Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3624 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112699 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chán quá ! Trung tướng mà khí phách không bằng một anh dân chài đảo Lý Sơn !
    Ta kiên trì lập trường hoà bình , nhưng nếu kẻ ngoại xâm vẫn phá ta , cướp lãnh hải ta thì ta phải đánh trả chứ ?

    Đằng này :
    Nó lấn , ta kiên trì hoà bình ...
    Nó lại lấn , ta nhịn ...
    Nó lấn tới nữa , ta lùi ...
    Nó lại lấn thêm , ta nhượng bộ ...
    Thế thì chả mấy chốc chẳng còn tấc đất mà lùi ! [r37)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    7)
    [​IMG]

    Tổ chức gặp mặt ASEAN - Trung Quốc.
    VIT - Báo điện tử của ********************** đưa tin, ngày 5-6/7/2011 tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo với mục đích gia cố sự hợp tác ASEAN - Trung Quốc.
    Tham gia các Hội thảo có quan chức chính phủ và các nhà nghiên cứu của 10 nước ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN. Đây là một trong nhiều hoạt động do Việt Nam, với vai trò điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, đăng cai tổ chức để kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (1991-2011).

    An ninh trên biển là mục đích chính của cuộc hội thảo. Các tham luận viên đang cố gắng đưa ra khái niệm "an ninh phi truyền thống" và mong muốn tìm cách tăng cường sự kết nối giữa các bên.

    Tình hình biển Đông đột ngột nóng lên khi Trung Quốc trở nên hiếu chiến quá mức, bất chấp các quy tắc ững sử cũng như luật pháp quốc tế mà họ đã ký kết.

    Việc này có nguyên nhân sâu xa là do sự mất cân đối trầm trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

    Trước hết là do tự chính bản chất nền kinh tế Trung Quốc chạy theo nguyên lý giành giật thị trường bằng mọi giá đã khiến cho nó trở thành một cỗ máy "nghiền" nhiên nguyên liệu rất lãng phí. Để đáp ứng cùng một nhu cầu của thực tế, Trung Quốc phải tiêu tốn một lượng nhiên nguyên liệu lớn hơn Tây Âu nhiều lần. Nền kinh tế Trung Quốc không khác gì một con nghiệm đói thuốc trong cơn khát nhiên nguyên liệu. Trung Quốc đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề an ninh nhiên nguyên liệu dựa trên sự khai thác tài nguyên ở Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, những sự kiện vừa xảy ra ở đấy cho thấy Phương Tây và Mỹ đã chặn đứng ý đồ này của Trung Quốc, khiến nó phải co cụm và tìm mọi cách xâm chiếm biển Đông.

    Mặt khác sự phát triển kinh tế không bền vững trong hàng trăm năm qua dẫn đến sự phá hoại môi trường. Hiện tượng xa mạc hóa đã lan rộng trên khắp phần "Trung" của Trung Quốc, và 1 tỷ 400 triệu người đang cố tìm cách chạy loạn xuống phía Nam, lấy biển Đông làm tâm.

    Trong toan tính của mình Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà, thành một căn cứ quân sự biển khổng lồ. Vấn đề an ninh của các nước trong khu vực đang thực sự bị đe dọa.

    Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ ý nghĩa và tầm quan trọng của Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 10/2010 đối với tiến trình liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN, tạo tiền đề vật chất quan trọng cho việc mở rộng kết nối giữa ASEAN và các nước đối tác, cũng như liên kết kinh tế ở Đông Á.

    Các đại biểu chia sẻ đánh giá rằng những thuận lợi cơ bản như gần gũi về địa lý, quan hệ lịch sử tốt đẹp giữa các nước, mối giao lưu kinh tế thương mại ngày càng tăng thông qua Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc v.v… sẽ là nền tảng quan trọng và thuận lợi cơ bản cho việc gia tăng kết nối hơn nữa giữa các bên. Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận phương hướng và biện pháp để ASEAN và Trung Quốc hợp tác thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể và kết nối giữa hai bên tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển, vận tải biển, hàng không, công nghệ thông tin, giao lưu nhân dân v.v… Gia tăng kết nối sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực, đóng góp cho phát triển ngày càng sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

    Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội từ gia tăng kết nối, các đại biểu cũng thảo luận về những thách thức an ninh phi truyền thống có liên quan và các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc về các lĩnh vực này như phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, di cư bất hợp pháp, buôn lậu ma túy, rửa tiền, biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, lương thực và nguồn nước, an ninh biển v.v…



    var currentday=7; var currentthang=7; var currentnam=2011;Tin biên tập
    Nguồn tin: Cpv
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến sự ở đâu cũng thế cũng dẫn tới tốn kém và sa lầy cả :

    )
    [​IMG] Ảnh minh họa.

    Canada chính thức rút quân chiến đấu khỏi Afghanistan
    VIT - Canada hôm nay (06/7) đã chính thức kết thúc sứ mệnh chiến đấu ở Afghanistan, sau 9 năm chiến đấu với 157 binh lính thiệt mạng và tiêu tốn hơn 11 tỉ đô la Mỹ.
    Gần 3.000 binh lính Canada, đóng chủ yếu ở mặt trận nguy hiểm Kandahar, đã gói gém đồ đạc và trở về nhà.

    Một buổi liên hoan dự định sẽ được tổ chức tại Kandahar để đánh dấu việc chính thức kết thúc các chiến dịch chiến đấu ở Afghanistan, tuy nhiên vẫn còn hàng trăm binh lính Canada ở lại với vai trò huấn luyện.

    Binh lính Canada lần đầu tiên được triển khai tới Afghanistan đầu năm 2002, 7 tháng sau cuộc xâm lược do Mỹ phát động nhằm lật đổ Taliban sau thảm họa 11/9.

    Trong vài tuần gần đây, họ đã hoàn thành các cuộc tuần tra cuối cùng, dọn dẹp các đồn bốt và tập trung tại một căn cứ quân sự lớn ở Kandahar trước khi trở về nhà.

    Anh nằm trong số những quốc gia cũng thông báo sẽ rút một phần binh lính trở về nước sau gần một thập niên chiến tranh, song Canada lại là nước đầu tiên rút quân về nước trong năm nay.

    Trước đó, vào ngày 05/7, Canada đã trao quyền kiểm soát quận cuối cùng cho lực lượng Mỹ trong một buổi lễ mang tính nghi thức mặc dù người Mỹ đã ở đó vài tuần.

    Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo ông sẽ rút 33.000 binh lính khỏi Afghanistan vào cuối năm 2012, trong khi đó Pháp và Bỉ cùng Anh tuyên bố sẽ sớm đưa binh lính trở về nhà.

    Tất cả lực lượng chiến đấu nước ngoài dự định sẽ rời Afghanistan và trao trả quyền kiểm soát an ninh cho nước này vào cuối năm 2014.

    Một đoàn huấn luyện riêng của Canada với 950 binh lính sẽ làm việc ở Kabul với lực lượng an ninh Afghanistan.

    Canada vẫn tiếp tục viện trợ cho Afghanistan, từ bây giờ cho tới cuối năm 2014 dự tính là khoảng 700 triệu đô la/năm.



    var currentday=7; var currentthang=7; var currentnam=2011;(Theo AFP)
    Tin dịch
    Nguồn tin: Channelnewsasia
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ảnh minh họa
    B.Smead: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy thoái trong 2-3 năm tới
    VIT - Bất kể chính phủ Trung Quốc có thành công trong việc kiềm chế lạm phát hay không, nền kinh tế nước này cũng sẽ rơi vào suy thoái.
    Đây là nhận định của ông Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ Smead Capital Management.

    Phát biểu với hãng tin CNBC, ông cho biết: “Chúng tôi cho rằng, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc - với các con số tăng trưởng âm - sẽ xảy ra trong 2-3 năm tới.”

    Ông dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm 3% trong 2 quý liên tiếp trong ngắn hạn và trung hạn. Lý giải về điều này, ông cho rằng, trong cuộc chiến chống lạm phát, Trung Quốc không “được cả”, vì để kiểm soát giá cả leo thang, chính phủ phải tăng lãi suất, mà điều này có hại cho tăng trưởng kinh tế.

    Hôm qua (6/7), Trung Quốc đã nâng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất tiền gửi thời hạn một năm tăng lên mức 3,5% từ mức 3,25% trước đó. Lãi suất cho vay thời hạn một năm sẽ lên mức 6,56% từ mức 6,31%. Lãi suất mới có hiệu lực từ ngày hôm nay (7/7).

    Quyết định này được đưa ra trước khi số liệu lạm phát chính thức sẽ được công bố vào tuần tới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 6/2011 được dự đoán sẽ tăng lên mức kỷ lục 6,3%, mức cao nhất trong vòng 3 năm, so với 5,5% trong tháng 5/2011.

    Trong khi các nhà phân tích cảnh báo về những hậu quả tai hại khi nền kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, thì ông Smead lại cho rằng, đó là điều mà kinh tế Trung Quốc cần.

    Khi đề cập tới các khoản nợ xấu hàng tỷ USD của hình thành từ vốn vay cấp cho các chính quyền địa phương Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông cho rằng: “Để thành công với tư cách là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc cần trải qua một quá trình thanh lọc”.

    Trong tuần, cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Moody’s cho biết, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc có thể còn cao hơn 540 tỷ USD so với con số mà cơ quan kiểm toán nước này công bố hôm 27/6. Moody’s cảnh báo, tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc có thể sẽ chiếm từ 8-10% tổng nợ.

    Cuối năm 2010, chính quyền địa phương Trung Quốc đã mắc nợ 10.700 tỷ NDT (tương đương 1.650 tỷ USD), chiếm khoảng 27% GDP của nước này trong năm 2010.

    Theo chuyên gia Smead, số nợ của các chính quyền địa phương, vốn chủ yếu được dùng để tài trợ cho các dự án phát triển, giống như một "quả bom hẹn giờ" đối với kinh tế Trung Quốc.

    Ông cho biết, giá nhà ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cao gấp 12 lần thu nhập trung bình của các hộ gia đình, do vậy, trong vòng 2 năm tới, sẽ có nhiều người vay tiền mua nhà cách đây 6 tháng hoặc một năm, mất khả năng thanh toán nợ.

    Ông cảnh báo, khi kinh tế Trung Quốc suy thoái, giá các loại hàng hóa cũng như tỷ giá tiền tệ của các nước hưởng lợi từ tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, sẽ sụt giảm mạnh.


    var currentday=7; var currentthang=7; var currentnam=2011;Theo CNBC
    Tin dịch
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Cái này mà thật thì Ban căng thằng TQ mất :

    VIT - Ai cũng đều không muốn Mỹ vỡ nợ, nhưng không thể không phòng. Xét theo tình hình hiện nay, chỉ có “quỵt nợ” mới có thể khiến tỷ lệ nợ công của Mỹ sụt giảm nhanh chóng, mới có thể giúp gánh nặng nợ nần của người Mỹ vơi đi bội phần, từ đó “khôi phục tiêu dùng”. Do cuộc đàm phán về vấn đề nợ công giữa chính phủ và Quốc hội vẫn rơi vào bế tắc, nên một số nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã đề nghị ủng hộ Mỹ “vỡ nợ kỹ thuật (technical default)”, tức tạm thời hoãn trả lãi trái phiếu Mỹ.
    Tại Mỹ, tiêu dùng chiếm tới 70% GDP, nếu không thể khôi phục, kinh tế Mỹ sẽ không thể có được sự tăng trưởng thật sự “trong thời gian ngắn”. Nhưng, gánh nặng nợ quá cao không chỉ trói buộc năng lực tài chính của chính phủ Mỹ, mà còn kìm hãm nghiêm trọng tiềm lực tăng trưởng tiêu dùng của quốc gia này.

    Mỹ không thể phụ thuộc vào đầu tư để lôi kéo đà tăng trưởng kinh tế? Về lâu dài có thể, nhưng trong thời gian ngắn lại không thể. Bởi vì có quá nhiều điều kiện đầu tiên cần có để lôi kéo tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư. Thứ nhất, để đầu tư vào công nghiệp, chính phủ cần phải có phương hướng ngành nghề chính xác, nếu không phải đầu tư vào những lĩnh vực nào có thể mang lại lợi nhuận vượt hơn cả đầu tư tài chính? Thứ hai, đầu tư công nghiệp cần phải một lượng vốn công nghiệm thật lớn, nhưng không chỉ đối với Mỹ mà còn với toàn thế giới, vốn công nghiệp đang ngày càng hiếm; Thứ ba, chu kỳ đầu tư công nghiệp khá dài, người Mỹ liệu có kiên trì với nó không? Thứ tư, đầu tư công nghiệp cần phải giảm đáng kể phúc lợi xã hội, nếu lương bổng và phúc lợi của các công nhân ngành sản xuất chế tạo không giảm, sức cạnh tranh công nghiệp sẽ tương đối yếu.

    Tương tự như vậy, Mỹ cũng không thể dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cấu trúc ngành sản xuất của Mỹ là: Hàng hóa tiêu dùng chủ yếu dựa vào nhập khẩu, thâm hụt thương mại là khoản thu nhập từ “thuế đúc tiền” của mình. Hiện nay, những ngành nghề có thể chuyển dịch đều đã chuyển sang các nước đang phát triển, còn những ngành không thể chuyển dịch cũng không thể bán được nữa. Cho nên, Mỹ còn có thứ gì để có thể xuất khẩu hàng loạt, đồng thời các nước khác cũng có một loạt hàng hóa cần thiết? Nếu không có, việc để xuất khẩu lôi kéo tăng trưởng kinh tế Mỹ có thực hiện được không?

    Nhìn chung, Mỹ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn cần phải tiếp tục đi trên con đường “phụ thuộc vào tiêu dùng”. Trên thực tế, Đảng Cộng hòa – đại diện lợi ích một nhóm tổ chức tài chính của Mỹ hiểu rất rõ hiện thực này. Vì thế, họ không lo sợ Mỹ vỡ nợ, thậm chí họ còn đề xuất phương án “vỡ nợ kỹ thuật”.

    Có người cho rằng, Mỹ vỡ nợ sẽ mang lại thách thức cho vị trí tiền tệ của đồng USD, đồng USD mất giá mạnh, nợ Mỹ sẽ bị quẳng đi. Thực ra, Mỹ “quỵt nợ” có thể buộc thế giới tiến hành tái cơ cấu nợ USD một lần nữa, và trong quá trình này, nếu các nước khác về cơ bản không thể thu về đủ lợi nhuận tại Mỹ, thì việc tái cơ cấu nợ như vậy đối với Mỹ không hề bất lợi. Vì vậy, về bề ngoài, Đảng Cộng hòa đang buộc TT Obama cắt giảm thâm hụt ngân sách tài chính, nhưng trên thực tế e rằng chỉ là lấy cớ cho “kế hoạch quỵt nợ” của Mỹ mà thôi.

    Các nước trên thế giới sẽ không có gì để nói trước việc Mỹ “vỡ nợ” hoặc “vỡ nợ biến tướng” nhằm cắt giảm thâm hụt tài chính. Họ chỉ có thể chấp nhận đen đủi. Hơn nữa, nếu “vỡ nợ” dẫn tới giá trái phiếu sụt giảm mạnh, giá hàng hóa sẽ tăng vọt, những nước đen đủi là những nước có dự trữ ngoại tệ lớn, là những nước sản xuất công nghiệp. Các nước này để tránh tổn thất tài sản, để nhanh chóng cân bằng nền kinh tế của mình, họ chắc chắn sẽ phải chấp nhận Mỹ tái cơ cấu nợ một cách vô điều kiện. Lịch sử cho thấy, sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods chính là một ví dụ điển hình cho kiểu “quỵt nợ” của Mỹ. Đây cũng là điều quan trọng mà mọi người lo “Mỹ vỡ nợ”.



    var currentday=5; var currentthang=7; var currentnam=2011;Theo China Daily
    Tin dịch
    Nguồn tin: Chinadaily
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo tui chỉ một bộ phận nhỏ của TQ hiếu chiến như nếu chúng ta không phát động toàn dân công bố ra thế giới thì chúng sẽ kích động cuộc chiến phi lý là khá rõ :

    Báo Trung Quốc: Có "hàng rào" tốt mới có hàng xóm tốt

    Thứ ba, 05 Tháng 7 2011 17:18


    Thời báo hoàn cầu đăng bài viết của Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương quốc gia TQ cho rằng, giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay cần dựa vào Công ước Luật biển 1982, do đó tác giả cũng “ngầm” giải thích rằng đường lưỡi bò là vi phạm Công ước LHQ Luật biển 1982.
    [​IMG]
    Hiện tình hình Biển Đông đã trở thành điểm nóng. Tính phức tạp của vấn đề Biển Đông không chỉ tồn tại trong tranh chấp lãnh thổ giữa các bên, mà còn tồn tại trong chủ trương phạm vi quyền tài phán vùng biển chồng lấn. Theo một thẩm phán về luật biển quốc tế từng tuyên bố: “sẽ xảy ra sự cố về chủ trương vùng chồng lấn”. Điều đó cho thấy, đây là vấn đề quan trọng cấp thiết đối với các quốc gia ven biển khi hoạch định đường biên giới trên biển
    Kể từ năm 1947, khi TQ đưa “đường đứt đoạn” hay “đường 9 đoạn”, “đường chữ U” vào bản đồ Biển Đông, hơn 60 năm qua chưa có một tuyên bố chính thức, rõ ràng của Đại lục hay chính quyền Đài Loan về ý nghĩa pháp luật của đường đứt đoạn này.
    Giải quyết tranh chấp Nam Hải phải dựa trên “Công ước LHQ về Luật biển năm 1982” và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Nam Hải” ký năm 2002. Tất cả các nước xung quanh Biển Đông trong đó bao gồm cả TQ đều đã tham gia “Công ước”, chỉ có trong khuôn khổ “Công ước” thì mới có thể thực hiện cùng thắng giữa TQ với các nước xung quanh Biển Đông. 
    “Công ước “ quy định, mỗi quốc gia ven biển đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 200 hải lý, nói theo cách thông thường, đó là phạm vi các nước tính từ đường cơ sở thực tế hướng ra phía ngoài 200 hải lý. Trong lịch sử, Việt Nam chủ trương trong Vịnh Bắc Bộ đường lịch sử là 10803’13’’, Philippine chủ trương đường lịch sử tính từ quần đảo Kagitingan, còn một số học giả trong nước (TQ) thì chủ trương “đường 9 đoạn”, điều này đều vượt quá phạm vi 200 hải lý quy định trong “Công ước”. Đơn phương chủ trương như vậy đều không thể phát huy vai trò trong bảo vệ quyền lợi biển của nước mình. 
    Tác giả kiến nghị, các nước không ngại vẽ ra biên giới biển đơn nhất 200 hải lý để tiến hành khai thác không tranh chấp. Trong quá trình phân định này, biên giới biển của quần đảo Trường Sa sẽ khó xác định nhất. Một số quốc gia tại khu vực Biển Đông tuy đã vẽ ra đường cơ sở thẳng dọc theo bờ biển và đảo của họ (chú thích: Ở đây có những đường cơ sở không hợp pháp, cần xác định lại), đến nay vẫn chưa có một quốc gia ven biển nào vẽ ra đường cơ sở trong khu vực quần đảo Trường Sa, ở đây bao gồm cả đường cơ sở lãnh hải do Philipine công bố tháng 3/2009.  
    Tính đến việc giữa Biển Đông có rất nhiều đảo nhỏ, các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa nằm trong ranh giới khu vực biển ngoài 12 hải lý so với bờ biển không có bất kỳ hiệu lực nào, như vậy, các quốc gia biển có khả năng sẽ căn cứ vào điều kiện địa lý đường bờ biển của lục địa và các đảo lớn của mình (như đảo Hải Nam của TQ) tiến hành phân định chỉnh thể khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Như vậy, giữa các quốc gia cũng có thể không cần giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trước tiên, làm cho “gác tranh chấp” trở thành một khả năng hiện thực.
    Sự tồn tại của chủ trương đường biên giới chồng lấn sẽ không tránh khỏi dẫn đến làm nảy sinh tranh chấp, ví dụ như ngư dân của một bên bị lực lượng bên kia bắt giữ, hoặc khu vực chủ trương chồng lấn có dầu mỏ được phát hiện. Chủ trương chồng lấn giống như đường biên giới chưa giải quyết sẽ yếu việc triển khai các hoạt động kinh tế, ví dụ như công tác thă dò ngành dầu khí. Ngược lại, việc xác lập biên giới sẽ mang lại tính xác định pháp lý, sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế tại “khu vực màu xám” trong quá khứ. Ví dụ, giấy phép khai thác ngành dầu khí, cùng đó ngư nghiệp cũng có thể có được sự phát triển tương ứng. Xây dựng đường biên giới cũng có thể mang lại lợi ích về chính trị, mang lại ổn định lâu dài cho môi trường quốc tế của Biển Đông.
    Có tổng cộng 8 quốc gia có nhu cầu phân định biển với TQ: VN, Philipine, Malaysia, Indonesia, Brunei, Triều Tiên, HQ và NB, trong đó TQ mới chỉ phân định biên giới biển với VN tại vịnh Bắc Bộ với hơn 500 km, còn công tác phân định tại các vùng biển khác đều chưa hoàn thành. Cách làm của Philipine thông qua việc lập pháp để xác định đường cơ sở lãnh hải cũng cảnh tỉnh TQ cần đẩy nhanh công tác thuộc lĩnh vực này. Hiện nay, giữa các nước trên thế giới có hơn 170 tuyến biên giới biển, bình quân xác định mỗi tuyến biên giới biển cần đến 15 năm. Biên giới biển Biển Đông sẽ là công trình gian khó nhất.
    Hiện nay, trong và ngoài nước TQ đều có người chủ trương dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo quốc gia, điều này là không bình tĩnh và thiếu lý trí, như vậy chỉ có thể làm cho giải quyết cơ bản vấn đề Biển Đông càng phức tạp hơn và khó khăn hơn. Việc xác lập biên giới biển xét về mặt pháp luật sẽ mang lại ổn định lâu dài cho khu vực Biển Đông. Do vậy, TQ cần tích cực hành động, sớm phân định biên giới biển Biển Đông. Công tác phân định khu vực biển Biển Đông ngoài cửa vịnh Bắc Bộ giữa TQ và VN cần phải sớm khôi phục đàm phán trên cơ sở chỉ đạo chính xác của “Công ước”./.
    Theo Thời báo Hoàn Cầu
    Trần Châu (gt)
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tranh chấp Trung Quốc và Việt Nam về Trường Sa: bài học cho Ấn Độ

    Thứ sáu, 01 Tháng 7 2011 13:44 Nguyen Tien Thinh
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Báo mạng Eurasia Review đăng bài China-Vietnam Row On Spratlys In South China Sea: Lession For India của tác giả D. S. Rajan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chennai (Ấn Độ) về Trung Quốc, phân tích về các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa, từ đó rút ra các bài học cho Ấn Độ trong đối phó với Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tranh chấp chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam đang leo thang từng ngày. Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng biển rộng lớn trải dài từ đảo Hải Nam theo quan điểm lịch sử là của Trung Quốc, trong khi Hà Nội cho rằng hai quần đảo đó thuộc về Việt Nam từ thế kỉ thứ 17. Trung Quốc đang chiếm giữ 9 đảo ở Trường Sa, Việt Nam có 29. Các nước khác trong khu vực cũng tham gia tranh chấp - Philippines nói 2 quần đảo đó là lãnh thổ dựa trên cơ sở địa lý, Malaysia và Bruney cho rằng đó là đặc khu kinh tế của họ theo Công ước của LHQ về luật biển.
    Với các bên liên quan, tầm quan trọng chiến lược trong khu vực Biển Đông gia tăng khi người ta ước tính ở đây có một trữ lượng lớn dầu thô và khí đốt. Vùng biển này còn là tuyến giao thông hàng hải quan trọng.
    Các nhà phân tích Trung Quốc cũng hiểu rằng, để bảo vệ lợi ích chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc phải giải quyết 2 nhân tố “bất lợi”. Thứ nhất, Trung Quốc chỉ kiểm soát được số ít đảo và thiếu đường ra biển và hai là, nước này không có lực lượng hải quân hiện đại để bảo vệ lợi ích biển của mình. Theo họ, Trung Quốc đang ở trong giai đoạn chuyển mình “từ cường quốc lục địa sang cường quốc biển” và để thực hiện được điều đó thì phải có thời gian. Trong lúc này, Biển Đông có thể tiếp tục được xem là điểm sáng khu vực.
    Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại xung đột với Việt Nam tại thời điểm này? Đơn giản là, Bắc Kinh tận dụng xung đột để lên tiếng đòi chủ quyền Trường Sa. Hiểu rộng hơn thì việc Trung Quốc tái khẳng định trong bối cảnh hiện nay có liên quan chặt chẽ đến khái niệm “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, thứ mà không thể thỏa hiệp và họ còn cho phép sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề chủ quyền, kể cả ở biển Đông. Trên thực tế, khái niệm này đã bỏ qua mọi nguyên tắc ngoại giao của Trung Quốc vốn chi phối các vấn đề lãnh thổ.
    Vậy bài học nào được rút ra cho Ấn Độ từ cuộc xung đột mới nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam?
    Thứ nhất, Ấn Độ nên sớm nhận ra rằng khái niệm “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc dùng đối với Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến đối sách của Bắc Kinh trong vấn đề biên giới Trung - Ấn (dù hiện tại chưa nằm trong danh mục “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc).
    Thứ hai, Ấn Độ nên chú ý tới mâu thuẫn giữa tuyên bố “không sử dụng vũ lực” trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và những hành động trên thực tế của Trung Quốc đối với tàu bè Việt Nam cùng cuộc tập trận hải quân của họ nhằm cảnh báo Việt Nam. Liệu Trung Quốc với thuyết đối thoại hòa bình trong giải quyết vấn đề biên giới Trung - Ấn, thực tế có tự cho mình sử dụng các hành động tấn công hạn chế chống lại Ấn Độ tại bất cứ thời điểm nào từ nay trở đi không? New Delhi nên cân nhắc kĩ, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc “thâm nhập của Trung Quốc” qua biên giới Ấn Độ diễn ra một cách thường xuyên.
    Thứ ba, Trung Quốc từng áp dụng công thức “ngoại giao” “gác lại xung đột và cùng khai thác” trong lập luận của họ về vấn đề lãnh thổ với Việt Nam. Lập trường này có thể trở nên cứng rắn một khi Trung Quốc trở thành cường quốc biển và sẽ không còn chỗ cho “gác lại”. Với Ấn Độ cũng vậy, Trung Quốc đang muốn “gác lại” vấn đề biên giới “nan giải” để cải thiện quan hệ trên các lĩnh vực khác. Liệu Trung Quốc có trở nên quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ với Ấn Độ một khi chương trình hiện hóa quốc phòng của họ kết thúc, theo kế hoạch vào khoảng giữa thế kỷ này? Ấn Độ cũng nên cân nhắc kĩ vấn đề này.
    Điểm tiếp theo, nhân tố Mỹ xuất hiện đã làm Trung Quốc khó chịu trong việc xử lý vấn đề biển đảo với Việt Nam. Có sự song hành tương tự trong trường hợp của Ấn Độ cùng mối nghi ngờ của Trung Quốc về sự cấu kết giữa Washington - New Delhi trong chiến lược “bao vây” chống Trung Quốc. New Delhi nên vì thế xử lý khôn ngoan mối quan hệ tay ba Mỹ - Trung - Ấn.
    Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, New Delhi nên quan tâm tới mục đích của Trung Quốc muốn trở thành “cường quốc biển” trong bối cảnh hiện nay ở Ấn Độ Dương, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Ấn Độ.

    Tiến Minh (gt) (Theo Eurasia Review ngày 24/6)
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến thuật quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông

    Thứ sáu, 01 Tháng 7 2011 12:33 Nguyen Tien Thinh
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Ngày 29/6 Mạng Eastasia.org có đăng bài China’s Militant Tactics in South China Sea của tác giả David Arase, giáo sư Chính trị tại Đại học Pomona tại Claremont, California, cho rằng hiện nay Trung Quốc đang đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Có bốn nguyên nhân chính giải thích cho sự điều chỉnh chiến sách này:
    [​IMG]
    Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc hiện đang trở thành một “công cụ” của hải quân nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp của Biển Hoa Đông và Biển Đông. Điều này đã làm dấy lên khủng hoảng khu vực.
    Hồi tưởng lại sự việc ngày 7/11, khi tàu đánh cá Trung Quốc cố ý va chạm với tàu tuần duyên Nhật Bản. Sự việc này đã buộc Mỹ phải bảo đảm với Nhật rằng Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật năm 1960 sẽ áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Lại một lần nữa vào tháng 12/2010, xung đột lại nổ ra giữa các tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Hàn Quốc tại Biển Hoàng Hải. Các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt sau khi cố tình đâm vào tàu Hàn Quốc và 2 thủy thủ Trung Quốc đã thiệt mạng. Tiếp theo tháng 3/2011, Philippines đã phàn nàn việc hải quân Trung Quốc liên tục xâm phạm các đảo ở Trường Sa và sau đó Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một số căn cứ tại Bãi Amy Douglas Bank, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ) - một hành động rõ ràng vi phạm DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với các nước ASEAN. Đáng chú ý là gần đây nhất, hai vụ việc xảy ra vào cuối tháng 5 giữa tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và tàu đánh cá Trung Quốc đã khiến Việt Nam phản ứng đáp trả lại bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển và đẩy mạnh nguy cơ tại Biển Đông.
    Tất cả những vụ va chạm này đều xảy ra trong vùng được công nhận EEZ, nếu không muốn nói là thuộc ranh giới lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc . Những cơ chế pháp lý hiện nay không có vấn đề gì nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lại dựa trên giả định về sự chiếm đóng của các chế độ Trung Quốc thời cận đại.
    Trung Quốc cũng đã từng cam kết “khái niệm an ninh mới” khi tham gia vào tuyên bố DOC năm 2002 và Hiệp ước thân thiện và Hợp tác với ASEAN 2003. Các nhà ngoại giao và học giả Trung Quốc luôn giải thích về việc Trung Quốc trỗi dậy hòa bình thế nào và sử dụng các khái niệm an ninh và hợp tác chung để định hướng các tiến trình đa phương nhằm bảo đảm sự hài hòa của khu vực. Nhưng hiện nay, chính Trung Quốc lại đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Sự thay đổi lớn trong hành động của Trung Quốc có thể được giải thích bởi 4 đặc điểm cơ bản trong chiến thuật phát triển của Trung Quốc thập kỷ qua:
    (1) PLA Trung Quốc đã cảm thấy đủ mạnh để tạo sự kiểm soát trong “chuỗi đảo thứ nhất”. Mục đích kiểm soát các vùng biển bên trong quần đảo phạm vi gồm có Nhật Bản, ĐL, Philippines và Indonesia. Theo tầm nhìn chiến lược của PLA, bước tiếp theo có thể kiểm soát vùng biển bên ngoài thậm chí xa hơn của “chuỗi đảo thứ 2”.
    (2) Sau nhiều thập kỷ trở nên phồn thịnh do sự thành công của chính sách tăng trưởng, ĐCS Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng: (i) sự bất bình đẳng thậm chí còn tồi thệ hơn cả thời Trung Quốc trước Cách mạng, (ii) tham nhũng, (iii) ô nhiễm môi trường, (iv) sự bất bình của những người thất nghiệp trẻ và cả những người nông dân bị tước đất. Một trong số những người đó gần đây đã đánh bom tự sát để phản đối cách đối xử bất công của chính quyền. Tranh chấp tại Biển Đông có thể là lý do khiến người dân quên đi sự tức giận hiện nay và tập hợp liên minh xung quanh chính quyền nhằm bảo đảm danh dự và vị trí của Trung Quốc .
    (3) Nguồn cung cấp năng lượng đang giảm dần là áp lực đẩy giá và lạm phát tăng cao của Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự ổn định trong nước của Trung Quốc . Bắc Kinh cần các tài nguyên năng lượng dưới Biển Đông càng sớm càng tốt để cung cấp cho sự phát triển kinh tế.
    (4) Nhân tố mang tính kiềm chế Mỹ, nhân tố không rõ ràng và rắc rối nhất so với 3 nguyên nhân trên. Đánh giá những hành động của Mỹ hiện nay Trung Quốc có thể tin rằng Mỹ và các đồng minh có thể chỉ phản đối miệng và không có hàng rào nào không thể vượt qua trong việc thiết lập khả năng kiểm soát hiệu quả của Trung Quốc tại Biển Đông. Có một kịch bản mà Trung Quốc đang tin tưởng là: Trung Quốc có thể tin rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia sẽ không chiến đấu với Trung Quốc vì lợi ích của Việt Nam hay Philippines. Các thành viên ASEAN cũng không muốn khiêu khích sự tức giận của Trung Quốc bởi họ có quan hệ kinh tế quá phụ thuộc vào Trung Quốc do đó hầu hết các thành viên này sẽ không tham gia trực tiếp vào xung đột. Đồng thời, Washington sẽ không thể tìm được bất kỳ nước nào tại châu Á (hoặc rất ít tại chính Mỹ) để yêu cầu họ chống Trung Quốc hay tham gia một cuộc chiến tranh với Trung Quốc .
    Tuy nhiên, gần đây tại Đối thoại Shangri-La, BTrung Quốc P Mỹ Robert Gates đã nói các tranh chấp cần được giải quyết theo luật quốc tế và ông sẵn sàng cá cược rằng trong 5 năm tới Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ tại khu vực CÁ - TBD. ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp hành động và nếu không thể có điều đó thì Mỹ vẫn có một số đồng minh sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc .
    Chỉ cần sự thay đổi một trong hai chính sách mang tính động lực của Trung Quốc có thể đủ để làm thay đổi quỹ đạo của các sự kiện hiện nay. Vấn đề tài nguyên mang tính cấp bách của Trung Quốc có thể được giải quyết bằng cách sử dụng cơ chế phát triển đa quốc gia đối với các đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang được quản lý bởi các bên tranh chấp. Phiếu bầu đối với ban quản lý này sẽ được xác định bởi tỷ lệ tham gia góp vốn. Sức mạnh tài chính của Trung Quốc mang tính áp đảo về bản chất do đó sẽ có hẳn một chương nhằm bảo vệ quyền lợi của những nước nhỏ hơn để họ có lợi ích và thị phần trong khai thác tài nguyên vùng biển này. Việc cùng phát triển như vậy cần và có thể sẽ bắt đầu nhanh mà không phải giải quyết các quyền đánh bắt cá và hàng hải.
    Minh Anh (gt)

  9. ballua

    ballua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Quốc phòng VN nhắc 16 chữ vàng


    [​IMG]Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói Việt Nam 'mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu' của Trung Quốc


    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói Việt Nam 'coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị' với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

    Thông tấn xã Việt Nam đưa tin ông Thanh đã nói như vậy trong buổi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường khi ông này tới chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ đại sứ.
    Lời khẳng định của Tướng Thanh được đưa ra sau những cuộc biểu tình liên tiếp phản đối Trung Quốc gây sự với Việt Nam trong vùng được coi là đặc quyền kinh tế của quốc gia thành viên ASEAN này.
    Cả thảy năm cuộc biểu tình đã diễn ra và 16 chữ vàng từng được một số thành viên của cộng đồng mạng biến thành "láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai."
    Việt Nam mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong những năm qua.
    Đại tướng Phùng Quang Thanh


    Bản tin của Bấm Thông tấn xã Việt Nam hôm hôm 6/7 nói: "Phát biểu tại buổi tiếp, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá cao những đóng góp xứng đáng của Đại sứ Tôn Quốc Tường vào việc củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có quan hệ giữa quân đội hai nước.
    "Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc; Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, đều kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và là hai nước xã hội chủ nghĩa, có nhiều điểm tương đồng.
    "Việt Nam mãi mãi biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong những năm qua.
    "Đại tướng Phùng Quang Thanh tin tưởng mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển trên tinh thần 16 chữ; hai bên cùng giải quyết thỏa đáng những vấn đề do lịch sử để lại và những vấn đề mới nảy sinh..."
    Hãng thông tấn của Việt Nam cũng nói: "Đại sứ Tôn Quốc Tường nhấn mạnh Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam; khẳng định sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện giữa hai nước."
    Không thấy báo chí Việt Nam nói rõ 16 chữ vàng này có được quốc hội hai nước thông qua bằng văn bản, hay chỉ là quan điểm của các nhà lãnh đạo hai đảng cầm quyền với nhau.
    Về mặt chính thức, quan hệ xấu nghiêm trọng giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã từng được ghi hẳn vào một bản hiến pháp của Việt Nam giai đoạn chống Trung Quốc, thân Liên Xô nhưng câu đó đã bị bỏ.
    'Không nhún nhường'
    Trong khi đó một số báo chính thống của Việt Nam đang tiếp tục chạy những bài đặc biệt về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền toàn diện và không thể tranh cãi.
    Hôm 7/7, trang tin VietnamNet cũng phỏng vấn Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam về việc trang bị thêm tàu lớn và máy bay cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
    Ông Lĩnh nói Việt Nam sẽ dùng các biện pháp "hòa bình" để bảo vệ chủ quyền tại các vùng biển "của Việt Nam":
    "Nếu nước ngoài đến thăm dò dầu khí của Việt Nam, đã là chủ quyền của mình, mình bảo vệ đến cùng. Chúng ta không có chuyện nhún nhường.
    Tới đây, đầu năm 2012, chúng ta sẽ có tàu 20.000 tấn, có thể chạy 40 ngày đêm trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp, gió cấp 12, sóng cấp 9. Sắp tới ưu tiên đầu tư thêm tàu, máy bay.
    Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam


    "Đây không phải là vùng biển chồng lấn, tranh chấp gì cả, mà của Việt Nam."
    Ông Lĩnh thừa nhận trang thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu đi biển dài ngày và sự cần thiết phải "bám dân" làm ăn trên biển.
    Ông nói với Bấm VietnamNet: "Nhu cầu thì nhiều, nhưng đáp ứng thì từng bước theo mức phát triển của nền kinh tế. Chúng ta chọn lọc những gì cần nhất, cấp bách nhất thì đầu tư trước.
    "Một, trang bị tàu thuyền, hai là máy bay, để nâng cao tầm hoạt động và hiệu quả bao quát tốt hơn, ba là con người.
    "Con người đã đào tạo, chủ yếu lấy từ quân chủng hải quân, rồi các đơn vị khác của Bộ quốc phòng, cho phép lấy người của các đơn vị, các trường khác có đào tạo ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát biển.
    "Về thiết bị, trước mắt, chúng ta lo đầu tư tàu có độ giãn nước lớn, hoạt động dài ngày. Có như vậy thì mới có thể duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển thường xuyên được, mới bám được dân. Ra dăm bữa nửa tháng, 20 ngày rồi về thì không thể bám được.
    "Tới đây, đầu năm 2012, chúng ta sẽ có tàu 20.000 tấn, có thể chạy 40 ngày đêm trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp, gió cấp 12, sóng cấp 9. Sắp tới ưu tiên đầu tư thêm tàu, máy bay.
    "Các tàu còn có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có cả sàn đỗ máy bay trực thăng, có buồng quân y, có 12 giường bệnh, cùng một lúc cấp cứu được 120 người. Khi có tàu này thì bà con có thể yên tâm. Cần là lực lượng cảnh sát biển có mặt. Tốc độ cũng đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ," tướng Lĩnh cho biết.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Những chủ thể và tư duy đối ngoại mới ở Trung Quốc: Hệ lụy đối với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông

    Thứ năm, 28 Tháng 4 2011 14:41



    Bài viết tổng hợp phân tích về các nhóm lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm này đối với quá trình hoặc định chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Qua đó, tác giả rút ra các hệ lụy đối với chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
    Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc[1], Chương trình Nghiên cứu Biển Đông,Học viện Ngoại giao.

    [​IMG]
    Trong những năm vừa qua, Trung Quốc không ngừng lớn mạnh về mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự và ảnh hưởng địa chính trị. Một điều không thể phủ nhận là Trung Quốc đã vươn lên thành một cường quốc khu vực (regional power) và là một nước đóng vai trò chủ chốt (major power) trong hệ thống quốc tế. Tuy nhiên, cùng với nguồn sức mạnh mới này, Trung Quốc đang phải đương đầu với một thực tế khó khăn: đó là ngày càng nhiều các nhóm lợi ích muốn tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc, khiến nước này đôi khi không còn là một thực thể có tiếng nói đối ngoại đồng nhất. Dù nội bộ Trung Quốc hiện nay vẫn đạt được đồng thuận trên bề mặt nhưng thực tiễn cho thấy sự đấu tranh giữa các nhóm chủ thể với lợi ích riêng biệt đã dẫn đến những hành xử mâu thuẫn, đôi khi trái ngược nhau của Bắc Kinh. Năm 2009-2010, Trung Quốc có một loạt điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn, khiến các nhà quan sát đặt ra câu hỏi liệu đây chỉ là xu hướng tạm thời hay là điều chỉnh chiến lược lâu dài thể hiện sự thay đổi về chất trong sức mạnh của Trung Quốc? Và những lực lượng nào có vai trò chi phối đằng sau sự điều chỉnh này?
    Gần đây, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý đã đi vào phân tích những nhóm chủ thể và khuynh hướng mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đó là: “Những chủ thể đối ngoại mới ở Trung Quốc” – báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa Bình quốc tế Stockholm – SIPRI tháng 9/2010; “Ứng xử với một Trung Quốc mâu thuẫn” – bài viết của Giáo sư David Shambaugh (Đại học George Washington) đăng trên Tạp chí Washington Quarterly năm 2011; và “Trung Quốc tìm kiếm một ‘đại chiến lược’” – bài viết của Giáo sư Tập Tư (Đại học Bắc Kinh) đăng trên Tạp chí Foreign Affairs số tháng 3-4/2011. Nội dung của các công trình nghiên cứu trên tập trung vào ba điểm: thứ nhất, nhận diện các nhóm chủ thể (cũ và mới) trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại; thứ hai, xác định những trường phái tư duy đối ngoại chính ở Trung Quốc hiện nay; và thứ ba, đưa ra những gợi ý cho một “chiến lược tổng thể” (grand strategy) mới của Trung Quốc trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc và đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng quốc tế đối với một Trung Quốc “có trách nhiệm”. Việc tổng hợp, nghiên cứu tác động của các nhóm lợi ích đối với quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ rất hữu ích cho công tác dự báo điều chỉnh chiến lược của nước này ở Biển Đông, nhất là khi Trung Quốc chuẩn bị có những thay đổi nhân sự lãnh đạo lớn lao vào năm 2012.


    1. Những chủ thể trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc:
    Báo cáo của Viện SIPRI (Thụy Điển)[2] tháng 9/2010 đã chỉ ra các nhóm chủ thể mới có tác động đến chính sách đối ngoại Trung Quốc bên cạnh các chủ thể truyền thống như Đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội.
    1.1. Các chủ thể chính thức:
    - Đảng Cộng sản Trung Quốc:
    Trong Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thì Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC - gồm 9 thành viên) vẫn là cơ quan quyền lực tối cao đưa ra các quyết sách ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Ban thường vụ phần lớn chỉ thông qua cuối cùng về mặt thủ tục đối với những khuyến nghị do các cơ quan chuyên trách đưa lên. Mọi quyết định trong Ban thường vụ được thông qua bằng cơ chế đồng thuận nhưng vai trò cá nhân của Chủ tịch PSC rất lớn. Trong thời kỳ đương nhiệm của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, các vấn đề muốn được thông qua phải có được sự hậu thuẫn của ông.
    Thường thì các Ủy viên Ban thường vụ không nắm rõ chi tiết của từng vấn đề đối ngoại cụ thể nên phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong Nhóm công tác đối ngoại (FALSG). Các vấn đề trước khi trình lên Ban thường vụ đều được bàn thảo kỹ trong nhóm công tác này. Điều này khiến cho Đới Bỉnh Quốc, với tư cách là giám đốc văn phòng Nhóm công tác đối ngoại, được xem là nhân vật có ảnh hưởng nhất ngoài PSC vì là người định hình chương trình làm việc của FALSG và chịu trách nhiệm xử lý hàng ngày về đối ngoại của Trung Quốc.
    - Chính phủ:
    Vai trò của Bộ Ngoại giao (MFA) trong công tác hoạch định chính sách hiện nay đã suy giảm đáng kể; thay vào đó, trách nhiệm chính của MFA thuộc về lĩnh vực thực thi chính sách. Các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản sẽ chịu trách nhiệm về quan hệ của Trung Quốc với các nước lớn và các đối tác quan trọng trong khu vực. Với những nước kém quan trọng hơn, MFA vẫn là cơ quan đầu mối, bảo đảm cho việc hoạch định chính sách đi đúng với đường hướng đối ngoại chung của Trung Quốc.
    Hiện nay trong nội bộ chính phủ Trung Quốc đang diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cơ quan đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Bộ Thương mại (MOFCOM), với chức năng quản lý hoạt động thương mại và mối liên hệ chặt chẽ đối với giới doanh nghiệp, là tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ việc duy trì chế độ tỉ giá hối đoái có kiểm soát. Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) trở thành một chủ thể quan trọng vì là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ trong nước. Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC) tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế như năng lượng, tài nguyên... Bộ An ninh nội địa (MSS) là một chủ thể chính trị trong nước nhưng có tầm ảnh hưởng đối ngoại ngày càng lớn, nhất là sau sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008 và các cuộc bạo động ở Tây Tạng và Tân Cương 2009.
    - Quân đội:
    Quân đội từ trước đến nay vẫn là một chủ thể trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, dù một số ý kiến cho rằng vai trò của nó đã suy giảm do những cải cách thể chế, sự chuyên môn hóa của lực lượng quân đội, và quá trình tách những nhà lãnh đạo quân sự khỏi quá trình hoạch định chính sách dân sự. (Một minh chứng khá rõ là kể từ khi Thống đốc Hải quân Lưu Hoa Thanh nghỉ hưu năm 1997 cho đến nay quân đội không có đại diện nào được bầu vào Ban thường vụ Bộ Chính trị).
    Tuy vậy, quân đội vẫn phát huy ảnh hưởng đối ngoại của mình trong các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng như buôn bán vũ khí, tranh chấp lãnh thổ và an ninh quốc gia với các đối tác quan trọng như Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Pakistan, Nga và Mỹ. Đặc biệt, quân đội là lực lượng bảo vệ quan điểm cứng rắn đối với vấn đề Đài Loan và sự can thiệp của Mỹ trong quan hệ hai bờ.
    Hội đồng Quân ủy Trung ương (CMC) là một kênh quan trọng để quân đội phát huy vai trò của mình với đối ngoại. Quân đội cũng tích cực tăng cường ảnh hưởng, định hình quan điểm dư luận trong các vấn đề an ninh quốc gia thông qua các kênh phi chính thức như tham gia nghiên cứu, viết báo hoặc bình luận trên truyền hình.
    1.2. Các chủ thể mới:
    - Khu vực doanh nghiệp:
    Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) ngày nay đã trở thành một mối quan tâm trong hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tuy đây chỉ là những chủ thể “bên lề” (on the margin) nhưng với lợi ích kinh tế mà các tập đoàn này mang lại, nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ và tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp này, nhất là từ khi chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ngoài nước (“go-out strategy” - 1999).
    Về lý thuyết thì các quyết định đầu tư ngoài nước của SOEs phải được sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao, tuy nhiên một số thương vụ lớn lại có tác động trở ngược lại chính sách, giúp Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nước đối tác. Ví dụ như hợp đồng khai thác mỏ đồng Aynak ở Afghanistan của Tập đoàn luyện kim Trung Quốc và dự án hợp tác xây dựng đường ống dẫn khí đốt giữa Trung Quốc và Turkmenistan đã giúp nước này nâng cao quan hệ song phương và mở rộng ảnh hưởng của tại khu vực Trung Á.
    Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của các công ty năng lượng, khoáng sản vì họ là một phần không thể thiếu trong chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc. Từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2010, hơn một nửa các chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là đến các quốc gia nơi các tập đoàn năng lượng lớn của Trung Quốc có dự án đầu tư về dầu lửa, khí đốt (Nga: 6 lần; Kazakhstan: 4 lần; Canada: 3 lần; Nhật, Ả-rập Xê-út và Việt Nam: 2 lần). Rõ ràng năng lượng, tài nguyên đã trở thành một tiêu chí quan trọng đối với Bắc Kinh khi lựa chọn quốc gia viếng thăm.
    - Các viện nghiên cứu:
    Giới học giả, nghiên cứu có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn đối với chính sách đối ngoại. Trước kia mọi phân tích chính sách đều được thực hiện trong nội bộ chính phủ, trong Đảng. Ngày nay, với tốc độ phát triển của thông tin và hoạt động đối ngoại, lãnh đạo Trung Quốc khi đưa ra quyết sách thường có cơ chế tham vấn các nhà nghiên cứu. Ảnh hưởng của nhóm này thể hiện qua vai trò “cầu nối” giữa những luồng quan điểm trong và ngoài nước, vừa là kênh khuyến nghị cho các cấp lãnh đạo vừa chịu trách nhiệm định hình dư luận.
    Ở Trung Quốc, các viện nghiên cứu không tồn tại độc lập hoàn toàn theo đúng nghĩa vì họ còn phụ thuộc vào Đảng/ chính phủ về nguồn kinh phí hoạt động. Song điểm đáng chú ý là tuy không thể phát ngôn ra ngoài những giới hạn nhất định, nhiều học giả đã có khuynh hướng tư duy độc lập hơn.
    - Phương tiện truyền thông và cư dân mạng:
    Cuộc cách mạng thông tin và sự phát triển của internet đã giúp người dân Trung Quốc tiếp cận nguồn thông tin rộng rãi hơn trước, và do đó cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dân hoàn toàn được hưởng quyền tự do ngôn luận. Trái lại, chính quyền Trung Quốc (đặc biệt là Bộ An ninh nội địa) vẫn kiểm soát chặt chẽ luồng thông tin trên mạng internet, blog và email.
    Thực tế các kênh phương tiện truyền thông và mạng internet là một môi trường thuận lợi để kích thích “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc, nhất là trong những vấn đề nhạy cảm như quan hệ Trung Quốc với Nhật Bản. Song từ quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, sử dụng “công cụ” chủ nghĩa dân tộc có thể là một con dao hai lưỡi khi các cư dân mạng cực đoan, quá khích có thể từ việc phê phán các thế lực bên ngoài quay sang chỉ trích chính phủ và tổ chức biểu tình gây mất trật tự xã hội.
    2. Những khuynh hướng và chuyển biến chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian qua:
    Mỗi nhóm chủ thể kể trên có những ưu tiên và lợi ích riêng nên tác động đến chính sách theo mỗi chiều hướng khác nhau. Trong bài viết “Ứng xử với một Trung Quốc mâu thuẫn”[3], Giáo sư David Shambaugh (Mỹ) đã chỉ ra những xu hướng, trường phái tư duy đối ngoại chính ở Trung Quốc. Các trường phái được liệt kê theo chiều hướng tăng dần và đẩy mạnh những cam kết đối ngoại của Trung Quốc với bên ngoài: Nativism (chủ nghĩa dân tộc), Realism (chủ nghĩa hiện thực), Major Powers (chú trọng quan hệ với các cường quốc), Asia First (ưu tiên quan hệ với châu Á), Global South (đoàn kết các nước đang phát triển Nam bán cầu), Selective Multilateralism (đa phương hóa có chọn lọc) và Globalism (chủ nghĩa toàn cầu). Nổi bật có ba xu thế hiện nay đang ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách của Trung Quốc:
    2.1. Xu hướng chủ nghĩa dân tộc (Nativism):
    Khuynh hướng này tập trung những người theo chủ nghĩa Mác-xít, với tư tưởng dân tộc cực đoan, luôn đề cao việc giữ gìn độc lập tự chủ và không tin tưởng vào các thể chế quốc tế. Họ cho rằng chính sách “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc 30 năm qua đã khiến nước này mất đi khối đoàn kết xã hội, văn hóa bị ảnh hưởng từ tiêu cực bên ngoài và độc lập chủ quyền bị xói mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho các âm mưu “diễn biến hòa bình” từ Mỹ và phương Tây đe dọa quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy những quan điểm trên phần nào trái ngược với chiến lược hội nhập khá thành công của Trung Quốc trong thời gian qua nhưng trường phái này vẫn sẽ tiếp tục tác động đến tư duy đối ngoại của Bắc Kinh vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, những đại diện của trường phái này thường làm ở các viện nghiên cứu uy tín thuộc Ủy ban TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoặc của chính phủ như Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, vốn là những cơ quan tham mưu cho lãnh đạo cấp cao. Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010 và chính sách của Mỹ trong thời kỳ Tổng thống Bush đã làm sống lại những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước” và “chủ nghĩa thực dân mới”. Thứ ba, những cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và bạo loạn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông gần đây đã gia tăng sức thuyết phục của trường phái này về nguy cơ mất ổn định chính trị, nhất là dưới sự tác động từ các thế lực bên ngoài.
    2.2. Xu hướng chủ nghĩa hiện thực (Realism):

    Đây là trường phái tư duy có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hoạch định chính sách của Trung Quốc. Những người theo chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc xem môi trường quốc tế là vô chủ, vì vậy cần tập trung xây dựng một quốc gia-nhà nước vững mạnh. Trường phái này quy tụ các sĩ quan quân đội, và những học giả có quan điểm thực dụng, vốn định nghĩa lợi ích trong phạm vi hạn hẹp và cho rằng những nỗ lực của phương Tây lôi kéo Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các nghĩa vụ quốc tế chỉ là một cái “bẫy” nguy hiểm nhằm ngăn cản sự lớn mạnh của nước này. Khác với khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực không cổ xúy cho chính sách “cô lập” với thế giới mà đòi hỏi việc xác định cụ thể và bảo vệ tốt các lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
    2.3. Xu hướng đa phương hóa có chọn lọc (Selective Multilateralism):
    Những người theo khuynh hướng này cho rằng Trung Quốc nên dần mở rộng các cam kết quốc tế của mình một cách chọn lọc, chỉ ở những lĩnh vực mà an ninh quốc gia của Trung Quốc bị ảnh hưởng trực tiếp. Sự ra đời của trường phái này là kết quả của nguồn sức mạnh và vị thế mới của Trung Quốc, khi cộng đồng quốc tế đòi hỏi Trung Quốc phải gánh vác nhiều hơn các nghĩa vụ quốc tế. Bản thân những người trong nhóm này không muốn Trung Quốc bị nhìn nhận là nước chỉ quen “hưởng khống” các đặc quyền quốc tế, tuy nhiên vẫn tiếp cận khá thận trọng với chính sách đa phương hóa. Vì thế, họ cho rằng, ở tầm chiến lược, Trung Quốc nên tiếp tục đi theo phương châm của Đặng Tiểu Bình, đó là “ẩn mình chờ thời” nhưng ở mức chiến thuật, Trung Quốc đã trở nên chủ động hơn trong quan hệ quốc tế (tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cứu nạn, chống cướp biển nhưng tránh các vấn đề nhạy cảm như Iraq hay Afghanistan). Trong những năm 1990, đa phương hóa được Trung Quốc sử dụng như một “công cụ” đắc lực và “chiến thuật” hữu hiệu để tạo ra diễn đàn giải quyết các vấn đề song phương.
    Các trường phái tư duy đối ngoại khác ở Trung Quốc lần lượt đặt trọng tâm quan hệ với từng đối tác khác nhau như các nước lớn (Major Powers), châu Á (Asia First) và với các quốc gia đang phát triển khác (Global South). Tuy nhiên, theo nhận định của GS. Shambaugh, khuynh hướng đối ngoại chính tập trung vào trường phái hiện thực, với ảnh hưởng lớn từ khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc. Đáng lưu ý, những quan chức phụ trách công tác đối ngoại ở một số cơ quan Đảng và chính phủ tuy có xu hướng thực dụng theo các trường phái đi vào quan hệ với từng đối tác, nhưng họ vẫn phải đáp ứng đòi hỏi của những nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực trong xã hội, trong quân đội và cả trong Đảng.

    3. Định hướng cho một “chiến lược đối ngoại tổng thể” mới của Trung Quốc:
    Sự tham gia của các nhóm chủ thể với lợi ích và xu hướng tư duy đối ngoại đa dạng đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs[4], GS. Vương Tập Tư (Trung Quốc) đã chỉ ra tổng kết bốn sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Trung Quốc:
    Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng cách hiểu toàn diện hơn về an ninh, bao gồm cả các vấn đề kinh tế và an ninh phi truyền thống, thay vì chỉ chú trọng đến các lợi ích chính trị, quân sự như trước đây. Trung Quốc phải tăng cường hợp tác với các nước khác để đối phó với những thách xuyên quốc gia và bình ổn thị trường tài chính thế giới vì đó cũng chính là bảo vệ an ninh cho chính Trung Quốc. Điều này có nghĩa là ngày càng khó cho Trung Quốc để tách biệt quan hệ bạn thù, kể cả với những đối thủ cạnh tranh chiến lược như Mỹ, Nhật.
    Thứ hai, ngoại giao chuyển biến theo hướng ít tập trung vào các vấn đề quốc gia mà nhấn mạnh vào hoạt động hợp tác chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể như chống khủng bố, chống phổ biến hạt nhân, bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng. Chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ xưa nay vẫn diễn ra cạnh tranh địa chiến lược và tranh chấp lãnh thổ nhưng lợi ích chung của hai nước trong việc hợp tác giảm áp lực của phương Tây về vấn đề cắt giảm khí thải các-bon đã kéo hai quốc gia này lại gần với nhau.
    Thứ ba, tư duy về phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng đã thay đổi: thay vì chỉ chú trọng vào tăng trưởng GDP, Bắc Kinh ngày càng quan tâm đến chất lượng của phát triển như hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và tiến bộ kỹ thuật. Trung Quốc nhận ra cốt lõi của vấn đề phát triển không chỉ bao gồm khía cạnh kinh tế mà còn phải xem xét đến các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, giới lãnh đạo đã quyết định duy trì tăng trưởng bằng cách hướng vào bên trong, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu và đầu tư ngoài nước.
    Thứ tư, chính sách của Trung Quốc ngày càng chú trọng đến việc phát huy hệ giá trị và “sức mạnh mềm” của nước này. Sự thành công của Trung Quốc trong khắc phục hậu quả khủng hoảng và duy trì tốc độ tăng trưởng đã khiến “đồng thuận Bắc Kinh” – mô hình chủ nghĩa tư bản có sự kiểm soát của nhà nước theo kiểu Trung Quốc – trở thành một mô hình phát triển hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang đương đầu với nhiều thách thức trong việc thể hiện và thực hiện “sức mạnh mềm” của mình do những quan ngại về chiến lược hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và lòng tin giảm sút của các nước láng giềng trước những điều chỉnh cứng rắn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
    Trong tất cả những chuyển biến trên, điểm đáng chú ý theo GS. Vương Tập Tư, đó là nguyên tắc “thao quang dưỡng hối” từ thời Đặng Tiểu Bình sẽ không còn phù hợp làm “kim chỉ nam” cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc nữa. Thứ nhất, Trung Quốc đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều và đủ khả năng để vươn ra thành một siêu cường trên thế giới. Thứ hai, Trung Quốc đang chịu sức ép từ trào lưu chủ nghĩa dân tộc trong nước, buộc nước này phải thể hiện một đường lối ngoại giao cứng rắn, chủ động hơn. Thứ ba, Trung Quốc có thể tiếp tục “ẩn mình” trong quan hệ với Mỹ, nhưng sẽ không thể áp dụng nguyên tắc đó khi xử lý các thách thức đa chiều như kinh tế và an ninh phi truyền thống, nhất là khi nước này đang đóng vai trò lãnh đạo trong nhóm các nước đang phát triển như BRIC, G77.
    Rõ ràng Trung Quốc cần một “chiến lược tổng thể” mới (grand strategy) phản ánh được sức mạnh, nhu cầu phát triển và mục tiêu đối ngoại của mình. Liệu Trung Quốc có một chiến lược tổng thể như thế không và nội dung chiến lược đó như thế nào vẫn còn là câu hỏi. Tuy nhiên, theo GS Vương, nguyên tắc chỉ đạo của “chiến lược tổng thể”, đó là phải bảo vệ được những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, bao gồm “chủ quyền, an ninh và phát triển”. Trọng tâm địa chính trị trong chiến lược này sẽ là châu Á, với xu hướng tập trung hơn về phía Tây. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh phát triển quan hệ với các nước Trung Á như Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan để phục vụ cho “Chương trình Tổng thể Phát triển vùng phía Tây” bao gồm các khu vực như Tây Tạng và Tân Cương. Hai nhiệm vụ khó khăn trước mắt hiện nay đối với việc xây dựng một “chiến lược tổng thể” đó là sự phối hợp chính sách giữa các cơ quan chính phủ và xử lý các quan điểm, lợi ích đa dạng hiện nay trong giới tinh hoa chính trị Trung Quốc.
    4. Một số nhận xét và đánh giá:
    Những nghiên cứu trên cho thấy Trung Quốc hiện nay không phải là một thực thể có tiếng nói đối ngoại đồng nhất, thay vào đó là tổng hòa của nhiều nhóm lợi ích và trường phái tư duy đối ngoại khác nhau. Hiểu rõ được sự chồng lấn và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cơ quan hoạch định chính sách, các luồng tư duy sẽ giúp nhận định chính xác hơn về những ưu tiên đối ngoại và chiều hướng chính sách của Trung Quốc.
    Thứ nhất, thẩm quyền hoạch định chính sách đối ngoại ở Trung Quốc đã bị phân hóa với sự tham gia của ngày càng nhiều các nhóm chủ thể mới. Khuynh hướng này buộc Bộ Ngoại giao phải chia sẻ quyền lực với các cơ quan khác trong Đảng và chính phủ. Quân đội Trung Quốc cũng trở thành một chủ thể quan trọng và không ngần ngại phô diễn sức mạnh của mình. Việc các sĩ quan quân đội tham gia vào các cuộc tranh luận công khai được xem là một hiện tượng rất mới. Bên cạnh các chủ thể truyền thống, các nhóm chủ thể khác như doanh nghiệp, báo chí và dư luận tuy không có một vai trò chính thức nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn đến chính sách đối ngoại. Trong quan hệ với các nước Trung Á, Iran và Sudan, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp đôi khi lại trở thành yếu tố quan trọng nhất.
    Thứ hai, dù ở giai đoạn nào, khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc vẫn đóng vai trò chi phối trong tư duy đối ngoại của Trung Quốc. Trường phái này tập trung không chỉ quan điểm của người dân mà cả những quan chức cấp cao. Khi làn sóng này bùng nổ, cộng với những tác động từ bất ổn trong nước, có thể tạo ra những tình thế cực kỳ khó khăn cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
    Thứ ba, với sự tham gia của ngày càng nhiều các nhóm lợi ích, phạm vi “biên giới quyền lợi” của Trung Quốc đã mở rộng hơn. Điều này đã được bình luận viên Hoàng Khôn Luân của Nhật báo Quân giải phóng nhắc đến, rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã đi ra khỏi vùng lãnh thổ đất đai, biển, trời mà còn gồm cả những vùng như các đại dương mênh mông nơi có tàu dầu Trung Quốc qua lại - cũng như thượng tầng không gian.[5] Chính vì thế, Trung Quốc hiện nay rất quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích an ninh chiến lược tại Biển Đông cũng như những quyền lợi kinh tế, năng lượng, khoáng sản rất quan trọng ở Trung Á, Trung Đông và Châu Phi.
    Thứ tư, ưu tiên của một số nhóm chủ thể và trường phái tư duy đối ngoại có khuynh hướng đẩy chính sách đối ngoại Trung Quốc theo chiều hướng cứng rắn hơn. Họ cho rằng Trung Quốc cần tích cực, chủ động tham gia vào định hình một trật tự thế giới phù hợp với lợi ích phát triển của mình hơn, thay vì tiếp tục “ẩn mình chờ thời”, chấp nhận những luật chơi do Mỹ và phương Tây đặt ra. Gần đây, quân đội Trung Quốc là đại diện tiêu biểu cho luồng quan điểm này, đôi khi còn thể hiện thái độ và hành động cứng rắn hơn so với quan điểm chính thống của giới lãnh đạo. Trong nước, quân đội đã tích cực tuyên truyền quan điểm đối ngoại của mình thông qua việc tham gia vào các kênh nghiên cứu, học giả. Ngoài nước, quân đội có những hành động khiêu khích đơn phương, đôi lúc dường như không thông qua ý kiến của các nhà lãnh đạo dân sự (chẳng hạn như vụ thử máy bay tàng hình của quân đội Trung Quốc ngay trong chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates).

    5. Hệ lụy đối với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông:

    Trong các chủ thể hiện nay có ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đáng chú ý phải kể đến vai trò của quân đội (PLA) và các tập đoàn dầu khí nhà nước vì lợi ích của hai nhóm này sẽ có thể tác động trực tiếp đến chiều hướng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Nhiều đánh giá cho rằng tiếng nói của quân đội sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Thứ nhất, Hội đồng Quân ủy Trung ương (CMC) luôn duy trì kênh tham vấn trực tiếp với Bộ Chính trị nhưng lãnh đạo dân sự duy nhất trong CMC là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ngoài ra không có một thành viên dân sự nào khác. Tập Cận Bình được xem là người kế nhiệm vị trí Chủ tịch CMC của Hồ Cẩm Đào nhưng được cho là có ít kinh nghiệm đối ngoại. Một điểm đáng chú ý khác nữa là xu hướng tập quyền trong Bộ Chính trị đang có xu hướng giảm dần. So với thời kỳ của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, vai trò quyết định của Chủ tịch Ủy ban thường vụ như Hồ Cẩm Đào (hay ứng cử viên sắp tới là Tập Cận Bình) đã giảm đi khá nhiều. Thay vào đó, mọi quyết định thông qua bằng cơ chế đồng thuận, và sự đấu tranh giữa các phe phái cũng gay gắt hơn. Vì thế, Chủ tịch sắp tới cần phải dựa nhiều hơn vào vai trò của CMC để củng cố sự lãnh đạo của mình.
    Thứ hai, mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc đang có chiều hướng gia tăng do nhiều yếu tố: chênh lệch giàu nghèo, áp lực việc làm, bất bình đẳng xã hội, và xung đột sắc tộc. Tầng lớp trung lưu ngày càng phẫn nộ trước sự tham nhũng của các quan chức chính phủ, tình trạng độc quyền của nhà nước và các chính sách động chạm đến lợi ích thiết thân của họ. Với những bài học về bạo động và bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, chắc chắn những nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ cần đến vai trò của quân đội để tránh các cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra đến với Trung Quốc.
    Thứ ba, trong những năm gần đây, với chính sách tăng cường hiện đại hóa quân đội và tập trung xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng và tài nguyên của Trung Quốc, ảnh hưởng và quyền lực của quân đội với đối ngoại càng rõ rệt hơn. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong quân đội được xem là đại diện tốt hơn cho quan điểm của quần chúng. Cuốn sách bán chạy nhất năm 2010, “Giấc mộng Trung Hoa” của Đại tá Lưu Minh Phúc, Giám đốc Viện Phát triển Quân sự thuộc Đại học Quốc Phòng đã chỉ ra rằng Trung Quốc cần theo đuổi một chiến lược “trỗi dậy quân sự” mới nhằm tiến đến vị trí lãnh đạo toàn cầu và cạnh tranh với Mỹ. Đáng lưu ý, nhà cầm quyền Trung Quốc không hề cấm xuất bản tác phẩm này như những cuốn sách có hơi hướng cực đoan trước đây của một số sĩ quan quân đội. Trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, trợ lý thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã viết lời đề tựa cho cuốn sách này.
    Điều này càng khẳng định cho chiều hướng dân tộc chủ nghĩa và cứng rắn của Trung Quốc trong chính sách ở Biển Đông thời gian tới. Trong các vấn đề biên giới lãnh thổ, quân đội thường có thái độ quả quyết, từng khẳng định Trung Quốc có “lợi ích quốc gia cốt lõi” đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Với sự mở rộng vai trò của hải quân (Trung Quốc đang tập trung xây dựng các tàu sân bay), nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để tăng cường kiểm soát và bành trướng lực lượng để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Bên cạnh đó, sự chồng chéo thẩm quyền giữa các lực lượng phòng vệ bờ biển cũng thường tạo nên tình trạng mâu thuẫn chính sách giữa các cơ quan chuyên trách, gây khó khăn cho các nước trong tranh chấp như Việt Nam.[6] Trong trao đổi riêng, TS. Li Mingjiang cho biết một trong những nguyên nhân Trung Quốc hoạt động mạnh trên thực địa ở Biển Đông là do vấn đề bắt ngư dân đôi khi là “việc làm ăn” của các lực lượng thực thi pháp luật, họ có lợi ích cục bộ trong việc bắt tàu cá, nhận tiền chuộc. Bộ Ngoại giao hay các tỉnh giáp biển có muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng đôi khi cũng “không làm được gì”.
    Các tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc (lớn nhất hiện nay có CNPC, Sinopec và CNOOC) cũng đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Không thể phủ nhận một thực tế, việc bảo đảm nguồn cung năng lượng đã trở thành ưu tiên đối với giới cầm quyền Bắc Kinh vì nó yếu tố quyết định sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Trung Quốc. Hoạt động của các tập đoàn này đôi khi gắn chặt với lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Những hợp đồng khai thác ngoài nước của các tập đoàn dầu khí Trung Quốc có thể cùng lúc phục vụ hai mục tiêu: giúp đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và mở rộng ảnh hưởng địa-chính trị của Trung Quốc. Chính vì vậy, lợi ích của các tập đoàn năng lượng rất có sức nặng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chưa kể đến việc người đứng đầu các tập đoàn nhà nước này thường nắm giữ những vị trí trọng yếu trong Đảng/ chính phủ. Trong thời gian tới, các tập đoàn này có thể đẩy chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông theo chiều hướng thực dụng – tiếp tục các dự án khai thác chung, phục vụ các lợi ích kinh tế trước mắt – nhưng mặt khác lại góp phần củng cố chính sách “tằm ăn rỗi” của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền thông qua các hoạt động khai thác trên thực địa và giành lợi ích của nước lớn (lion’s share) trong các thỏa thuận khai thác chung.
    Tóm lại, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chính sách ở Biển Đông theo cả hai hướng: vừa cứng rắn, kiên quyết để bảo vệ các lợi ích liên quan đến chủ quyền lãnh thổ thông qua việc hiện đại hóa quân đội, tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân để tạo ra không gian phát triển an toàn xung quanh Trung Quốc. Đồng thời, các tập đoàn nhà nước Trung Quốc (chủ yếu ở đây là năng lượng và khoáng sản) sẽ tiếp cận trên quan điểm thực dụng, tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh các dự án khai thác chung ở Biển Đông, tối đa hóa các lợi ích kinh tế. Sự phân hóa của các chủ thể khác nhau trong xã hội Trung Quốc cho thấy một bức tranh về quá trình hoạch định chính sách phức tạp hơn, nhưng nhìn chung tất cả đều dựa trên nền tảng nhìn nhận khá hạn hẹp về lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

    Nguyễn Minh Ngọc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này