Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5953 người đang online, trong đó có 660 thành viên. 18:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112963 lượt đọc và 2078 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  2. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Bất lực nhìn Trung Quốc “vét” hàng


    Thương nhân Trung Quốc có lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và trả giá cao khiến DN trong nước bất lực ngay tại sân nhà.
    Nguyên liệu nông sản trong nước đang thiếu trầm trọng nhưng doanh nghiệp (DN) Trung Quốc ồ ạt thu hết, từ cà phê, tiêu, thủy sản đến trái cây. Giá mua của DN Trung Quốc cao gấp ba lần giá gốc khiến cho DN trong nước chỉ biết bất lực đứng nhìn. Đó là vấn đề nổi cộm được nêu ra tại cuộc họp giao ban xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6-7.
    Cấm trên biển, vét trên bờ
    Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết sáu tháng qua, sức cạnh tranh thủy sản của VN có bước tiến so với các nước về chất lượng hàng. Tuy giá trị xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các DN thủy sản đang gặp phải những khó khăn. Hiện các mặt hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu khi mà nhu cầu thế giới đang tăng lên. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỉ USD nhưng ba tháng qua tôm bị dịch bệnh khiến cho diện tích nuôi trồng ở miền Trung và miền Nam giảm đáng kể.
    Trong khi đó, với lãi suất cao cũng khiến cho các cơ sở nuôi cá tra giảm đi. Đặc biệt, nguồn hải sản thiếu trầm trọng do vừa qua Trung Quốc có các hành động cấm khai thác đã tác động rất lớn đến nguồn cung. "Mặt khác, DN Trung Quốc sang thu mua cả trên biển và trên bờ bởi họ có lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và cạnh tranh về giá làm cho các DN trong nước gặp nhiều khó khăn khi thu mua hàng của bà con ngư dân" - ông Nam phàn nàn.
    Từ đó, đại diện VASEP kiến nghị Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần có những biện pháp kiểm soát các DN nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc đang cạnh tranh thu mua nguyên liệu của chúng ta phù hợp với cam kết WTO. Nếu không có những biện pháp mạnh tay thì nguyên liệu của ta sẽ chảy sang nước bạn hết.
    Bộ Công Thương: Chuyện nhạy cảm!
    Ông Đỗ Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu VN, cho rằng tình hình thị trường nông sản VN năm 2011 rất giống với năm 2008, đầu năm giá bán tăng cao nhưng giữa năm lại đi xuống. Năm 2008 xảy ra hiện tượng đầu cơ hàng hóa, thị trường trở thành tổng kho lớn. Bên cạnh đó, các DN nước ngoài tập trung mua hàng với số lượng lớn rồi đưa vào kho ngoại quan. Bởi các DN nước ngoài có lợi thế về lãi suất và giá mua cao nên họ có ưu thế hơn DN trong nước. Ngoài ra, một số DN trong nước trở thành nhà gia công cho nước ngoài.
    Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), cho hay đây không phải là lần đầu tiên các DN Trung Quốc mua thủy sản, nông sản VN. Tuy nhiên, năm nay mức độ nghiêm trọng hơn do các địa phương không tạo điều kiện cho DN trong nước thu mua nguyên liệu, mà tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài trả giá cao hơn. Bà Miêng dẫn chứng, chẳng hạn như vải thiều, thương lái Trung Quốc vào tận vườn trả giá cao gấp ba lần giá gốc. Mỗi ký vải DN trong nước chỉ mua từ 3.000 đến 5.000 đồng, thế nhưng thương nhân Trung Quốc mua với giá từ 10.000 đến 16.000 đồng.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết các vấn đề liên quan đến hàng nông sản đang được Bộ xử lý. Chuyện thu mua nguyên liệu nông sản nói chung, Bộ yêu cầu phản ánh cụ thể từ các địa phương, DN nào vi phạm tham gia vào thị trường VN sẽ bị xử lý nghiêm. Đối với thương lái là lĩnh vực rất nhạy cảm, khó xử lý vì hoạt động chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Bộ chủ trương một mặt ủng hộ các hoạt động buôn bán chính ngạch hoặc mậu dịch biên giới theo pháp luật hai nước.
    Theo ông Biên, nếu các thương lái, DN nước ngoài thu mua nông sản trái quy định pháp luật VN, các địa phương và hiệp hội hãy phản ánh cụ thể, vướng mắc cụ thể. Để từ đó Bộ đối chiếu với quy định và tạo điều kiện cho DN xuất khẩu.
    Phải thay đổi tư duy kinh doanh
    Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết từ tháng 5 và 6, giá nhiều mặt hàng có xu hướng chững lại và giảm, điển hình như dầu thô từ hơn 100 USD xuống còn 90 USD. Nhiều mặt hàng nông sản có thể sẽ giảm giá thời gian tới. Do đó, Bộ muốn cảnh báo rằng thời kỳ DN xuất khẩu chỉ biết thu lợi về mình. Ngược lại, giờ nông dân chủ động hơn với nguồn hàng của mình, thu được lợi nhuận nhiều hơn. Muốn cạnh tranh với DN nước ngoài, bản thân DN trong nước phải thay đổi tư duy kinh doanh với nông dân.
    (Theo Pháp luật TP.HCM)
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    'Hà Nội, Bắc Kinh kiên định, hòa bình biển Đông tái lập'
    Cập nhật lúc :8:54 AM, 08/07/2011
    "Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại, thì ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập", chuyên gia Nazery Khalid, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề biển Nam Á (Malaysia) khẳng định.

    "Trung Quốc phải thật sự sáng suốt để xứng đáng với hình ảnh nước lớn của mình. Càng hung hăng đối đầu, nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và các bên càng dễ phát sinh. Chỉ có ngoại giao mới là biện pháp duy nhất và hợp lý nhất để làm dịu sóng tại vùng biển tranh chấp này", ông Khalid nhấn mạnh.
    Theo ông, dù các bên vẫn chưa thống nhất và giải quyết triệt để vấn đề vạch định ranh giới lãnh hải, Bắc Kinh trước hết hãy “hạ hỏa” và “nhu mì” khởi động tiến trình hòa giải biển Đông bằng việc “vui vẻ” bắt tay với các nước trong khu vực để xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khảo sát sinh vật biển. Nghe có vẻ “lạc đề”, nhưng đây lại là “khúc dạo đầu” đầy ý nghĩa để giúp các bên dần xóa bỏ nghi ngại và bằng lòng ngồi vào bàn đàm phán.
    Đồng thời, Trung Quốc nói riêng và các nước liên quan nói chung cần hết sức kiềm chế những phát ngôn hung hăng, “sặc mùi” khẩu chiến, bởi động thái này càng khiến mọi chuyện thêm rối ren, phức tạp.
    Vì vậy, hãy chấm dứt mọi tranh luận, đấu khẩu công khai trên các phương tiện truyền thông và cùng ngồi bàn bạc để tìm ra phương án hợp lý nhất. Chuyên gia Khalid ví von tiến trình này phải tuần tự như công việc của người nông dân thu hoạch quả chín. Bước đầu hãy hái quả ở những cành thấp, rồi với tới cành cao. Giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông cũng vậy, các bên và đặc biệt Trung Quốc không thể nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Chấm dứt “đấu khẩu” chính là công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng hiệu quả, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo trong tiến trình hòa giải.
    Vài ngày trước, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiếp xúc, thẳng thắn bàn luận về vấn đề này. Ông Khalid nhấn mạnh, động thái phần nào cho thấy thành ý và nguyện vọng của hai bên trong giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại. Đây là màn khởi đầu khá suôn sẻ và hứa hẹn nhiều thuận lợi. Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp này, hòa bình ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập.
    Với tư cách là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc nên giải quyết vấn đề một cách khéo léo và êm xuôi. Chỉ có thể tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm ngoại giao của mình, tăng cường tiếp xúc với các bên liên quan mới xóa bỏ tận gốc những quan ngại của các nước về một “rồng Trung Quốc” đang ôm mộng bá chiếm biển Đông.
    Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần kiên nhẫn giải thích nhiều hơn và tỉ mỉ hơn về chủ quyền tại vùng biển này và sử dụng luật pháp quốc tế để chứng minh Trung Quốc không hề cậy lớn để uy hiếp nước bé.
    Ông Khalid khẳng định, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt những điều này, quan trọng là đôi khi cần bình tâm suy ngẫm và đặt mình vào vị trí của nước khác để thấu hiểu và cảm thông với quan điểm, tâm trạng của láng giềng.
    Không khó để các chính trị gia, các học giả nước này đưa ra những phát ngôn, tuyên bố thuyết phục hơn tại các hội nghị quốc tế bằng việc vận dụng tài ngoại giao mềm dẻo của mình, quan trọng là Chính phủ biết tận dụng mọi phương tiện, mọi cá nhân đủ khả năng để tuyên truyền đường lối chính sách, lập trường tư tưởng và bảo vệ uy tín của nước này trước cộng đồng quốc tế.
    Chuyên gia này gợi ý, kênh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc có thể mời các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tại các buổi hội đàm, thảo luận về vấn đề biển Đông. Đừng nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm mà né tránh. Mặt khác, cần tăng cường biện luận, đặc biệt là biện luận với các chuyên gia nước ngoài để bày tỏ lập trường rõ ràng của mình với các bên liên quan trên biển Đông và với toàn thế giới.
    Nazery Khalid nhắc khéo: Trung Quốc nên tự tin với vị trí quan trọng của mình tại châu Á, mà trước hết là tầm ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế nước này với toàn khu vực. Ông nhấn mạnh, nếu tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc không thể duy trì đà tăng từ 9 - 10%, các quốc gia khác trong khu vực cũng khó lòng đứng vững. Do vậy, vấn đề biển Đông cũng phụ thuộc khá nhiều vào động thái của Bắc Kinh. Với vai trò nước lớn của mình, hy vọng Trung Quốc sẽ nổi lên là người “phất cờ”, làm gương trong việc sử dụng biện pháp ngoại giao để giải tỏa căng thẳng và tái thiết môi trường hòa bình, ổn định toàn khu vực.
    >> Trung Quốc: Mỹ chẳng tốt gì với 'hổ ẩn mình' Việt Nam
    >> Phanh phui 'kế mới' độc chiếm biển Đông của Trung Quốc

    Mai Anh (theo Thời báo Hoàn cầu)
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    bài hay :


    Mỹ và Trung Quốc, ai hiểu Việt Nam hơn?
    Cập nhật lúc :3:23 PM, 07/07/2011
    (ĐVO) Việt Nam thấu hiểu quan niệm “không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn”.

    >> Trung Quốc: Mỹ chẳng tốt gì với 'hổ ẩn mình' Việt Nam

    Từ cuối tháng 6/2011, Mỹ đồng thời tiến hành 2 cuộc tập trận quy mô ở Đông Nam Á. Một cuộc tập trận mang tên CARAT với Philippines ngoài khơi đảo Palawan, một cuộc tập trận mang tên Iron Teak 2011với Indonesia tại căn cứ không quân Abdurahman Saleh, Đông Java.

    Dự kiến, sau các cuộc tập trận, Hải quân Mỹ còn có hoạt động chung nhằm thúc đẩy quan hệ, trao đổi chuyên môn với các nước Đông Nam Á. Loạt hoạt động này được coi là cách mà Mỹ thể hiện sự có mặt ở khu vực mà nước này có nhiều lợi ích, đặc biệt là vấn đề thương mại hàng hải.

    Trùng với thời gian diễn ra các cuộc tập trận, ngày 5/7, trang tiếng Trung của tờ Thời báo Hoàn cầu đăng tải bài viết “Mỹ có “tử tế” nếu can thiệp quân sự tại biển Đông?” Bài viết đưa ra nhiều nhận định của ông Zhu Fangyin, chuyên gia thuộc Viện Khoa học quân sự Trung Quốc.

    Trong đó, nội dung tập trung phân tích, đánh giá vai trò của Mỹ trong khu vực, đưa ra cảnh báo đối với việc Washington can thiệp vào vấn đề biển Đông, đặc biệt là biện pháp quân sự.

    Đồng thời, bài viết còn tỏ thái độ “khuyên bảo”, thực chất là cảnh cáo tới các quốc gia Đông Nam Á, trực diện là Việt Nam và Philippines, những nước mà theo ông Zhu Fangyin, “sẽ thất vọng tràn trề” nếu đặt hy vọng vào mối quan hệ với Mỹ.

    Không chỉ có vậy, ông Zhu Fangyin còn nhận xét, sự “thân mật bất ngờ” của Mỹ khiến nhiều người lầm tưởng nước này “vô tư giúp đỡ và sẵn sàng đứng ra bênh vực” cho các nước trong tranh chấp biển Đông vì đây “chỉ là một lá bài trong chiến lược của Washington tại châu Á”, xuất phát từ “lợi ích chiến lược của Mỹ”.

    Bên cạnh đó, ông này còn nhắc nhở Washington nếu “cổ vũ quá đà” sẽ khiến Việt Nam, Philippines như những “con hổ ẩn mình”, “vùng dậy và tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ”.

    Điều lố bịch nhất trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu là giọng điệu “tư vấn”: “Việt Nam đừng hão huyền về viễn cảnh sẽ được che chở và tăng cường sức mạnh từ Mỹ, nếu cố tình lên gân và xung đột quân sự với Trung Quốc”.

    Truyền thống dựng nước và giữ nước để lại cho Việt Nam nhiều bài học quý báu. Trong đó, bài học lớn nhất là độc lập, tự chủ. Trong lịch sử hiện đại, để đối đầu với Đế quốc Mỹ suốt 30 năm ròng, Việt Nam đã nhận được nhiều sự trợ giúp của bạn bè quốc tế, trong đó có Trung Quốc.

    Thế nhưng, nếu chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhân dân Việt Nam không thể nào hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bởi hơn ai hết, dân tộc Việt Nam thấu hiểu quan niệm “không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn” đã và đang chi phối các mối quan hệ quốc tế cùng với lịch sử đất nước của mình như thế nào.

    Trong bối cảnh Mỹ đang xúc tiến các hoạt động hợp tác với các nước Đông Nam Á, có thể thấy mặt bên kia của những lời “khuyên bảo”, “cảnh báo” thực chất là sự e ngại trước mối quan hệ đang có nhiều tiến triển giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Đây chính là tiền đề cho việc đa phương hóa giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, cũng là điều mà Trung Quốc không hề mong muốn và luôn tìm cách né tránh suốt thời gian qua.

    Bước vào kỷ nguyên mới, đối thoại và hội nhập, độc lập, tự chủ không đồng nghĩa với chủ nghĩa biệt lập. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, đồng thời, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua con đường đàm phán hòa bình, trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.

    Do đó, Việt Nam nhìn nhận sự phối hợp các bên có lợi ích đan xen trong vấn đề biển Đông thể hiện thái độ trách nhiệm với an ninh chung trong khu vực, kiềm chế các lực lượng bá quyền gây hấn, khiêu khích mưu đồ áp đặt luật chơi ích kỷ và thách thức luật pháp quốc tế.

    Nhìn lại lịch sử, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Mc Namara từng than thở: “Mỹ không thắng được ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu Việt Nam”. Là người Trung Quốc, sống trong một quốc gia có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ lâu đời với Việt Nam, lại là chuyên gia của Viện Khoa học quân sự, chuyên nghiên cứu những vấn đề có tính chiến lược, chẳng lẽ ông Zhu Fangyin lại không hiểu lịch sử Việt Nam bằng ông Mc Namara?

    Trường Hải
  5. acurasg

    acurasg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    (GDVN) - Theo Tân Hoa Xã ngày 7/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố việc hai máy bay quân sự nước này bay trên không phận của đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) là phù hợp với luật pháp quốc tế.

    Phản ứng trên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra 3 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản lên tiếng cáo buộc hai máy bay quân sự của Trung Quốc hôm 4/7 đã xuất hiện tại khu vực phía trên vùng biển cách đảo Điếu Ngư/Senkaku 60km.
    [​IMG]

    Sau đó, lực lượng Không quân Nhật Bản đã điều F-15 ra chặn hai máy bay quân sự của Trung Quốc nên hai máy bay này đã "không xâm nhập vào không phận của Nhật Bản".

    Theo lời quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc, máy bay quân sự Trung Quốc đã bay trên vùng biển thuộc quyền tài phán của mình là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế bởi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vốn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại và nước này có chủ quyền không thể chối cãi.
    Đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ở biển Hoa Đông. Hiện đảo này được xem là vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn khẳng định không có chuyện tranh chấp với Trung Quốc vì đây là đảo thuộc chủ quyền của Nhật Bản.

    ------------

    Lại chọc Nhật bản nữa rồi. Mie thằng lưu manh.
  6. Khongbaogiothua

    Khongbaogiothua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    30
    Giờ được Mỹ bảo hộ bằng cái ô hạt nhân thì sợ đíu gì Tàu [:p]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thanh, thiếu niên kiều bào hướng về nguồn cội (08/07/2011)Sáng 8-7, tại Hà Nội, Trại hè Việt Nam 2011 dành cho thanh thiếu niên kiều bào do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (VNVNONN) tổ chức đã chính thức khai mạc tại vườn hoa Lý Tự Trọng với sự tham dự của 150 gương mặt thanh, thiếu niên kiều bào ưu tú, trở về từ gần 30 quốc gia trên thế giới.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu khai mạc

    Dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban VNVNONN Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư TW Đoàn Phạm Văn Mãi cùng nhiều vị là lãnh đạo trung ương, thành phố và quận Tây Hồ.

    Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nhiệt liệt chào mừng các trại sinh được về dự trại hè năm nay và cho rằng: từ những hiểu biết có được sau khi tham gia các hoạt động của trại hè, trong trái tim mỗi thanh, thiếu niên kiều bào hai chữ Việt Nam ngày càng trở nên thân thuộc, là niềm tự hào, khích lệ để các em hướng về nguồn cội nhiều hơn, đoàn kết hơn và để góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh: " Đây thực sự là dịp để các em thể hiện tình cảm chân thành của minh tới những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc ta. Các em sẽ được tận mắt chứng kiến những thay đổi lớn lao về mọi mặt của đất nước và cảm nhận được tình cảm sâu nặng mà bà con trong nước dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.”

    [​IMG]

    Tề tựu tại vườn hoa Lý Tự Trọng trước giờ khai mạc,
    ai cũng vui vì được về quê hương dự trại hè


    Trại hè năm nay với chủ đề "Tiếp bước Lý Tự Trọng”- một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất Việt Nam. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Việt kiều yêu nước tại Thái Lan, người thanh niên Lý Tự Trọng sớm giác ngộ cách mạng và đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Hy sinh ở tuổi 17, người anh hùng Lý Tự Trọng đã để lại một tấm gương sáng về tinh thần quả cảm, ý chí quật cường cùng lòng yêu nước vô bờ bến sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho quê hương. Trại hè năm nay được tổ chức với ý nghĩa lịch sử sâu sắc đó, nhằm hưởng ứng các hoạt động của "Năm thanh niên” như một lời kêu gọi tuổi trẻ cả nước cùng thanh niên kiều bào tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh đi trước, luôn hướng về quê hương với tình cảm sắt son nhất. Được biết, đây đã là năm thứ 7 Trại hè Việt Nam và Festival thanh niên đã trở thành điểm hẹn văn hoá của thế hệ trẻ kiều bào, giúp các em có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với thanh niên trong nước, cùng nhau tìm hiểu về lịch sử đất nước, các truyền thống văn hoá của dân tộc, nâng cao trình độ tiếng Việt... Việc tổ chức trại hè thường niên cho thanh, thiếu niên kiều bào cũng thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách Đại đoàn kết dân tộc; mà thế hệ trẻ kiều bào là đối tượng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn.

    [​IMG]

    Xin địa chỉ để làm quen, giao lưu… sau lễ khai mạc này,
    chúng mình thêm nhiều bạn mới


    Ngay sau ngày khai mạc, trong suốt hơn 10 ngày liên tục, các trại sinh sẽ có hành trình dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, tham quan những địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, Mỹ Khê... và được tham gia rất nhiều hoạt động lớn và ý nghĩa như viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự Lễ dâng hương tại Đền Hùng, tham dự Đại Lễ cầu siêu tưởng niệm anh linh các anh hùng, liệt sỹ hi sinh tại Đồng Nai.

    Một số hình ảnh Lễ khai mạc do PV Hoàng Long của Báo ĐĐK ghi nhận:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Giao lưu với các bạn thanh niên tình nguyện của Hà Nội

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Biểu diễn văn nghệ trong lễ khai mạc

    M.Loan - Ảnh: Hoàng Long

  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Quân đội Trung Quốc mạnh đến đâu?



    - Trung Quốc là nước có quân số thường trực đông đảo nhất thế giới. Lực lượng này không ngừng phát triển với các loại vũ khí, trang thiết bị ngày càng hiện đại và tác chiến hiệu quả hơn.


    Trong những năm qua, bằng ngân sách quốc phòng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, Trung Quốc đã và đang khẳng định tiềm lực của một cường quốc quân sự. Tuy nhiên, lực lượng đông đảo này vẫn bộc lộ nhiều yếu kém không thể khắc phục trong tương lai gần.
    Lịch sử gắn liền với các cuộc chiến
    Quân đội Trung Quốc hiện đại có tên gọi chính thức là Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Quân đội Trung Quốc) được thành lập từ khá lâu trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949. Ngày 1/8/1927, mốc đánh dấu sự kiện khởi nghĩa Nam Xương cũng là ngày thành lập Quân đội Trung Quốc.
    [​IMG]
    Lễ duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh lần 60 của Trung Quốc ngày 1/10/2009 trên Quảng trường Thiên An Môn
    [​IMG]
    Tăng chiến đấu chủ lực Type-99
    Khi mới ra đời, Quân đội Trung Quốc mang tên Hồng Quân cho đến năm 1946. Trên Quân kỳ của Trung Quốc là một ngôi sao màu đỏ và hai chữ “Bát Nhất” chính là để đánh dấu ngày ra đời của lực lượng này.
    Trong lịch sử tồn tại của mình, Quân đội Trung Quốc đã trải qua nhiều trận chiến và cuộc chiến lớn nhỏ. Điển hình là Chiến tranh Thế giới thứ II với cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài từ năm 1931 đến 1945. Sau khi Phát xít Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ II năm 1945, Quân đội Trung Quốc rơi vào cuộc nội chiến kéo dài nửa thập kỷ với các lực lượng của Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-7B “nhái theo” mẫu Crotal của Pháp

    [​IMG]
    Pháo tự hành PLL-05 120mm copy theo Nona-C 120mm của Nga
    Sau khi đánh bật Quốc dân Đảng khỏi đại lục vào cuối năm 1949 và thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949, Quân đội Trung Quốc không được nghỉ ngơi lại tiếp tục căng mình với Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
    Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay, Quân đội Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm với các cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan, đảo Kim Môn, Mã Tổ trong những năm 1954-1958, các cuộc chạm trán với Ấn Độ trong những năm 1962, 1967. Vai trò của Quân đội Trung Quốc một thời được đề cao tuyệt đối khi cuộc ***************** vô sản nổ ra từ cuối những năm 1960.

    [​IMG]
    Tên lửa đối hạm Ỵ-62A có tầm xa 280km có thể đe dọa Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

    [​IMG]
    Tên lửa tầm xa PHL-03
    Sau thời kỳ 1976, Quân đội Trung Quốc tiếp tục phát triển và có những cuộc nói chuyện bằng chân tay với những người hàng xóm trong những năm 1969-1979. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, sức mạnh của Trung Quốc khi đó chủ yếu dựa vào số lượng hơn là chất lượng.
    Chiến lược quân sự
    Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm gần đây xác định tăng cường tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, là cơ sở đảm bảo an ninh, thống nhất Trung Quốc và “xây dựng xã hội khá giả toàn diện”.
    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Có khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở khoảng cách 12.000km.

    [​IMG]
    Xe bọc thép lội nước BMP ZBD-05 của thủy quân lục chiến
    Chiến lược quân sự của Trung Quốc là phòng ngự tích cực trong điều kiện kỹ thuật cao, nhấn mạnh khả năng thực hiện “chiến tranh ngăn chặn”.
    Trung Quốc đang hướng tới xây dựng nền quốc phòng theo hướng linh hoạt, gắn quân sự với chính trị, kinh tế và các nỗ lực ngoại giao để cải thiện môi trường chiến lược, kiềm chế chiến tranh, giảm thiểu những nhân tố gây mất ổn định ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của mình.
    Trong những năm qua, Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa bằng cách áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, trang bị các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Đặc biệt, Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng cường trang bị các loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao và sát thương lớn, các máy bay tấn công tầm xa. Trung Quốc luôn coi những nguy cơ tiềm tàng là: xung đột Eo biển Đài Loan, xung đột trên biển Đông, trên biên giới và sự can thiệp của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc tiến hành “thống nhất đất nước”.
    Liên tục tăng cường sức mạnh
    Không kể về mặt quân số, đất nước của Binh pháp Tôn Tử này liên tục đưa vào trang bị các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật mới nhằm tăng cường sức mạnh.
    Trong khi loại khỏi biên chế các loại vũ khí cũ kỹ lạc hậu như những khẩu pháo mặt đất, cắt giảm lực lượng cảnh sát vũ trang, Trung Quốc đã bổ sung một lượng lớn máy bay, tàu ngầm và hệ thống phòng không. Trung Quốc quan tâm phát triển cả Hải quân, Lục quân và Không quân.
    Bằng chứng là nước này liên tục đưa vào biên chế các lại tàu ngầm nguyên tử lớp Thương, lớp Kim, tăng cường cho Không quân các loại máy bay tiêm kích như J-10, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200. Các hệ thống phòng không S-300PMU1 mua của Nga cũng giúp sức mạnh phòng không của Trung Quốc được tăng cường đáng kể.
    Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch quốc phòng 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc (2006-2010). “Chiến lược hiện đại hóa quân đội” của Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo hướng tin học hóa, mang màu sắc Trung Quốc.
    Trong tương lai, Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục phương hướng xây dựng hệ thống phòng thủ quân, dân sự có hiệu quả, ưu tiên phát triển lực lượng Không quân, Hải quân và Tên lửa chiến lược.
    Trong các tài liệu công khai, Trung Quốc luôn khẳng định tiếp tục cắt giảm quân số theo hướng tăng cường đội ngũ quân nhân viên chức quốc phòng thay thế cho sỹ quan, hạ sỹ quan. Về huấn luyện, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chuyển đổi từ tác chiến cơ giới sang tác chiến tin học, hoàn thiện hệ thống chỉ huy hiện đại, bảo đảm tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.
    Vũ khí copy “made in China”
    Trung Quốc có cách làm quân sự đúng theo kiểu “mang màu sắc Trung Quốc”. Báo chí Nga đã tốn rất nhiều giấy mực về việc Trung Quốc sao chép các mẫu vũ khí của họ, sản xuất hàng loạt một cách trái phép.
    [​IMG]
    Tổ hợp pháo phòng không PGZ-04A có phần pháo copy theo mẫu SIDAM-25 của Italia và kết hợp mẫu Igla-1 của Liên Xô.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C
    Trên thực tế, những lời bàn tán này hoàn toàn có căn cứ khi mà nhìn vào các mẫu vũ khí của Trung Quốc người ta không khỏi có cảm giác chúng là “hàng nhái” “made in China”.
  9. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Ba tàu hải quân Mỹ sẽ cùng cập cảng Đà Nẵng

    Nhóm tàu USS Preble, USS Chung Hoon và USNS Safeguard của hải quân Mỹ sẽ thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) trong hoạt động giao lưu định kỳ từ ngày 15 đến 21/7 tới và đây không phải là một cuộc tập trận.

    [​IMG]
    Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: US Navy. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm qua xác nhận thông tin trên và nhấn mạnh: "Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hàng năm và đã được hai bên thoả thuận từ trước nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn hải quân và tìm kiếm cứu nạn".
    Bà Nga cũng khẳng định đây "không phải là cuộc tập trận hải quân" như một số thông tin. Hoạt động của nhóm tàu hải quân Mỹ tại Việt Nam cũng sẽ được mở cửa cho báo chí tham gia đưa tin, trong các hoạt động như lễ đón, khám chữa bệnh nhân đạo và tham quan tàu.
    Trong số các tàu trên, khu trục hạm USS Chung-Hoon từng thực hiện nhiều hoạt động trên các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, với các nhiệm vụ chủ yếu là cứu trợ nhân đạo, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải. Mới đây tàu này đã tham gia cuộc tập trận cùng hải quân Philippines tại phía đông Biển Đông trong 11 ngày.
    USS Chung-Hoon là khu trục hạm trang bị hệ thống điều khiển tác chiến trên biển Aegis thuộc lớp Arleigh Burke, được hạ thuỷ năm 2003. Chính con tàu này đã hộ tống USNS Impeccable sau vụ tàu bị các tàu Trung Quốc quấy rối ở phía nam đảo Hải Nam, trong vụ việc gây chú ý dư luận ngày 12/3/2009.
    [​IMG]
    Khu trục hạm USS Preble. Ảnh: US Navy. Tàu USS Preble cũng là khu trục hạm lớp Arleigh Burke giống USS Chung-Hoon, được đưa vào hoạt động từ năm 2002. Do đó trang bị của hai khu trục hạm nói trên tương tự nhau với nhiều loại tên lửa gồm tên lửa hành trình Tomahawk. Trên hai tàu đều có bãi đáp cho hai chiếc trực thăng chiến đấu SH-60 Sea Hawk.
    Bộ đôi USS Chung-Hoon và USS Preble thuộc đội tàu có sức mạnh nhất trong hải quân Mỹ hiện nay. Trong khi đó, USNS Safeguard không phải chiến hạm mà là tàu cứu hộ hàng đầu của hải quân Mỹ, được hạ thuỷ từ năm 1983. Con tàu này có thiết kế vững chắc, kết hợp với tốc độ và sự bền bỉ, thích hợp với mọi chiến dịch cứu hộ trên toàn thế giới.
    Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam thời gian gần đây được thể hiện qua hàng loạt chuyến thăm của các tàu chiến. Tháng 8/2010, khu trục hạm USS John S. McCain của Mỹ thăm Đà Nẵng đúng dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
    Năm 2009, một phái đoàn Việt Nam cũng lần đầu tiên ra thăm tàu sân bay USS John C. Stennis. Sau đó một năm, phái đoàn liên hợp khác của Việt Nam cũng ra thăm tàu sân bay USS George Washington khi con tàu này neo ở Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu cứu hộ USNS Safeguard. Ảnh: US Navy.
  10. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Rẻ quá, mình cũng order phát nhể.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này