Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4335 người đang online, trong đó có 429 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98536 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lại đầu óc đen tối, cái gì mà chiến công ^:)^ Tôi thấy thiếu đi 1 nick nhiệt tình chiến đấu chống giặc như TD thì diễn đàn này mất vui đấy chứ.

    Mà trong ảnh là ai mà Mod khóa nick anh vậy, có nội dung gì vi phạm đâu?
  2. NITARID

    NITARID Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    BT lèo tèo vài chục cụ, nhưng chắc không còn là TỰ PHÁT như mấy hôm đầu nữa đâu ạ !
    Mấy cụ NHỜ GIÓ BẺ MĂNG thì phải MẠNH TAY dẹp thui...
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Sức mạnh Việt Nam không chỉ là sức mạnh quân sự ! :-w
    Sức mạnh quân sự Việt Nam không chỉ ở kho vũ khí ! [-X

    Còn ở đâu thì ngàn đời sau bọn xâm lăng cũng không thể nào biết được ! :-??

    Nếu biết rõ sức mạnh Việt nam , chúng đã không dám xâm lăng ! :-"
  4. luck-money

    luck-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2011
    Đã được thích:
    54
    Mụ Beo này bợ đít một số người để giữ ghế TBT thôi.
  5. luck-money

    luck-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2011
    Đã được thích:
    54
  6. thanhck68

    thanhck68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    199
    :-c
  7. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Đó là cái giá phải trả cho mộng bá quyền, tham to, thích lớn. Đó là bên trong còn với các nước trong khu vực nếu phát xít Trung quốc còn tiếp tục như vừa rồi sẽ nhận hậu quả lớn, thậm chí chia 5 xẻ 7 nước nhỏ.
    QH Việt nam đã bảo không rồi mà không nghe =))
  8. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0

    Lại cái thằng Tàu ô này =))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    TP – Hôm qua, 18-7, tại Đà Nẵng, Cty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công và chính thức bàn giao tàu cứu hộ cảnh sát biển (CSB 9003) cho Cục Cảnh sát biển Việt Nam (ảnh).

    [​IMG] Đây là chiếc tàu cứu hộ thứ 3 (sau 2 tàu CSB 9001, 9002) do Cty Sông Thu đóng và bàn giao, trang bị cho lực lượng CSB. Tàu có công suất 3.500 CV, dài 52,4m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn, do tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế.
    Được biết, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Đại tá Nguyễn Quang Đạm - Phó Cục trưởng, Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết: đóng mới tàu công suất lớn nhằm trang bị cho lực lượng CSB trong công tác tìm kiếm cứu nạn, tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Những chuyển biến tích cực
    Chính ở điểm này, sự tham dự của Mỹ, Nhật, và cả Nga, Ấn Độ, như là một đối trọng với Trung Quốc để gìn giữ an ninh khu vực, chứ không phải đối đầu về quân sự, là vô cùng quan trọng. Cụ thể là sau khi Thượng nghị sỹ Jim Webb lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, thì tính phối hợp của các nước trong khu vực và quốc tế đã có một sự chuyển biến tích cực. Diễn biến của hội thảo về Biển Đông tại Washington hôm 20 -21/06/2011 thể hiện điều đó.
    Từ hội thảo này, một cơ chế an ninh và hợp tác đa phương, nhằm dàn xếp hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, đã bắt đầu được hình thành. Cơ chế an ninh đó là nhằm thúc đẩy: (i) Các bên phải có hành động kiềm chế, không sử dụng vũ lực trên không và trên biển để giải quyết tranh chấp. (ii) Hình thành một mặt trận thống nhất hành động nhằm gìn giữ sự ổn định trong khu vực. (iii) Mỹ cần có hành động phối hợp một cách đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm ngăn chặn xung đột tiềm tàng. Sự phối hợp này có thể bao hàm việc tập trận chung nhằm duy trì an ninh hàng hải, cho đến việc giúp các nước trong vùng triển khai các [COLOR=#006400! important]hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nguy cơ xảy ra xâm lược vũ trang. (iv) Tăng khả năng cam kết của Mỹ với việc bảo vệ an ninh khu vực và trật tự hàng hải quốc tế. Nói rõ hơn: "Mỹ chấp nhận hay không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta (Mỹ) sẵn sàng ủng hộ những hành động nào" (McCain, 20/06/2011).[/COLOR]
    Cần nhắc lại là, việc bảo vệ an ninh khu vực và tự do an toàn hàng hải trên Biển Đông là một dạng hàng hóa công (public goods). Thiếu vai trò của siêu nhà nước, như Mỹ và Nhật, thì sẽ có quá ít sự đảm bảo về ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Cụ thể là khi Philippines cho nhổ các cột đá do Trung Quốc dựng trên bãi đá thuộc vùng biển của mình, hay Malaysia cho máy bay ra đuổi tầu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia, thì các nước này thực tế đã cung cấp hàng hóa công. Theo nghĩa, hành động của họ ngăn cản Trung Quốc xâm hại lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của nước mình, tự nó mang tính răn đe việc Trung Quốc đi xâm hại một nước khác trong khu vực.
    Bên cạnh đó, sự trả lời được cho là cứng rắn nhất của Thủ tướng Việt Nam tại Nha Trang sau vụ việc Bình minh 02, cũng như sự đáp trả của báo Đại đoàn kết của Việt Nam trước lời đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc vào ngày 21/06/2011 trên tờ Hoàn Cầu, lại là một tín hiệu khích lệ Philippines thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình*.
    [​IMG]Tàu Viking 2 của Việt Nam bị cắt cáp chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri-La.
    Tuy nhiên, việc từng nước nhỏ cung cấp hàng hóa công, hay tự vệ đơn phương như vậy, không bao giờ là đủ để ngăn chặn sự chèn ép. Vấn đề là các nước khác trong vùng có thể ngồi yên, hưởng lợi từ việc các nước "tiền tuyến" phải đơn phương đứng ra bảo vệ chủ quyền, mà hệ quả là sẽ đem lại sự ổn định hơn tại Biển Đông, nếu họ thành công. Ngược lại, nếu họ bị suy yếu đi, thì các nước còn lại đã nằm sẵn trong một trật tự mới đang dần được thiết lập, mà không bị tổn thất gì (free ridding).
    Tình thế lưỡng nan trong hợp tác khu vực (prisoners' dilema) và động cơ hưởng lợi trên nỗ lực của nước khác (free ridding), khiến cho vai trò phối hợp của Mỹ, Nhật, và các nước như Nga, Ấn Độ, càng trở nên không thể thiếu được, dù không dễ dàng. Tuy nhiên, sau Hội thảo Biển Đông tại Washington, chúng ta có thể kỳ vọng về một sự cam kết cao hơn của Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền của Philippines. Chúng ta cũng có thể kỳ vọng một sự hỗ trợ đúng lúc và hiệu quả của Mỹ, Nhật và các nước khác cho Việt Nam, trước tuyên bố hiếu chiến của Trung Quốc trên tờ Hoàn cầu. Cụ thể là Mỹ, Nhật và Nga có thể giúp nâng cao khả năng phòng thủ và cảnh báo sớm của Việt nam trên không, trên biển đảo, và trên đất liền.
    Cần nhấn mạnh rằng, vai trò của Mỹ, Nhật và cộng đồng quốc tế không phải là làm tăng sự đối đầu về quân sự. Vai trò chính là phải đưa ra những phản ứng kịp thời, phù hợp với bối cảnh cụ thể, tới đúng đối tác cụ thể, nhằm ngăn chặn khủng hoảng khu vực và thúc đẩy nỗ lực hợp tác.
    Trong bối cảnh có sự khác biệt về ý thức và khả năng bảo vệ chủ quyền giữa các nước trong khu vực; cộng với sự khó khăn về kinh tế sau khủng hoảng của cả Mỹ, Nhật và Tây Âu; bên cạnh một Trung Quốc đang lên; liệu một cơ chế an ninh quốc tế có tính đa phương có hình thành được không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn sâu hơn vào những thay đổi có thể diễn ra của cuộc chơi chèn ép, khi có sự tham dự của bên thứ ba - Mỹ, Nhật và các nước khác như Nga, Ấn Độ.
    Biendao.Net.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này