Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4214 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 18:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98387 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. singriver_pro

    singriver_pro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2011
    Đã được thích:
    0
    thế hôm qua có biểu tính ko các bác??
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Sa - Trường Sa: Khối thống nhất về địa lý và chủ quyền Việt Nam(VnMedia) - Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa chính trị và địa kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới. Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa đã là của người Việt, lịch sử các triều đại cùng hoạt động của người Việt hàng trăm năm trước liên tục đến nay trên hai quần đảo này căn cứ theo tập quá và luật pháp quốc tế có đầy đủ cơ sở để khẳng định điều đó.
    Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
    [​IMG]
    Rùa biển trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam, chụp trong cuộc khảo sát năm 1938


    Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.


    Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15º45’00’’Bắc - 17º15’00’’Bắc và kinh độ 111º00’00’’Đông - 113º00’00’’Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km², cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của mình. Quần đảo Hoàng sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng
    năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi…”.

    [​IMG]
    Trụ sở hành chính của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (Pattle) trước năm 1945.


    Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km², từ vĩ độ 6º Bắc - 12º Bắc và kinh độ 111º Đông - 117º Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km², chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.


    Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Về địa hình đáy biển, quần đảo Hoàng Sa nằm sát với thềm lục địa của Việt Nam. Toàn thể khu vực quần đảo Hoàng Sa nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó. Nền đất toàn quần đảo này được nối thẳng vào thềm lục địa Việt Nam như là qua một cái cửa ngõ thông vào vùng Cù lao Ré và bờ biển Quảng Ngãi. Hành lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung Quốc, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu. Tiến sĩ Krempf, giám đốc Hải học viện Đông Dương là người đầu tiên đã đo đạc kỹ lưỡng độ sâu đáy biển Hoàng Sa và thấy rằng quần đảo này là một cái bình nguyên ngoài biển, được nối dài ra từ rặng núi Trường Sơn của miền Trung Việt Nam. Trong tờ tường trình kết quả khảo sát năm 1925, ông kết luận: “Về phương-diện địa-chất, như vậy, những đảo Hoàng Sa là một phần của Việt-Nam” (Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam).


    Về địa hình đáy biển, quần đảo Trường Sa cũng rõ rệt nối liền với Việt Nam hơn bất cứ một quốc gia nào khác bao quanh Biển Đông. Bờ biển miền Nam Việt Nam chạy thoai thoải tới tận bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa. Trong thời Băng Hà, sông Cửu Long cùng những con sông nhỏ khác trên đồng bằng Sunda đã đưa phù sa theo dòng nước chảy ra vùng biển Trường Sa. Nhìn trên hải đồ có biểu diễn các đường đo độ sâu, người ta thấy quần đảo Trường Sa cách biệt hẳn với thềm lục địa Trung Quốc/Đài Loan bằng rãnh biển sâu 3000m về phía Bắc và phía Đông Bắc. Quần đảo Trường Sa cũng ngăn cách với Philippines, Brunei và Malaysia bằng rãnh biển East Palawan Trough. Bản đồ chiều sâu đáy biển chứng minh quần đảo Trường Sa là phần nối dài của lục địa Việt Nam. Về thành phần cấu tạo, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang đặc tính Việt Nam rõ rệt. Các đảo đều là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của Việt Nam. Khí hậu ôn đới của Trung Quốc không cho phép sự cấu tạo các quần đảo san hô rộng lớn như vậy.

    [​IMG]
    Ảnh đảo Hoàng Sa (Pattle) với các cơ sở hành chính, trạm khí tượng, đài radio…năm 1968.

    Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa biển, đồi mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như Cù lao Ré. Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt đới. Rùa đẻ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt độ cao mới nở được. Đối với người Trung Quốc thời cổ sống nơi vùng ôn đới thì những con rùa to lớn xuất xứ từ vùng Biển Đông xem ra rất lạ lùng với họ. Sử sách Trung Quốc từng ghi nhận chứng cứ đó. Câu truyện “Cống rùa thần” được chép trong sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường và sách Thông Chí của Trịnh Tiều, theo đó đời vua Đường-Nghiêu bên Tàu (2357-2258 trước CN), họ Việt Thường có đến chầu và cống con rùa thần, sống tới cả ngàn năm, lưng có mang chữ viết ghi việc từ khi trời đất mới mở mang. Vua Nghiêu sai người chép lại gọi là lịch rùa. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở Cù lao Ré. Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Nhiều hải sinh vật trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng nhiệt đới, rất quen thuộc với người Việt Nam nhưng xa lạ với người Trung Quốc. Linh mục Henry Fontaine và giáo sư Lê Văn Hội đã có nhiều nghiên cứu và xác định: “Không có loại thảo mộc nào là tại chỗ cả, tất cả từ vùng đất liền du nhập đến bằng nhiều cách ... Mọi thảo mộc hiện có ở Hoàng Sa đều tìm thấy ở Việt Nam, nhất là miền Trung Việt Nam (Góp thêm vào sự tìm hiểu tộc đoàn thảo mộc trên quần đảo Hoàng Sa - báo Khảo cứu Niên san Khoa học Đại học đường Sài Gòn 1957).

    Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới, Biển Đông và vùng đất lân cận có tới hai vụ gió mùa trong một năm, nên hoàn cảnh rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và hàng hải. Vì Biển Đông có hai vụ gió mùa nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi. Hàng hải phát triển kéo theo sự bành trướng thương mại. Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật.Charles F. Keyes viết trong sách “The Golden Peninsula” (New York, 1977) rằng Việt Nam là nơi phát khởi nền văn minh Hoà Bình trải rộng khắp Đông Nam Á. Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những người bị nạn, điều đó cũng chính là sự khởi đầu cho sự giao lưu hàng hải tiến tới giao lưu thương mại và văn hóa.Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua
  3. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Trung Quốc phạm luật ở Biển Đông

    Mỹ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật

    Ủy ban Điều tra an ninh, kinh tế Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ cảnh cáo các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông "hoàn toàn trái với luật biển của Liên hợp quốc và tập quán cơ bản của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền trên biển", tờ Sankei của Nhật cho hay.

    Trước đó, tại phiên thảo luận ở Quốc hội Mỹ ngày 29/7, cựu Vụ trưởng Vụ Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ Dan Brumensol nói rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông chỉ dựa trên căn cứ lịch sử của nước này, không thỏa mãn các điều kiện đòi chủ quyền theo tập quán quốc tế hiện đại.

    Dan Brumensol nêu rõ, Trung Quốc đã tự diễn giải các quy tắc quốc tế khi đưa ra đòi hỏi về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nước này không có quyền hạn chế sự đi lại của tàu chiến nước khác trong vùng EEZ.
  4. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537

    Botuong không biết gì thì đừng có nói lung tung.

    bác 4S không thể 1 tay chống được hết cả Bộ CT nên phải lựa thế mà thôi. Bọn nhóm quyền lợi (dính đến BDS và bọ Xây dựng) đã Lobbied gần hết cả bầy nên mới có vụ xứ đoài hợp vào xứ đông đấy.

    Hỏi ông botuong, thế ai tạm dập được vụ boxit ở mức thử nghiêmj như hiện nay đấy; ai khơi boxit ra???

    Đã không biết còn hay sủa
  5. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Cực chuẩn
  6. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Buồn quá
  7. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Tình hình mấy hôm nay có vẻ êm.
    Thằng Tàu Bựa bị Mỹ lên án, tạm thời nằm im.
    Nhưng tới đây Tàu thử gây ra vụ gì. Topíc lại đông ngay.
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Boing bị đánh hội đồng chưa? haha
  9. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    HAY
  10. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Yêu anh chiến sĩ hải quân quá cơ. Các anh ấy chỉ thắng trận đầu, các trận sau anh ấy ở đâu nhỉ? :-"

    Bỗng dưng… “sét đánh”!
    http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/92/92/156121/Default.aspx


    QĐND - Thứ Hai, 01/08/2011, 16:5 (GMT+7)
    QĐND - Trong quan niệm của tôi, chưa lúc nào tồn tại khái niệm “tình yêu sét đánh”. Nhưng rồi bỗng dưng tôi bị… “sét đánh” thật. Cũng may mà…
    Chuyện là: Kết thúc buổi giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân, đám sinh viên bọn mình lôi các anh lại chụp ảnh. Mình “tia” được một anh chàng đẹp trai vô cùng, liền “sáp zô” chụp mấy kiểu. Sau khi chụp xong, chưa kịp hỏi tên, xin số điện thoại thì… anh đã “chuồn” mất. Ra về mà lòng nặng trĩu!!!
    Tin nổi không? “Sét đánh” rồi. Về tương tư anh chàng ấy 4 ngày liền, (thật 100%). Cố gắng “kéo ảnh” lại gần để đọc tên ở biển tên trên ngực áo anh, vậy mà cũng không được. Mình bắt đầu lên chiến dịch “truy tìm đối tượng”. Nói đúng hơn là “tìm người lạc mất nửa trái tim”. Và... Các chiến sĩ trên tàu HQ11, nơi mình đến phỏng vấn, viết bài, đã báo cho mình tin này vào một buổi đẹp trời: Anh ấy tên là Trung và đã… cưới vợ năm ngoái.
    Ôi! Trời xanh như sụp xuống trước mặt. Nỗi lòng nuối tiếc dâng trào! Và con tim đau biết nhường nào??? Mình cố gắng hỏi anh chiến sĩ cho mình biết thông tin này một câu vớt vát: “Anh chị ấy hạnh phúc chứ?”. Và các bạn đã biết câu trả lời rồi đấy!
    Sau đó, phải mất mấy ngày nữa, mình mới quên được anh chàng đẹp trai ấy. Nhưng... khi mình kể chuyện này cho mấy nhỏ bạn cũng đang tập tành làm nhà báo mới hay, hóa ra không phải chỉ có mình bị “sét đánh”. Tụi bạn cũng có đến mấy đứa… chung cảnh ngộ. Cái khác là “sét” của tụi nó chưa… có chủ.
    Giá như có thêm một cơ hội trở lại với lính biển, mình vẫn thích một lần nữa bỗng dưng bị… “sét đánh”. Dĩ nhiên là đừng giống với lần này.
    PHƯƠNG NGA
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này