Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5903 người đang online, trong đó có 697 thành viên. 08:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98221 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. hunghuubang

    hunghuubang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Đã được thích:
    4
  2. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Bè lũ 4 tên đi ăn xin ở Trung Quốc.

  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mai Thanh Hải Blog - Không chỉ khi diễn ra các vụ tàu tuần tra biển của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận nước ta, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu dân sự ta, mà đã từ rất lâu, người ta đã đặt câu hỏi "Tại sao?" khi nhìn vào thực lực phương tiện, vũ khí, khí tài của Hải quân Việt Nam - lực lượng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển, ở một quốc gia biển. Phải khẳng định rằng: Từ thời xa xưa, những người lãnh đạo Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư, định hướng phát triển lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biển, thềm lục địa và bờ biển. Đơn cử:


    Ngày 19/7/1946, Quyền ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng đã ký Quyết định thành lập Hải quân Việt Nam. Tiếp đó, ngày 10/9/1946, Chủ tịch Quân sự Ủy viên Hội Võ Nguyên Giáp ký Nghị định đặt Cơ quan chỉ huy Hải quân là Hải đoàn do một Hải đoàn trưởng phụ trách (tuy nhiên, đến đầu năm 1947, xét thấy không thể duy trì lực lượng Hải quân, ********* đã tháo gỡ máy móc, vũ khí, thiết bị và đánh đắm tàu để không lọt vào tay quân Pháp).​


    [​IMG]Bác Hồ ăn cơm trên tàu HQ-254 cùng bộ đội Hải quân (3/1961)

    Ngày 8/3/1949, thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân thuộc Bộ tổng Tham mưu. Ban này vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu vừa làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Khoảng 100 người tổ chức thành đội 71, được cử sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) huấn luyện về thủy quân trong thời gian 6 tháng (tuy nhiên Ban bị giải thể năm 1951).



    Ngày 7/5/1955, Cục Phòng thủ bờ biển, trực thuộc Bộ Quốc phòng chính thức được thành lập và trở thành ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam. ​
    [​IMG]Bác Hồ với cán bộ chiến sĩ Hải quân (3/1959)


    Đặc biệt, lúc còn sống, Bác Hồ đã 3 lần chính thức đến thăm bộ đội Hải quân. Trong lần thăm thứ 2 (15/3/1961), Bác Hồ thăm bộ đội Hải quân tại Quân cảng Bãi Cháy (Hạ Long), lên tàu HQ 254- Hải Lâm ra thăm bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời tại đảo Hòn Rồng và căn dặn lời bất hủ: "Ngày trước ta chỉ có đêm có rừng, ngày nay chúng ta có ngày, có trời và có biển. Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ", "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó"...


    Đó là chưa kể đến rất nhiều những Nghị quyết, Chỉ thị... về bảo vệ gắn liền với phát triển kinh tế biển đảo, qua các nhiệm kỳ lãnh đạo cấp cao đều đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển lực lượng bảo vệ biển đảo, đáp ứng yêu cầu - nhiệm vụ trong tình hình mới.


    Vấn đề ở đây là việc triển khai thực hiện đã được tiến hành ra sao, ở Bộ chủ quản và các ngành liên quan? Người ta có tính đến những phương án có thể xảy ra trong tương lai, hay là chỉ "làm trên giấy"? Để suốt một thời gian dài, việc bổ sung - làm mới - trang cấp vũ khí, phương tiện, thiết bị cho lực lượng Hải quân phải "dậm chân tại chỗ" và những người lính biển phải sống - chiến đấu trên những phương tiện cũ kỹ, lạc hậu, lấy sức người hòng chiến thắng đối phương được trang bị mạnh, hiện đại hơn gấp nhiều lần...
  4. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Người biểu tình 17/07 kể chuyện

    [​IMG]

    Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng Chủ nhật 17/07 tuy không nhiều người tham gia bằng những lần trước, nhưng cũng gây chú ý vì nhiều lẽ.
    Một trong các yếu tố là cách hành xử bị tố cáo là "thô bạo" của các nhân viên công quyền đối với người biểu tình.
    Một người biểu tình, blogger có nick Đông Hải Long Vương, nhận mình chính là thanh niên bị bốn ******* viên xách chân tay kéo đi trong bức ảnh gây chấn động đang lưu truyền trên mạng.
    Khi bị bắt, blogger này đang có mặt trong đoàn biểu tình đi qua đoạn đường tàu hỏa gần phố Điện Biên Phủ.
    Blogger Đông Hải Long Vương viết trên blog của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện rằng anh "đã bị khống chế như con lợn... mấy đồng chí ******* còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo".
    "Trong đó có 2 phát được ăn bánh "giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
    Sau đó, chính blogger này chia sẻ với BBC: "Tôi chỉ là một người bình thường mà thôi. Tôi không phải là người nhân cơ hội để nổi đình nổi đám như một số nhân vật có hơi hướng tới hoạt động dân chủ."
    "Tất cả chỉ là sự bất đắc dĩ mà xuống đường."
    Theo blogger Đông Hải Long Vương, anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và 5 lần trong tháng 6-7/2011.
    Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản.
    Blogger Đông Hải Long Vương


    "Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
    Anh cho BBC biết: "Mấy cái chuyện đánh đập, xúc phạm này thực sự đối với tôi chỉ là phủi bụi. Làm việc lớn thì đến mạng sống người ta còn chẳng tiếc, huống hồ mới trấn áp vớ vẩn thế này mà đám trí thức, dân chủ bề ngoài đã làm um củ tỏi lên thì tôi thấy buồn cười".
    Tuy vậy, blogger Đông Hải Long Vương nói sau cuộc biểu tình anh cảm thấy buồn. "Buồn cho Đảng Cộng sản, buồn cho đám an ninh, mật vụ nhưng cũng buồn cho thân phận dân đen, hèn yếu, nhu nhược nên dân tộc ta mới nên nông nỗi này..."
    "Buồn vì cách ứng xử của an ninh đã đành mà cả phía trí thức, người đi biểu tình vẫn còn ít... thế thì dân tộc ta mãi không ngóc đầu lên dậy được với xu thế văn minh của thế giới."
    Cựu chiến binh

    Một người biểu tình khác, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, 60 tuổi, cho hay ông đã chứng kiến cảnh blogger Đông Hải Long Vương bị cảnh sát lôi lên chiếc xe buýt để chở đi Mỹ Đình cùng hàng chục người khác.
    "Cậu thanh niên ấy bị họ ném bịch một phát lên xe rồi nằm xoài ra. Lúc đó tôi đã ngồi trên xe rồi. Một lúc sau thì cậu này nhổm dậy được."
    [​IMG]

    Ông Nguyễn Tường Thụy thuật lại những gì ông chứng kiến: Theo thông báo ở trên mạng là 8.30 sáng sẽ tổ chức biểu tình ở Điện Biên Phủ, 8.30 tôi đến và tôi đã thấy mọi người bắt đầu đứng vào hàng ngũ ở ngã ba Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ.
    Mọi người xếp hàng rất trật tự và trưng biểu ngữ, hô khẩu hiệu.Thành phần chủ yếu là thanh niên và một số những người lớn tuổi như tôi và một số nhân sỹ trí thức nữa.
    Thấy vậy, tôi cũng đứng luôn vào hàng. Thanh niên và mọi người hô khẩu hiệu tại chỗ được một lúc thì cảnh bắt bớ diễn ra.
    Chúng tôi bị tách làm hai đoàn. Đoàn khác bao gồm chủ yếu là nhân sỹ trí thức, họ bảo nhau đi đến Nhà Hát Lớn và đi bằng nhiều phương tiện.
    Còn đoàn chúng tôi bị đưa đến ******* Mỹ Đình, cũng có nhiều nhân sỹ trí thức, các em thanh niên, sinh viên và cả những người lớn tuổi.
    BBC: Thưa, ông có nhận xét gì về thái độ của các nhân viên công quyền trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật?
    Ông Nguyễn Tường Thụy: Cần phải phân biệt là có những người chỉ đạo và có những người thực hiện. Những người chỉ đạo không trực tiếp hành động. Còn những người trực tiếp bắt bớ thì rất là hung hăng, ăn nói thì vô giáo dục, chửi bới và đánh đập dân biểu tình.
    Khi mà họ bắt chúng tôi, họ không nói lý do gì cả.
    Đặc biệt là các hành động như lôi, đánh, đẩy, đưa lên xe như thế, tôi thấy việc đối xử với đồng bào mình quá tồi tệ.
    Khi họ đưa chúng tôi đến ******* Mỹ Đình, về mặt thái độ họ không có biểu hiện gì hung hăng như lúc chúng tôi ở Điện Biên Phủ.
    Sau đó, họ thẩm vấn mọi người, chủ yếu là ghi tên tuổi và địa chỉ cụ thể chứ họ không có động thái nào chửi bới chúng tôi như trước, cũng không có gì đe dọa.
    Họ không đe dọa nhưng họ khuyên chúng tôi là không nên tiếp tục biểu tình vì đã có chính phủ lo.
    BBC: Và trả lời của ông đối với lời khuyên này là gì?
    Ông Nguyễn Tường Thụy: Tôi có trả lời là chính phủ phản ứng yếu ớt trước sự hung hăng gây hấn của chính phủ Trung Quốc cho nên là chúng tôi biểu tình hỗ trợ hậu thuẫn cho chính phủ.
    Chúng tôi hưởng ứng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Nha Trang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi làm vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ ngư dân Việt Nam. Chúng tôi nói nhỏ nhẹ như vậy thôi.
    Thực ra khi thẩm vấn thì rất nhanh vì chủ yếu có rất nhiều người đã bị biết tên và quen mặt. Chủ yếu họ hỏi về tên tuổi và địa chỉ để lập danh sách gồm 46 người là ai và ở đâu.
    Chúng tôi hưởng ứng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biếu ở Nha Trang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi làm vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ ngư dân Việt Nam.
    Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy


    Việc này diễn ra nhanh nhưng chúng tôi ở lại lâu, suốt buổi sáng, là do chúng tôi đấu tranh phải mang xe đưa chúng tôi về chỗ họ bắt chúng tôi.
    Sau khi biết rằng họ không cho xe, chúng tôi mới đi về và tiến hành biểu tình tiếp. ”
    BBC: Lần sau có biểu tình, ông có tiếp tục tham gia không, thưa ông?
    Ông Nguyễn Tường Thụy: Điều này thì chúng tôi không dám chắc. Hôm nào có điều kiện thì tôi sẽ đi. Hôm nào vướng bận thì thôi. Nhưng tôi hy vọng là tôi sẽ được tham gia biểu tình tuần tới nếu mọi người có lưu tâm và hô hào trên mạng.
    Tấm biểu ngữ gây tranh cãi


    BBC cũng đã hỏi chuyện Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ từ Hà Nội, người nói ông đã "bị bắt hai lần".
    Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Lần thứ nhất là hôm mùng 10/07, tôi không chịu nổi vì bức xúc về việc ******* đàn áp biểu tình, rồi Trung Quốc nó lộng hành quá cho nên tôi quyết định xuống đường cùng các cháu sinh viên.
    Thế nhưng, khi vừa mới đến tôi đã bị bắt và bị hỏi cung rất dữ dội. Cả đoàn chúng tôi đã đấu tranh rất nghiêm chỉnh và xác định là chúng tôi là những người không có tội.
    Lần thứ hai là hôm 17/07 sau khi có kêu gọi của các nhóm yêu nước. Tôi chuẩn bị kỹ càng hơn với khẩu hiệu mà tôi và các đồng đội của tôi đã nghiền ngẫm nhức đầu là muốn giải quyết vấn đề xâm chiếm của Trung Quốc phải chung sức với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và EU để "xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập".
    BBC: Vâng, tấm biểu ngữ của ông đã gây ra khá nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng, thưa ông. Một số người nói ông đang nhằm vào phá hoại nền hòa bình của Trung Quốc, chứ thông điệp vì biển đảo Việt Nam qua đó lại bị loãng đi.
    Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Không, đấy là những chính khách nói. Tôi cam đoan là với các lực lượng ngầm ở Mỹ, Nhật, Ấn Độ và ở EU thì đó là một khát khao không bao giờ nói ra nhưng họ cũng đều muốn xé Trung Quốc ra làm nhiều quốc gia độc lập.
    Và đấy cũng là ước vọng của nhân dân Trung Quốc.
    [​IMG]TS Đỗ Xuân Thọ biện minh cho khẩu hiệu gây tranh cãi trong cuộc biểu tình


    Theo nhóm chúng tôi nghiền ngẫm trong ba năm thì đấy là cách giải quyết triệt để nhất mối hiểm họa phương Bắc đối với Việt Nam.
    Tôi nghĩ khẩu hiệu của tôi là đánh trúng vào huyệt đạo của Trung Quốc và cái đó làm Bắc Kinh cực kỳ sợ sệt và cực kỳ kinh hãi.
    Một khẩu hiệu nữa mà tôi ưng ý là ‘Sự bành trướng của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới'. Đấy là khẩu hiệu nhẹ nhàng hơn khẩu hiệu của chúng tôi.
    BBC: Không khí cuộc biểu tình ở cả hai bên, theo ông trải nghiệm, là như thế nào?
    Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Tôi bị gãy chân từ trước nên ******* họ giật cái biểu ngữ ra khỏi người tôi và đẩy lên xe cùng với một số người khác. Sau đó, chúng tôi xuống đồn ******* Mễ Trì thì cuộc đấu tranh ở đấy thật tuyệt vời.
    Trong số người bị bắt có một phụ nữ đi khám bệnh bị đưa lên xe vô cớ. Xuống đến nơi thì bà này chửi um lên và nói rằng đã như thế thì Chủ Nhật tuần sau bà cứ đi biểu tình với những người yêu nước.;))
    Ngoài ra còn có hai cháu bé tiểu học bị bắt. Tôi hỏi các cháu làm sao bị bắt, bố mẹ các cháu đâu thì các cháu nói chúng cháu bỏ học để đi biểu tình cùng với các ông các bà, với các chú các bác.
    Tôi nhận xét rất trung thực như thế này. Họ làm rất căng trên ĐSQ Trung Quốc để chứng tỏ cho TQ thấy rằng họ đàn áp cuộc biểu tình rất cứng rắn.
    Nhưng mà xuống đến chỗ tiếp đón thì họ lại dùng những lời lẽ là: "Mời các bác xuống đây để nói chính kiến của mình chứ ở trên đó nóng lắm".
    Tôi thấy xuống ******* Mỹ Đình thì không ai bị đánh đập. Mọi người đều tỏ ra rất phẫn nộ, thậm chí có những lời lăng mạ độc địa nhưng ******* ở dưới Mễ Trì tỏ ra khá là nín nhịn.
  6. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    D.C.M mấy thằng ******* VN nó còn khốn nạn gấp vạn lần bọn Tàu khựa............... Nhìn cái hình này xong muốn đóng mịa cái Topic này cho rồi
  7. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
  8. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chú cứ an tâm, tôi đang theo từng bước chú đi
    Để xem cái cách chú chống Tàu thế nào
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này