Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3105 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98307 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. vingem

    vingem Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đối với dân thì hai loại chủ nghĩa kia hoàn toàn khác nhau, bác đừng vác cái chủ nghĩa méo mó trong đầu bác ra để so sánh

    Chả trách nhiều người yêu nước kiểu một chiều
  2. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Thôi đi, đừng xạo nữa. Với dân nào 2 chủ nghĩa đó khác nhau??? Chỉ có dân quan tâm tới chính trị mới phân định này kia.
    Nếu là dân thường thì cái họ quan tâm cơ bản nhất là gì??? Là cái ăn, cái mặc thôi.
    Tôi thách bác ra ra ngoài chợ hỏi mà mấy bà bán rau biết cái CNXH với CNTB nó khác nhau cái gì đấy. Ngược lại, bác cho họ đủ cơm ăn, áo mặc. Rồi bác nói với họ đây là nhờ theo chủ nghĩa XYZ nên chúng ta mới có được. Họ sẽ ủng hộ cái chủ nghĩa XYZ đó ngay tắp lự. XH cũng được, mà TB cũng được, thậm chí Hồi Giáo cũng ok tuốt (nếu như được như dân Brunei chẳng hạn).

    Méo mó??? Tôi nghĩ rằng bác đã hiểu sai về bản chất nhu cầu của dân nên mới cho rằng dân thường cũng rảnh rỗi đi so bì chủ nghĩa này nọ như thế.
  3. hunglonely20

    hunglonely20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2009
    Đã được thích:
    1
    Tốt nhất là khi có biến xảy ra thì dân chúng ta ngồi nhà hoặc vượt biên đi chơi, để cho mấy thằng hàng ngũ D nó ra chiến trường. Ko biết lúc đó thằng áo vàng và mấy thằng ******* kia nó có xung phong đi đầu ko nhỉ. Bọn nó định cho mình vào D nhưng tình hình thối nát thế này ít uồi thèm vào D nữa.
  4. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0

    Lại cái thằng Tàu ô này =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  5. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    Mấy bố có nghĩ ,có làm được như vầy ko mà sao cãi nhau hăng thế
    [​IMG]
  6. hailuadb

    hailuadb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    0
    chứng khoán ngày nào cũng giảm, kiệt sức mịa hết rồi.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chu kỳ căng thẳng mới trên Biển Đông

    Tác giả: Trần Trường Thủy
    Bài đã được xuất bản.: 20/07/2011 05:00 GMT+7



    Một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu mang tên "Cái bóng của Mỹ trên biển Đông", viết rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình bằng các biện pháp quân sự". Nếu quan điểm này được Bắc Kinh chính thức thông qua, nó rõ ràng đi ngược lại với tinh thần và nội dung của DOC. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức phủ nhận quan điểm coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình.

    >> Kỳ 1: Thực thi tuyên bố DOC: Trung Quốc trở lại chủ nghĩa song phương
    >> Kỳ 2: Những diễn biến mới trên Biển Đông
    "Lợi ích quốc gia cốt lõi" của Trung Quốc
    Diễn biến lớn nhất trên biển Đông là tháng 3/2010, các quan chức cấp cao Trung Quốc nói với các khách mời cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc đã xếp biển Đông vào loại "lợi ích quốc gia cốt lõi" tức là các yêu sách lãnh thổ không thể đàm phán - ngang với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có thể được hiểu là chính quyền Trung Quốc phải bảo vệ các lợi ích quốc gia mới này trên biển Đông bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực.
    Một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu mang tên "Cái bóng của Mỹ trên biển Đông", viết rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình bằng các biện pháp quân sự". Nếu quan điểm này được Bắc Kinh chính thức thông qua, nó rõ ràng đi ngược lại với tinh thần và nội dung của DOC. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức phủ nhận quan điểm coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình.
    Một số nhân tố giúp giải thích tại sao Trung Quốc trở lại cách tiếp cận xác quyết trên biển Đông trong những năm gần đây. Đầu tiên, trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã gia tăng sức mạnh của mình, cả về kinh tế và quân sự, tới mức khiến họ có thể tự tin và xác quyết trong các hành xử với bên ngoài, đặc biệt trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Thứ hai, ổn định quan hệ Đại lục - Đài Loan đã làm chệch hướng các ưu tiên, khả năng và nguồn lực của Trung Quốc cho các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
    Thứ ba, chủ nghĩa dân tộc lớn dần và vai trò cũng như hoạt động ngày càng gia tăng của PLA và cuộc cạnh tranh của các nhóm lợi ích (các cơ quan hành pháp, các tập đoàn năng lượng) đã làm phức tạp thêm tiến trình hoạch định và thực thi chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Thứ tư, các hành động của các bên đòi chủ quyền khác buộc Trung Quốc phải phản ứng dữ dội. Thứ năm, thiếu cơ chế hiệu quả trong xử lý tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là trong việc điều chỉnh cách ứng xử của các bên, trong đó có Trung Quốc.
    ASEAN lo ngại, Mỹ can thiệp, Trung Quốc hạ giọng
    Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông trong những năm qua khiến các nước ASEAN lo ngại và tạo cơ hội cho Mỹ "trở lại" châu Á. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 ở Hà Nội tháng 7/2010, các bộ trưởng "đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông", "khẳng định tầm quan trọng của DOC", "nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Tuyên bố này", và "hướng tới hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC)".
    Các bộ trưởng ASEAN cũng giao nhiệm vụ cho Các quan chức cấp cao ASEAN phối hợp chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc nhằm triệu tập lại hội nghị SOM ASEAN - Trung Quốc về thực thi DOC trong thời gian sớm nhất. Đáp lại, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhất trí thực thi DOC, nhưng tuyên bố rằng hội nghị SOM Trung Quốc - ASEAN về DOC sẽ được tổ chức vào "một thời điểm thích hợp".
    Tại Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF) lần thứ 17 ngày 23/7/2010, 13 ngoại trưởng (trong đó có 5 người đến từ các quốc gia ASEAN) đã nêu ra vấn đề biển Đông và ủng hộ DOC giữa ASEAN - Trung Quốc. Lần đầu tiên ở cấp này trong một cuộc họp chính thức, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã đọc một tuyên bố dài về quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề biển Đông. Bà nói rằng Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông. Bà Clinton cho biết Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao phối hợp, ủng hộ DOC ASEAN - Trung Quốc 2002, khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về một COC, và "sẵn sàng tạo điều kiện" cho các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC.
    Đáp lại, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh khả năng DOC tăng cường niềm tin lẫn nhau và tạo các điều kiện thuận lợi và môi trường tốt để đạt giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp. Nhưng ông cũng nhấn mạnh không nên quốc tế hóa các vấn đề biển Đông, không nên coi DOC như giữa một bên là Trung Quốc với bên kia là toàn thể ASEAN, và các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở song phương, không phải đa phương. Ông cũng chỉ ra rằng đã có các cuộc tham vấn JWG về DOC, và "khi điều kiện cho phép" một SOM có thể được tổ chức. Một tài liệu được công bố ngay sau hội nghị ARF-17 trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nhận xét của bà Clinton trên thực tế "là một sự công kích Trung Quốc".
    [​IMG]Ảnh minh họa: THXTương tự như tình huống trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán COC/DOC nói trên, sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông và tăng cường hợp tác với các nước ASEAN có thể làm ảnh hưởng tới các tính toán của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc tập trung tránh để vấn đề biển Đông bị đa phương hóa và quốc tế hóa, đặc biệt tránh sự can thiệp của Mỹ. Tháng 7/2010, đáp lại nhận xét của bà Clinton tại ARF-17 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo rằng đa phương hóa hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ "chỉ làm vấn đề tệ hơn và khó tiến tới giải pháp". Tháng 9/2010, Trung Quốc cũng đã cố tránh để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ thảo luận về các vấn đề biển Đông khi tuyên bố phản đối các đề xuất của Mỹ về biển Đông.
    Tuyên bố của bà Clinton và sự đáp trả của một số nước khác đã làm dấy lên một cuộc tranh luận bên trong Trung Quốc về việc liệu có khôn ngoan hay không khi đòi coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Trong một bài báo trên tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 27/8/2010, một số chiến lược gia và học giả Trung Quốc cho rằng việc đưa biển Đông vào hàng các lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc "không phải là một hành động khôn khéo", ít nhất vào thời điểm hiện nay. Họ cho rằng yêu sách này sẽ "khiến Mỹ lo lắng và tức giận" và có thể "gây ra sự tức giận ở các nước láng giềng với Trung Quốc". Đòi hỏi này có thể "tạo điều kiện cho Mỹ đưa tàu sân bay tới gần Trung Quốc và coi vấn đề khu vực (biển Đông) là một vấn đề quốc tế để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ và sự hiện diện về kinh tế và quân sự của họ tại Đông Á". Một số người thậm chí còn thừa nhận rằng "yêu sách này không phù hợp với thông lệ quốc tế".
    Ngày 27/7/2010, Thời báo Hoàn cầu viết: "việc công khai tuyên bố ý định của Trung Quốc (trên biển Đông) và làm các nước khác lo ngại là một thách thức đối với Trung Quốc trong tương lai. Là quốc gia lớn nhất trong khu vực, Trung Quốc có trách nhiệm giảm bất đồng và xây dựng một sự đồng thuận". Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 3/10/2010 cũng cho rằng "Trung Quốc cần cân nhắc lùi lại một chút" trong vấn đề lãnh thổ (ở biển Hoa Đông và biển Đông) nếu muốn duy trì sự phát triển mạnh ở Đông Á mà không cho phép Mỹ can thiệp vào công việc của khu vực. "Điều Trung Quốc cần làm không đơn giản là cứng rắn hơn, mà nên nỗ lực tìm một giải pháp thực tế để chấm dứt các tranh chấp". Nếu điều này khó hoàn thành, Trung Quốc ít nhất nên cố gắng tránh tạo ra một tình huống nuôi dưỡng các lợi ích của Mỹ hơn các lợi ích của châu Á." Bài báo viết Trung Quốc phải ý thức được thực tế là các đảo tranh chấp "không thể lấy lại được trong một thời gian ngắn".
    Nói đến các nỗ lực ngày càng tăng nhằm duy trì hòa bình trong khu vực, trong một cuộc họp báo tại Manila cuối tháng 9/2010, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu cho biết Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã khởi động các cuộc thảo luận cấp chuyên viên nhằm "soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử". "Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với các bên khác liên quan đến tài liệu này" và hiện "hoan nghênh mọi mô hình và sáng kiến khác nhau nhằm duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực".
    Tại diễn đàn Bộ trưởng Quốc phòng châu Á (ADMM+) ở Hà Nội tháng 10/2010, dù vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng các đại diện của 7 quốc gia đã nêu vấn đề làm thế nào đảm bảo an ninh hàng hải cho tất cả các nước xung quanh biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates đã nhắc lại các bình luận của bà Clinton tại ARF hồi tháng Bảy, rằng các yêu sách ngược nhau trên biển Đông nên được "giải quyết hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua các tiến trình ngoại giao phối hợp, và phù hợp với luật pháp quốc tế". Ông nói: "Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải; tự do phát triển kinh tế và thương mại; và tôn trọng luật pháp quốc tế".
    Khác với phản ứng của ông Dương Khiết Trì tại ARF-17, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã kêu gọi "tin tưởng lẫn nhau" trong toàn khu vực. Ông nói các nước láng giềng không nên lo ngại về quân đội Trung Quốc. "Trung Quốc theo đuổi một chính sách quốc phòng mang bản chất phòng thủ. Sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc không nhằm thách thức hay đe dọa ai, mà để dảm bảo an ninh và thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế". Ông cũng đã không nhắc tới biển Đông như một khu vực thuộc "lợi ích cốt lõi".
    Theo Kế hoạch hành động để thực thi Tuyên bố chung về đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN vì Hòa bình và Thịnh vượng (2011-2015), công bố sau hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN tháng 11/2010 tại Hà Nội, Trung Quốc đã cam kết phối hợp với ASEAN "thúc đẩy thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC tại biển Đông" và "hướng tới ký kết... một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông".
    Ngày 4/11/2010, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chánh Dược nói Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một khái niệm an ninh mới, theo đó Trung Quốc vẫn cam kết đóng "một vai trò xây dựng" trong xử lý các vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, bao gồm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền trên biển thông qua các cuộc đàm phán thân thiện với các nước láng giềng.
    Việc Trung Quốc hạ giọng trên mặt trận ngoại giao dường như phù hợp một phần với các hoạt động của họ trên biển thời gian gần đây. Ngay trước ADMM+ tại Hà Nội tháng 10, sau một loạt các phản đối ngoại giao của phía Việt Nam, Trung Quốc đã thông báo với Việt Nam rằng sẽ thả vô điều kiện thuyền trưởng và 9 thuyền viên bị bắt giữ gần quần đảo Hoàng Sa hơn một tháng trước đó. Ngày 17/8, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng Lầu Năm Góc không thấy có bất cứ sự hăm dọa nào "gần đây" của các công ty dầu khí Trung Quốc hoạt động tại biển Đông.
    Chu kỳ căng thẳng mới?
    Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu Trung Quốc hạ giọng trong những tháng gần đây sau ARF-17 có phản ánh sự thay đổi chính sách hay chỉ là các chiến lược đối phó với vấn đề biển Đông. Diễn biến gần đây nhất đã xảy ra ngày 2/11/2010, khi Hải quân Trung Quốc tập trận trong khu vực đang tranh chấp biển Đông với sự tham gia của 1.800 binh lính và hơn 100 tàu nổi, tàu ngầm và máy bay có sử dụng đạn thật. Li Jie, một chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, phủ nhận rằng đây không phải là dấu hiệu đặc biệt. Ông nói: "Một số quốc gia khác đã vào biển Đông những năm gần đây để tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước láng giềng của chúng tôi, vì vậy đây là lúc chúng tôi phản đối sự can thiệp này".
    Chính sách chưa từng thấy trên của Trung Quốc đối với biển Đông cũng một phần phản ánh trên bàn thương lượng về thực thi DOC. Tại các cuộc họp lần thứ 5 của JWG ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh (Trung Quốc) tháng 12/2010, Trung Quốc chỉ rút lui quan điểm song phương với việc đề nghị bỏ điều 2 trong bản Hướng dẫn và coi bản Hướng dẫn này là chỉ dẫn các nguyên tắc thực thi chỉ đối với "các hoạt động hợp tác chung đã nhất trí có nêu trong DOC", chứ không thực thi với toàn bộ Tuyên bố. Trung Quốc từ chối tổ chức SOM Trung Quốc - ASEAN về thực thi DOC, lập luận rằng SOM này không thể diễn ra trước khi JWG đạt đồng thuận về bản Hướng dẫn.
    Các sự cố gần đây nhất cho thấy cách tiếp cận liên tục xác quyết của Trung Quốc trong các tranh chấp ở biển Đông. Ngày 2/3/2011, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy rối tàu thăm dò địa chất của công ty Energy Forum đang thực hiện hợp đồng với Chính phủ Philippines khai thác mỏ dầu nằm bên trong Bãi Cỏ rong, cách Palawan 80 hải lý về phía Tây. Chính quyền của ông Aquino đã phản đối ít nhất 6 sự cố, trong đó có sự cố Bãi Cỏ rong, cáo buộc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển nằm trong EEZ rộng 200 hải lý của Philippines.
    Các sự cố nghiêm trọng khác liên quan đến báo cáo của quân đội Philippines tháng 6/2011, rằng một tàu hải giám của Trung Quốc và nhiều tàu hải quân đã thả vật liệu xây dựng và cột trụ ở gần Iroquois Reef và Amy Douglas Bank - một quả đồi dưới mực nước biển không có người sống mà Philppines đòi chủ quyền, nằm cách tỉnh Palawan 230 km về phía Tây Nam. Nếu báo cáo này là đúng, rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC: điều 5 của văn bản này quy định "Các bên kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình hay làm leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó có việc không đưa người đến sinh sống tại các đảo, bãi đá, bãi cát ngầm, đảo thấp nhỏ và các hình thái địa chất khác vốn không có người sinh sống, và giải quyết các bất đồng một cách mang tính xây dựng".
    Ngày 26/5/2011, một sự cố khác, lần này là giữa Trung Quốc với Việt Nam, diễn ra trong một khu vực chỉ cách bờ biển miền Trung của Việt Nam 80 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ba tàu tuần tra Trung Quốc đã gây rối tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam trên biển Đông, phá hoại thiết bị, và cảnh báo tàu này vi phạm lãnh hải Trung Quốc.
    Sự cố tương tự xảy ra ngày 9/6/2011, khi một tàu cá Trung Quốc, với sự hỗ trợ của các tàu tuần tra đánh cá Trung Quốc, đã cắt cáp thăm dò của tàu Viking II của Việt Nam khi đang tiến hành thăm dò địa chất tại khu 136-03, nằm trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới hơn 622 hải lý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Các hành động này cho thấy Trung Quốc muốn biến các khu vực không có tranh chấp thành các khu vực tranh chấp". Sự cố tàu Viking II diễn ra chỉ 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đảm bảo với các nước láng giềng tại Đối thoại Sangri-la rằng Trung Quốc không đe dọa các nước khác.
    Kết luận
    Là nước mạnh nhất, Trung Quốc tạo không khí cho tranh chấp trên biển Đông. Chính vì Bắc Kinh đã có một quan điểm bớt cứng rắn hơn trong các tranh chấp trên biển Đông, nên DOC giữa Trung Quốc và ASEAN đã được ký kết năm 2002. Một chính sách tương đối "mềm hơn" của Trung Quốc về biển Đông có thể xuất phát từ một số yếu tố như: i) sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN; ii) gia tăng cam kết của các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong vấn đề biển Đông; và iii) Trung Quốc cần tạo một hình ảnh tốt và thúc đẩy quan hệ với các nước khác trong khu vực.
    Từ năm 2007, vì Bắc Kinh thay đổi chính sách về vấn đề biển Đông theo hướng xác quyết hơn, nên tình hình đã căng thẳng trở lại, tạo cơ hội cho Mỹ can thiệp vào các vấn đề này và củng cố vai trò của họ trong khu vực. Những tháng cuối năm 2010, Bắc Kinh đã giảm tông trong các vấn đề này nhằm trấn an các nước láng giềng và lấy lại một phần hình ảnh của mình trong khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ giọng trong thời gian qua chỉ phản ánh các chiến thuật trong xử lý vấn đề biển Đông. Trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm xác quyết trong ứng xử với các nước nhỏ hơn cũng đòi chủ quyền trong tranh chấp trên biển Đông.
    Để thúc đẩy an ninh và hợp tác trong khu vực, Trung Quốc và ASEAN nên thực thi đầy đủ DOC và Bắc Kinh nên chấp nhận một COC khu vực mang tính ràng buộc pháp lý, đảm bảo các nước nhỏ hơn không bị đe dọa và để họ tin tưởng hơn trong việc thúc đẩy hợp tác trên biển Đông./.
    • Châu Giang dịch từ CSIS
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bá quyền với bản sắc Trung Quốc

    Tác giả: Aaron L. Friedberg
    Bài đã được xuất bản.: 17/07/2011 05:00 GMT+7

    • Bá quyền với bản sắc Trung QuốcHoa Kỳ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc bị dính vào nhau trong một cuộc tranh chấp thầm lặng nhưng ngày càng mạnh mẽ nhằm giành quyền lực và ảnh hưởng, không chỉ ở châu Á mà còn khắp thế giới. Mặc dù những gì mà nhiều nhà bình luận nghiêm chỉnh và đầy thiện chí có vẻ tin, sự kình địch đang chớm nở giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là hậu quả của những ngộ nhận hay chính sách sai lầm, đàng sau chúng là những lực phát xuất từ cấu trúc đang chuyển biến của hệ thống quốc tế và từ chính sự khác biệt của thể chế chính trị ở hai nước này.
    Trong suốt lịch sử, quan hệ giữa các nước đang chế ngự và các nước đang vươn lên không bao giờ là dễ dàng - và thường là dữ dội. Những nước hiện là cường quốc thì có khuynh hướng xem mình là cảnh vệ một trật tự quốc tế mà họ đã có công sáng lập và nhờ nó mà họ đang tiếp tục hưởng lợi. Mặt khác, những cường quốc đang vươn lên thì cảm thấy bị kiềm hãm, thậm chí bị lừa bịp, bởi tình trạng hiện hữu; họ đấu tranh chống lại tình trạng ấy để giành lấy cái mà họ cho rằng đúng ra là của họ. Thực vậy, câu chuyện này, với những ngụ ý kiểu Shakespeare về trẻ và già, vững mạnh và suy tàn, là thứ chuyện cỗ xưa nhất trong lịch sử còn ghi lại của loài người. Ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên nhà sử học vĩ đại người Hy Lạp Thucydides bắt đầu nghiên cứu về cuộc chiến tranh Peloponnesia với nhận xét tưởng chừng như đơn giản rằng nguyên nhân sâu xa nhất, thực nhất, của chiến tranh này là "sự lớn lên của sức mạnh Athena và sự sợ hãi mà nó gây cho Sparta."
    Sự thật rằng quan hệ Mỹ-Trung là quan hệ cạnh tranh thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Song hai nước này không phải là hai cường quốc bất kỳ: Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ là nước giàu nhất và mạnh nhất thế giới; Trung Quốc, khác thế, là quốc gia mà khả năng là tăng lên nhanh nhất. Mỹ vẫn còn là "số một," nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng thu ngắn khoảng cách giữa họ và Mỹ. Hậu quả của sự cạnh tranh này không thể là hệ trọng hơn, và đặc biệt là đầy tiềm năng đưa đến xung đột.
    Ít nhất là dưới mắt các cường quốc hiện chế ngự, các nước đang lên có xu hướng là những kẻ gây rối. Khi khả năng của một nước gia tăng thì, nói chung, các lãnh đạo của nước ấy xác định lợi ích của họ một cách rộng rãi hơn, và muốn có ảnh hưởng nhiều hơn đối với những gì xảy ra xung quanh họ. Điều này có nghĩa là, thông thường, những nước đang lên không chỉ mưu đồ bảo vệ biên giới của họ mà còn muốn vượt ra ngoài biên giới ấy, có những biện pháp cần thiết để đảm bảo tiếp cận các thị trường, vật liệu và các đường giao thông, để bảo vệ công dân của họ đang làm việc xa nhà, bảo vệ các bạn bè và đồng minh nước ngoài của họ; để truyền bá các tôn giáo và ý thức hệ của họ; và để có những gì mà họ xem là quyền lợi chính đáng của họ trong những vấn đề khu vực và ở cả thế giới.
    Khi các nước đang trổi lên bắt đầu mạnh dạn lên tiếng, họ thường cảm thấy phải thách thức các đường biên giới cố hữu, các thiết chế quốc tế và hệ thống tôn ti trật tự uy tín đã được sắp xếp khi họ còn tương đối yếu. Tương tự Nhật Bản cuối thế kỷ mười chín, hay Đức ở bước ngoặt sang thế kỷ hai mươi, các cường quốc mới nổi muốn tìm chỗ đứng dưới mặt trời. Tất nhiên điều này đặt họ đối đầu với các cường quốc hiện ngự trị - cái gọi là các nước status quo (đang có) - vốn là những nhà kiến trúc, những kẻ thừa hưởng chủ yếu, và những người bảo vệ chính của bất kỳ hệ thống quốc tế hiện hữu nào.
    Những cọ sát phát sinh từ đó giữa các lợi ích của hai bên rất ít khi được giải quyết một cách hòa bình. Nhận thấy mối đe dọa đang lớn lên đối với vị thế của họ, các cường quốc hiện có ưu thế (hay một liên minh của các nước có địa vị ấy theo thực tế - status quo) đôi khi tấn công và hủy diệt một đối thủ trước khi đối thủ này có thể lớn lên và đủ mạnh để thành một nguy cơ. Vài cường quốc khác - mong tránh chiến tranh - đã theo một chính sách ngược lại: cố gắng xoa dịu những nước có khả năng thách thức mình, họ tìm cách thỏa mãn những đòi hỏi và tham vọng của nuớc ấy và tìm cách đưa các nước ấy vào trật tự quốc tế hiện hữu một cách hòa bình.
    [​IMG]Ảnh minh họa: tinkinhte.comTuy nhiên, dù có chân thành đến mấy, những cố gắng này hầu như luôn luôn kết thúc trong thất bại. Đôi khi, lý do rõ ràng là vì những đòi hỏi của quốc gia đang lên. Như nước Đức của Adolf Hitler, một kẻ xâm lược có thể có những tham vọng quá lớn, đến mức các nước trong trật tự hiện hữu (status quo) không thể đáp ứng mà không thực tế trở thành kẻ phục tùng hay đưa dân tộc họ vào chỗ tự sát. Ngay khi những đòi hỏi của các nước đang lên là không quá lớn, các nước đang có ưu thế cũng thường rất khó chấp nhận nhượng bộ, do đó làm bừng thêm ngọn lửa oán giận và thất vọng của nước đang lên, hoặc quá hăm hở nhượng bộ, thì lại bồi dưỡng tham vọng của các nước này, khiến các đòi hỏi leo thang theo đường trôn ốc. Các chính sách nhượng bộ để xoa dịu mà thắng lợi có thể hiểu được về mặt lý thuyết, nhưng việc thực hiện chúng trong thực tế là rất khó khăn. Đó là lý do tại sao những thời kỳ chuyển tiếp ̶ khi một cường quốc đang lên bắt đầu vượt các nước trước kia là vượt trội ̶ đã luôn luôn được đánh dấu bằng chiến tranh.
    ♦​
    Dù họ cẩn thận không nói thẳng, các nhà cầm quyền hiện nay của Trung Quốc có vẻ đang cố xây dựng quốc gia họ như cường quốc nổi trội ở Đông Á, và có lẽ cả châu Á nói chung. Mục đích là làm cho Trung Quốc thành nước mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất trong vùng, một nước có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công và các mối đe dọa; giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo sở thích của Trung Quốc; ép buộc hoặc thuyết phục các nước khác chấp nhận những ý muốn của Trung Quốc trên những vấn đề từ thương mại và đầu tư đến liên minh và thỏa thuận căn cứ cho nước thứ ba, sự đối xử với Hoa kiều; và, ít nhất trong vài trường hợp, gây ảnh hưởng đến bản chất và thành phần chính phủ của các nước láng giềng. Bắc Kinh có thể không tìm cách chinh phục hay trực tiếp kiểm soát về mặt vật chất những nước xung quanh Trung Quốc, nhưng, chắc chắn là họ muốn thực hiện một dạng bá quyền khu vực, dù họ luôn luôn phủ nhận điều này.
    Trung Quốc không là quốc gia duy nhất có những tham vọng như vậy. Xuyên suốt lịch sữ, bao giờ cũng có một tương quan chặt chẽ giữa một bên là sự tăng trưởng của cải nhanh chóng và sức mạnh tiềm năng của một nước, vùng địa lý của những quyền lợi của nước ấy, cường độ và sự đa dạng của những đe dọa đã biết đối với những lợi ích, và bên kia là mong muốn tăng cường các khả năng quân sự và dùng ảnh hưởng lớn hơn để bảo vệ chúng. Chính sự tăng trưởng có xu hướng khuyến khích bành trướng, mà bành trường thì sẽ dẫn đến mất an ninh, và mất an ninh thì càng tăng thêm ước muốn có nhiều quyền lực hơn nữa. Mẫu hình này được thiết lập rất rõ trong thời trung cổ. Khi nhìn lại các thế kỷ mười chín và hai mươi, Samuel Huntington thấy rằng
    mọi cường quốc lớn khác, Anh và Pháp, Đức và Nhật, Mỹ và Liên xô, đã gắn liền với sự bành trướng, yêu sách ra bên ngoài, và chủ nghĩa đế quốc trùng khớp với hoặc tiếp ngay theo sau những năm công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
    Đối với Trung Quốc, Huntington kết luận "không có lý do gì để nghĩ rằng việc có được sức mạnh quân sự và kinh tế không có những tác động tương tưˮ lên các chính sách của nước này.
    Tất nhiên, cách hành xử trong quá khứ của các nước khác chỉ có tính gợi ý, khó là một chỉ dẫn chắc chắn đến tương lai. Chỉ vì các cường quốc khác đã cư xử cách nào đó không nhất thiết có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm như vậy. Có lẽ, trong một thế giới mà thị trường là toàn cầu và có vũ khí hạt nhân, những nỗi lo sợ và tham vọng thúc đẩy các cường quốc nổi lên trước đây không còn mạnh mẽ như xưa. Có lẽ các lãnh đạo Trung Quốc đã học được từ lịch sử rằng những cường quốc mới nổi thường khuấy lên những bất mãn và chống đối.
    Nhưng Trung Quốc không phải là một cường quốc mới nổi bất kỳ nào, và lịch sử của họ cho thêm một lý do để tin rằng họ sẽ tìm một hình thức ưu thắng nào đó trong khu vực. Trung Quốc là một dân tộc có một quá khứ lâu dài và tự hào như là một trung tâm chủ đạo của văn minh Đông Á. Gần đây hơn, quốc gia này cũng có một kinh nghiệm ít vẻ vang hơn về sự đô hộ và nhục nhã trong tay ngọai xâm. Như một số nhà sử học gần đây đã vạch rõ, Trung Quốc không chỉ "nổi lên" mà còn trở về cái địa vị vượt trội trong khu vực mà có thời nó đã giữ, điều mà các lãnh đạo và nhiều người trong nhân dân của họ vẫn nghĩ là đương nhiên và thích đáng. Cái mong muốn phục hồi hệ thống lấy Hán làm trung tâm có thể nhất quán với điều mà nhà báo Martin Jacques mô tả như
    một giả định phổ biến về phần người Trung Quốc, rằng địa vị tự nhiên của họ nằm ở trung tâm Đông Á, rằng nền văn minh của họ không ai trong khu vực sánh nổi, và rằng cái địa vị xứng đáng của họ mà lịch sử ban cho, sẽ được khôi phục vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
    Học giả bảo thủ Diêm Học Thông (Yan Xuetong) đặt vấn đề một cách ngắn gọn: Nhân dân Trung Quốc tự hào về quá khứ vinh quang của đất nước mình và tin rằng việc Trung Quốc rơi khỏi địa vị ưu việt là "một sai lầm lịch sử mà họ nên sửa chữa." Nếu có điều gì là đúng thì đó chính là cái "thế kỷ nhục nhã" mà Trung Quốc bạc nhược và dễ bị tổn thương càng làm cho việc theo đuổi quyền lực của họ thêm cấp bách. Với một dân tộc có một lịch sử như của Trung Quốc, việc giành lại một địa vị quyền lực vô địch không được xem một cách đơn giản là vấn đề tự hào mà đúng hơn như một điều kiện tiên quyết thiết yếu để tiếp tục tăng trưởng, an ninh và, rất có thể, sự sống còn.
    ♦​
    Những mẫu hình ngấm ngầm của chính trị quyền lực như thế đang đẩy Mỹ và Trung Quốc vào chỗ nghi kỵ và tranh đua, nếu không nhất thiết là đến xung đột công khai. Nhưng câu chuyện này không chỉ có thế. Không như khẳng định của một số người theo chủ nghĩa thực tế, các vấn đề tư tưởng hệ ít nhất cũng quan trọng như vấn đề quyền lực trong việc quyết định tiến trình của các quan hệ giữa các quốc gia. Sự kiện Mỹ là một nền dân chủ tự do trong khi Trung Quốc vẫn còn là một chế độ toàn trị là một sức đẩy thêm rất mạnh cho sự tranh đua, một chướng ngại cho những quan hệ ổn định và hợp tác, và tự nó là một nguồn gốc của thù địch và nghi ngờ lẫn nhau.
    Quan hệ giữa các xã hội dân chủ và không dân chủ luôn được thực hiện trong cái mà nhà chính trị học Michael Doyle mô tả là một "bầu không khí hiềm nghi", phần nào vì "nhận thức của các nước tự do rằng các nước không tự do luôn ở trong một tình trạng xâm lược gây hấn chống lại chính nhân dân của họ." Các nước dân chủ, nói ngắn gọn, xem các nước không dân chủ là ít chính đáng hơn bởi lẽ những nước sau này không có sự đồng ý mà dân chúng của họ được tự do tỏ bày. Đơn giản là, trong thâm tâm, phần lớn các công dân ở những nước dân chủ không tin rằng tất cả mọi quốc gia đều được tạo ra một cách bình đẳng, hoặc là mọi quốc gia đều đáng đuợc kính trọng như nhau, bất kể quốc gia ấy được cai trị như thế nào.
    Nhìn dưới ánh sáng này, những tranh cãi Mỹ - Trung Quốc về những vấn đề như kiểm duyệt và tự do tôn giáo không chỉ gây khó chịu ngoài mặt -- những khó chịu có thể hóa giải hoặc rũ bỏ. Trái lại, chúng là triệu chứng của những khó khăn sâu hơn. Đối với đa số người Mỹ, sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc không chỉ tự nó đã là sai trái, nó còn là dấu hiệu mạnh mẽ của bản chất tởm gớm về đạo đức của chế độ Bắc Kinh. Trong khi Mỹ có thể giao dịch với một chính phủ như vậy ít ra về một số vấn đề, khả năng có một quan hệ nồng ấm, tin cậy nhau, là xa vời, ấy là nói nhẹ nhất.
    Các xã hội dân chủ cũng có xu hướng xem các xã hội không dân chủ là, tự căn bản, không đáng tin và có khuynh hướng, một cách nguy hiểm, xâm lăng các nước khác. Vì những hành động của các nước không dân chủ được che phủ trong bí mật, những mưu toan, và toàn bộ thực lực quân sự của những nước này rất khó được nhận biết. Trong những năm gần đây, các quan chức Mỹ đã thúc ép đối tác Trung Quốc của họ phải minh bạch hơn về các chương trình quốc phòng, nhưng ít có hy vọng những yêu cầu này sẽ được đáp ứng theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa. Thậm chí, nếu Bắc Kinh bỗng nhiên công bố ồ ạt những thông tin và những con số, thì các nhà phân tích Mỹ cũng sẽ nhìn chúng với thái độ nghi ngờ sâu sắc, săm soi các dữ liệu ấy để tìm ra những dấu hiệu dối trá và đánh lạc hướng. Và họ làm thế là đúng; chính phủ Trung Quốc tập quyền và kiểm soát ngặt nghèo được đặt vào ưu thế tốt hơn nhiều để làm những âm mưu như vậy, so với đối tác Mỹ của nó, vốn phân quyền, công khai và hay để lộ bí mật.
    Khả năng bảo mật của các chính quyền không dân chủ cũng cho phép các quốc gia này dễ sử dụng vũ lực mà không báo trước. Từ năm 1949, các nhà cầm quyền Trung Quốc đã bộc lộ một thiên hướng đặc biệt về tấn công bất ngờ và đánh lừa. (Hãy nghĩ đến việc Bắc Kinh lao vào Chiến tranh Triều Tiên tháng Chạp năm 1950, hay cuộc tấn công Ấn Độ của họ vào tháng Mười 1962.) Khuynh hướng này có thể đã bắt rễ sâu trong văn hóa chiến lược Trung Quốc từ thời Tôn Tử, nhưng nó cũng hoàn toàn nhất quán với tính cách của chính sách đối nội hiện nay của nước này. Thật ra, hầu hết các nhà phân tích Mỹ quan ngại về bản chất chuyên chế của chính phủ Trung Quốc nhiều hơn là về văn hóa của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc là một xã hội dân chủ, có lẽ nền tảng văn hóa xã hội sâu xa của hành vi chiến lược và chính trị của nó có thể không khác nay là mấy, nhưng các nhà lập định kế hoạch của Mỹ có thể đỡ lo lắng hơn nhiều vì khả năng một nước Trung Quốc như thế có thể liều lĩnh thử một đòn tấn công như sét đánh trên các lực lượng và các căn cứ Mỹ ở tây Thái Bình Dương sẽ rất thấp hơn.
    Những nỗi lo xâm lược như thế còn gia tăng bởi nhận định rằng chính cái lo lắng về sự thiếu tính chính đáng trong nội bộ có thể khiến các nước không dân chủ sẽ lái sự thất vọng và bất bình của dân chúng sang các kẻ thù bên ngoài. Chẳng hạn một số nhà quan sát phương Tây lo ngại rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc suy sụp, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể đổ lỗi cho nước ngoài, thậm chí ngụy tạo khủng hoảng với Đài Loan, Nhật Bản hoặc Mỹ để huy động dân của họ và chuyển sự tức giận của dân chúng sang một hướng khác. Dù chủ đích của Bắc Kinh thật sự là sao đi nữa, những cuộc đối đầu như thế có thể dễ dàng leo thang khỏi tầm kiểm soát. Chẳng phải là lãnh đạo các nuớc dân chủ không bao giờ bị cám dỗ phiêu lưu quân sự ở nuớc ngòai. Tuy nhiên, vì hậu quả đối với họ là thấp hơn nhiều (bị bỏ phiếu bất tín nhiệm chứ không phải bị lật đổ và vào tù, hoặc xấu hơn nữa), ít có khả năng là họ sẽ mạo hiểm đến mức cực độ để bám giữ quyền lực của mình.
    Sự nghi kỵ giữa Washington và Bắc Kinh không phải một chiều - và với lý do dễ hiểu. Các nhà cầm quyền hiện nay của Trung Quốc không coi mình là lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới như trước đây, nhưng họ vẫn tin rằng họ đang dính vào một cuộc đấu tranh ý thức hệ, mặc dù trong cuộc đấu tranh ấy, cho đến gần đây họ đã hầu như hoàn toàn ở thế tự vệ. Trong khi họ xem những tuyên bố của Washington rằng Mỹ quan ngại về nhân quyền và các quyền tự do cá nhân là khá mỉa mai và có tính cơ hội, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nghi ngờ gì rằng Mỹ được thực tình thúc đẩy bởi hùng khí ý thức hệ. Nhìn từ Bắc Kinh, Washington là một cường quốc nguy hiểm, thánh chiến, phóng khóang, hầu như có tính đế quốc, một quốc gia không nghỉ yên chừng nào mà nó chưa thể áp đặt các quan điểm và lối sống của nó lên toàn hành tinh. Ai chưa nắm được nhu cầu này của Mỹ chỉ cần đọc những diễn văn của các quan chức Mỹ với những lời hứa hẹn mở rộng tầm ảnh hưởng của dân chủ và tẩy sạch thế giới khỏi bạo quyền.
    Thật ra, chính vì ý thức hệ mà Mỹ có khuynh huớng nghi ngờ và thù địch Trung Quốc nhiều hơn là chỉ vì các lý do chiến lược, ý thức hệ cũng có xu hướng làm tăng ở Washington ý muốn sẵn sàng trợ giúp các quốc gia dân chủ khác khi những quốc gia dân chủ này cảm thấy bị đe dọa bởi quyền lực Trung Quốc, ngay cả khi sự trợ giúp này không phải là những gì mà những tính toán chính trị thực dụng thuần túy về những lợi ích của nó có vẻ đòi hỏi. Chính vì lẽ đó, không thể giải thích được sự giúp đỡ kiên trì - thật ra là đang sâu đậm hơn - cho Đài Loan trong những năm 1990 nếu không tham chiếu sự kiện là hòn đảo này đã phát triển từ một thành trì chuyên chế của phe chống cộng thành một nền dân chủ tự do. Bỏ đi những liên hệ cuối cùng của Mỹ với Đài Loan sẽ gỡ bỏ nguồn gây xích mích chủ yếu với Trung Quốc và một nguyên nhân tiềm tàng của chiến tranh. Một động thái như thế thậm chí vẫn có thể hiểu được nếu Đài Loan vẫn còn hiện ra trong mắt nhiều người Mỹ -- như nó đã hiện ra trong những năm 1970 -- như một nền độc tài tham nhũng và trấn áp. Nhưng sự kiện là Đài Loan ngày nay được coi như nền dân chủ chân chính (nếu không hoàn thiện) sẽ khiến Washington rất khó có khi nào tự ý bỏ rơi nó.
    Sau khi nhìn thấy cách Mỹ đánh quỵ Liên Xô bằng sự kết hợp giữa đối đầu bên ngòai và lật đổ bên trong, từ cuối Chiến tranh Lạnh các nhà chiến lược Trung Quốc đã sợ rằng Washington có ý định làm như thế với họ. Niềm tin này làm méo mó nhận thức của Bắc Kinh hầu như về mọi khía cạnh của chính sách Mỹ đối với Trung Quốc, từ nhiệt tình giao hảo kinh tế đến những cố gắng cổ vũ sự phát triển hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Niềm tin ấy cũng định hướng sự đánh giá của lãnh đạo Trung Quốc về những hoạt động của Mỹ khắp châu Á, những họat động mà Bắc Kinh tin là nhằm bao vây Trung Quốc bằng những nước dân chủ ủng hộ Mỹ, và điều đó tiêm nhiễm vào các chính sách của Trung Quốc chống lại ảnh hưởng ấy.
    Với sự nổi lên của Trung Quốc trên vũ đài thế giới, nước này trở thành nguồn cảm hứng và hỗ trợ vật chất cho các nhà độc tài đang bị khó khăn ở Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latin, cũng như châu Á - những người cầm cự cuối cùng của các chế độ phản dân chủ, những người đã được cho là trên đường rơi vào đống rác của lịch sử sau khi Liên Xô sụp đổ. Người Mỹ có thể tin từ lâu rằng điều kiện cần của tăng trưởng là quyền tự do chọn lựa trong lãnh vực kinh tế (điều được giả định là sẽ tất yếu mở rộng tự do chính trị), nhưng, ít nhất là hiện tại, Trung Hoa lục địa đã pha trộn thành công một nền cai trị độc tài với kinh tế thị trường. Nếu nước này đi đến chỗ được coi như đưa ra một mô hình phát triển thay thế (cho mô hình của Mỹ -- Người dịch) thì sự tiếp tục tăng trưởng của Trung Quốc dưới sự cai trị chuyên chế có thể làm phức tạp và làm chậm lại những cố gắng từ lâu của Mỹ nhằm khuyến khích truyền bá các thiết chế chính trị tự do khắp thế giới.
    Nỗi lo sợ rằng Mỹ mưu toan thay đổi chế độ cũng có một vai trò ngày càng quan trọng trong việc họach định chính sách của Trung Quốc đối với các nước ở những vùng khác trên thế giới. Nếu Mỹ có thể làm áp lực và có lẽ hạ bệ các lãnh đạo hiện nay ở Venezuela, Zimbabwe và Iran, nó có thể trở nên táo bạo hơn trong cố gắng làm cái gì đó tương tự với Trung Quốc. Bằng cách giúp cho những chế độ này sống còn, Bắc Kinh có được bạn bè và đồng minh cho những cuộc đấu tương lai, làm yếu đi cái nhận thức rằng dân chủ đang trên đường tiến tới và làm chệch một số năng lực phi thường của Mỹ khỏi chính Trung Quốc. Những cố gắng của Washington làm cô lập, ép buộc và có thể làm xói mòn những nhà nước chuyên chế "hoang đàng" (như Iran và Bắc Triều Tiên) đã bị làm cho phức tạp nếu không nói là thất bại, bởi sự sốt sắng của Bắc Kinh gắn kết với chúng. Đồng thời, tất nhiên, những hành động của Trung Quốc cũng làm gia tăng mối lo ngại ở Washington về những động cơ và những dự định của nó, bằng cách đó đổ thêm dầu vào ngọn lửa tranh đua.
    ♦​
    Có thể là, trong vị trí địa chính trị của Bắc Kinh, bất kỳ một cường quốc nào đang trổi lên cũng muốn có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực kế cận với nước ấy. Cũng có thể là, với lịch sử của họ, và cho dù họ được cai trị như thế nào, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc tự khẳng định mình và việc được láng giềng thừa nhận là đứng đầu giữa những kẻ ngang hàng. Nhưng cuối cùng thì chính đặc điểm chính trị nội bộ Trung Quốc là yếu tố quyết định chính xác cách Trung Quốc định nghĩa những mục tiêu của họ đối với thế giới bên ngòai, và phương cách theo đuổi mục tiêu ấy của họ
    Như Ross Terrill của Trung tâm Fairbank Đại học Harvard nhận xét, khi chúng ta nói về các ý định hay chiến lược "của Trung Quốc", sự thật là chúng ta đang nói về các mục tiêu và kế hoạch của các lãnh đạo chóp bu hiện nay của nước này mà, như ông mô tả, là "chín ông kỷ sư làm thành Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc." (Ross Terrill, "What does China Want?" Wilson Quarterly. Mùa thu 2005). Tất cả những gì chúng ta biết về những người này cho thấy rằng họ được thúc đẩy trên hết bởi niềm tin của họ về sự cần thiết duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Theo một nghĩa nào đó, điều này hoàn toàn là vì lợi ích của chính họ.
    Những lãnh đạo hiện nay và gia đình họ được hưởng những đặc quyền và những cơ hội mà những người khác trong xã hội Trung Quốc không có được; những đặc quyền và cơ hội này xuất phát từ chính sự gần gủi của họ với cội nguồn của quyền lực chính trị. Sự kết thúc nhiều thập kỷ ngự trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có những hậu quả lập tức, đau đớn và có lẽ bi thảm đối với những người đang có địa vị chóp bu của hệ thống. Những ngôi sao đang lên hy vọng một ngày nào đó sẽ chiếm những vị trí này và ngay cả những quan chức nhỏ với những tham vọng khiêm tốn có lẽ cũng tính tóan như vậy. Sự hội tụ quyền lợi cá nhân và một cảm giác chung số phận đem đến cho nhà nước-đảng này một sự dính kết mà nó sẽ không có nếu tình thế là khác hơn. Các đảng viên biết rằng nếu họ không đoàn kết với nhau họ rất có thể gặp nguy hiểm riêng rẽ - và điều hiểu biết này thấm nhiễm cách suy nghĩ của họ đối với mọi vấn đề mà họ đương đầu.
    Nhưng động cơ để Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục nắm giữ quyền hành không chỉ có gốc rễ trong lợi ích bản thân. Giới lãnh đạo của Đảng thành thực tin rằng Đảng đã có những thành tựu vẻ vang trong quá khứ và ở sự cần thiết không thể thiếu được của Đảng trong tương lai. Dù gì thì chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giải cứu Trung Quốc khỏi ngọai xâm, đã đưa nước này ra khỏi một thế kỷ bị áp bức và nhục nhã, nâng Trung Quốc lên hàng những đại cường trên thế giới. Trong con mắt của những lãnh đạo của nước này, và một bộ phận nhân dân Trung Quốc, những thành tựu này tự bản thân chúng đã cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc thẩm quyền đạo đức duy nhất và chính đáng hóa sự cai trị của Đảng.
    Nhìn về tương lai, các quan chức Đảng tin rằng chỉ có họ là đang đứng giữa một bên là tiếp tục ổn định, thịnh vượng, tiến bộ và vươn lên tầm vĩ đại không thể chặn lại, và một bên là quay lại với hỗn loạn và bạc nhược. Như một phân tích của hồ sơ cá nhân bí mật bị rò rỉ của "thế hệ thứ tư" các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay (với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, và Giang Trạch Dân là ba thế hệ lãnh đạo đầu) của các nhà Trung Quốc học Andrew Nathan và Bruce Gilley cho thấy, về vấn đề này, không có dấu hiệu bất đồng hay nghi ngờ gì trong nội bộ Đảng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các đồng nhiệm của ông và những người có khả năng kế tục ông thấy rõ nhiều thách thức cả trong lẫn ngòai mà họ đang đối diện, nhưng họ tin rằng họ, và chỉ có họ, mới có thể tìm ra giải pháp cần thiết để giữ cho đất nước của họ tiến lên và làm cho quốc gia này giành lại được số phận của nó. Quả thật, họ tin rằng chính tầm cỡ và sự phức tạp của những vấn đề đang đối diện với Trung Quốc là lý do khiến sự tiếp tục cầm quyền của họ là tuyệt đối cần thiết.
    Ước muốn của Đảng tiếp tục cầm quyền định hình mọi khía cạnh của chính sách quốc gia. Về mặt đối ngoại, điều ấy có nghĩa là mục đích tối hậu của Bắc Kinh là "làm cho thế giới an toàn cho chủ nghĩa chuyên chế" hay ít nhất để tiếp tục chế độ độc đảng ở Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ gần đây, sự tập trung chú ý vào an toàn của chế độ đã dẫn đến, trước hết, việc duy trì những điều kiện quốc tế cần thiết để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Khả năng của Đảng trong việc nhanh chóng nâng cao thu nhập và phúc lợi cá nhân là thành tựu thật nhất trong ba mươi năm qua và là nguồn gốc của những đòi hỏi mạnh nhất của Đảng rằng nhân dân Trung Quốc phải biết ơn và trung thành với Đảng. Đồng nghiệp Thomas Christensen của tôi ở Princeton lập luận rằng, tăng trưởng kinh tế "tạo ra sự thỏa mãn và xao lãng của dân chúng, và, do đó thu được sự ủng hộ trong nước đối với Đảng (hay ít nhất cũng làm giảm sự tích cực chống đối)" Tăng trưởng còn tạo ra thu nhập mà chính phủ có thể dùng để "mua chuộc đối lập và tài trợ cho những địa phương nghèo và các vùng dân tộc thiểu số để cố gắng ngăn ngừa những cuộc nổi dậy có bạo lực."
    Với một nước Trung Quốc đang trở nên giàu và mạnh hơn, sự theo đuổi an ninh của quốc gia này cũng đã dẫn họ tìm cách tăng cường kiểm soát thế giới bên ngoài. Sự "đẩy ra ngoài" này có động lực cả công lẫn thủ. Là người cai quản sự vĩ đại của dân tộc, Đảng có trách nhiệm đưa Trung Quốc trở về địa vị đúng của nước này ở trung tâm châu Á. Sự tôn trọng rõ ràng của những nước khác đối với Trung Quốc là bằng chứng thành công của chế độ về mặt này và gia tăng tính chính đáng của chế độ đối với nhân dân Trung Quốc. Đặc biệt, nếu tăng trưởng kinh tế có thể vấp ngã, thì sự "đứng lên" trước kẻ thù truyền thống và giải quyết vấn đề Đài Loan và các cuộc tranh chấp khác theo quan điểm của Bắc Kinh dễ trở thành những phần quan trọng trong chiến lược của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực của họ. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng đất nước họ càng tỏ ra mạnh về mặt đối ngọai, thì chế độ của họ càng mạnh trong nước.
    Ngược lại, nếu đối ngọai Trung Quốc có vẻ bạc nhược hoặc nhận thức phổ biến rằng nước này đã bị thua thiệt hay bị khinh bỉ, thì có thể là cực kỳ nguy hiểm đối với triển vọng tiếp tục cầm quyền của Đảng. Những lo lắng ngấm ngầm về tính chính đáng của Đảng khiến chế độ nhạy cảm hơn với sự khinh rẽ và thất bại, và càng khiến họ kiên quyết hơn trong việc ngăn chặn những thử thách và tránh thất bại. Sự bảo đảm tốt nhất chống lại những nguy cơ như thế đối với Trung Quốc là tích lũy một ưu thế sức mạnh áp đảo trong khu vực láng giềng của nuớc này.
    Hơn nữa, sự cực kỳ nhạy cảm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với cái mà Đảng coi là "chủ nghĩa ly khai" là hậu quả trực tiếp của việc họ tin rằng họ phải duy trì kiểm soát tập trung ở mọi nơi mọi lúc. Vì thế, yêu sách tăng tự trị ở Tây Tạng và Tân Cương được xem như mối đe dọa "chết người" đối với sự thống nhất quốc gia và như vậy là đối với sự tiếp tục cầm quyền của Đảng. Chế độ này tin rằng nếu họ buông lơi dù chỉ một chút sự nắm chặt của họ thì cả nước sẽ vỡ tung. Các lãnh đạo Trung Quốc thấy cần phát triển đủ sức mạnh để ngăn chặn các nước láng giềng của họ cung cấp viện trợ và nhu yếu cho các nhóm ly khai và sẽ tạo ra những khả năng để can thiệp trực tiếp nhằm ngăn chặn chúng, nếu điều đó trở nên cần thiết.
    Ngay khi Đảng mạnh hơn và, trong vài khía cạnh, tự tin hơn, họ vẫn tiếp tục lo sợ sự ô nhiễm tư tưởng. Các nước dễ bảo và đồng tâm nằm dọc theo biên giới của Trung Quốc có khả năng giúp Bắc Kinh đối phó với nguy cơ này rất nhiều hơn những quốc gia dân chủ phóng khoáng có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Mong muốn ngăn chặn "diễn biến hòa bình" trong nước cho chế độ một lý do thuyết phục hơn để muốn định hướng sự phát triển chính trị của các láng giềng của Trung Quốc.
    Tóm lại: không phải những người cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc mưu cầu ưu thế cho quốc gia của họ chỉ vì họ là lãnh đạo của một cường quốc đang lên, hay đơn giản vì họ là người Trung Quốc. Mong muốn thống trị và kiểm soát của họ, phần lớn, là một phó sản của loại hệ thống chính trị mà họ đang cầm đầu. Một Trung Quốc mạnh, dân chủ tự do, chắc chắn cũng sẽ tìm một vai trò lãnh đạo trong khu vực của nó và có lẽ một quyền phủ quyết trên thực tế đối với những sự phát triển mà quốc gia này cho là đi ngược những lợi ích của họ. Tuy nhiên, một chế độ (dân chủ tự do) như thế cũng sẽ ít sợ mất ổn định trong nưóc, ít cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện của các nước láng giềng dân chủ, và cũng có xu hướng tìm ủng hộ của dân chúng trong nước qua sự chế ngự và lệ thuộc của những nước khác.
    ♦​
    Dù không phải ai cũng tin như thế, nhưng, cuối cùng, một nước Trung Quốc dân chủ hơn sẽ đem đến một môi trường hòa bình hơn, khó có chiến tranh hơn, ở châu Á. Theo quan điểm của nhiều người theo chủ nghĩa thực tế, những cải cách nội bộ sẽ chỉ làm cho Bắc Kinh phồn thịnh hơn, hùng cường hơn và vì vậy là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn mà không làm nước này chệch khỏi ý muốn thống trị Đông Á và giải quyết những tranh cãi với một số láng giềng của nó. Có một sự thật chắc chắn rằng ngay cả nếu trong dài hạn, Trung Quốc trở thành một nền dân chủ hòa bình và ổn định đi nữa thì cuộc chuyển đổi của nó cũng sẽ đầy chông gai. Việc mở cửa hệ thống chính trị của đất nước cho những bất đồng và tranh luận dễ đưa một yếu tố bất ổn vào chính sách đối ngoại của nó khi các tiếng nói khác được nghe và các lãnh đạo đầy tham vọng tranh giành nhau sự ủng hộ của dân chúng. Như một nhà quan sát, nhà kinh tế học David Hale buồn bã chỉ ra: "Một Trung Quốc chuyên chế có thể dễ dàng đoán trước. Một Trung Quốc mở cửa và dân chủ hơn có thể sinh ra những bất trắc mới trong cả chính sách đối nội và các quan hệ quốc tế."
    Chủ nghĩa dân tộc, có lẽ dưới dạng độc hại và hung hăng nhất của nó, là một nhân tố có thể đóng vai trò nổi bật trong việc định hướng chính sách ngoại giao của một Trung Quốc (Middle Kingdom - vương quốc ở giữa) tự do hóa. Nhờ có sự lan tràn của mạng lưới Internet và nới lỏng kiềm chế trên ít nhất một số dạng biểu hiện chính trị của "lòng yêu nước", chế độ hiện nay đã thấy mình là đối tượng phê phán bất cứ khi nào nó giữ lập trường mà một số "cư dân mạng" cho là dễ dãi quá đáng đối với Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Bắc Kinh lâu lâu lại tìm cách khuấy động tình cảm yêu nước, nhưng, sợ rằng cơn giận dữ đối với các nước ngoài cũng có thể dễ dàng quay trở lại chống lại đảng, chế độ cũng đã hết sức giữ gìn những cơn cuồng nhiệt của quần chúng trong vòng kiểm soát. Một chính phủ được bầu ra một cách dân chủ có thể ít rụt rè hơn nhiều. Nhà khoa học chính trị Fei Ling Wang cho rằng một chế độ hậu cộng sản thực tế sẽ mạnh hơn trong việc đòi chủ quyền đối với Đài Loan, Tây Tạng và Biển Nam Trung Quốc. Như ông giải thích:
    Một chế độ ''dân chủ" ở Bắc Kinh, thoát khỏi những nỗi lo lắng làm suy nhược về sự sống còn của chính nó nhưng chắc chắn sẽ bị lôi kéo bởi những tình cảm của dân chúng, có thể làm cho cường quốc Trung Quốc đang lên thành một sức mạnh quả quyết, nôn nóng, tham chiến và hung hăng hơn, ít nhất trong thời kỳ bất ổn leo nhanh lên vị trí của một cường quốc đẳng cấp thế giới.
    Điều cuối cùng là then chốt. Ngay cả những người tin tưởng nhất vào những tác động làm hòa dịu của quá trình dân chủ hóa cũng nhìn nhận khả năng của một cuộc chuyển đổi hỗn loạn. Trong tác phẩm Tương lai Dân chủ của Trung Quốc (China's Democratic Future), Bruce Gilley thừa nhận rằng các cuộc cách mạng dân chủ trong các nước khác thường dẫn đến bùng nổ các cuộc xâm lược nước ngoài, và ông nhận xét rằng từ đầu thế kỷ hai mươi, phong trào ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc cũng có tính dân tộc chủ nghĩa cao độ. Dù có những tiền lệ này, Gilley tiên đoán rằng sau một quãng cách có lẽ một thập kỷ, một nước được chuyển đổi sẽ yên hàn đi vào những mối quan hệ hợp tác và ổn định hơn với Mỹ cũng như với các nước dân chủ láng giềng của nó.
    Tất nhiên một kết quả như thế không hề là chắc chắn, và phụ thuộc vào những sự kiện và những tương tác khó biết trước và thậm chí khó kiểm soát. Nếu những va chạm ban đầu giữa một nền dân chủ non trẻ và những đối tác được thiết lập tốt hơn của nó bị xử lý tồi dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang thật sự, lịch sử có thể xoay sang những hướng rất khác và ít hứa hẹn hơn nhiều [so với] nếu chúng được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, giả sử cuộc chuyển đổi có thể được dẫn hướng không gây ra thảm họa, có đầy đủ lý do để tin rằng các quan hệ sẽ được cải thiện với thời gian. Một người Trung Quốc ủng hộ cải cách chính trị, Liu Junning, đã tổng kết tóm tắt rõ ràng các viễn cảnh. Trong khi một nước Trung Quốc "dân tộc chủ nghĩa và độc tài" sẽ là một mối đe dọa đang hiện hình," thì một nước Trung Quốc dân chủ, tự do cuối cùng sẽ chứng tỏ là một "đối tác xây dựng."
    Kỳ vọng này xuất phát không phải chỉ từ sự viễn mơ. Khi các giá trị và các thiết chế của dân chủ tự do có đuợccmột nền móng vững chắc, sẽ bắt đầu có cuộc tranh biện công khai và có ý nghĩa chính trị và cuộc tranh đua thật sự giữa các mục tiêu quốc gia và sự phân phối tài nguyên của đất nước. Các nhà lãnh đạo có tham vọng và những người tạo dư luận lưu tâm đến uy tín, danh dự, quyền lực và thanh toán nợ nần sẽ phải cạnh tranh với những người khác, nhấn mạnh đến tính ưu việt của sự ổn định quốc tế, hợp tác, hòa giải và thúc đẩy tăng tiến phúc lợi xã hội. Những yêu cầu của quân đội và những liên minh công nghiệp của nó sẽ có những đối trọng, ít nhất đến một mức độ nào đó, bởi các nhóm muốn chi tiêu nhiều hơn vào giáo dục y tế và chăm sóc người già. Phiên bản dân tộc chủ nghĩa thái quá và quyết đoán của lịch sử Trung Quốc và những nỗi bất bình của nó sẽ bị thách thức bởi những quan điểm thừa nhận sự có tội của chế độ cũ trong việc ********* các dân tộc thiểu số và từ chối tìm kiếm sự dàn xếp trên các vấn đề chủ quyền. Một giàn lãnh đạo bị ám ảnh với sự sống còn của chính nó và với những mối đe dọa từ các cường quốc bên ngoài sẽ được thay thế bởi một chính phủ vững vàng trong tính chính đáng của nó và không có lý do gì để sợ rằng các nền dân chủ trên thế giới đang tìm cách bao vây và lật đổ nó.
    Một nước Trung Quốc dân chủ có thể sẽ thấy dễ dàng sống hòa thuận với Nhật Bản, Ấn Độ, và Nam Triều Tiên, cùng nhiều nước khác. Sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau cuối cùng lớn lên giữa các nước dân chủ và xua tan nỗi sợ rằng người ta sẽ dùng sức mạnh chống lại nhau, sẽ làm tăng lợi thế của việc đạt được những dàn xếp thông qua thương lượng đối với những tranh chấp về biên giới, biển đảo và các nguồn tài nguyên. Một chính phủ dân chủ ở Bắc Kinh cũng sẽ đồng ý với một cơ hội tốt hơn để đạt được một giải pháp hai bên cùng chấp nhận cho sự xa cách sáu mươi năm với Đài Loan. Trái với những nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay, một chế độ ở lục địa được dân bầu sẽ có thấy các cuộc xung đột ít có lợi cho họ hơn, chế độ ấy sẽ có nhiều khả năng bày tỏ sự tôn trọng đối với một chính phủ dân chủ khác được ưa thích hơn, và chế độ ấy cũng sẽ hấp dẫn hơn đối với nhân dân Đài Loan như một đối tác trong một số kiểu bố trí liên bang có thể sẽ thỏa mãn những mong muốn và xoa dịu những nỗi sợ hãi của cả hai bên.

    Chừng nào mà Trung Quốc còn được cai trị như hiện nay, thì sự lớn lên của sức mạnh của quốc gia này còn đặt một thách thức sâu xa lên các quyền lợi của Mỹ. Nếu Mỹ muốn ngăn chặn xâm lược, ngăn cản áp bức và duy trì một trật tự mở, đa phương, thì Washington và các nước bạn và đồng minh của Mỹ sẽ phải hành động tích cực hơn, và hợp tác chặt chẽ hơn, để duy trì sự cân bằng thuận lợi của sức mạnh trong khu vực. Trong dài hạn, Mỹ có thể học cách sống với một nước Trung Quốc dân chủ như một cường quốc vượt trội ở Đông Á, như nước Anh đã đi đến chấp nhận Mỹ như một cường quốc vượt trội ở Tây Bán cầu. Từ nay đến ngày đó, Washington và Bắc Kinh sẽ vẫn còn bị hãm trong một cuộc đấu tranh ngày càng mãnh liệt để giành ngôi bá chủ ở châu Á.
    • Nguồn: National Interest (Tuần Việt Nam sử dụng bản dịch của Tạp chí Thời Đại Mới)
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    THẾ GIỚI
    Thứ ba, 19/7/2011, 23:33 GMT+7 writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/07/nghi-si-my-canh-bao-trung-quoc-ve-bien-dong/','Nghị+sĩ+Mỹ+cảnh+báo+Trung+Quốc+về+Biển+Đông','Nghị+sĩ+Mỹ+cảnh+báo+Trung+Quốc+về+Biển+Đông','sociable',1000523533);
    Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

    Hai nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ cảnh báo Bắc Kinh rằng những vụ xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực. Nhận xét này chắc chắn không làm Bắc Kinh hài lòng.

    “Chúng tôi lo ngại rằng một loạt vụ việc trên biển trong những tháng qua đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang”, John Kerry thuộc đảng Dân chủ - Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cùng John McCain - cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tuyên bố. “Nếu không có biện pháp thích hợp nào được thực hiện để xoa dịu tình hình, những vụ việc tiếp theo có thể còn nghiêm trọng hơn nữa và làm tổn hại tới lợi ích quốc gia sống còn của Mỹ”.
    Hai nghị sĩ nói trên đã đưa ra lời lẽ trên trong thư gửi cho ông Đới Bỉnh Quốc - quan chức cấp cao về đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước khi cuộc họp giữa các ngoại trưởng ASEAN cùng các nước đối tác diễn ra trong tuần này, tờ Financial Times cho hay.
    Trung Quốc có thể coi tuyên bố này như một đòn khiêu khích bởi nó phản ánh lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton vào năm ngoái. Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, Hilary Clinton đã khiến Bắc Kinh tức giận khi nói rằng Mỹ “có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”.
    Bà Clinton cũng sẽ có một bài phát biểu tại diễn đàn này ở Bali, Indonesia, vào cuối tuần, khi mà căng thẳng ở biển Đông đang tăng cao so với năm ngoái.
    Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Mỹ không can dự vào các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi các nghị sĩ Mỹ nhiều lần ra nghị quyết về vấn đề này. Tại hội nghị tham vấn an ninh Mỹ - Trung tháng trước, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thậm chí còn cảnh báo rằng "một số nước đang đùa với lửa, và (tôi) hy vọng lửa đó không cuốn vào nước Mỹ".
    Biển Đông chứa những tuyến đường biển quan trọng cho hoạt động nhập khẩu dầu ở Đông Bắc Á và các giao dịch khác với châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền với một số vùng trong khu vực, nhưng Trung Quốc đòi quyền sở hữu rộng lớn nhất.
    Cảnh báo của hai nghị sĩ Mỹ được đưa ra sau khi chính quyền Obama đã giảm bớt chỉ trích đối với hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông.
    Trong đối thoại Shangri-La tại Singapore vào tháng 6, Robert Gates - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ - đã khiến một số quan chức các nước Đông Nam Á thất vọng khi nói với Trung Quốc bằng một giọng khá ôn hòa, một dấu hiệu cho thấy không muốn làm tổn hại tới quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, ông Gates vẫn cam kết với các đồng minh trong khu vực rằng Washington sẽ duy trì “sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực”.
    Trong một diễn biến khác có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ngày mai 5 nghị sĩ Philippines có kế hoạch đến đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo này đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền từ lâu. Trung Quốc cũng đòi chủ quyền với đảo Thị Tứ, và vì vậy phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối kế hoạch đi ra đảo của các nghị sĩ Philippines.
    Hôm qua, giới chức Đài Loan được báo chí dẫn lời cho biết một đoàn học giả của Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Ba Bình, đảo lớn nhất trong số các đảo ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Song Minh
  10. hoangtan_79

    hoangtan_79 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này