Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5879 người đang online, trong đó có 643 thành viên. 18:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98362 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. khoa_binh

    khoa_binh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    ******* bây giờ với đầu gấu có khác gì nhau đâu. Nhục nhã thật, buồn cho đất nước. [r24)][r24)][r24)]
  2. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Trích:
    "Hành động của lực lượng an ninh đã khiến những người tham gia biểu tình hôm qua, như giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt, rất bất bình. Đây là lần thứ hai giáo sư Phạm Duy Hiển xuống đường phản đối Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, giáo sư Phạm Duy Hiển trước hết nêu lên những cảm nhận của ông khi tham gia biểu tình hôm qua:"
    http://www.unblock24.de/11011011.php/Oi8vdGVs/ZWNoYXJn/ZW1lbnQu/cmZpLmZy/LmVkZ2Vz/dWl0ZS5u/ZXQvcmZp/L3ZpZXRu/YW1pZW4v/YXVkaW8v/bW9kdWxl/cy9hY3R1/LzIwMTEw/Ny9waGFt/X2R1eV9o/aWVuLm1w/Mw_3D_3D/b0/

    Còn tại Sài Gòn hôm qua, theo các tường thuật trên mạng, khoảng 20 chục người, đa số là thanh niên, cũng đã tuần hành từ khu chợ Bến Thành, nhưng cũng đã nhanh chóng bị giải tán và bị bắt. Từ Sài Gòn, nhà báo, nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả những gì ông quan sát được ở Sài Gòn hôm qua, cũng như những suy nghĩ của ông về hành động đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và ở Sài Gòn:
    http://www.unblock24.de/11011011.php/Oi8vdGVs/ZWNoYXJn/ZW1lbnQu/cmZpLmZy/LmVkZ2Vz/dWl0ZS5u/ZXQvcmZp/L3ZpZXRu/YW1pZW4v/YXVkaW8v/bW9kdWxl/cy9hY3R1/LzIwMTEw/Ny9kb190/cnVuZ19x/dWFuLm1w/Mw_3D_3D/b0/
  3. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tẩy chay hàng TQ, chỉ mua hàng của VN thôi
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11

    Đập Tam Hiệp: Những nguy cơ thảm họa


    TT - Có hai thừa nhận về đập Tam Hiệp: chính quyền Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp “có nhiều vấn đề khẩn cấp cần giải quyết về môi trường, sinh thái”; giới chuyên gia môi trường Trung Quốc thừa nhận “đã quá muộn để sửa chữa”.



    [​IMG]
    Đập Tam Hiệp khổng lồ gây nhiều nguy cơ sinh thái nghiêm trọng - Ảnh: ReutersĐập Tam Hiệp trên sông Dương Tử là công trình thủy điện lớn nhất thế giới với chiều cao 182m và công suất năm 2010 vào khoảng 84 tỉ kWh. Theo chính quyền Bắc Kinh, tổng đầu tư của dự án này lên đến 23 tỉ USD, nhưng giới chuyên gia quốc tế cho rằng con số thực tế có thể gấp đôi.
    Đập Tam Hiệp được xây dựng kéo dài 15 năm. 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.600 làng bị nhấn chìm, khoảng 1,43 triệu dân phải di dời. Tuyên bố của Quốc vụ viện Trung Quốc được đưa ra mới đây đã khẳng định: “Dù dự án đập Tam Hiệp đem lại lợi ích tổng thể lớn, song vẫn còn các vấn đề khẩn cấp cần giải quyết như tái định cư người dân, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ thảm họa môi trường, sinh thái”.
    Ô nhiễm tảo, đảo rác, lở đất
    Kể từ năm 2006 khi đập Tam Hiệp cơ bản hoàn thành, ô nhiễm tảo đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng trên các nhánh sông Dương Tử. Dọc sông Dương Tử đầy rẫy mỏ phôtpho và các nhà máy. Chất gây ô nhiễm được thải thẳng ra sông, dẫn đến tình trạng tảo độc sinh sôi nảy nở trên mặt nước.
    Trong khi đó do bị chặn bởi đập Tam Hiệp, sông Dương Tử mất dần khả năng phân tán chất gây ô nhiễm trong nước. Hậu quả: nước ở các nhánh của sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc trở nên xanh lè, bốc mùi hôi thối, đẩy hàng ngàn người dân vào cảnh không có nước sạch.
    Ở khu vực đập Tam Hiệp cũng xuất hiện các đảo rác khổng lồ! Mưa lũ mùa hè 2010 đã cuốn hàng chục ngàn tấn rác xuống sông Dương Tử, phủ kín 50.000m2 mặt nước trên sông và trôi đến đập Tam Hiệp. Có những đảo rác dày và kết chặt với nhau đến mức có thể đi bộ bên trên. Lượng rác này đe dọa làm nghẽn hoạt động của đập.
    Ước tính mỗi năm Tập đoàn đập Tam Hiệp phải chi khoảng 1,48 triệu USD để dọn rác trôi về phía đập. Trước đó, các chuyên gia môi trường từng cảnh báo hồ chứa nước của đập có thể trở thành “hầm cầu” chứa nước thải không qua xử lý và hóa chất công nghiệp, và hoạt động của đập Tam Hiệp sẽ đẩy nước thải về phía thành phố Trùng Khánh.
    Ô nhiễm lại đe dọa hủy diệt môi trường sinh thái dọc sông Dương Tử. Giới chuyên gia môi trường Trung Quốc và quốc tế khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần vào sự tuyệt chủng của loài cá heo nước ngọt baiji trên sông Dương Tử. Lượng cá tầm sông Dương Tử giảm sút đáng kể sau khi đập được đưa vào hoạt động. Loài sếu Siberia đang có nguy cơ tuyệt chủng do đập Tam Hiệp đã hủy diệt một diện tích lớn đầm lầy, nơi trú đông của loài sếu này. Ngoài ra, một diện tích lớn rừng trong khu vực cũng đã bị phá hủy.
    Do mực nước trong hồ chứa dâng cao, đập Tam Hiệp gây xói mòn, lở đất nghiêm trọng ở hai bờ các nhánh sông Dương Tử. Từ năm 2007, 91 điểm ở bờ hồ chứa nước đập Tam Hiệp đã bị lở, khoảng 36km đã bị sụp. Một số vụ lở đất dọc sông Dương Tử đã tạo ra sóng thần cao tới 50m.
    Tháng 7-2007, một ngọn núi dọc một nhánh sông Dương Tử bị lở, gây sóng lớn cướp đi sinh mạng 13 nông dân và 11 ngư dân. Tháng 11-2007, một trận lở đất khác làm 30 người chết.
    Tháng 7-2010, lũ lụt và lở đất gần đập Tam Hiệp làm 30 người thiệt mạng. Chính quyền Trung Quốc cũng thừa nhận áp lực từ hồ chứa khổng lồ của đập Tam Hiệp có thể dẫn đến nguy cơ động đất. Sau khi đập Tam Hiệp được hoàn thành, nhiều vết nứt bí ẩn đã xuất hiện ở các con đường, tòa nhà các thị trấn và làng mạc trong khu vực.
    Gây hạn hán
    Các chuyên gia môi trường cho biết do làm thay đổi dòng chảy sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đã khiến hạn hán thêm nghiêm trọng ở khu vực miền trung và miền đông Trung Quốc. Hạn hán liên tục trong bốn tháng đầu năm 2011 đã khiến mực nước đoạn giữa sông Dương Tử tụt xuống mức thấp kỷ lục.
    Các thành phố khu vực hạ lưu đập không còn khả năng tiếp nhận tàu bè vào cảng, 400.000 dân và 97.300 gia súc ở tỉnh Hồ Bắc rơi vào cảnh thiếu nước sạch. Ở tỉnh Hà Nam, 320.000 người bị ảnh hưởng. Nhiều cáo buộc cho rằng đập Tam Hiệp đã giữ nước để đảm bảo sản xuất điện.
    Do đó, từ ngày 7 đến 11-5, ban quản lý đập Tam Hiệp đã cho xả 400 triệu m3 nước để chống hạn hán và nâng mực nước sông Dương Tử cho tàu bè đi lại dễ dàng hơn.
    “Chẳng thể làm nổ tung con đập!”
    Chuyên gia môi trường kỳ cựu ở Trung Quốc Đới Thanh cho rằng dù thừa nhận các vấn đề do đập Tam Hiệp gây ra, chính quyền Bắc Kinh khó có thể làm gì. “Đã quá trễ để giải quyết những vấn đề đó” - ông khẳng định. Chuyên gia môi trường Vương Vĩnh Thần cho rằng Bắc Kinh có thể giải quyết một số vấn đề như cải thiện chất lượng nước, nhưng cũng thừa nhận: “Chẳng thể làm gì nhiều. Chúng ta chắc chắn không thể cho nổ tung con đập đó được”.
    Dù vậy, giới bảo vệ môi trường Trung Quốc lại cho rằng tuyên bố của quốc vụ viện sẽ là một “vũ khí” chống lại trào lưu sính làm thủy điện tại Trung Quốc. Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc còn lên kế hoạch sản xuất thêm 140 gigawatt thủy điện trong vòng năm năm tới.
    Một phần trong kế hoạch này là xây dựng 13 đập thủy điện dọc sông Nộ Giang ở tây nam Trung Quốc, một khu vực sinh thái giàu có. Báo chí Trung Quốc cho biết Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tỏ thái độ phản đối kế hoạch xây đập trên sông Nộ Giang.
    “Bằng việc nhắc lại những vấn đề của đập Tam Hiệp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể đang bắn mũi tên tới những kẻ mù quáng chạy theo đập thủy điện và sẵn sàng quên đi những bài học trong quá khứ” - chuyên gia Peter Bosshard, giám đốc chính sách Tổ chức Sông quốc tế, nhận định.
    HIẾU TRUNG (Theo WSJ, People’s Daily, NYT)

    Việc ngăn dòng xây đập ở thượng nguồn sông Mekong và sông Hồng không những gây hại trước mắt cho nhân dân TQ mà còn để lại những nguy hại lâu dài cho các nước ở lưu vực các con sông này !
    TQ là tên tội phạm phá hoại môi trường của thế kỷ 21 !

  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Trung Quốc chẳng liên quan đến các quần đảo của Việt Nam
    Cập nhật lúc :2:59 PM, 19/07/2011
    170 năm trước, quần đảo Hoàng Sa đã được người phương Tây biết đến thuộc về Việt Nam và khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc! Vì thế không hề có chuyện người Trung Hoa hay nước Trung Quốc cai quản hoặc làm chủ Hoàng Sa hay Trường Sa.

    Có tài liệu cho thấy người ngoại quốc đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc!
    Gerardus Mercator và Jodocus Hondius là hai nhà địa dư học nổi tiếng của xứ Hoà Lan (Netherland) từ thế kỷ 17, vào năm 1600 trở về sau. Thời ấy, để cạnh tranh với Công ty Đông Ấn của Anh, Công ty Đông Ấn của Hoà Lan được lập ra năm 1602 và phát triển cơ sở kinh doanh ở khắp nơi nên mới tập trung lại các tài liệu tham khảo về địa hình địa thế Á Đông.
    Tấm bản đồ này được in vào năm 1613 do Jodocus Hondius (1563-1612) vẽ lại theo bản đồ Đông Nam Á xuất bản 1606, căn cứ trên những dữ kiện của nhà địa dư học Bồ Đào Nha (Portugal) là Bartolomeu Lasso vào đầu thế kỷ 16 - tức là trước đó khoảng trăm năm.
    Tấm bản đồ trình bày bằng tiếng Latinh, có tên là “Insulae Indiae Orientalis Praecipuae“, ghi rõ vùng biển Đông Nam Á từ đảo Sumatra phía Tây đến New Guinea và cả… đảo Guam phía cực Đông trong một chuỗi đảo họ mệnh danh là “quần đảo thổ phỉ” (Islas de las Vellas), và từ đảo Timor gần Úc Đại Lợi phía Nam lên tới Hải Nam của Trung Quốc ở phía Bắc.
    Thời ấy, thế giới Tây phương vẫn mơ hồ về đảo Java, với hướng Nam còn ghi bằng hàng dấu chấm trên bản đồ. Nhưng qua tài liệu tô màu này, các sử gia thích thú tìm thấy chứng cớ cập bến của nhà thám hiểm và Phó Đề đốc nổi tiếng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth I là Sir Francis Drake (sinh khoảng năm 1540 và mất năm 1596): tại một hải cảng ở miền Nam Java có ghi hàng chữ “Huc Franciscus Dra. Appulit“.

    [​IMG]Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius xuất bản năm 1606 tại Amsterdam.
    Họ rất vui với việc đó, nhưng người Việt chúng ta lại chú ý đến nhiều dữ kiện khác.
    Góc Tây-Bắc của tấm dư đồ là đất “Cauchin, có tên khác là Cauchinchina“, là Cochinchine theo lối gọi thời Tây sau này. Đấy là địa đồ của Đàng Trong khi mở ra cục diện Trịnh-Nguyễn phân tranh: chúa Nguyễn Hoàng mất năm 1613, là khi tấm bản đồ được đưa vào cuốn Atlas Mercator Hondius.
    Nhân đây, xin ghi một chi tiết tồn nghi về tên gọi.
    Từ thế kỷ 13, các nước đã theo Marco Polo mà gọi tên nước ta là Caugigu (phiên âm từ “Giao Chỉ quốc), sau đọc trại thành Kiaoche rồi Coci – là cách gọi của người Bồ Đào Nha. Thế rồi, để khỏi lầm với đất Koci của Ấn Độ, người ta mới thêm chữ China hay Cina, nên Cauchinchina trở thành tên gọi chung của nước Đại Việt. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người ta mới gọi Đàng Ngoài là Tunking hay Tonkin, từ chữ Đông Kinh là Hà Nội ngày nay. Còn Đàng Trong vẫn giữ tên Cauchinchina hay Cochinchine như Pháp gọi sau này.
    Nếu cứ theo mặt tên mà nói thì các nhà báo Tây phương ngày nay có thể kết luận rằng toàn cõi Việt Nam là… của Trung Quốc. Đất Cochin của nước China mà! Chúng ta nên giảng điều này cho con cháu, nhất là những thế hệ sinh đẻ ở bên ngoài, để chúng khỏi nhận giặc làm cha.
    Trên tấm dư đồ, ta nhận ra Thuận Hoá dưới tên viết Latinh là Sinoa - chứ không phải là Chinois! - sau này mình mới gọi là Phú Xuân rồi Huế. Nhiều địa danh khác thì phải nghiên cứu thêm thì mới biết được – và đấy cũng là một mục tiêu khi chúng tôi giới thiệu tài liệu này. Như tại phía Bắc có thành phố ghi tên Bicuputri, dịch từ tiếng Latinh ra là “trụ đá” hay “Thạch trụ”, “Thạch bi”. Chẳng lẽ là núi Thạch Bi?
    Xin các nhà địa dư học tìm hiểu và chỉ cho.
    Tại phía Nam, quãng Phú Yên Khánh Hoà thì có địa danh Lantam. Thực tế là gì thì mình chưa rõ - hoặc nếu ai tìm ra cách lý giải thì xin góp ý - chỉ nhớ rằng tấm bản đồ được vẽ theo những tài liệu của Bồ Đào Nha cách đó trăm năm.
    Đáng chú ý hơn cả, tấm bản đồ ghi rất rõ ngoài khơi Việt Nam một vùng quần đảo có nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng Tây-Nam được ghi là Pracel.
    Đối diện với quần đảo - và trên lãnh thổ Việt Nam được viền màu vàng - là tên “Costa de Pracel” - Bờ Pracel. Chẳng liên hệ gì đến đảo Hải Nam của Trung Quốc được tô hồng với tên là Ainan!
    Chúng ta nhớ lại thì Lê Quý Đôn viết trong “Phủ Biên Tạp Lục” (soạn thảo từ 1776) rằng: “… Trước đó, họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào. Cắt phiên, mỗi năm cứ Tháng Hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng. Đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy”.
    Bây giờ, có tài liệu cho thấy người ngoại quốc đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc!
    Chúng ta không quên rằng người Bồ Đào Nha và Hoà Lan đã tiếp xúc và buôn bán với cả hai chúa Trịnh và Nguyễn, Khi thương thuyền Grootenbrook bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa, người cầm đầu thương điếm của Công ty Đông Ấn Hòa Lan tại Faifo lại không lên… đảo Hải Nam mà vào Thuận Hoá để cám ơn Chúa Thượng việc thủy thủ đoàn của họ được người Việt cứu vớt. Chúng ta cũng biết rằng dưới thời Trịnh Nguyễn, nhà Đại Thanh còn phải củng cố quyền lực sau khi diệt nhà Minh vào năm 1644, cho đến lúc lẫy lừng nhất vào đời Càn Long thì bị Quang Trung bợp tai đá đít năm 1789.
    Những người Hoa duy nhất mà dân ta gặp trên cái đất được Tây phương gọi là Cauchinchina là dân tỵ nạn của triều Minh, là “thuyền nhân” hay hải tặc tìm đất dung thân ở Đàng Trong. Họ được dân ta đón nhận, đối xử tử tế và bình đẳng theo truyền thống Việt Nam mà các nhà hàng hải Hoà Lan đã sớm ghi nhận. Họ góp phần khai phá miền Nam, trở thành kiện tướng hay công thần của các Chúa rồi các Hoàng đế nhà Nguyễn.
    Cùng thời đó, Hondius còn có một tấm bản đồ thứ nhì (India Orientalis), chú trọng trình bày Ấn Độ dương từ Vịnh Bengale phía Đông qua Biển Á Rập phía Tây, nhưng vẫn đầy đủ chi tiết về đất Cauchinchina này… Không hề có chuyện người Trung Hoa hay nước Trung Quốc cai quản hoặc làm chủ Hoàng Sa hay Trường Sa.
  6. buzz8x

    buzz8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2011
    Đã được thích:
    0
  7. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Nguoi Việt với nhau mà chẳng coi ra gì. DCM....khốn nạn thằng áo vàng. Hành động còn hơn thời ăn lông ở lỗ.
  8. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0

    Thủ dâm quá mức tinh trùng nó phọt mịa lên não. :))
  9. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    BIỂN VÀ ĐẤT – HAI NỖI ĐAU CẮT RUỘT


    NGUYỄN TRỌNG TẠO


    [​IMG]
    Thuyền trưởng Thừa: “Nếu không đưa tay đỡ, né đòn, mình bị nó đập chết”.

    Dân ta sao khổ thế: Ngoài biển thì bị lính Tàu đánh người cướp của, trên đất thì bị ******* đạp vào mặt. Mà họ có tội gì đâu. Họ đi biển để làm ăn trên biển của Tổ quốc mình, và họ đi biểu tình để phản đối quân cướp biển. Những việc làm ấy không những không có tội mà là việc làm của những người yêu nước và mong cho nước nhà tự do độc lập, bình yên. Sao bọn Trung Quốc lại đánh dân ta? Sao ******* bảo vệ dân lại đạp vào mặt dân mình?

    Đó là một sự thật mà chính người dân đã chứng kiến, nói lên.
    Theo lời kể của anh Nguyễn Thừa trưởng tàu QNg 98 868 TS, thì tàu hải quân TQ ép tàu đánh cá của anh: “khoảng mười người (TQ) nhảy lên tàu cá, tay cầm súng tiểu liên, dùi cui điện, máy quay phim. Tui vừa bước ra khỏi ghế cầm lái, hai người Trung Quốc đã nhào vào đánh. Tui đưa tay vừa đỡ, vừa né đòn của mấy thằng lính to con. Trong lúc né tránh, tui bị tụi nó gí dùi cui điện châm sau lưng, nên tui văng xuống biển. Sau đó, bọn họ đưa dây kéo lên…” Không chỉ thuyền trưởng bị đánh, những ngư dân còn lại trên tàu cũng bị mấy người Trung Quốc đánh tới tấp bằng dùi cui, bằng tay chân và báng súng. Sau đó, họ mang két, thùng, giỏ ở trên tàu 44 061 qua, rồi ra lệnh cho năm lao động trên tàu QNg 98 868 TS vào các hầm cá để xúc cá cho vào giỏ, két chở sang tàu 44 061. Sau một tiếng khống chế, tàu hải quân Trung cộng đã cướp đi hơn một tấn cá và bốn tạ mực khô trên tàu QNg 98 868 TS – (theo SGTT).

    [​IMG]

    Ngư dân VN bị TQ đánh đập, bắt bớ

    Còn trước cửa ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội thì đoàn biểu tình yêu nước của dân ta lại bị chính lực lượng CAND ngăn chặn và đuổi bắt rất kỳ lạ. Khi tôi đến gần đó thì thấy cảnh ******* đang bắt dân biểu tình đưa lên 3 xe buyt, mà cảnh bắt thật không ngờ: Những người dân tay không, chỉ có lá cờ Tổ quốc trên người và các biểu ngữ phản đối Trung Quốc vi phạm biển Việt Nam, và họ chỉ hô khẩu hiệu với nội dung ấy thôi. Vậy mà lực lượng đeo băng đỏ cướp giật cờ Tổ quốc như là bọn cướp chợ. Vậy mà họ bị lôi xềnh xệch như lôi súc vật. Vậy mà họ bị đánh, bị đạp vào mặt. Thử hỏi ai đã ra lệnh như thế? Tôi nghĩ chắc không có đ/c lãnh đạo nào lại ra lệnh họ làm như thế. Nhưng những kẻ đã hành động thô bạo thú dữ như vậy chắc chắn đó là bọn có lòng căm thù nhân dân sâu sắc, thì mới dám hành động thô bạo như vậy.

    Qua đoạn video này, chắc chắn ngành CA sẽ biết người đạp vào mặt người dân thô bạo đó là ai. Và không thể dung túng cho hành động đó được:

    [​IMG]

    ******* bắt người biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN (Hà Nội, 17.7.2011)

    Trong lần gặp mặt gần đây tại một buổi lễ báo chí bên Tổng cục cảnh sát chống tội phạm ma túy có đ/c Tổng cục trưởng đến dự, tôi có phát biểu:
    Cảnh sát ta muốn có hình ảnh đẹp trên công luận thì phải tạo ra những hình ảnh đẹp trong cuộc sống. Ý kiến của tôi được hoan nghênh. Nhưng nhìn những hình ảnh trên trong cuộc biểu tình ngày 17/7 vừa rồi tại Hà Nội, tôi thấy ớn lạnh.
    Chỉ dẫn 2 sự kiện trên đã thấy dân ta sao khổ thế. Đau cắt ruột!

    Chúng ta đứng với ai để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam với bao máu xương đã đổ? Chắc ai cũng biết điều sơ đẳng: Chỉ có đứng cùng Nhân Dân thì mới có Thành Công!!!

    http://nguyentrongtao.org/2011/07/19/biển-va-dất-hai-nỗi-dau-cắt-ruột/
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Nói vớ vẩn tầm bậy tầm bạ.
    HTH bắt tay hàng loạt các lãnh đạo các quốc gia khác đều bắt 1 tay, riêng với thằng Ôn lại bắt 2 tay nên mới bị người ta nói. Chứ nếu HTH bắt tay ai cũng 2 tay thì có khi ng ta lại cho đó là ... thói quen của HTH là cùng.

    Nghi lễ ngoại giao ko có cái thứ vớ vẩn là thích thì bắt 2 tay và khom người khi nào mình thích. Nhất là khi đang đại diện cho bộ mặt quốc gia đứng trước quốc gia đối địch thì càng phải thể hiện tư thế cho đàng hoàng.

    Nói TQ bắt 1 tay là xấu, chả lẽ HTH bắt 1 tay với các lãnh đạo quốc gia khác thì VN cũng xấu à??
    Cái này là HTH thực hiện sai hành động ngoại giao và hạ thấp hình ảnh quốc gia khi giao tiếp, việc này khác với các hình ảnh của HTH khi gặp các lãnh đạo nước khác. Thế thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này