Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3208 người đang online, trong đó có 93 thành viên. 01:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98463 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Bây giờ mới biết chú sợ @SINH-TU đến vậy ! =))=))=))
  2. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Vâng, em sợ các anh chụp mũ lắm
    Mũ của các anh sản xuất ở Tầu nên dễ bị bệnh lắm
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  3. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Khả năng có 2 vấn đề:
    1. Là những thằng yêu nước cực kỳ đần độn ( nhắc lại lần 2).
    2. Là những chiếc vòi bạch tuộc của cs chui vào la liếm, rình mò trong topic nhằm mọi cách để làm "toàn vẹn chế độ" hơn là toàn vẹn lãnh thổ.
    Thôi stop. Tóm lại ai thông minh sẽ hiểu, còn éo có thời gian để tranh luận với mấy thằng đần.
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11

    Thế này có chụp mũ không ? :p
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khoa học công nghệ[​IMG][​IMG][​IMG]Đường sắt cao tốc Trung Quốc gặp sự cố
    Có vấn đề về công nghệ

    12:00' AM - Thứ ba, 19/07/2011

    [​IMG]4 năm trở lại đây, tốc độ phát triển của đường sắt cao tốc Trung Quốc phải nói là cực nhanh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đó là sự phát triển nóng.
    Vừa khai trương đã gặp sự cố
    Đầu tháng 7, chỉ sau 2 tuần khai trương, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải gặp sự cố mất điện giữa thành phố Khúc Phụ và thành phố Tảo Trang (tỉnh Sơn Đông) lúc 18 giờ 10 ngày 10/7.
    Sự cố đã được khắc phục lúc 19h37 cùng ngày. Thế nhưng 19 chuyến tàu đi về phía nam trên tuyến đường sắt cao tốc dài 1.318km này đến trễ hơn lộ trình. Susan Chen – hành khách trên chuyến tàu mang ký hiệu G151 (rời Bắc Kinh lúc 15 giờ 30 và dự kiến đến Thượng Hải lúc 21 giờ) cho biết: “Tàu đột ngột dừng lại trên một cây cầu vào khoảng 18 giờ 10 và đứng yên suốt thời gian cơn bão quét qua. Toàn bộ đèn phụt tắt, hệ thống điều hòa ngừng hoạt động, toa tàu trở nên ngột ngạt vì thiếu oxy. Sau nửa tiếng chờ đợi trong toa tàu nóng và thiếu không khí, hành khách bắt đầu mất kiên nhẫn và trở nên kích động”.
    [​IMG]
    Sự cố này làm gia tăng mối lo ngại về hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Đã có sự cố tương tự từ năm 2007, năm đầu tiên Trung Quốc đưa vào sử dụng hệ thống đường sắt cao tốc. Trước đó, người phát ngôn Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố trên truyền thông rằng công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã vượt xa Nhật. Các nhà thầu thi công tuyến đường sắt cao tốc này của Trung Quốc hiện đang tham gia đấu thầu nhiều dự án ở nước ngoài, trong đó có dự án ở California và Anh.
    Tuy nhiên, hồi cuối tháng 6, một chuyên gia thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc tiết lộ, Trung Quốc không hề có công nghệ tự thân để duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn cho hệ thống đường sắt cao tốc.
    Không những thế, nguyên Cục trưởng Cục Khoa học Kỹ thuật thuộc Bộ trên, ông Chu Dực Dân, chỉ ra rằng: “Chỉ riêng việc không màng tới tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế cũng đủ cho thấy Trung Quốc không hề có công nghệ tự thân." Sở dĩ có nhận định trên vì Trung Quốc nâng tốc độ chạy tàu lên 380km/giờ dựa trên nền tảng công nghệ của Đức và Nhật Bản nhưng không dành sự quan tâm thích đáng tới những yếu tố an toàn mà chỉ quan tâm tới việc vận hành với tốc độ gần với tốc độ mà Nhật và Đức chạy thử thành công.
    Ông Chu Dực Dân cũng cho rằng: “Do không có công nghệ tự thân nên Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được một khi phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Lúc đó, hậu quả gây ra sẽ không thể tưởng tượng nổi”.
    Tranh chấp quyền sáng chế
    Mới đây, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc Wang Yongping cho biết, Trung Quốc sẽ không từ bỏ quyền xin cấp bằng sáng chế cho các phát kiến của mình trong lĩnh vực đường sắt cao tốc vì Trung Quốc đã tự thân đạt được các công nghệ này.
    Phát ngôn trên được đưa ra sau khi tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Heavy Industries (KHI) của Nhật tuyên bố sẽ khởi kiện nếu Trung Quốc xin cấp bằng sáng chế công nghệ tàu cao tốc, vi phạm hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Năm 2004, một Tổ hợp Nhật Bản đứng đầu là KHI hợp doanh với tập đoàn Sifang cung cấp phương tiện chuyên chở cho chương trình đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc. Khi đó, mỗi tuần có tới hơn 2 đoàn tàu cao tốc E2-1000 Shinkansen được xuất xưởng.
    [​IMG]
    Tàu cao tốc Shinkasen của Nhật
    Phó giám đốc kỹ thuật Luo Bin của Trung tâm phát triển kỹ nghệ Sifang nói:”Ngoại hình giống nhau, nhưng bên trong hoàn toàn khác. Đó là những thiết kế riêng của chúng tôi. Đa số linh kiện và các hệ thống chủ chốt do ngành Đường sắt Trung Quốc sản xuất và chỉ khoảng 15% hệ thống có xuất xứ nước ngoài.
    [​IMG]
    Ông Yoshiyuki Kasai, chủ tịch công ty vận hành đường sắt cao tốc Nhật Bản, cho biết ông đã cảnh báo KHI không nên theo đuổi hợp đồng mà cuối cùng sẽ dẫn tới sự ra đời của “một đối thủ cạnh tranh”. Ông nói: ”Họ đã không nghe theo lời khuyên của chúng tôi. Họ đã nhận được một bài học cay đắng”. Ông Yoshiyuki Kasai không phải là người duy nhất phê phán KHI tạo điều kiện cho phía Trung Quốc tiếp cận kỹ nghệ Shinkansen. Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản khác cũng phê phán mạnh mẽ việc làm này của KHI.
    Còn Kawasaki Heavy từ chối bình luận về hợp đồng chuyển nhượng quyền sản xuất tàu cao tốc E2-1000 và những hậu quả, nhưng khẳng định rằng họ không còn hợp tác với Sifang nữa.
    Bảo Trung
  6. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Dạ phương châm của em là hiền với bụt thoai
    Còn với ma hoặc cố tình làm ma thì chỉ có gắt đầu, tút ruột lẳng cho lợn
    Người xưa nói roài, gieo nhân nào thì gặp quả đấy
    =))=))=))=))=))=))=))=))
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TQ cảnh báo lạm dụng thuốc tăng trưởng rau quả

    19/07/2011 | 12:21:00
    Từ khóa : Trung Quốc, Lạm dụng thuốc, Kích thích tăng trưởng, Nông dân


    [​IMG] EMAIL [​IMG] PRINT CỠ CHỮ A A A

    [​IMG] Dưa hấu tự nổ do quá lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng ở Giang Tô. (Nguồn: Internet)






    Truyền thông Trung Quốc đại lục và Hong Kong đang đưa nhiều thông tin về tình trạng lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng với cà chua, dưa chuột và nhiều loại rau quả khác ở Trung Quốc nhưng giới chức lại dường như không rõ liệu các loại thuốc này có bị dùng thái quá hay có tác hại gì đến sức khỏe người tiêu dùng hay không.

    Nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Sơn Đông, An Huy, Giang Tô bị phát hiện xịt các thuốc kích thích tăng trưởng thực vật như Ethrel lên nông sản để tăng sản lượng cũng như để có “mẫu mã” đẹp.

    Một người tiêu dùng ở An Huy nhận xét: “Quả cà chua trông bề ngoài rất đỏ. Nhưng cầm vào thì lại cứng. Tôi không thể biết nó đã chín hay chưa.” Nhiều người tiêu dùng đã phàn nàn rằng cà chua, dưa chuột cũng như nhiều loại rau quả khác trông thì rõ ràng đã chín nhưng hương vị lại không đúng như vậy.

    Một nông dân ở Sơn Đông tiết lộ rằng anh ta 6 lần xịt một loại thuốc kích thích tăng trưởng lên dưa chuột để chúng lớn nhanh hơn, trông thẳng hơn, dày hơn. Một nông dân khác ở Thượng Hải nói rằng một chai thuốc kích thích tăng trưởng có giá chỉ 5 nhân dân tệ (NDT) nhưng lại giúp anh ta kiếm được hơn 3.000 NDT từ mỗi mẫu cà chua so với trồng mà không dùng hóa chất.

    Trung Quốc quy định mức độ sử dụng cho phép của Ethrel trong rau quả là 2mg/kg. Tuy nhiên, cả nông dân lẫn các quan chức nông nghiệp đều nói rằng các loại thuốc kích thích tăng trưởng chưa bao giờ được giám sát chặt chẽ. Nếu có kiểm tra thì cũng chỉ đơn giản là xem xét lượng cặn của phân bón trên nông sản mà thôi.

    Quan điểm của giới chuyên gia về ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng với sức khỏe người tiêu dùng đang còn là một cuộc tranh cãi. Tuy nhiên, việc các tiêu chuẩn quy định không rõ ràng và không được áp đặt mạnh mẽ khiến khó có thể biết các thuốc kích thích tăng trưởng này có bị lạm dụng hay không hoặc có hại hay không.

    Cai Jianwei, một giáo sư ngành y tại Đại học đông y Nam Kinh, nhận xét lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng một số chuyên gia nông nghiệp khác lại bất đồng ý kiến.

    Chen Riyuan, giáo sư đại học Nông nghiệp Hoa Nam ở Quảng Châu, cho rằng dư luận cần hiểu rõ thuốc kích thích tăng trưởng này chỉ tác dụng với thực vật, không có hại tới con người nếu dùng ở liều lượng cho phép.

    Tuy nhiên, Chen Riyuan cũng khuyến cáo các nông dân cần tự khống chế việc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng bởi quá lạm dụng sẽ khiến rau quả chín quá nhanh đồng thời hỏng quá nhanh, khiến người bán thiệt hại.

    Thông thường, nông dân thu hoạch khi rau quả đã chín khoảng 70-80% rồi hộ xịt chất Ethrel lên trước khi có một hành trình dài mang đến các chợ. Ethrel sẽ biến thành ethylene, kích thích quá trình tăng trưởng của thực vật./.


    Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)
  8. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Bí kíp tránh bị khóa nick oan:
    Bởi vì Tàu phù và bọn theo Tàu bây giờ rất gian ngoan và xảo quyệt. Chúng thường xuyên kích cho anh em chống Tàu nóng máu mà "phun châu nhả ngọc" - dẫn đến việc chúng có cớ báo Mod khóa nick chúng ta. Vì vậy, tôi tổng kết lại 1 số biện pháp để ko rơi vào bẫy bọn chúng mà vẫn phang chúng thả ga được.

    1) Khi anh em đã rất nóng máu và khó kiềm chế được việc phải chửi vài câu vào mặt Tàu gian cho sướng miệng. Anh em cứ chửi nhưng phải:

    - Viết tắt các từ chửi nhạy cảm, hoặc biến đổi nó đi nhưng đảm bảo người đọc phải dễ dàng "luận" ra được từ gốc. VD: *** = Đập Con Muỗi =))

    - Một số từ chửi nhẹ hơn nhưng vẫn bị chúng vin vào lý do "xúc phạm cá nhân" để tố cáo, vậy khi chửi anh em đừng trích dẫn lại post trước của giặc, chỉ cần post đọan chửi ở ngay dưới post của đối phương (ko kèm trích dẫn post giặc lại nhé) là ai cũng hiểu rồi mà ko thể nói là ta nhắm vào hắn - dù "đúng, ông mày đang làm thế đấy" =)). Riêng với từ "ngu" thì trước đây tham khảo Mod và được cho biết là "có quyền sử dụng" .

    - Nếu muốn trích dẫn đoạn post của địch để làm rõ ý và đối tượng đang tranh luận, chúng ta tách đoạn đả kích của chúng ta thành 1 đoạn riêng (bằng cách xuống dòng, cách ra 1 hàng, dùng ký hiệu phân cách ...v...v...), và đả kích vào nhóm đối tượng mà chúng ta cho rằng đối phương đang thuộc nhóm đó. (VD: Tổ ch.a bọn Tàu gian và bọn bợ đít Tàu....). Thằng nào thuộc cái nhóm bị ta nhắc tới đó tự nhiên nó sẽ nhột. (Ban nãy tớ đang mắng chung chung dưới post Hoang_Viet mà thằng Mr_DRAGON tự nhiên nhảy ra chửi đổng là biết á, cùng nhóm mà =)) ).

    2) Phải học cách kiềm chế:

    - Bất kể ta nóng đến cỡ nào cũng phải khống chế cho từ ngữ, bài post đăng lên ko vượt quá các quy tắc ở phần 1. Điều đó đảm bảo an toàn cho ta mà vẫn đạt mục đích cần thiết. Ngoài ra phải khống chế số bài post dành cho việc cãi nhau ko vượt qua 5 bài liên tục - tránh làm loãng chủ đề chống Tàu thành chủ đề cãi lộn.

    - Tránh công kích nhiều vào nick cùng nhóm chống Tàu, bởi vì điều này làm suy yếu chính chúng ta và tạo cơ hội cho bọn Tàu gian lợi dụng. Nếu có bức xúc quá - đổi qua nhắn tin riêng hoặc spam qua nick YH đi là xong.

    3) Vận dụng kiến thức và khả năng lý luận:

    - Bác Hồ có dạy "Dân ta phải thuộc sử ta". Lỡ quên sử lập tức đổi qua "Nếu mà ko thuộc thì tra Google" . Vì vậy các sự kiện do đối phương đơm đặt hoặc đưa ra phản bác, nếu ta ko chắc ta dùng internet search ngay từ các forum và website chuyên về lĩnh vực đó (lịch sử, quân sự, chính trị ...). Phải đảm bảo khi ta nói ra là có thể trích dẫn ào ào làm chứng, khiến đối phương nghẹn họng mà chết mợ nó đi vì uất.

    - Nhiều anh em trên đây đã học qua 1 số phương pháp lý luận (bất kể của CS hay TB). Điểm chung của khả năng lý luận là tư duy logic. Do đó khi tranh luận phải nhớ trước đây mình từng nói gì, đầu post mình đã viết gì, quan điểm tiếp theo mình sẽ nói là gì ... Nói chung là viết ra phải khiến thiên hạ cảm thấy ý kiến mình thống nhất trước sau như một, và đủ chặt chẽ để kẻ địch ko có cơ hội lật lọng, bới móc ngang xương.

    - Đối với 1 số thành phần dở hơi biết bơi nên không thích tranh luận trực tiếp, mà thích đi lòng vòng nói vớ nói vẩn mỗi khi bí, nhằm thay đổi chủ đề và lờ đi cái xấu kém, ta phải tranh thủ tấn công vào điểm yếu đấy, Cái gì nó yếu ta cứ moi, cứ nhắc, cứ trích dẫn lại, cho đến khi dù nó "cái gì cũng biết chỉ mỗi nhục là không biết" thì cũng phải học cách "nhục dần đi là vừa". Nếu đối phương đã bị suy yếu về tâm lý thì trong các tranh luận khác với ta càng dễ mắc sai lầm, và càng tạo thêm nhiều kẽ hở cho ta khai thác.


    Đây tạm thời là 1 số cách tôi áp dụng sau khi hân hạnh bị khóa 1 tháng vì bình luận 1 đoạn có liên quan đến chính trị trước đây. Kể từ đó tới nay nick tôi cứ bon bon mà sống. Những cách trên không vi phạm vào luật của F319, và tất nhiên chỉ áp dụng trong topic chống Tàu (ra ngoài topic này thì phải cẩn thận). Cho nên anh em chống Tàu cứ vi vu sử dụng.
  9. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Quan hệ Mỹ Ấn càng nồng ấm càng có lợi cho Việt Nam


    Các chiến tuyến đang chuyển dịch tại châu Á. Quân đội Tây phương chuẩn bị hành trang rời Afghanistan. Sự tin cậy của Mỹ vào Pakistan suy giảm. Islamabad tiến lại gần Teheran và Bắc Kinh. Trong trung hạn, New Delhi quan ngại diễn biến tình hình tại Afghanistan và Biển Đông, yết hầu của thương thuyền Ấn Độ.
    Khu trục hạm INS Ranvir, loại CMD của Ấn Độ. Wikipédia



    Quan hệ Mỹ -Ấn từng bước được hâm nóng từ nhiệm kỳ đầu của cựu Tổng thống George Bush và nay hai bên đã trở thành đồng minh thân thiết. Thủ đô New Delhi là trạm dừng chân không thể thiếu của các phái đoàn nguyên thủ hay giới chức cao cấp Hoa Kỳ.
    Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton trong ba ngày kể từ chiều hôm qua 18/07/2011 diễn ra đúng vào lúc Ấn Độ và Pakistan mở lại hòa đàm và mặc dù vào thứ tư tuần xảy ra ba vụ khủng bố ở Mumbai làm chết 19 người .
    Giới phân tích không rõ là Hoa Kỳ đã đặt trọng lượng như thế nào nhưng đã thành công không để cho cuộc đối thoại giữa hai láng giềng có mối bất hòa sâu đậm bị tan vỡ.
    Trong tuần qua, Ấn Độ đã hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ, nhân danh « quân bình lực lượng trong khu vực », đã giảm viện trợ quân sự cho Pakistan. Tình hình địa lý chiến lược trong vùng Nam Á buộc Hoa Kỳ và Ấn phải cần nhau và hợp tác với nhau. Và điều này sắp được biểu hiện tại một điểm nóng khác là Biển Đông với hệ quả là mang lại lợi ích cho Việt Nam.
    Nhận định này đã được nhà phân tích Nga Sergey Balmasov trình bày trên báo mạng Sự Thật, Pravda, khi ngoại trưởng Mỹ đặt chân đến thủ đô Ấn Độ.

    Trong bài « Ấn Độ và Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc », Việt Nam được mô tả là từ nay không còn cô đơn trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.

    Nếu một mình thì dù cho có trang bị thêm 6 chiếc tàu ngầm mua của Nga, và bắt tay trợ chiến cùng với Philippines, thì cơ may quân lực hai nước đương cự lại Trung Quốc rất thấp.
    Nhưng « trong tương lai gần » hải quân Ấn Độ sẽ đưa nhiều khu trục hạm loại CMD trang bị tên lữa tự động tìm mục tiêu.
    Điều quan trọng hơn nữa là vào cuối tháng 6 vừa qua, từ New Delhi có tin là hải quân Ấn sẽ « bố trí thường trực » tại vùng biển mà Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa.
    Theo thuật ngữ ngoại giao của chính phủ Ấn thì hải quân Ấn tham gia bảo vệ an ninh cho con đường hàng hải huyết mạch. Với chiến lược này, Ấn Độ chận trước những toan tính bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Từ khi Trung Quốc thất bại trong việc mặc cả giá nhiên liệu với Nga thì khả năng Bắc Kinh tìm cách thống trị vùng Biển Đông rất cao.
    Không riêng gì Việt Nam, Philippines mà cả Indonesia và Malaysia đều lo sợ viễn cảnh Trung Quốc dùng Trường Sa làm bàn đạp tràn xuống phía nam. Qua sự kiện chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988 , ý đồ của Bắc Kinh đã lộ rõ.
    Đối với Ấn thì còn một lý do thứ hai làm New Delhi phải tăng cường hiện diện tại Biển Đông : Gần đây, Islamabad đã cho phép Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của Pakistan trong Ấn Độ Dương. Về chiến lược, Ấn Độ bị nằm giữa hai gọng kềm nếu không bố trí ngõ ra.
    Trong thế hỗ tương,Việt Nam cho phép chiến thuyền Ấn Độ vào bến cảng của mình, đổi lại Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh hải quân.
    Tuy nhiên một liên minh chống Trung Quốc không thể xảy ra nếu không có sự sấp xếp sau hậu trường… của Hoa Kỳ.
    Nhà báo Nga nhắc lại là từ tháng 12 năm 2007, nhiều viên chức có thẩm quyền của Mỹ trong đó có Giám đốc CIA thường xuyên đến Việt Nam.
    Những động thái hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã buộc Hoa Kỳ phải tăng cường hiện diện trong khu vực. Nếu không, quyền lợi địa lý chiến lược của Washington sẽ bị thiệt hại nặng trước thế công của Bắc Kinh.
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Trước đây tôi thấy nhiều người nói từ "ngu" phải nói giãn ra thành "ngờ u". Cho nên hỏi luôn cho chắc. Được xài thì xài trực tiếp, khỏi tắt chi cho mệt. Có 1 số từ khác hiện vẫn bị cấm vì mức độ tấn công cao hơn. Nhưng nhiều khi mình bức xúc, muốn xài nó mà ko muốn phạm luật thì vẫn phải biến đổi nó cho đỡ rắc rối.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này