Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6634 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 22:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112971 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Biển Đông: Đường tới Công lý

    Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 16:52


    Mục đích cao nhất của qua trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là đạt được Công lý. Đây là quá trình gian nan vất vả, vì kẻ mạnh luôn có xu hướng áp đặt, chèn ép và từ chối Công lý. Nhưng lịch sử đã chứng minh, Công lý hoàn toàn có thể đạt được, nếu có lòng quả cảm và chiến lược đấu tranh đúng.

    Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông đã đưa ra chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp[1], và cho rằng: Nếu chúng ta triển khai tốt chiến lược 3C này thì không chỉ giúp Việt Nam mà tất cả các nước đều được hỗ trợ trên con đường đấu tranh cho công lý. Trên thực tế, chiến lược 3C đã hoạt động tương đối hiệu quả.

    Bên cạnh chiến lược 3C như đã nêu, trong quá trình hoàn thiện chiến lược đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, công thức 4K: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì và nguyên tắc 4T: Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thực lực đã lần lượt ra đời[2].

    Công thức 4K được xây dựng nhằm định hướng cho mỗi cá nhân sao cho có thể phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả nhất có thể trước mỗi diễn biến; đồng thời giúp mỗi người thêm bền gan vững chí trong sự nghiệp trường kỳ này.

    Tương tự, nguyên tắc 4T được xây dựng với mục đích sử dụng làm phương châm hành động, giúp cho quá trình đấu tranh đạt được hiệu quả cao nhất, tối ưu nhất.

    [​IMG]
    Ngư dân Việt Nam bị đe dọa khi đánh bắt cá ở khu vực đã khai thác từ nghìn đời nay.


    Tuy các công thức 3C, 4K và 4T ra đời trong các hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều hướng về cùng một mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, nên bổ sung cho nhau một cách tự nhiên. Chẳng hạn: Một trong những chiến lược của đấu tranh bảo vệ chủ quyền diễn giải trong 3C là công khai tình trạng tranh chấp Biển Đông, công khai lập trường của mỗi bên: Việt Nam các nước ASEAN có xu hướng giải quyết tranh chấp qua đàm phám đa phương, nhưng Trung Quốc, với sức mạnh áp đảo, lại chủ trương đàm phán song phương. Cho nên, nếu không có định hướng tinh thần của công thức 4K, chiến lược công khai hóa tranh chấp sẽ thất bại trước sức ép của Trung Quốc. Tình hình cũng xảy ra tương tự với việc sử dụng Công luận, Công pháp để giải quyết tranh chấp. Nếu không kiên định - kiên quyết - kiên cường - kiên trì thì những chiến lược này sẽ có thể bị thất bại, hoặc không đạt được hiệu quả như mong đợi.

    Cũng giống như công thức 4K, nguyên tắc 4T cũng bổ sung đắc lực cho chiến lược 3C. Nếu không có cái nhìn thực tế, không có phương pháp thực dụng trọng hiệu quả, không thực thi chính sách mà chỉ dừng lại ở lời nói, và không có thực lực để triển khai thì chiến lược sử dụng công khai - công luận - công pháp để đấu tranh cũng không đạt được kết quả như mong đợi.

    Công thức 4K và nguyên tắc 4T cũng bổ sung hỗ trợ qua lại cho nhau đắc lực. Tinh thần bám sát thực tiễn, lựa chọn thực dụng, thực thi chính sách, xây dựng thực lực rất cần sự hỗ trợ của 4K: kiên định - kiên quyết - kiên cường - kiên trì. Ngược lại, những cập nhật từ phân tích diễn biến thực tế, những tổng kết từ hành động đấu tranh cụ thể trên các mặt trận, cả trực tiếp và gián tiếp, sẽ điều chỉnh 4K một cách tương ứng để tránh rơi vào cực đoan, áp đặt độc đoán.

    Chiến lược 3C với nội dung công khai - công luận - công pháp, đến lượt nó lại bổ sung cho công thức 4K và nguyên tắc 4T, tạo cơ sở về sức mạnh của sự đồng thuận toàn dân; đồng thuận trong nước và quốc tế; gia cố nền tảng chính nghĩa của cuộc đấu tranh và đưa nó vượt ra khỏi phạm vi trách nhiệm của một nhóm chuyên gia và quân đội để đến với toàn dân Việt Nam và nhân dân thế giới; thúc đẩy sự cộng hưởng giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

    Đó là sự bổ sung hiển nhiên giữa 4K, 3C và 4T khi xem xét ở bề nổi. Nhưng khi xem xét sâu sa hơn, chúng không chỉ bổ sung cho nhau mà còn thống nhất với nhau ở cấu trúc nội tại: 4K có tác dụng mạnh ở vùng tư duy, tâm trí; 4T có tác dụng mạnh ở vùng lựa chọn, hành động; 3C tác dụng mạnh ở vùng giao tế, truyền thông.

    Do đó, nếu xét với một cá nhân thì 4K, 3C, 4T lần lượt tác động vào suy nghĩ, lời nói và hành động của cá nhân đó. Sự kết hợp của 4K, 3C và 4T khi đó, về thực chất là sự phối hợp tổng thể của suy nghĩ, lời nói và hành động trong mỗi cá nhân. Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, dù khó khăn phức tạp đến mấy thì cũng đều được thực hiện bởi những công dân yêu nước và có trách nhiệm với sự tồn vong của dân tộc, nên sự thống nhất của 4K, 3C và 4T trong mỗi công dân - rộng hơn là sự thống nhất trong cả dân tộc - cho thấy về bản chất, chúng thống nhất về cấu trúc nội tại không thể tách rời.

    Như vậy, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự kết hợp của 4K, 3C và 4T trong mỗi cá nhân có thể được diễn giải ngắn gọn như sau:

    Suy nghĩ, lập trường phải có các phẩm chất: Kiên định - Kiên quyết - Kiên cường - Kiên trì.

    Giao tế, truyền thông phải hướng đến các tiêu chí: Công khai - Công luận - Công pháp.

    Hành động, lựa chọn phải căn cứ trên các nguyên tắc: Thực tiễn - Thực dụng - Thực thi - Thực lực.


    Sự kết hợp của 4K, 3C và 4T trong mỗi công dân sẽ dẫn đến sự kết hợp tương tự trong cả cộng đồng, thể hiện qua các đường lối chính sách về biển đảo; sự đấu tranh trên các mặt trận ngoại giao, pháp lý, truyền thông; sự đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, quân sự, chính trị...Khi đó, cả dân tộc cùng hướng đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, với sự cộng hưởng của cộng đồng quốc tế do tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh mang lại, thì sự nghiệp này sẽ không có lý do gì để thất bại, tức mục tiêu mang lại Công lý cho Biển Đông sẽ đạt được.

    Do đó, có thể kết luận: Với công cuộc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nếu phối hợp hiệu quả các chiến lược 4K, 3C và 4T, ta sẽ đạt được Công lý. Nói ngắn gọn: 4K+3C+4T=Công lý cho Biển Đông.

    Khi Công lý cho Biển Đông đã đạt được thì Hòa bình cho Biển Đông cũng theo đó mà được xác lập. Mong ước Hòa bình và Công lý cho Biển Đông sẽ không còn xa vời nữa, vì đường đi đã có.

    Đường đi đã có, nên không còn sợ nữa[3]. Đường đi đã có, chỉ chờ người dấn bước.

    Tác giả cảm ơn Nguyễn Hồng Thao, Trần Văn Thùy đã đọc và góp ý cho bản thảo.

    ---------------------------

    [1] Trong chiến lược 3 C: Công khai có nghĩa là công khai lập trường của các bên, công khai những sự kiện diễn biến xảy ra trên Biển Đông, các tài liệu pháp lý lịch sử. Nói cách khác là công khai thực trạng tranh chấp trên Biển Đông. Còn Công luận bao gồm cả dư luận trong nước, dư luận quốc tế, dư luận Trung Quốc; có được thông qua tăng cường truyền thông để cho mọi người cùng hiểu tính chất phi lý trong yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, sao cho dân ta, dân họ, dân các nước hiểu rõ đạo lý và chính nghĩa của Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Còn Công pháp chính là công pháp quốc tế dùng để giải quyết tranh chấp Biển Đông, cụ thể là Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc, các điều ước quốc tế và luật tập quán quốc tế có liên quan khác. Xem thêm: Báo Tiền Phong, ngày 10/6/2011.

    [2] Tuần Việt Nam ngày 30/6/2011 và 4/7/2011.

    [3] Ý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Con đã thấy đường đi, con không còn sợ nữa.

    Tác giả: TS GIÁP VĂN DƯƠNG

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    'Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu...'

    Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 16:42


    Biển Đông hiện nay là một vấn đề quốc tế phải được giải quyết đa phương bởi tất cả các bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN có tranh chấp ở biển Đông cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế.

    Đây là quan điểm của nhiều học giả quốc tế trong buổi làm thảo luận đầu tiên hôm qua của Hội nghị quốc tế về biển Đông tại Manila (Philippines).

    Hãng tin Reuters dẫn lời phát biểu của GS.Carlyle A. Thayer đến từ ĐH New South Wales, Australia cho rằng, tình hình hiện nay là hết sức khẩn cấp vì nếu không được giải quyết có thể dẫn va chạm trên biển.

    Đòi hỏi “Trung Quốc và các nước ASEAN phải nhất trí một nguyên tắc giải quyết trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và không có những đòi hỏi vô lý”, GS. Thayer nhấn mạnh.

    Phát biểu tại Hội nghị, bà Nong Hong, Viện nghiên cứu Trung Quốc, ĐH Alberta (Canada) cho rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp nhưng “sẽ chỉ thảo luận với những bên có liên quan và không mong muốn sự dính líu của bên thứ 3”.

    Các chuyên gia cũng cho rằng, Trung Quốc và ASEAN phải thực hiện một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý hơn nữa về thực thi các hành động trên biển Đông nhằm ngăn chặn xung đột.

    TS Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu biển Đông, Học Viện ngoại Giao Việt Nam cho rằng căng thẳng gần đây bộc lộ những hạn chế trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

    “Trung Quốc đang quay lại quan điểm cứng rắn kiên quyết chỉ đàm phán song phương với mỗi bên”, ông Thủy nói, “nhưng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập nếu họ cản trở các cuộc đàm phán thực thi một bộ nguyên tắc định hướng và có thể là một hiệp ước chính thức”.

    Hội thảo diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - Philippines tiếp tục căng thẳng. Theo hãng tin AP hôm qua, Philippines cấm một nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia các cuộc họp do người này từng có hành vi mà Manila cho là “thô lỗ”.

    “Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc Lý Vĩnh Thịnh tại Manila cao giọng với nhân viên ngoại giao của Philippines trong khi thảo luận về các cáo buộc Trung Quốc xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào tháng trước”, một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, “thái độ của ông Lý không phù hợp với một nhà ngoại giao và ông sẽ không được tham gia vào bất kỳ cuộc họp nào trong tương lai giữa hai bên”.

    Trước đó, ngày 4/7, hãng tin AFP dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, một máy bay chiến đấu không rõ quốc tịch bay rà sát một chiếc tàu đánh cá Philippines đang hoạt động tại vùng biển nằm giữa đảo lớn phía Tây Philippines là Palawan vào quần đảo Trường Sa khiến các ngư dân hoảng loạn.

    Hội nghị quốc tế về biển Đông với chủ đề “biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, hợp tác và tiến bộ” khai mạc hôm qua tại Thủ đô Manila, Philippines. Hội nghị được Viện ngoại vụ Bộ ngoại giao Philippines (FSI), Học viện ngoại giao Việt Nam (DAV) cùng ĐH quốc phòng quốc gia Philippines (NDCP) phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều học giả đến từ các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


    Nguồn: ĐVO
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cần cấp bách đạt được COC ở Biển Đông

    Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 16:35


    Tại cuộc hội thảo quốc tế diễn ra ngày 5.7 tại thủ đô Manila, Philippines, nhiều chuyên gia về an ninh và ngoại giao đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc và các nước ASEAN cần nhanh chóng đạt được thoả thuận như bộ quy tắc ứng xử của các bên có liên quan đến Biển Đông nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột.

    [​IMG]
    Một người biểu tình tuần hành trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, Manila ngày 28.6.2011 để kêu gọi giải quyết tranh chấp trong hoà bình. Ảnh: Reuters
    Tất cả các nhà phân tích đều nhận định rằng có nguy cơ xảy ra xung đột do các bên liên quan có những hành động gia tăng, nhằm khẳng định yêu sách của mình ở khu vực có tranh chấp Trường Sa.
    Nguy cơ có giao tranh nhỏ
    Giáo sư Carlyle Thayer thuộc đại học New South Wales của Úc cho rằng, “Tình hình hiện nay là cấp bách vì nếu không được giải quyết, tranh chấp ở Biển Đông có thể dẫn tới những cuộc giao tranh nhỏ trên biển”.
    Từ đó, ông đưa ra giải pháp là Trung Quốc và ASEAN cần phải thống nhất phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên các nguyên tắc và cơ chế quy định bổn phận và trách nhiệm của các bên, gồm cả các nước không liên quan trong thoả thuận này.
    Ông Thayer nói: “Chúng ta cần một bộ quy tắc của các nước có liên quan, bao gồm cả Mỹ, Australia và Nhật Bản”.
    Từ năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC) nhưng tuyên bố này không đủ sức ràng buộc hành động của các bên, nhất là các nước có tiềm lực mạnh về kinh tế và quân sự. Philippines cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ DOC khi thả phao thăm dò ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
    Đáng chú ý, hôm 4.7, bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, hồi tháng trước một máy bay chiến đấu chưa được nhận dạng đã bay lượn phía trên, chỉ cách tàu cá của ngư dân nước này vài mét, nhằm xua đuổi họ ra khỏi khu vực gần quần đảo Trường Sa.
    Ông Voltaire Gazmin từ chối suy đoán nhận dạng máy bay chiến đấu nói trên, nhưng ông cho biết, hầu hết các lần xâm nhập vào vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong và gần quần đảo Trường Sa đều được cho là tàu của Trung Quốc. Thậm chí, quân đội Philippines còn buộc tội cả tàu quân đội và tàu dân sự của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải trái phép.
    Như vậy, từ tháng 5 đến nay, quân đội Philippines đã thông báo có ba vụ máy bay chiến đấu xua đuổi ngư dân của họ ở Trường Sa.
    DOC phơi bày hạn chế
    Tham dự hội thảo, ông Trần Trường Thuỷ của học viện Ngoại giao Việt Nam nhận định, căng thẳng hiện tại ở Biển Đông phơi bày sự hạn chế của Tuyên bố DOC ký năm 2002.
    Trung Quốc đã quay trở về điểm “không khoan nhượng” trong việc khăng khăng chỉ chấp nhận đàm phán song phương, và sự quyết đoán của nước này cho thấy “thế tấn công quyến rũ” hướng tới ASEAN đã mất xung lượng.
    Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể bị cô lập nếu cản trở các cuộc thảo luận để đi đến các nguyên tắc chỉ đạo và khả năng hình thành một thoả thuận chính thức, về nguyên tắc ứng xử của các bên (COC).
    ”Họ sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi”, ông Trần Trường Thuỷ nói, đồng thời chia sẻ quan điểm với ông Thayer rằng, các bên liên quan, như Mỹ, nên là một phần của thoả thuận ứng xử, dựa trên quy tắc ở Biển Đông.
    Tại hội thảo, bà Nong Hong của viện Trung Quốc thuộc đại học Alberta nói, “Một cách chính thức, Trung Quốc cực lực phản đối bất kỳ sự can dự nào của các nước không có liên quan đến tranh chấp”. Theo bà, Trung Quốc đã nhất trí sẽ làm việc với các nước ASEAN để giải quyết tranh chấp ở Trường Sa nhưng muốn đàm phán với các bên liên quan hơn.
    Ca Thy (Reuters, AP)
    Philippines: cấm bí thư sứ quán Trung Quốc dự họp ở văn phòng bộ Ngoại giao
    Bí thư thứ nhất sứ quán Trung Quốc tại Philippines bị cấm tham dự các cuộc họp ngoại giao tổ chức tại Philippines do có hành vi thô lỗ trong một lần tranh luận liên quan tới vùng biển có tranh chấp giữa hai nước, theo bộ Ngoại giao Philippines.
    Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, bí thư thứ nhất đại sứ quán Trung Quốc là Li Yongsheng, người phụ trách lĩnh vực chính trị, đã cao giọng tại văn phòng bộ Ngoại giao Phillipines trong tháng trước trong khi tranh luận với các quan chức ngoại giao Phillipines về cáo buộc Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Biên bản của vụ châu Á và Thái Bình Dương của Philippines ghi lại bí thư Li “có hành động không phải của nhà ngoại giao” và do vậy tòa đại sứ Trung Quốc đã nhận được thông báo rằng vị bí thư này không được tham dự các cuộc họp tại văn phòng bộ Ngoại giao trong tương lai.
    Văn bản được phóng viên của AP xem không ghi rõ tình tiết nhưng ít nhất, ba nhà ngoại giao Phillipines cùng xác nhận ông Li đã hùng hổ lớn tiếng khi Manila đưa ra các bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc xâm nhập vào vùng nước ở Trường Sa mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
    Đại sứ Trung Quốc ở Philippines không có bình luận gì.
    Phi Giao (Wall Street Journal)


    theo SGTT
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Tọa đàm về Biển Đông tại Pháp

    Thứ năm, 30 Tháng 6 2011 16:48


    SGTT.VN - Buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở Biển Đông" vừa diễn ra ngày 28.6 tại Paris, với sự tham dự của đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận.

    [​IMG]
    Ông André Menras, mang quốc tịch Việt Nam từ năm 2009 dưới tên gọi Hồ Cương Quyết là cầu nối giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình. Trong ảnh là một lần ông được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Tọa đàm do Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức.

    Trước những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực biển Đông, nhiều bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình, trong đó có phó giáo sư, tiến sỹ Luật quốc tế Joële Nguyễn Duy Tân, mong muốn góp thêm tiếng nói, nêu ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc, nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Mở đầu buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự được xem bộ phim tài liệu do ông André Menras, mang quốc tịch Việt Nam dưới tên gọi Hồ Cương Quyết, thực hiện, phản ánh cuộc sống của ngư dân vùng biển huyện Bình Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

    Nội dung bộ phim cho thấy dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ngoài biển khơi, song người ngư dân miền Trung vẫn quyết tâm bám biển sản xuất, quyết giữ chủ quyền biển đảo.

    Hình ảnh chân thực, sống động về những người vợ mất chồng, người con mất cha trong những lần đi biển vì cuộc mưu sinh và cũng vì vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cùng những tâm sự của họ đã khiến nhiều người xem phải xúc động.

    Ông André Menras cho biết những gì ông đã và đang làm là vì tình yêu tha thiết đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong bất cứ tình huống nào.

    Trong phần trình bày về những thách thức ở Biển Đông, bà Joële Nguyễn Duy Tân nhấn mạnh tới các thách thức về kinh tế, chính trị dẫn tới các tranh chấp biên giới trên biển. Bà Joële cho rằng Biển Đông là khu vực có ý nghĩa sống còn về địa chiến lược, kinh tế, giao thông và an ninh hàng hải đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam.

    Với lối trình bày cô đọng, hệ thống, bà Joële đã giúp người nghe hiểu rõ hơn về tiến trình ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm rõ các khái niệm pháp lý về các vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển như lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

    Bà viện dẫn các quy định của pháp luật quốc tế, cơ sở pháp lý và lịch sử để chứng minh tính đúng đắn trong đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.

    Phần trình bày của bà Joële Nguyễn Duy Tân đã nhận được sự chia sẻ, tán đồng của người tham gia tọa đàm. Nhiều ý kiến phát biểu, với một số câu hỏi liên quan đã được bà Joële và những đại diện có hiểu biết về tình hình Biển Đông giải đáp cụ thể.

    Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, AAFV đã ra tuyên bố, bày tỏ sự quan ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực, thông qua con đường thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm giảm căng thẳng, duy trì sự ổn định trong khu vực.
    theo SGTT
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110707/Trung-Quoc-phu-nhan-tin-don-ong-Giang-Trach-Dan-qua-doi.aspx

    Trung Quốc phủ nhận tin đồn ông Giang Trạch Dân qua đời



    07/07/2011 12:02


    [​IMG]



    Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân - Ảnh: Reuters

    (TNO) Hôm 7.7, Trung Quốc chính thức phủ nhận những tin tức nói rằng cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã qua đời.

    Tân Hoa Xã dẫn một “nguồn tin có thẩm quyền” nói: “Những tường thuật gần đây trên các tổ chức truyền thông nước ngoài về việc ông Giang Trạch Dân chết vì bệnh chỉ thuần túy là tin đồn”.
    Theo Reuters, hãng truyền hình Asia Television ở Hồng Kông vốn cắt ngang bản tin chính của hãng vào tối 6.7, để trọng thể thông báo rằng ông Giang Trạch Dân đã qua đời, kèm theo một tiểu sử ngắn của ông này.
    Asia Television để dòng tin về cái chết của ông Giang Trạch Dân chạy bên dưới trong vài giờ và sau đó thông báo sẽ phát một chương trình đặc biệt về cuộc đời của cựu lãnh đạo này vào tối 6.7.
    Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy và dòng tin cũng được rút xuống sau khi không có xác nhận chính thức.
    Cũng trong hôm qua, tin tức về cái chết của ông Giang Trạch Dân đã được loan truyền trên internet. Theo tờ Washington Post và tờ Wall Street Journal, những yêu cầu tìm kiếm liên quan đến tên của ông Giang Trạch Dân trên các trang mạng của Trung Quốc đã bị chặn.
    Trong hôm nay, một số tờ báo ở Hồng Kông đưa tin ông Giang đang trong tình trạng nguy kịch và có thể đã chết. Tờ The Standard nói cựu lãnh đạo 84 tuổi bị ung thư trong khi tờ Oriental Daily cho biết ông Giang có thể đã chết vì lên cơn đau tim.
    Ông Giang Trạch Dân vốn là Chủ tịch Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003 và là Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến 2002.
    Việc ông Giang Trạch Dân vắng mặt trong buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tuần trước đã làm dấy lên nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông này.
    Sơn Duân




    [​IMG]


    Thằng Giang Trạch Dân này chết đi ...

    Là thêm con chó xuống âm ty ...
    Gặp Mao , Đặng cùng trò Pol Pot ...
    Trong chảo dầu đang bị rô ti !
    Quân ăn cướp gặp loài khốn nạn ...
    Nơi phanh thây , tùng xẻo gian phi ...
    Lính Diêm Vương gật gù đắc ý ...
    Nhìn Tàu than khóc , quỷ cười khì ....

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))


  6. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
  7. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Chủ đề này sao nay nguội lạnh nhỉ......Chắc sợ....
  8. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Sợ thì đi ở đợ!:-??
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Gặp những người chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa năm 1974
    Cập nhật lúc :8:53 AM, 28/06/2011
    "58 người con nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này vì đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc Việt Nam”, ông Tư Hà xúc động.

    Gặp lại những nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974, có thể cảm nhận cảm xúc đặc biệt mà những người Việt đã phải trải qua khi chứng kiến biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm chiếm bằng vũ lực.

    [​IMG]
    Đại diện Báo Đại đoàn kết trao đổi với các nhân chứng
    của trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ông Nguyễn Văn Chọn, thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 (trái);
    Ông Tư Hà, thủy thủ tuần dương hạm Nhật Tảo - HQ-10 (giữa)
    Chiến đấu tới hơi thở cuối cùng
    Giai đoạn 1973 – 1974, khi Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris đã được ký kết, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trở thành việc riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, cùng với rút quân trên bộ, Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ cũng được lệnh rút hỏi khu vực Biển Đông.
    Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ. Ngay sau đó, Trung Quốc tiến hành liên tiếp các cuộc đổ bộ xâm chiếm các đảo đá và bãi ngầm trên quần đảo Hoàng Sa, cho đến khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện được vào tháng 1/1974 và xảy ra trận thủy chiến để bảo vệ Hoàng Sa.
    Ông Trần Văn Hà (tên thường gọi Tư Hà, 58 tuổi, hiện cư ngụ tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), thủy thủ tàu Nhật Tảo (HQ - 10), một trong 4 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa tham gia vào trận chiến kể lại: "Chiều 18/1, khi đang tuần tra ở vùng biển Đà Nẵng – Quy Nhơn, tàu chúng tôi bất ngờ nhận được lệnh đi Hoàng Sa. Không khí của các thủy thủ tàu lúc đó đều hết sức căng thẳng, nhưng tất cả đều sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại. Cũng ngay chiều cùng ngày chúng tôi được học các ký hiệu nhận dạng tàu địch để sẵn sàng chiến đấu”.
    Theo ông Hà bồi hồi nhớ lại, cùng với tàu HQ-10, còn có 3 tàu khác của Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến là tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4). "Sáng 19/1, khi tàu Nhật Tảo tới đúng tọa độ vị trí tập trung thì đã thấy 3 tàu bạn có mặt, nhưng cách khu vực tập hợp vài hải lý còn có thêm 4 tàu Trung Quốc cùng xuất hiện. Linh tính tôi mách bảo chắc chắn sắp xảy ra giao tranh giữa hai phía”.
    Tiếp đó, các tàu Việt Nam liên tục phát tín hiệu hàng hải yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía tàu Trung Quốc cũng phản ứng lại tương tự. Tới 10h30 cùng ngày, khi Trung Quốc tiếp tục bất hợp tác, có dấu hiệu cố tình gây sự, dùng bạo lực tấn công xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam thì không còn cách nào khác, tàu Nhật Tảo được lệnh khai hỏa.
    Ngay sau đó, liên tục các tiếng nổ lớn dồn dập oang trời từ cả hai phía. Riêng tàu HQ-10 bị hỏa lực của địch bắn dữ dội; thông tin cháy ở các buồng máy 1, sau đó là buồng máy số 2 được truyền đi liên tục qua bộ đàm. "Bộ phận thủy thủ cơ khí chúng tôi được lệnh lên boong tàu hỗ trợ lực lượng trực chiến lúc này đã bị chết phần nửa. Xác chết đầy trên boong; tàu bị hư hỏng nặng và bốc cháy nhiều vị trí. Ngay cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà cũng bị chết do đài chỉ huy bị hỏa lực địch bắn trúng”. Ông Hà nhớ như in: "Khi tàu đã mất khả năng khiển dụng, HQ-10 phát tín hiệu cầu cứu sang các tàu bạn, tuy nhiên lúc này cả HQ-4 và HQ-5 đã rời đi, còn tàu HQ-16 tuy chưa rút kịp nhưng cũng bị hư hỏng nặng, khó có thể tương trợ HQ-10. Ngay trong khoảnh khắc đó, chúng tôi nghe lệnh mới từ Bộ Chỉ huy yêu cầu thủy thủ tàu đào thoát xuống các bè lưới trôi trên biển”.
    Ông Trần Văn Hà, một trong những thủy thủ thoát khỏi tàu sau cùng và nằm lênh đênh trên biển trong khu vực xảy ra trận chiến nên đã chứng kiến và kể lại: "dù bị hư hỏng nặng, phần nửa thủy thủ tàu đã chết, tuy nhiên những thủy thủ bị thương không còn khả năng đào thoát vẫn tiếp tục bám giữ vị trí chiến đấu. Các khẩu pháo 40 ly từ HQ-10 vẫn nổ giòn giã vào tàu Trung Quốc khiến các tàu này phải vất vả chống trả. Cuộc đấu súng cứ thế kéo dài tới chiều tối mới kết thúc khi hỏa lực từ tàu HQ-10 ngừng hẳn và chìm xuống biển sâu”.
    "Có lẽ đến lúc đó những thủy thủ còn lại trên tàu đã kiệt sức hoặc bị trúng đạn. Họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để hơn 20 đồng đội đào thoát thành công trên các bè lưới. 58 người con nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này vì đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc Việt Nam”, ông Tư Hà xúc động.

    [​IMG]

    "Cảm nhận chủ quyền dân tộc nơi đảo xa”
    Ông Nguyễn Văn Chọn (61 tuổi, hiện ngụ tại xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 kể lại: "Sáng ngày 19-1, tàu HQ-6 được lệnh tức tốc ra Hoàng Sa hỗ trợ trận chiến. Tuy nhiên, do xuất phát chậm, HQ-6 đã không thể tới kịp hỗ trợ đồng đội, cùng lúc đó thì tin hộ tống hạm Nhật Tảo bị nạn khiến chúng tôi hết sức lo lắng về số phận của anh em thủy thủ tàu. Thật may, 4 ngày sau tin anh Tư Hà (tên thường gọi của ông Trần Văn Hà-NV) cùng 19 thủy thủ khác được tàu Hà Lan cứu sống đã phần nào khiến chúng tôi nguôi ngoai. Sau đó hầu hết chúng tôi được phân công nhiệm vụ khác”.
    Từng nhiều lần tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa, ông Chọn cho biết: "trong giai đoạn từ năm 1971 – 1973, tuần dương hạm HQ-6 từng nhiều lần được lệnh tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong những lần ấy, tôi từng trực tiếp phát hiện các bia chủ quyền có khắc ngự bút của vua Minh Mạng, ngoài ra có một đảo tương đối lớn (không nhớ tên) còn có cả Đài Khí tượng do Pháp dựng từ các thập kỷ trước đó”.
    Về sau này, trong các tài liệu còn lưu giữ lại xác nhận Đài Khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa là do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một đơn vị hải quân của Chính quyền Sài Gòn cũ. Điều này cho thấy hồi ức của ông Chọn là có cơ sở, hơn nữa cũng phù hợp với các thư tịch từ thời Nhà Nguyễn đã xác định.
    "Cuộc chiến đã lùi xa hơn 38 năm, dù không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha nhưng chúng tôi luôn nhận thức nơi biên cương ấy vẫn là vùng biển đảo chủ quyền của dân tộc Việt Nam; là máu, là nước mắt mà biết bao con người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ”, ông Chọn tâm sự.


  10. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Tôi bây giờ mới hiểu vì sao ngày xưa Ngô Quyền trước khi đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đăng đã giết Kiều Công Tiển...~X~X~X~X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này