta hoan nghênh.....





    .
  7. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Phải cảnh giác
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Đất thiêng trên biển Đông

    30/04/2011 1:13


    Tháng 4, biển trời Trường Sa trong veo, phẳng lặng. Sự đổi thay diệu kỳ của miền đất thiêng trên biển khởi nguồn từ một tinh-thần-Trường Sa, gieo mầm sống mãnh liệt trên những rẻo cát san hô nung bỏng chân trần.


    [​IMG]
    Cột mốc chủ quyền Trường Sa - Ảnh: Đình Phú
    Cuộc đổi thay diệu kỳ
    Màn đêm chớm buông, Trường Sa sáng lung linh giữa đại dương
    Màu xanh quê hương chen giữa phong ba đại dương
    Đảo vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng dữ
    Có sức người đảo bắt sóng vẽ hoa...

    Lần đầu tiên trong đời tôi mới có cảm nhận đủ đầy sự rộng lớn, bao la của biển trời đất nước sau khi bước chân lên tàu HQ 996 của Quân chủng Hải quân trực chỉ quần đảo Trường Sa. Được tận mắt nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên hòn đảo Song Tử Tây xa xôi, bao mệt nhọc khi phải vượt qua hải trình gần 1.000 km trên biển suốt 3 ngày 2 đêm trước đó như vụt tan biến trong tất cả mỗi người.
    Đảo xa
    Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tạo thành một cánh cung kỳ vĩ bao bọc và chở che đất liền từ phía biển Đông, trong đó Song Tử Tây nằm ở cực bắc của quần đảo. Cũng như các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa..., Song Tử Tây rợp bóng cây xanh ngắt với những âu thuyền cho tàu cá ngư dân neo trú bão, chùa chiền, nhà dân, trường học kiên cố và khang trang. Quần đảo Trường Sa bây giờ như những thành phố trên biển. Đêm xuống, các đảo rực sáng ánh đèn điện. Cảm giác thật gần gũi khi ngắm nhìn. Không nơi nào còn cảnh đèn dầu bếp củi. Bước đi trên đảo mà như ngỡ mình đang ở đất liền thân thuộc.
    Sau khi tham gia giải phóng hoàn toàn miền Nam, thượng tá Trịnh Lương Vượng - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 đã có mặt trên đất đảo từ tháng 6.1975, cùng cán bộ, chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từng làm đảo trưởng Trường Sa và Song Tử Tây, anh đã gắn bó gần cả đời mình với vùng đất thiêng trên biển. Anh bồi hồi nhớ lại những chuyến ra đảo công tác: “Ngày ấy hầu hết là đảo trần. Cây cối hoang tàn. Nhà cửa thưa thớt, nửa chìm nửa nổi, gọi là nhà hầm vì chỉ có mái nhô lên khỏi mặt đất. Đất đảo chỉ có hoa muống biển, lác đác vài cây phong ba, cây bão táp. Bóng mát trên đảo chủ yếu dựa vào… những đàn chim hải âu bay về dày đặc, tối đến kêu rền vang cả một khoảng trời, rúc vào giường... ngủ chung với bộ đội”.
    Lần đầu tiên trở lại những hòn đảo thân thương sau khi chuyển ngành công tác, anh Trần Văn Thiết ngỡ ngàng khi thấy Trường Sa đang từng ngày bừng lên sức sống mới. Anh bất chợt nhớ lại những câu thơ mà đồng đội dành tặng nhau từ những năm thập niên 90 của thế kỷ trước ở trên đất đảo như một lời tri ân: Mai bạn về bãi bờ chào đón/Mai bạn về dẫu phố đông đèn sáng/Đừng quên những ngày bão giông/Những ngày nắng lửa/ Mai bạn về hãy nhớ rèn quân, rèn mình/Để mãi là điểm tựa nơi đảo xa...
    Đảo xa những năm ấy theo hồi ức của anh là khung cảnh buồn hiu hắt. Có khi đến 5 - 6 tháng mới có tàu từ đất liền ra đảo. Lính đảo “khát” thư là chuyện thường tình. Áo quần mặc chung. Thư nhà cũng đọc chung đến lúc rã từng con chữ. Khi nghe tiếng kẻng báo hiệu tàu từ đất liền chuẩn bị cập đảo là anh em chiến sĩ đã nhào ra bờ biển chờ đón với tâm trạng háo hức vô cùng. Mùa nắng các đảo thiếu nước ngọt, vì “mặt trời treo trên bầu trời mỗi ngày mười hai tiếng. Có khi nghe nước biển réo sùng sục như sôi”. Những ngọn gió thì “như đã héo mất rồi”. Mỗi khi mưa đến, tất cả anh em quăng mình trên sân bãi tắm gội, tận dụng bạt nylon căng ra gom nước để dành. Thông tin liên lạc thì rất hạn chế. Cả đảo chỉ có vài chiếc radio cũ. Viết thư gửi đất liền dưới ánh đèn dầu ống bơ leo lét. Viết xong ngoáy mũi lôi ra cả cục than đen xì...
    Đất đảo bây giờ
    Sau “những ngày bão giông” là cuộc đổi thay diệu kỳ. Hoa đã tô thắm đất cằn sỏi cát thuở nào. Ở đảo Song Tử Tây, khi chứng kiến cảnh chị Trương Thị Liên (34 tuổi) và con gái Hồ Song Tất Minh (chào đời tại đảo vào ngày 16.5.2009) cùng chơi đu quay dưới bóng dương rợp mát, nhìn những đứa trẻ thong dong ngồi học bên những chiếc quạt máy mát rượi, chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính, được sử dụng nước sạch đủ đầy quanh năm..., tôi mới thấm thía sự hy sinh thầm lặng, kiên cường bám trụ giữa muôn vàn gian khó của những người lính đảo năm xưa.
    Những con người từng gắn bó nơi này đều xem đất đảo như một phần máu thịt. Để dựng xây miền biên hải, tinh thần thép thôi thì không đủ bởi nó không thể nào đương đầu nổi với sóng gió khắc nghiệt - nơi có gần một nửa số ngày trong năm phải chịu bão giông. Sự đổi thay diệu kỳ khởi nguồn từ một tinh - thần - Trường Sa. Chính tinh thần thiêng liêng ấy đã làm cho sức người trở nên vô biên, chế ngự những con sóng bạc đầu dập dồn bất tận giữa trùng khơi, những tia nắng xuyên thấu thịt da, để gieo lên mầm sống mãnh liệt trên những rẻo cát san hô nung bỏng chân trần.
    Không khí hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử như sống lại trên gương mặt đầy vẻ tự hào của người dân Trường Sa. Nơi đầu sóng ngọn gió, họ sống quật cường như những hàng cây bão táp trải dài tít tắp. Mềm mại nhưng luôn vững chãi và mầm lộc xanh tươi trước lốc tố bão giông. Đứng bên cột mốc chủ quyền Trường Sa ở tọa độ 8038’30’’ độ vĩ Bắc - 111055’55’’ độ kinh Đông, chúng tôi trào dâng niềm tự hào về lãnh hải biên cương rộng dài ngút ngàn của Tổ quốc mình.
    Nơi đây, tôi đã gặp một người đặc biệt. Anh đã “viết” nhật ký hình ảnh về Trường Sa bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết của mình...
    Đình Phú
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110502/Cuoc-trung-phung-lich-su.aspx

    Cuộc trùng phùng lịch sử

    02/05/2011 1:32


    Trong những ngày cuối tháng 4, lần đầu tiên đại diện 54 dân tộc anh em khắp mọi miền đất nước đã tề tựu trên đất đảo trong cuộc trùng phùng lịch sử.

    [​IMG]
    Đại biểu các dân tộc tại cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết​
    Tàu gần đến đảo Nam Yết ở tọa độ 10015’54’’ độ vĩ Bắc - 114021’36’’ độ kinh Đông, thuyền trưởng HQ 996 - đại úy Võ Cát Khánh kéo 3 hồi còi vọng vang giữa biển trời Trường Sa. Tiếng còi không phải báo hiệu tàu chuẩn bị thả neo, mà là lời chào lá cờ Tổ quốc đang phấp phới tung bay trên đất đảo. Chị Phù Thị Chuyên, 33 tuổi, người dân tộc Pà Thẻn (vùng 3, thôn Trung Sơn, xã Hiếu Sản, huyện Bắc Quang, Hà Giang) vội tiến về phía boong tàu, reo lên: “Tới rồi!”. Cũng như nhiều đại biểu thuộc cộng đồng người Chăm, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Chơ Ro, Dao, Kinh, Bana, Êđê, M’nông, Tày, Nùng, Hoa, H’rê…, chị Chuyên đã ý thức rõ ràng hơn, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ là dải đất có hình chữ S.
    Người Pà Thẻn ở vùng núi cao Trung Sơn chỉ có khoảng 100 hộ dân. Chị Chuyên chưa từng nhìn thấy biển cả, lâu nay chỉ thấy lướt qua trên ti vi. Vượt hàng trăm hải lý ra Trường Sa là điều mà chị chưa bao giờ dám nghĩ đến. Hôm cán bộ xã đưa thư mời đến tận nhà, dù công việc gia đình bộn bề nhưng chị đã đồng ý ngay lập tức. Chị nói với chồng con “phải lên đường thôi, có việc gì khi về lại sẽ tranh thủ làm”. Chị Chuyên vận bộ trang phục dân tộc độc đáo, với chiếc khăn đội đầu dài đến 4m, nặng gần 5 kg, phải mất gần một buổi mới quấn xong. Chị rất ngạc nhiên khi mới đặt chân lên đảo. Cây cối um tùm khắp nơi như núi rừng Tây Bắc quê chị. Nó rất khác so với hình dung ban đầu bởi “trên biển thì mình nghĩ làm gì có cây”.
    Già làng A Théo, 63 tuổi, là một người con ưu tú của buôn làng Bana ở Kon K’tu, xã Đắk Rơwa, TP Kon Tum. Ông từng ra thủ đô Hà Nội, đi thăm các tỉnh Tây Bắc nhưng đây cũng là lần đầu tiên lên tàu thực hiện chuyến hải trình đặc biệt đến với quân và dân vùng biển đảo phía đông Tổ quốc. Trước ngày lên đường, già làng A Théo đã làm một hình mẫu nhà sàn Tây Nguyên tặng bộ đội Trường Sa. Những đảo đặt chân đến, già A Théo đều cố đi hết một vòng quanh, thu nhặt những mẩu san hô cẩn thận bọc vào bao ni-lông đã chuẩn bị sẵn để “làm quà Trường Sa tặng dân bản”.

    [​IMG]
    Nhiều đại biểu trẻ đã bật khóc khi đến với Trường Sa - Ảnh: Đình Phú​
    Đoàn đã vượt qua chặng đường dài hơn 2.100 km trên biển, thăm hỏi, động viên, tặng quà quân và dân 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Đông, Đá Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa và nhà giàn DK1 (thuộc khu vực thềm lục địa phía nam). Cuộc trùng phùng giữa biển xa có những khoảnh khắc đầy xúc động, càng tô thắm cho sự gắn bó vẹn nguyên của khối đại đoàn kết các dân tộc với miền đất thiêng nơi đầu sóng ngọn gió.
    Khi tàu HQ 996 ngang qua khu vực đảo Cô Lin, đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam do Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Lê Bá Trình làm trưởng đoàn đã tổ chức lễ tưởng niệm và thả vòng hoa tưởng nhớ những cán bộ, chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Có nhiều tấm gương tiêu biểu, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là anh hùng liệt sĩ, trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ, đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng tàu HQ 604; anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên đồng đội không được lùi bước. Đó là anh hùng Nguyễn Văn Lanh kiên cường chiến đấu, bị thương nặng vẫn không rời trận địa, quyết giữ đảo đến cùng. Đó là anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, đứng trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc, đã bình tĩnh mưu trí chỉ huy con tàu HQ 505 vừa chiến đấu với tàu địch, vừa nhanh chóng đưa tàu lên bãi ngầm Cô Lin để khẳng định chủ quyền biển đảo nước nhà.
    Chị Chuyên, già làng A Théo và nhiều đồng bào khác đã bật khóc khi biết mặc dù Quân chủng Hải quân đã làm hết sức mình, nhưng do hoàn cảnh bất lợi, đến nay còn nhiều liệt sĩ vẫn đang phải nằm lại giữa biển khơi, giữa quần đảo Trường Sa quanh năm chịu nhiều bão tố. Họ là những người gắn bó với Trường Sa từ ngày giải phóng, tạm gác riêng tư, bất chấp nguy hiểm, chung sức chung lòng chiến đấu và hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
    Miền đất thiêng Trường Sa từ bao đời qua đã in dấu chân nhiều thế hệ con dân nước Việt đến an cư, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Hành trình nơi nghìn trùng xa cách ấy nay tô đậm một mốc son về sức sống mới vào đúng những ngày tháng 4 lịch sử.
    Đình Phú
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110501/Nguoi-dac-biet-o-Truong-Sa.aspx

    Người đặc biệt ở Trường Sa

    01/05/2011 0:53


    Đó là thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc - Trạm trưởng Trạm Y tế đảo Trường Sa, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của quần đảo thiêng trên biển.

    >> Cuộc đổi thay diệu kỳ
    Ca sinh mổ đầu tiên
    Ở các đảo nổi như Trường Sa, Sinh Tồn hay là Song Tử Tây… đều được xây dựng cơ sở khám chữa bệnh bài bản, trang thiết bị y tế khá hiện đại, có thể thực hiện các ca trung và tiểu phẫu. Y bác sĩ là những người giỏi chuyên môn, được tăng cường từ các bệnh viện của quân đội như Bệnh viện 175, 108, 103. Bác sĩ Ngọc thuộc biên chế của Bệnh viện 175, ra đảo làm nhiệm vụ quân dân y đã gần một năm qua nhưng chưa một lần về đất liền thăm vợ con.
    [​IMG]
    Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc (trái) với “gia tài” hàng ngàn tấm hình về Trường Sa - Ảnh: Đình Phú
    Đồng nghiệp của anh ở trạm còn có bác sĩ Vũ Đăng Quyền, chuyên hồi sức cấp cứu và 4 y sĩ: Bùi Văn Chung, Hoàng Văn Hùng, Cao Thống Nhất và Phan Văn Giàu. Công tác khám chữa bệnh trên đảo xa có thể nói rất đặc biệt. Mọi người đều toàn tâm, toàn ý, tận tụy với bệnh nhân và hầu như không có khái niệm “bó tay” trước bất kỳ trường hợp nào. Anh em không phải giỏi giang hết các lĩnh vực, cũng chưa được trang bị thật đầy đủ nhưng dù gặp khó khăn kiểu gì cũng phải gắng cứu chữa thành công, tuyệt đối không nghĩ đến việc chuyển ngay lên tuyến trên như ở đất liền.
    Khi chúng tôi đặt chân lên Trường Sa, bé Nguyễn Ngọc Trường Xuân đã gần tròn 1 tháng tuổi. Trước khi mẹ bé - chị Nguyễn Thị Thanh Thúy - chuyển dạ, các y bác sĩ đã biết trước và xác định đây là một ca sinh khó. Chị Thúy bị u xơ tử cung. Khối u có đường kính hơn 10 cm. Gần đến ngày sinh, diễn biến của thai phụ càng thêm phức tạp. Ngôi thai nằm ngang, bị thiểu ối và dây nhau quấn cổ thai nhi. Trên đảo không có bác sĩ chuyên khoa sản nên trạm được tăng cường bác sĩ Hồ Xuân Lãng (Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa) ra đặt đường mổ đầu tiên. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của lãnh đạo, y bác sĩ tại Bệnh viện 175 qua cầu truyền hình, ca sinh mổ đầu tiên trên Trường Sa chỉ kéo dài trong 35 phút. Kíp mổ của bác sĩ Ngọc thao tác kiểu nhà binh “đánh nhanh rút gọn”, vì nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ con sản phụ. Ca mổ đẻ thành công, mẹ tròn con vuông khiến những người dân nơi đầu sóng ngọn gió an tâm hơn cho cuộc sống tương lai.
    Tài sản tinh thần vô giá
    Trường Sa từ lâu luôn hiện hữu trong tâm hồn bác sĩ Ngọc. Những câu chuyện anh kể về đất đảo dường như bất tận. Anh bảo cuộc sống có khi cười không phải cho ta vui mà cười cho đồng đội mình vơi đi nỗi nhớ nhung đất liền. Khi mới ra đảo, anh giới thiệu vui với bà con tên mình là Ngọc Thúy. Chữ Thúy ghép vào tên thật của anh như một “mũi tên trúng được hai đích”. Trên đảo chủ yếu là đàn ông con trai, cái tên Ngọc Thúy khi gọi sẽ “góp vui phần nào vì nó tạo cảm giác tuổi xuân thì của người con gái”! Chữ Thúy còn mang nghĩa của chữ ghép… thú - y! Dù chuyên khoa ngoại - chấn thương chỉnh hình, nhưng bác sĩ Ngọc còn kiêm luôn nhiệm vụ của bác sĩ thú y trên đảo. Trong căn phòng nhỏ phía sau trạm, anh treo tấm bảng in đậm dòng chữ: Phòng mạch người lớn - trẻ em và gia cầm trông rất lạ!
    [​IMG]
    Y sĩ Phan Văn Giàu, người hằng ngày đảm trách chăm sóc công dân chào đời tại đảo Trường Sa - Ảnh: Đình Phú
    Bác sĩ Ngọc giải thích: “Một điều kỳ lạ là trẻ em trên đảo rất ít khi ốm đau. Có lẽ sóng gió Trường Sa hun đúc cho những đứa trẻ có được sức đề kháng mạnh để lướt qua bệnh tật. Đối tượng khám chữa bệnh phổ biến nhất là người lớn. Trên đảo nuôi nhiều gia súc, gia cầm và rất hay bị dịch bệnh nhưng lại không có bác sĩ thú y. Vậy là mình và các anh em phải tự vận dụng, tìm cách để cứu chữa nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm dự trữ thường xuyên cho đảo”.
    Bác sĩ Ngọc vui vẻ nhận lời dẫn tôi đi một vòng khám phá quanh đảo Trường Sa. Bách bộ chừng vài giờ đồng hồ trên đảo, da mặt tôi đã đen nhẻm, người đẫm mồ hôi. Chỉ hơn 30 độ C nhưng cái nắng nơi này có cảm giác gay gắt và bỏng rát hơn rất nhiều so với đất liền. Cây bàng biển, phong ba, bão táp tuy rợp bóng nhưng không làm dịu mát hết nền đất san hô với độ hấp thụ cũng như tỏa nhiệt rất cao. Dù nắng cháy thiêu thịt da là vậy, nhưng người thầy thuốc đặc biệt này tỏ ra chẳng hề hấn gì. Anh từng rảo bước quanh đảo không biết bao nhiêu lần như thế, đến mức thông thuộc từng gốc cây, ngọn cỏ của Trường Sa.
    Tất cả mọi góc độ của cuộc sống đất đảo đều được anh ghi lại hết sức sinh động. “Nhật ký hình ảnh” về Trường Sa của anh đã lên đến gần 6.000 tấm hình lưu đầy ổ cứng máy vi tính. Anh bảo đó là tài sản tinh thần vô giá để dành làm kỷ niệm cho riêng mình sau khi rời đảo quay về lại đất liền. Thấy tôi nài nỉ mãi, anh mới bật cho xem một số hình ảnh về cây cối, hoa trái đất đảo. Những sê-ri ảnh của anh thể hiện quá trình “theo dõi đối tượng” hết sức công phu, kỹ càng. Ví như chụp vòng đời của đóa hoa bàng biển, một vẻ đẹp mang tính biểu tượng của cây cối ở Trường Sa từ khi là một chồi nụ tròn lẳn, hoa từ từ bung nở trắng hồng tinh khôi cho đến lúc đậu quả… Để chụp loạt ảnh này anh phải mất hàng tháng trời.
    Đình Phú
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này