Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5858 người đang online, trong đó có 604 thành viên. 18:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112963 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. viki

    viki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Chắc là phải trảm kẻ nào đó làm lễ tế cờ trước khi ra trận.
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    ''trông mặt mà bắt hình dong''

    mặt của người đứng đầu quân đội mà trông như mặt heo thế kia

    phát biểu ng.u như gdo
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Hoà bình cho Biển Đông sẽ được bàn tại ASEAN

    [​IMG]
    Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga. Ảnh: Cpv.org.vn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga chiều nay nhấn mạnh, thúc đẩy hợp tác hoà bình và ổn định ở Biển Đông là mối quan tâm của tất cả các nước, nên vấn đề này sẽ được thảo luận tại các diễn đàn và hội nghị.

    Từ ngày 19 đến 23/7 tới tại Bali, Indonesia, sẽ diễn ra hàng loạt sự kiện của ASEAN gồm Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Hội nghị giữa bộ trưởng ngoại giao ASEAN với các đối tác và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
    Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam có đưa ý kiến hay sáng kiến liên quan đến Biển Đông tại những sự kiện trên hay không, bà Nga cho biết: "Tại các hội nghị này, các bên sẽ thảo luận biện pháp thúc đẩy hợp tác trong ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các đối tác. Thúc đẩy hợp tác hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông là mối quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước, vì vậy vấn đề này đã, đang và sẽ được thảo luận tại các diễn đàn".
    "Việt Nam ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác, vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông, phát huy hơn nữa những công cụ và cơ chế khu vực hiện có như Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các cam kết trong Kế hoạch hành động ASEAN - Trung Quốc được thông qua tháng 10/2010 về tôn trọng, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm họp lại Hội nghị quan chức ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC", bà Nga nói thêm.
    Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hội nghị cấp cao ASEAN 18 vừa qua tại Jakarta, Indonesia, đã khẳng định tầm quan trọng của DOC đối với hòa bình ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông và quyết định ASEAN sẽ tích cực phấn đấu nhằm sớm hoàn tất quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và xúc tiến tham vấn về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
    "Việt Nam kiên định rằng hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước, mọi nỗ lực mang tính xây dựng của các bên liên quan để duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông đều được hoan nghênh", bà Nga khẳng định.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng cho biết, từ ngày 15 đến 21/7 tới, 3 tàu của Mỹ gồm USS Preble, USS Chung Hoon và USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). "Đây không phải là một cuộc tập trận hải quân mà là hoạt động giao lưu định kỳ hàng năm và đã được hai bên thoả thuận từ trước, nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước", bà Nga nhấn mạnh.
  4. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tàu ngầm Trung Quốc theo dõi Mỹ - Phillippines tập trận
    Cập nhật lúc :4:33 PM, 07/07/2011
    Tình báo Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân Type-094, lớp Jin của Trung Quốc đã bất ngờ xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines.

    Theo đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Trung Quốc đã xuất hiện và quan sát cuộc tập trận hải quân Mỹ-Phillippines vừa qua. Đây là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Mỹ không hề tiết lộ chút thông tin nào quanh vấn đề này.

    Một đặt câu hỏi, phải chăng các thiết bị sonar hiện đại của Hải quân Mỹ không phát hiện được sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc? Hay Mỹ đã cố tình để cho tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với thiết bị sonar của mình?

    Giới tính báo Nga nhận định rằng, có thể là Hải quân Mỹ đã phát hiện ra sự xuất hiện của một tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trong khu vực tập trận nhưng Mỹ muốn quan sát xem tàu ngầm này của Trung Quốc định làm gì trong khu vực tập trận qua đó ghi nhận các thông số về độ ồn khi hoạt động, độ bộc lộ trên sonar.

    Theo đó, việc tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện trong khu vực tập trận của Hải quân Mỹ sẽ để lộ các sơ hở về khả năng hoạt động của tàu ngầm này. Đó sẽ là bất lợi trong tương lai.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Type-094 lớp Jin (Tấn), loại này đã theo dõi sát sao cuộc tập trận Mỹ - Phillippines vừa qua. Tuy nhiên, tình báo Nga nhận định, đây là một sự tiến bộ rất lớn của Hải quân Trung Quốc trong việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại.

    Trước đó, một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng đã va chạm với thiết bị sonar của một tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Sự vụ đã dẫn đến những căng thẳng ngoại giao giữa hai bên trong suốt năm 2010.

    Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục gia tăng sức mạnh của hạm đội tàu ngầm, hiện tại hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được xem là lớn nhất khu vực châu Á.

    Đáng chú ý là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược do nước này tự đóng, khác với tàu ngầm diện-dieesel, tàu ngầm hạt nhân không được bán trên thị trường. Do đó các quốc gia muốn sở hữu loại phương tiện chiến tranh chiến lược này đều phải tự đầu tư đóng mới.


    Dù các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp đầu như Type-091, 092, 093 còn gặp nhiều hạn chế về tiếng ồn khi hoạt động. Tuy nhiên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới như Type-094 đã khắc phục được phần nào nhược điểm này.

    Tuy không thể so sánh được với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ hay Akula, Delta-IV, Borei của Nga, nhưng đây cũng là một đối thủ đáng gờm. Sự xuất hiện bất ngờ trong cuộc tập trận Mỹ - Phillippine vừa qua đã cho thấy những tiến bộ vược bậc của công nghệ đóng tàu ngầm của Trung Quốc.

    Điều đó cũng cho thấy các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu tiến ra xa hơn, thay vì lởn vởn xung quanh bờ biển Trung Quốc.

    Cùng với sự hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện tại những vùng biển xa xôi ở tận Tây Thái Bình Dương.

    Theo thông tin của tình báo Mỹ được đăng tải trên trang Washington Times, Trung Quốc đang khởi đóng một chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới mang tên Type-096 lớp Tang (Đường) có thể mang tên lửa đạn đạo liên lục địa SLBM.

    Theo thông tin được tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới này có khả năng mang đến 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm SLBM JL-2 (Du lãng-2) Tàu ngầm Type-096 có cấu hình khí động học và kích thước tương tự như tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta-IV của Nga.

    Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc cho phép họ có thêm những con bài chiến lược có thể làm thay đổi cán cân quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

    Điều đó cũng đã ra nhiều nguy cơ hơn đối với an ninh và ổn định trong khu vực khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy. Trung Quốc sẽ sữ dụng các con bài chiến lược để đạt được mục đích của mình.

    (Baodatviet)
  5. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ lịch sử đã an bài rồi
    Ông Nguyễn Huệ sống chắc gì đã bằng nhà Nguyễn
    Vì những việc của Nguyễn Huệ cũng chỉ là giả thiết
    Còn những gì nhà Nguyễn làm nó là thật , một phần lịch sử của Việt nam
    Em nghĩ không nên đưa ra giả thiết thế nó thế kia vì người chết không thể sống lại
    Nên trân trọng những gì lịch sử để lại và những gì mà ta có hiện nay
    Đất nước còn nghèo, chúng ta đang phải đối mặt với thù trong giặc ngoài
    Nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh vì một Việt Nam hùng mạnh chứ không phải là dựng mấy ông chết rồi lên làm lại lịch sử
    Tặng cụ: [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Cụ Nguyễn Trãi dạy rằng: "LẤY ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN / LẤY CHÍ NHÂN THAY CƯỜNG BẠO" , chắc bác ko nhớ rồi ?
  7. bami

    bami Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cái này em chỉnh bác tí...chữ trí - chí là khác nhau. Trí là trí tuệ, còn chí là chí hướng, phương hướng. Chắc câu của cụ nguyễn phải viết là trí nhân :).
  8. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Chủ yếu do Quang Trung lúc sống làm được những việc mà Nguyễn Ánh sau này cũng ko làm được rồi (tự chủ, vỗ mặt nhà Thanh...). Mà nhà Nguyễn lại có tì vết chuyện rước giặc về nhà nữa. Cho nên người ta vẫn thích Quang Trung hơn. Và vì lịch sử ko sửa đổi được nên những gì nhà Nguyễn làm sai cũng ko sửa thành đúng được - đành mang tiếng muôn đời.

    Ừ thì bây giờ lo chuyện hiện tại thôi, chuyện quá khứ cũng ko cần bàn nhiều nữa. Đi mua vải ăn ko tụi Tàu nó giành mua hết, hết mùa cũng ko được ăn vải đó :p
  9. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐc TRƠ TRẼN?



    [​IMG]
    Thanh niên Việt Nam biểu tình phản đối nhà cầm quyền TQ, tại Tokyo Nhật Bản. Ảnh: BBC Nguyễn Văn Tuấn



    Tự dưng hôm nay có hứng bàn chuyện tuyên truyền. Có lẽ qua lá thư của một bạn đọc dưới đây và qua những dòng chữ của Bọ Lập(câm mồm! để cho tao ăn cướp - đọc tựa đề đã ấn tượng!) làm tôi thấy muốn nói thêm. Vậy xin nhân dịp này bàn thêm về những đặc điểm của tuyên truyền.


    Chúng ta thử đọc những dòng chữ dưới đây. Nhưng xin nói trước, nếu các bạn mắc bệnh tim mạch thì không nên đọc (tôi không chịu trách nhiệm nhé).

    Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất”.

    “Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.

    “Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc”.

    Những câu chữ đó xuất phát từ đâu vậy? Xin thưa: đó là những phát biểu của giới cầm quyền Bắc Kinh, những người chúng ta đã và đang – trớ trêu thay – gọi là bạn.

    Bạn đọc có thể kinh ngạc tại sao trên thế giới này có những kẻ trơ trẽn đến dã man biến nạn nhân thành hung phạm, ngang ngược biến trắng thành đen, bất chấp thực tế biến không thành có, v.v. như thế. Đây không phải là lần đầu những luận điệu như trên xuất hiện trên giấy trắng mực đen; mà những luận điệu như thế này đã được rao truyền trong dân chúng Trung Quốc từ mấy chục năm qua. Chúng đã góp phần nhào nặn nên một thế hệ người Trung Quốc xem Việt Nam là một thuộc địa của chúng, người Việt Nam xảo quyệt và vô ơn. Kể ra thì đó cũng là một thành công lớn của những tác giả giàu trí tưởng tượng nhưng thâm thần bệnh hoạn.


    Nhưng lý giải thế nào về “hiện tượng” đó? Nói “hiện tượng” thì oan cho chữ này quá (bởi vì những câu chữ tôi trích trên đã trở thành quán tính trong suy nghĩ chứ chẳng có gì ngạc nhiên), nhưng thôi thì hãy tạm dùng chữ đó để bàn chuyện vậy. Tôi nghĩ chỉ có thể giải thích cái sản phẩm chữ nghĩa quái thai trên đây của nhà cầm quyền Trung Quốc bằng hai chữ: tuyên truyền.


    Tôi không định nghĩ tuyên truyền nữa, vì đã nói trong một bài trước và nhiều chuyên gia khác đã nói. Nhưng nhắc đến tuyên truyền hay propaganda mà không nhắc đến Nhà văn George Orwell thì quả là một thiếu sót. Trong tác phẩm nổi tiếng 1984, Orwell viết một cách tiên tri về xảo thuật tuyên truyền như là một vũ khí… chống công dân. Ông mô tả nhiều loại hình tuyên truyền, trong đó có loại hình doublethink (suy nghĩ kép). Đó là cách biến trắng thành đen, biến đen thành trắng, và nói một cách càng trơ trẽn càng tốt. Đó là kiểu nói “Chiến tranh là hòa bình, tự do là nô lệ, ngu dốt là sức mạnh” (“WAR IS PEACE. FREEDOM IS SLAVERY. IGNORANCE IS STRENGTH”. Ngày nay, những gì Orwell viết quá ứng nghiệm với những gì tôi trích dẫn ở trên.


    Người Việt chúng ta cũng có những câu để mô tả tình trạng loạn chuẩn trên. Vừa ăn cướp vừa la làng, hay Gái đĩ già mồm có thể hiểu là một cách tuyên truyền theo nghĩa của Orwell. Tôi nghĩ chúng – những kẻ ngồi ở Bắc Kinh viết ra những dòng chữ trên – không ngu xuẩn đến độ không biết đó là vô lý, nhưng logic ở đây không thành vấn đề; vấn đề là tuyên truyền. Vậy thì câu hỏi đặt ra: làm sao chúng ta nhận dạng ra tuyên truyền?


    Tôi nghĩ đặc điểm số 1 để nhận ra một bài viết là tuyên truyền hay không là xem xét tính ngụy biện của nó. Thật vậy, tuyên truyền dựa vào ngụy biện là chính, vì ngụy biện dễ thu hút khán giả. Có nhiều hình thức ngụy biện đã được mô tả trước đây. Những hình thức ngụy biện mà giới tuyên truyền hay sử dụng là lợi dụng cảm tính, tấn công cá nhân, khái quát hóa tùy tiện, và lợi dụng quyền lực.


    Những gì chúng ta thấy từ bọn đầu não Bắc Kinh cho thấy đặc tính số 1 của tuyên truyền: lợi dụng cảm tính. Thật vậy, tuyên truyền lợi dung tối đa cảm tính, chứ không phải tri thức và logic. Những gì tuyên truyền nói là vô lý, hoàn toàn không có logic. Chả thế là Hitler (một tên ác ôn nhưng là một nhà tuyên truyền có tài) từng nói đại khái rằng nếu bạn nói láo, thì đừng nói láo nhỏ nhặt, bởi vì người ta sẽ nhận ra ngay đó là lời nói láo; nên nói láo thật lớn, nói láo những gì người ta không thể tưởng tượng nổi. Và, cứ tiếp tục nói láo cho đến khi nào người ta tin đó là sự thật. Tức là, nói láo càng nhiều, càng to tát, thì càng có hiệu quả. Chẳng hạn như bọn Bắc Kinh đang rêu rao rằng Việt Nam tấn công tiến chiếm hải đảo của chúng, và gieo một sự hận thù trong người Trung Quốc. (Cũng chẳng khác gì trước đây Mỹ cho dàn dựng một y tá người Kuwait xuất hiện trước Quốc hội Mỹ nói rằng quân lính Iraq quăng trẻ em sơ sinh vào lò thiêu và ăn sống, nhưng sau này người ta mới biết cô ấy là con gái ông đại sứ Kuwait tại Mỹ và màn kịch được dàn dựng bởi một công ty PR). Đó là một lời nói láo cực kỳ vô lý không ai có thể tưởng tượng nổi một Việt Nam bé nhỏ tấn công một nước khủng lồ như Trung Quốc. Nhưng đó là xảo thuật truyên truyền mà những kẻ làm tuyên truyền ở Bắc Kinh đang vận dụng rất bài bản.


    Đặc điểm thứ hai của tuyên truyền là tấn công cá nhân. Tiếng Anh gọi là name calling. Tiếng Latin là ad hominem. Thật ra, đó là một hình thức ngụy biện phổ biến nhất và có khi có hiệu quả nhất. Chẳng hạn như ở phương Tây, khi giới chính trị gia không thuyết phục được Thượng viện thông qua một đạo luật nào đó, họ tìm cách nói xấu Thượng nghị sĩ, kiểu như ông ấy là người không đàng hoàng, ăn chơi đàng điếm, dù những chuyện cá nhân như thế nếu có thật chẳng liên quan gì đến đạo luật. Hay khi không tranh luận không lại đối phương, người ta bắt đầu phao tin nói xấu về nhân cách, nhân thân của đối phương, tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể là phát xít, cộng sản, *********, v.v. Đó chẳng những là ngụy biện mà còn là hình thức tuyên truyền rất hạ cấp. Nó còn là triệu chứng của sự thiếu tự tin, không dám lý luận, mà phải dùng đến những trò phi chính thống. Tuyên truyền rất thích ngụy biện dưới hình thức tấn công cá nhân.

    Đặc điểm thứ ba của tuyên truyền là khái quát hóa. Khác với tấn công cá nhân (mà trong đó người ta gắn cho đối phương một nhãn hiệu tiêu cực), khái quát hóa tìm cách gắn cho sự việc một nhãn hiệu cao sang. Những nhãn hiệu này có thể là văn hóa, văn minh, dân chủ, công bằng, bác ái, tự do, vinh quang, anh hùng, danh dự, công lý, tình thương, hòa bình, khoa học, v.v. Có thế lấy ví dụ về việc nghiên cứu sự vận hành của nhà nước vốn chỉ là một việc làm mang tính hành chính nhưng người ta cố tình gắn cho việc làm một danh hiệu cao quí là khoa học: khoa học chính trị. Theo đà đó, bất cứ việc làm gì của giới hành chính cũng đều trở thành khoa học. Tuyên truyền do đó đánh tráo khái niệm bằng cách khái quát hóa một cách tùy tiện.


    Đặc điểm thứ tư của tuyên truyền là lợi dụng thế lực. Tiếng Latin gọi là ad verecundiam. Trong xảo thuật này, cách làm phổ biến nhất là chuyển giao những hình ảnh quốc gia và nhân vật nổi tiếng đến sản phẩm tuyên truyền. Chẳng hạn như huy động hàng ngàn người mặc quần áo và đứng xếp hàng thành một lá cờ tổ quốc thật to. Thông điệp họ muốn gửi đến công chúng là họ là những người yêu nước, vì quê hương đất nước. Nhưng đó chỉ là hình thức tuyên truyền tương đối… rẻ tiền.


    Một đặc điểm tuyên truyền khác có liên quan là lợi dụng thẩm quyền. Đây cũng là hình thức tuyên truyền khá phổ biến. Chẳng hạn như khi quảng bá một ý tưởng điên rồ khó ai có thể chấp nhận được, người ta dùng đến những người có vị trí cao và bằng cấp cao trong xã hội. Giống như khi viết bài, người ta trích dẫn những người với chức danh như “Giáo sư – Tiến sĩ” với hàm ý nói rằng ý tưởng đó được bậc đại trí thức đồng tình, dù ý kiến của vị đó chẳng liên quan gì đến vấn đề đang bàn. Trung Quốc thường hay trưng bày công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng như muốn nói Thủ tướng của Việt Nam đã công nhận, nhưng vấn đề là pháp lí quốc tế chứ chẳng liên quan gì đến công hàm đó.


    Tuyên truyền nói cho cùng là một cách nhồi sọ. Do đó, xảo thuật của tuyên truyền là lặp đi lặp lại những điều vô lí càng nhiều và càng lâu thì càng tốt. Đó chính là lý tưởng của tuyên truyền: một lời nói láo nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành chân lý. Đó cũng chính là những gì chúng ta thấy giới truyền thông Bắc Kinh suốt ngày này sang tháng nọ nói xấu Việt Nam và người Việt Nam, bất chấp những thỏa thuận gì đó giữa đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam và phía Trung Quốc.


    Tóm lại, tuyên truyền là một phương tiện để the power that be (có lẽ dịch là thế lực?) gây tác động đến đám đông qua hình thức ngụy biện và nhồi sọ. Goebbels, một guru về tuyên truyền thời Hitler, quan niệm rằng “tuyên truyền tự nó không phải là một cứu cánh, nhưng là phương tiện cho cứu cánh; nếu phương tiện giúp chúng ta đạt được cứu cánh thì phương tiện đó tốt”. Cố nhiên, tội ác của Hitler và đồng bọn như Goebbels đã làm cho hai chữ tuyên truyền mang một nghĩa xấu. Ấy thế mà ngày nay những đồ đệ của họ ở Trung Quốc có vẻ rất ham thích ứng dụng quan niệm đó của Goebbels. Chúng ta phải sống với tuyên truyền. Không có cách nào xóa bỏ tuyên truyền trong xã hội hiện đại. Vấn đề không phải là tránh hay xóa bỏ tuyên truyền, nhưng vấn đề là phân biệt được thông tin nào là sản phẩm của tuyên truyền và thông tin nào sản phẩm của thực tế xã hội. Tôi nghĩ những đặc điểm trên cũng giúp ích cho chúng ta trong việc phân định thông tin, và hiểu tại sao nhà cầm quyền Trung Quốc tỏ ra cực kỳ trơ trẽn với những luận điệu vừa vô lý vừa ấu trĩ của họ.


    N.V.T.


    Ghi thêm: Một bạn đọc gửi thư cho tôi biết rằng hai chữ tuyên truyền rất phổ biến ở trong nước. Bạn này còn chứng minh rằng Việt Nam có hẳn một “Học viện báo chí và tuyên truyền”, nhưng dịch sang tiếng Anh là Academy of Journalism and Communication. Thú vị thật!


    Về mặt tiếng Anh, tuyên truyền phải là propaganda, chứ không phải là communication. Communication có nghĩa là truyền thông (vì thế telecommunicationviễn thông). Như vậy, cách dịch tuyên truyền = communication rõ ràng là không đúng. Đó là một cách… né. Né không dùng chữ propaganda. Điều này cho thấy lãnh đạo học viện trên có ý thức rằng chữ propaganda không được cộng đồng quốc tế “mặn mà” lắm vào thời nay. Nhưng nếu có ý thức như thế thì tại sao lại dùng tuyên truyền trong tiếng Việt? Tại sao không dùng chữ truyền thông cho… nhẹ hàng hơn? Tôi nghĩ đó cũng là một câu hỏi thú vị cần giải đáp.


    Nguồn: nguyenvantuan.net
    Nguồn: Bauxite Vietnam.
  10. xichlaidi

    xichlaidi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    0
    chả trách thằng trung của nó gầm lên rằng
    người mỹ luôn tinh quái ,trong cả lĩnh vực ở biển đông.
    vỡ nợ kỹ thuật (technical default) cũng nằm trong hiệp ước mà trung của ko bao giờ ngờ
    :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này