Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4148 người đang online, trong đó có 423 thành viên. 19:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 98534 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Trang Vnexpress.net,1 trang luôn update tình hình Biển Đông hình như đang bị hacker nước ngoài xâm nhập.Tối qua đến giờ vào mà không được.
    Cụ nào thạo tin cho biết với.
  2. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng thấy trùng hợp là 2 lần tôi vào đây chơi anh đều bị khóa nick :-??
    Nhưng mà có cả chục nick như anh mới khóa có 1, 2 cái thì lo gì, ko thì lập nick khác vào chơi tiếp. Cái chính là rút kinh nghiệm về ăn nói, cư xử sao cho chững chạc; làm sao mà BQT diễn đàn họ không có cớ nào để mà khóa anh nữa. Chứ anh thấy tôi hỏi han lịch sự thế mà cũng chụp mũ là thâm như Tàu được thì trước sau gì cũng kết cục đấy thôi :)>-
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự 2011
    Cập nhật lúc :8:41 AM, 19/07/2011
    Tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 50 nước trên thế giới. Trong đó, có 11 quốc gia lần đầu được đưa vào danh sách, gồm: Ethiopia, Thụy Sĩ, Bỉ, Yemen, Jordan, Algeria, Qatar, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Malaysia và Singapore.


    Top 10 trong bảng xếp hạng 2011 của GFP

    1. Mỹ
    2. Nga
    3. Trung Quốc
    4. Ấn Độ
    5. Anh
    6. Thổ Nhĩ Kỳ
    7. Hàn Quốc
    8. Pháp
    9. Nhật Bản
    10. Israel​
    Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh và chi tiêu cho quân sự, tuy nhiên các vị trí còn lại đã có nhiều thay đổi so với đánh giá của năm 2010. Những chương trình phát triển vũ khí và hiện đại hóa quân đội của chính phủ Nga đã làm tăng sự đánh giá của GFP về sức mạnh lực lượng vũ trang này. Theo ,đó Nga đã lấy lại vị trí thứ 2 từ tay Trung Quốc và đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ 3.

    Dù Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh cho quốc phòng, phát triển nhiều hệ thống vũ khí mới trong đó phải kể đến sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích J-20 và tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành, tuy nhiên, GFP đánh giá khá thấp sức mạnh chiến đấu của PLA.

    Nếu đem so với bản đánh giá của năm 2009, vị trí của Ấn Độ tăng đến 4 bậc, cụ thể là Ấn Độ đã chiếm vị trí thứ 4 của Anh. Chương trình cắt giảm quốc phòng quy mô lớn của Anh đã đẩy sức mạnh quân sự và khả năng chiến đấu của đảo quốc sương mù xuống vị trí thứ 5.

    Cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá về sức mạnh quân sự của các nền kinh tế khu vực đồng euro. Những thành công gần đây của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa sức mạnh quân sự của họ chiếm vị trí thứ 6 từ tay của Pháp. Pháp tụt xuống vị trí thứ 8, trong khi đó Đức tụt xuống đến vị trị thứ 13. Thậm chí Italy còn tụt xuống đến vị trí thứ 17.

    Bảng xếp hạng năm 2011 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền quân sự khu vực châu Á. Theo đó, Hàn Quốc đã leo lên vị trí thứ 7. Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần nên bị tụt xuống vị trí thứ 9.

    Bảng xếp hạng năm nay cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Israel, so với năm 2009, Israel tăng đến 7 bậc từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 10.

    Trong bảng xếp hạng năm nay khu vực ASEAN có 5 quốc gia, bao gồm Indonesia, Malaysia, Phillippine, Thái Lan, Singapore. Theo đánh giá của GFP, sức mạnh quân sự của Indonesia là cao nhất. Cụ thể Indonesia đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng, tiếp theo là Thái Lan vị trí thứ 19.

    Phillippines ở vị trí thứ 23, Malaysia ở vị trí thứ 27, Singapore. Điều đáng nói, dù là quốc gia có chi tiêu cho quân sự lớn nhất khu vực ASEAN, nhưng GFP chỉ xếp Singapore ở vị trí thứ 41 về sức mạnh chiến đấu.

    Bảng danh sách của GFP dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, sự phát triển của các hệ thống vũ khí tại quốc gia sở tại, chi tiêu cho quân sự, quân số có trong biên chế, sức mạnh chiến đấu...

    Mặc dù GFP cho rằng bản đánh giá của họ là không thiên vị nhưng đây là một bản đánh giá mang nhiều tính chủ quan. Bởi vũ khí trang bị, chi tiêu cho quân sự, quân số không hoàn toàn đánh giá được hết năng lực chiến đấu của quân đội nước đó.

    [​IMG]
    Danh sách xếp hạng của GFP.
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11

    Hành động của tên đó kết hợp với camera chờ sẵn để quay , biết đâu là một nhóm ?
    Bọn chống chế độ ở nước ngoài được mấy tấm hình này mừng như cha chết sống dậy đây !

    Cả chú cũng mừng nữa ! Tôi biết tuốt !
    Đừng chối nhé Biết Tuốt !
    [-X[-X[-X
  5. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Việt Nam không có tên trong danh sach này !
    Có ba cách lý giải :
    1- Việt Nam cừ quá ! Ngoại hạng ! =))
    2- Việt Nam giấu kín thông tin quốc phòng , GFP không biết đường nào mà đánh giá , xếp hạng !
    3- Việt nam quá tệ , thua cả Nepal , Thái Lan , Libya , Qatar , Philippin ... ~X~X~X

    Xem cho vui , không có giá trị tham khảo ! [-X[-X[-X
  6. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Việt Nam không có tên trong danh sách này !
    Có ba cách lý giải :
    1- Việt Nam cừ quá ! Ngoại hạng ! =))
    2- Việt Nam giấu kín thông tin quốc phòng , GFP không biết đường nào mà đánh giá , xếp hạng ! :-??
    3- Việt nam quá tệ , thua cả Nepal , Thái Lan , Libya , Qatar , Philippin ... ~X~X~X

    Xem cho vui , không có giá trị tham khảo ! [-X[-X[-X
  7. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cụ lại giống ông già em rồi
    2 ông con đi sinh hoạt chi bộ cùng nhau mà ổng cứ nhè mình ra làm ví dụ điển hình về làm ăn tư bản. Trái với điều lệ Đảng
    Bực cả mình. Hôm đi đi đóng thuế nhà đất để làm khoản vay thế chấp đẩy cho ông già đi
    Ra gặp con bé địa chính nó bảo muốn đóng thuế phải đợi 2 tuần
    Khà khà, ông già điên tiết gân cổ lên hỏi đóng tao đóng thuế cho nhà nước mà cũng phải đợi à?
    Nó nhẹ nhàng bẩu ông muốn nhanh thì ông bỏ cái phong bì 2 triệu thì ngày mai là xong
    Hichic, ông già chửi một trận thế là về luôn
    Không có cách nào làm hôm sau ông lại ra xin lỗi nó rồi van lạy nó nhận 2 triệu để nó đi làm giùm
    Híc, lần sau ông ra nói ở chi bộ về tiêu cực, cả chi bộ cười bò
    Vì gì thì các cụ đoán
  8. nhadautucl

    nhadautucl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Chống thù địch, bảo vệ Đảng và Nhà nước'

    ******* Việt Nam chặn bắt người biểu tình ở Hà Nội hôm 17/7

    Tại Việt Nam vừa diễn ra một loạt hội nghị của các ngành quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát xã hội và bảo vệ chế độ.

    Nhu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia được cho vào chung với mục tiêu "đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch".

    Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Đảng cầm quyền được đặt lên trước "bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân", theo chính báo chí trong nước đăng tải.

    Truyền thông Việt Nam cho hay một hội nghị giao ban hôm 15/7 được tổ chức tại Hà Nội nhằm thực hiện Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp công tác giữa Bộ ******* và Bộ Quốc phòng.

    Bấm Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ ******* đồng chủ trì hội nghị tổng kết lại sáu tháng đầu năm nay về các nhiệm vụ an ninh và quốc phòng.

    Ngoài việc đề cao các nhiệm vụ mang tính an ninh, hình sự thuần tuý, đại diện lãnh đạo hai bộ Quốc phòng và ******* cùng nhiều cấp ngành đã nhấn mạnh đến việc dùng bộ máy của cả ******* và quân đội để chống lại điều báo chí Việt Nam gọi là "các hoạt động móc nối, cài cắm, kích động gây rối".

    Trong bối cảnh sau kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội nhưng định hướng kinh tế chưa rõ, lạm phát cao, lòng dân ly tán, hai ngành Quốc phòng và ******* được giao nhiệm vụ "giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước".

    Nghị định 77/2010/NĐ-CP được Thủ tướng *************** ký hôm 12/7/2010, gồm bốn chương, 22 điều quy định chi tiết về nguyên tắc và nội dung phối hợp công tác hai ngành Quốc phòng và ******* Việt Nam.

    Thách thức từ trong ra ngoài

    Để đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, thời gian tiếp theo hai lực lượng phải phối hợp với nhau chặt chẽ, cụ thể, hiệu quả hơn nữa.
    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ

    Con số các vụ việc dù được nêu ra như một lời khen cho công tác của quân đội và ******* Việt Nam nhân hội nghị giao ban vừa qua nhưng lại cho thấy mức độ rộng khắp của các thách thức xã hội:

    Báo Quân đội Nhân dân viết:

    "Hai lực lượng đã phối hợp tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cho hơn 507 nghìn lượt người; tuyên truyền bầu cử cho 1,2 triệu lượt người,"

    Ngoài ra, quân đội và ******* Việt Nam được khen là đã có công "vận động 13.806 học sinh trở lại trường học, 601 hộ đồng bào không định cư tự do; cùng địa phương quản lý, giáo dục gần 1000 thanh niên chậm tiến; ngăn chặn 213 vụ tuyên truyền đạo trái pháp luật..."

    Các hoạt động này có thể liên quan đến những vụ như bạo đ̣ộng Mường Nhé, nơi có hiện tượng người Hmong di cư tự do, hay các hoạt động tôn giáo của Tin Lành và những tôn giáo chưa được nhà nước cho phép.

    Có vẻ như các thách thức hiện đang đến với ********************** từ cả trong và ngoài nước.


    Vụ Mường Nhé hồi tháng 5 được cho là có lý do tôn giáo và di dân tự do

    Một mặt, làn sóng phản đối Trung Quốc trong vấn đề biển đảo đã khiến nổ ra nhiều cuộc tuần hành liên tiếp tại Hà Nội và TPHCM, dù với mức độ, quy mô khác nhau.

    Việc trấn áp nặng tay cuộc biểu tình mới nhất của trí thức và thanh niên Hà Nội hôm 17/7 vừa qua đã khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.

    Ngoài con số ******* chìm đông áp đảo, chính quyền đã bị một số người biểu tình cáo buộc là cố ý nặng tay với họ trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc để "tỏ ra cho Trung Quốc thấy" là Hà Nội cương quyết trấn áp biểu tình.

    Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói rằng một số cuộc vận động biểu tình mang cờ đỏ sao vàng của sinh viên, trí thức Việt Nam ở nước ngoài được sự khuyến khích của an ninh Việt Nam cử sang.

    Cùng lúc, có nhiều dấu hiệu Hà Nội chịu sức ép từ Bắc Kinh về việc phải chọn đường lối đàm phán song phương hay đa phương trước các hội nghị khu vực và quốc tế và an ninh vùng.

    Cũng vì thế, các ngành ban trực tiếp đương đầu với những sức ép cả trong lẫn ngoài được cổ vũ, thúc đẩy nhằm tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ.

    Cũng thời gian qua, Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm và nêu ra các nhiệm vụ cho nửa năm còn lại.

    Theo báo chí Việt Nam, Cảnh sát biển là lực lượng đã "trực tiếp tham gia bảo vệ các tàu thăm dò dầu khí thực nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy, ngăn chặn tàu nước ngoài cản phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam có hiệu quả".

    Bài trên tờ Quân đội Nhân dân về Hội nghị hôm 14/7 không nói rõ đó là tàu Trung Quốc nhưng các báo Việt Nam từng nêu rằng chính các tàu hải giám của Trung Quốc đã tấn công cắt cáp tàu Việt Nam trong Biển Đông, mở đầu bằng vụ việc với tàu Bình Minh 02 hôm 29/5.

    Một số chi tiết về hàng chục vụ "tàu lạ" xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam nay được tờ báo này tiết lộ:

    "Lực lượng chuyên trách của Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan phát hiện, xua đuổi 59 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, xác minh làm rõ 10 vụ, 23 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, kịp thời phục vụ công tác đấu tranh ngoại giao."

    Bài báo không nói rõ trong số các vụ tàu nước ngoài "vi phạm vùng biển Việt Nam" có bao nhiêu tàu của Trung Quốc và bao nhiêu thuộc các quốc tịch khác, nhưng là chỉ dấu cho thấy mức độ, tầm vóc của những diễn biến căng thẳng ngoài Biển Đông trong nửa năm qua.

    Cùng thời gian, Việt Nam đang tiếp tục mở rộng hợp tác hải quân với các nước trong và ngoài khu vực, gồm cả Hoa Kỳ với hy vọng tạo ra một vị thế khả quan hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo.


    Tàu cá của ngư dân Việt Nam trên nền chiến hạm Chung Hoon của Hoa Kỳ tại Tiên Sa, miền Trung trong dịp giao lưu hải quân
  9. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Tôi đánh giá tiềm lực quân sự của VN không bằng khựa,nhưng sức mạnh chiến đấu,độ tinh nhuệ của quân đội VN trên khựa vài bậc.Số 1 ĐNÁ là tất nhiên.:-??
  10. Tranlong1109

    Tranlong1109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này